watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lục Mạch Thần Kiếm-Hồi 25 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 25

Tác giả: Kim Dung

Kiều Phong dặn A Châu:

- Cô cứ ở trong khách sạn này chờ tôi.

A Châu gật đầu, Kiều Phong liền lập tức rảo bước theo hút Triệu Tiền Tôn.
Ông thấy Triệu Tiền Tôn lúc núp vào góc tường mé tả, lúc lại ẩn sang gian nhà mé hữu, hành tung có vẻ bí mật.

Ra khỏi cửa Ðông, Kiều Phong vẫn đi cách Triệu Tiền Tôn một quãng khá xa, không để cho y biết mình đang theo hút.

Triệu Tiền Tôn đi thẳng ra bờ sông, chui ngay vào chiếc thuyền mui đen.

Kiều Phong để khí đi rất mau, chỉ nhô lên thụt xuống mấy cái đó đến bên thuyền, ông nhẹ nhàng nhảy lên mui nằm phục xuống, lắng tai nghe.
Bỗng thấy tiếng Ðàm Bà nói:

- Sư huynh ơi! Chúng ta đã bấy nhiêu tuổi đầu, câu chuyện hồi còn nhỏ có hối hận thì nay cũng đã quá muộn. Duyên phận lỡ rồi, nghĩa cũ tình xưa nhắc lại vô ích.

Triệu Tiền Tôn nói:

- Vì sư Muội mà tôi đã đành bỏ phí một đời. Tôi hẹn mình nay đây không có gì khác, chỉ xin mình hát lại mấy khúc ngày xưa cho tôi nghe một lần nữa!

Ðàm Bà thở dài nói:

- Trời ơi! Sao sư huynh si tình đến thế! Lang quân tôi đến Vệ Huy trông thấy mặt sư huynh y rất khó chịu. Y là người có tính đa nghi, sư huynh chẳng nên ép uổng tôi nhiều!

Triệu Tiền Tôn nói:

- Cần cóc gì? Chúng ta là sư huynh Muội với nhau, đến đây kể lại chuyện xưa có gì mà sợ.

Ðàm Bà thở dài:

- Những khúc hát trước kia, những khúc hát trước kia...

Triệu Tiền Tôn thấy mụ đã động lòng liền tấn công thêm:

- Triệu Quyên nay chúng ta may gặp dịp hội ngộ, sau này chưa biết còn có cơ hội nào được trùng phùng? Tôi e rằng chẳng còn sống mấy nỗi. Tôi chết rồi thì dù mình có muốn hát cho tôi nghe cũng không được nữa.

Ðàm Bà nói:

- Sư huynh đừng nói gở như vậy. Sư huynh đã muốn nghe thì để tôi hát một bài.

Triệu Tiền Tôn nói:

- Thế thì còn gì bằng!

Ðàm Bà cất tiếng hát:

- Nhớ buổi đó trên cầu nhẹ gót... Dưới đầu cầu em giặt mớ xiêm y...


Mới hát được hai câu, hai tiếng lách tách vang lên, cửa khoang bị đẩy ra, một Ðại Hán xồng xộc bước vào, chính là Kiều Phong.
Nhưng ông đã cải trang nên Triệu Tiền Tôn và Ðàm Bà không nhận ra.
Hai người thấy không phải là Ðàm Công nên mới yên tâm quát:

- Ngươi là ai?

Kiều Phong lạnh lùng nhìn hai người nói:

- Một đứa là gái bạc tình dâm đãng, trốn chúa lộn chồng, hò hẹn với tình lang. Một gã là phường Nam nhi bỉ ổi, quyến rũ vợ người...

Kiều Phong chưa dứt lời, Ðàm Bà cùng Triệu Tiền Tôn đồng thời vung tay đánh vào hai bên tả hữu Kiều Phong.
Kiều Phong né người đi một chút, và nhanh như cắt xoay tay nắm lấy tay Ðàm Bà.
Ðồng thời khuỷu tay ông huých vào sườn bên trái Triệu Tiền Tôn.

Triệu Tiền Tôn cùng Ðàm Bà đều là cao thủ võ lâm, tưởng rằng chỉ một chiêu là hạ được đối phương. Ngờ đâu chàng Ðại Hán tướng mạo tầm thường, mà võ công kỳ tuyệt, mới một chiêu dã đối thủ sang động.

Khoang thuyền chật hẹp quá hai người không xoay xở chân tay được, còn Kiều Phong bất luận gặp nơi rộng hay nhỏ hẹp, cũng ra đòn một cách rất thuần thục.
Trong khoang thuyền vuông không đầy một trượng, ông vẫn xử chiêu cực kỳ linh động.

Ðánh nhau mới được bảy hợp, lưng Triệu Tiền Tôn đã bị trúng chỉ.
Ðàm Bà thất kinh ra tay chậm một lút, sau lưng bị trúng chưởng của Kiều Phong ngã xuống ván thuyền.

Kiều Phong nói:

- Hai vị ở đây nghỉ một lát. Trong khu vườn hoang thành Vệ Huy hiện có mặt vô số anh hùng hảo hán, ta đi mời bọn họ đến đây phê phán vụ này.

Triệu Tiền Tôn cùng Ðàm Bà cả kinh, gắng gượng vận động nội lực.
Nhưng các huyệt đạo đều bị phong tỏa, ngay đầu ngón tay út cũng không nhúc nhích được nữa.


Triệu Tiền Tôn và Ðàm Bà đều đã cao niên, thực ra không âm niệm về tình dục, hẹn nhau ra đây là để kể tình xưa, chớ không phải để làm điều càn rỡ quá mức.
Về thời Bắc Tống ai cũng coi việc vi phạm lễ giáo là hệ trọng. Nhất là những bậc anh hùng hảo hán trong giới giang hồ phạm vào sắc giới càng bị anh em thóa mạ. Một ông một bà lén lút hẹn nhau chui vào khoang thuyền, đố ai mà tin được họ rủ nhau đến đây nghe mấy câu hát? Hay nói vài câu chuyện vẩn vơ.

Nếu để mọi người kéo đến quan chiêm thì còn ra thế nào? Cho đến Ðàm Công cũng mất mặt với thiên hạ.

Ðàm Bà vội nói:
- Thưa anh hùng, chúng tôi không có điều gì đắc tội với các hạ. Nếu các hạ khoan dung cho, tôi xin báo đáp.

Kiều Phong nói:

- Tại hạ không mong gì báo đáp và chỉ hỏi một câu. Hai vị trả lời cho ba tiếng là tại hạ lập tức giải huyệt đạo cho hai vị rồi ra khỏi nơi này ngay. Tại hạ xin hứa vĩnh viễn không đem việc hôm nay tiết lộ với ai. Nhưng hai vị phải nói cho thật.

Ðàm Bà nói:

- Nếu già này biết sẽ xin nói thật.

Kiều Phong nói:

- Có người viết thư cho Uông Bang Chúa bên Cái Bang nói về thân thế Kiều Phong. Con người đó được nhiều vị kêu là "Thủ lãnh đại ca". Vậy người ấy là ai?

Triệu Tiền Tôn vội kêu lên:

- Tiểu Quyên! Không nói được! Không nói được!

Kiều Phong trừng mắt nhìn Triệu Tiền Tôn nói:

- Nếu không chịu nói thì thanh danh của ngươi sẽ bị tan tành.

Triệu Tiền Tôn nói:

- Lão gia đành chịu chết là cùng chứ gì? Thủ lãnh đại ca là người có ơn với ta, ta quyết không chịu đem tên tuổi người ra bán cho người.

Kiều Phong lại hỏi:

- Thế thanh danh của Tiểu Quyên bị tiêu tan ngươi cũng không chịu nói ư?

Triệu Tiền Tôn đáp:

- Nếu Ðàm Công biết chuyện này ta lập tức tự vận ngay trước mặt y thế là xong hết.

Kiều Phong quay sang nói với Ðàm Bà:

- Người đó chắc không có ơn nghĩa gì với bà? Vậy thì bà nói ra thì không những mọi ngươi đều vui vẻ mà lại bảo toàn danh dự cho Ðành Công cùng tính mạng của sư huynh bà.

Ðàm Bà nghe Kiều Phong hăm giết Triệu Tiền Tôn, không khỏi run sợ nói:

- Ðể tôi cho các hạ hay, người đó là...

Triệu Tiền Tôn đột nhiên thét lên:

- Tiểu Quyên! Dù sao sư Muội cũng đừng nói. Ðó là một điều tôi khẩn khoản xin mình. Thằng cha này chắc là thủ hạ Kiều Phong mình mà nói ra thì thủ lãnh đại ca nguy mất.

Kiều Phong nói:

- Kiều Phong chính thị là ta! Các ngươi không chịu nói thì mang hậu họa không biết đâu mà kể!

Triệu Tiền Tôn giật mình nói:

- Thảo nào bản lĩnh của ngươi ghê gớm quá! Tiểu Quyên! Suốt cuộc đời tôi chưa xin mình việc gì, chẳng lẽ tôi xin mình có một điều này mà không được ư?

Ðàm Bà nghĩ tới mấy chục năm nay, Triệu Tiền Tôn vẫn đem lòng quyến luyến mình. Mình phụ y nhiều rồi. Trước nay dù y lòng có xin cầu, cũng không nói ra miệng bao giờ. Phen này y vì muốn bảo vệ tính mạng ân nhân, chết cũng không tiếc. Có lý đâu mình lại phá hoại người cũ của y. Nghĩ vậy mụ liền đáp:

- Kiều Phong! Hai điều thiện, ác đều ở nơi ngươi: Anh em ta tự vấn tâm không có điều gì đáng thẹn là đủ. Xin miễn thứ cho ta không thể nói với ngươi cái điều mà ngươi muốn biết.

Giọng nói tuy lễ độ nhưng đầy vẻ quyết liệt, dù sao cũng không chịu thổ lộ.

Triệu Tiền Tôn cả mừng nói:

- Tiểu Quyên! Tôi rất cảm ơn mình.

Kiều Phong biết có bức bách nữa cũng vô ích, chỉ "hứ" một tiếng rồi thò tay rút cành thoa trên đầu Ðàm Bà, nhảy lên bờ, trở về thành Vệ Huy tìm Ðàm Công.

Ông đã cải trang rồi, đi đường không ai nhận biết.
Ðàm Công, Ðàm Bà trọ trong khách sạn "Như Quy" ai cũng biết, nên Kiều Phong hỏi được ngay.

Kiều Phong tiến thẳng vào khách sạn, thấy Ðàm Công hai tay chắp sau lưng, bước lui bước tới trong phòng ra chiều nóng nảy.
Kiều Phong đi vào cầm sẵn cành thoa của Ðàm Bà trong tay giơ ra.

Ðàm Công tử từ lúc thấy Triệu Tiền Tôn cũng đến Vệ Huy thì trong lòng hồi hộp không yên, lại chờ đến nửa ngày trời chẳng thấy vợ về, nên lão đang băn khoăn không biết mụ đi phương nào? Lão chợt nhìn thấy cành thoa của vợ thì vừa sợ vừa mừng, hỏi ngay:

- Các hạ là ai? Phải chăng nội nhân tôi nhờ các hạ đến đây có việc gì?


Lão vừa nói vừa giơ tay ra cầm lấy cành thoa.

Kiều Phong để lão cầm cành thoa rồi mới nói:

- Tôn phu nhân bị người ta bắt, nguy đến nơi rồi.

Ðàm Công cả kinh nói:

- Nội nhân tôi võ công há phải tầm thường, sao lại bị bắt một cách dễ dàng như thế được?

Kiều Phong nói:

- Bà bị Kiều Phong bắt.
Ðàm Công vừa nghe nói "Bị Kiều Phong bắt" thì không nghi ngờ gì nữa. Lão tự nghĩ Kiều Phong đã ra tay thì không còn gì lạ nữa, chỉ lạ một điều là tại sao Kiều Phong lại bắt mụ?
Lão sửng sốt hỏi:

- Trời ơi! Lại hắn! Lại chính hắn rắc rối đến cả nội nhân tôi, hiện giờ ở đâu?

Kiều Phong đáp:

- Nếu các hạ muốn tôn phu nhân khỏi chết thì cũng chẳng có gì là khó, mà muốn phu nhân chết lại càng dễ hơn.
Ðàm Công cũng là người trầm lặng, tuy nóng nảy trong lòng, song không để lộ ra ngoài mặt.

Lão hỏi:

- Xin các hạ chỉ giáo cho.


Kiều Phong nói:

- Kiều Phong này có điều muốn hỏi Ðàm Công. Nếu Ðàm Công chịu bảo thật, Kiều mỗ tức khắc trả phu nhân về ngay, không dám đụng đến chân lông. Nếu các hạ không nói, tại hạ sẽ đem phu nhân xử tử rồi đem thi thể phu nhân cùng thi thể Triệu Tiền Tôn chôn vào một chỗ.

Ðàm Công không thể nhịn được nữa, quát to lên một tiếng, vung đánh vào mặt Kiều Phong.

Kiều Phong hơi né người đi, đòn chưởng Ðàm Công đánh chệch vào quãng không.

Ðàm Công cả kinh nghĩ thầm:
- Thế chưởng của mình nhanh như điện chớp ghê gớm đến thế mà hắn tránh dễ như chơi .
Lão lại phóng chưởng bên phải chéo đi, còn chưởng bên trái thì phóng tạt ngang.

Kiều Phong thấy trong phòng chật hẹp không chỗ né tránh liền đưa cánh tay dựng thẳng lên để đỡ chưởng.
"Bốp" một tiếng, chưởng Ðàm Công đánh xuống cánh tay Kiều Phong.

Kiều Phong vẫn đứng yên, thuận đà tay vung ra, đè xuống bả vai Ðàm Công.

Chỉ trong chớp mắt bả vai Ðàm Công tựa hồ bị trái núi nặng ngàn cân chụp xuống, những đốt xương sống cơ hồ muốn gãy chỉ trừ có hai đầu gối là còn quỳ xuống được.

Ðàm Công miễn cưỡng đứng thẳng, không chịu lộ ra khiếp nhược. Song lão vừa hít một hơi thở vào, hai đầu gối nhũn ra quỳ mọp ngay xuống, nhưng không phải vì chịu khuất phục mà quỳ xuống van xin, chỉ vì người hết sức lực nên không tự chủ được. Những khớp xương đầu gối không chịu được sức nặng ngàn cân, không quỳ không được.

Kiều Phong cố ý làm thế cho nhụt bớt nhuệ khí của lão.
Ðè được hai gối lão quỳ xuống rồi, kinh lực cánh tay ông vẫn chưa được giảm lại đè cả lưng cho cong xuống, trông tựa như là cúi đầu lạy.

Ðàm Công tức quá đỏ mặt tía tai, gắng gượng chống, ngửng mặt lên.


Kiều Phong đột nhiên buông tay ra.
Sức mạnh đè ép trên vai Ðàm Công bất thình lình buông ra, lão đang ra sức chống chọi, thu về không kịp, toàn thân nhảy bắn lên, cao hơn một trượng.
Ðầu va vào tường nhà đánh rầm một tiếng, rồi từ trên không rớt xuống.

Kiều Phong không chờ cho chân lão chấm đất, đưa tay ra nắm lấy ngực lão.

Ðàm Công thân thể thấp bé mà cánh tay Kiều Phong lại rất dài nên bất luận lão đấm đá thế nào cũng không chạm tới người đối phương. Hơn nữa hai chân lơ lững trên không thì dùvõ công cao đến đâu cũng khó bề thi thố.

Ðàm Công chợt tỉnh ngộ quát to:

- Mi là Kiều Phong?

Kiều Phong nói:

- Kiều Phong chính thị là ta!

Ðàm Công tức quá nói:

- Mi... Mẹ... Mẹ kiếp! Sao mi lại muốn dính líu đến thằng cha Triệu Tiền Tôn.

Lão rất tức bực về câu Kiều Phong biểu giết Ðàm Bà rồi đem chôn chung với thi thể Triệu Tiền Tôn vào một huyệt.

Kiều Phong nói:

- Mụ vợ ngươi muốn dính líu đến Triệu Tiền Tôn thì can gì đến ta? Ngươi có biết Ðàm Bà hiện giờ ở đâu không? Ngươi có biết mụ đang nói chuyện tình tứ, hát xướng đú đởn với ai không?


Ðàm Công vừa nghe thấy mấy câu nầy biết vợ mình đang lả lơi cùng Triệu Tiền Tôn ở một nơi, lão không dằn lòng được nữa, muốn chạy đến xem sao liền hỏi dồn:

- Giờ mụ ở đâu? Xin ngươi dẫn ta đi!

Kiều Phong cười lạt nói:

- Ngươi có thưởng gì ta, ta mới dẫn ngươi đi.

Ðàm Công nhớ lại lời Kiều Phong yêu cầu mình liền hỏi:

- Ngươi vừa bảo có điều cần hỏi ta. Việc gì vậy?

Kiều Phong đáp:

- Bữa trước trong rừng hạnh, ngoài thành Vô Tích. Từ trưởng lão có đưa ra một bức thơ gởi cho Uông Kiếm Thông là Bang Chúa Cái Bang hồi trước. Thơ đó ai viết?

Ðàm Công chân tay run lên, lúc nầy lão đang bị Kiều Phong nhấc bổng người lên. Nếu Kiều Phong chỉ bóp mạnh một cái là chết ngay tức khắc, thế mà lão vẫn cứng cổ không sợ, đáp:

- Người đó là kẻ thù giết cha ngươi. Ta không thể tiết lộ tên họ với ngươi được, vì ngươi tất đi tìm y mà báo thù, chẳng hóa ra chính ta đã giết y?

Kiều Phong nói:

- Nếu không chịu nói ta sẽ giết ngươi.

Ðàm Công cười ha hả đáp:
- Ngươi coi Ðàm Mỗ vào hạng người nào? Há phải tuồng tham sinh úy tử, bán cả bạn bè?

Kiều Phong thấy lão coi trọng nghĩa khí, trong lòng rất là khuất phục. Giả tỷ là chuyện khác thì ông không truy vấn nữa, nhưng mối thù giết cha mẹ há phải tầm thường? Ông liền xoay chiều hỏi:

- Ngươi không tiếc mình đã đành, chẳng lẽ lại hy sinh tính mạng vợ con nữa ư? Thanh danh Ðàm Công Ðàm Bà từ đây quét đất để tiếng xấu với thiên hạ, chẳng lẽ ngươi chẳng sợ ư?

Người trong võ lâm thương tiếc nhất là danh dự. Trọng thanh danh, rẻ tính mạng là thường tình của các bậc hảo hán trong chốn giang hồ.

Ðàm Công nghe mấy câu này liền đáp:

- Ðàm Mỗ đường ăn lẽ ở không có điều gì xấu với bạn bè, sao lại bảo là thanh danh quét đất, để xấu với thiên hạ được?

Kiều Phong nghiêm nét mặt đáp:

- Nhưng Ðàm Bà ăn ở không chính đính, Triệu Tiền Tôn làm nhơ nhuốc bạn bè...

Ðàm Công mặt đỏ bừng chuyển sang xanh xám, lão trừng mắt căm hờn nhìn Kiều Phong.

Kiều Phong buông tay ra bỏ lão xuống đất, quay gót đi ngay.

Ðàm Công không nói gì nữa, lập tức theo sau.
Hai người kẻ trước người sau ra khỏi thành Vệ Huy.
Trên đường gặp vô số bạn giang hồ quen biết, ai cũng cung kính thi lễ nhường lối cho Ðàm Công. Ðàm Công chỉ "ư hử" một tiếng rồi chạy ngay.

Ði trong khoảnh khắc hai người đã đến bên chiếc thuyền mui đen.


Kiều Phong tung mình nhảy lên thuyền, vỗ cửa bảo Ðàm Công:

- Ngươi vào mà xem!

Ðàm Công nhảy lên đầu thuyền, ngó vào trong khoang, thấy vợ mình cùng Triệu Tiền Tôn gối tựa vai kề ngồi trong góc khoang thuyền.

Ðàm Công điên tiết phóng ra một chưởng đánh vào đầu Triệu Tiền Tôn đến "binh" một tiếng.
Triệu Tiền Tôn khẽ động đậy chứ không dám đánh lại và không dám né tránh.

Lúc chưởng Ðàm Công vừa chạm vào đầu Triệu Tiền Tôn, lão đã phát giác ra có điều kỳ dị, liền đưa tay sờ vào mặt vợ, thì thấy giá lạnh như băng, té ra mụ đã chết từ lúc nào rồi.

Ðàm Công run bắn người lên, lại đưa tay đặt vào mũi, thì mụ đã tắt thở từ bao giờ.
Lão đứng thộn mặt ra rồi sờ vào trán Triệu Tiền Tôn cũng lạnh như băng.

Ðàm Công vừa thương vừa giận, quay người lại hầm hầm nhìn Kiều Phong cặp mắt dường muốn tóe lửa.

Kiều Phong thấy Ðàm Bà cùng Triệu Tiền Tôn thốt nhiên bất đắc kỳ tử thì kinh dị vô cùng.
Lúc ông ra khỏi thuyền, chỉ điểm huyệt đạo hai người thôi.
Tại sao hai tay cao thủ này lại chết một cách đột ngột.

Ông coi thi thể Triệu Tiền Tôn thì không thấy vết đao kiếm cũng chẳng có vấy máu.
Ông liền vạch áo Triệu Tiền Tôn ra xem thì thấy trước ngực có vết huyết cứng đen lại, rõ ràng là trúng chưởng lực rất nặng. Lạ hơn nữa vết chưởng này lại in như vết tay mình.

Kiều Phong nghiêng lầu ngẫm nghĩ. Ðàm Công ôm lấy Ðàm Bà, cởi áo ra xem vết thương của mụ ở trước ngực cũng giống hệt như vết thương Triệu Tiền Tôn.

Ðàm Công muốn khóc mà không ra nước mắt quay lại khẽ bảo Kiều Phong:

- Mi thật là mặt người dạ thú, độc ác đến thế là cùng!


Kiều Phong khôn xiết kinh ngạc, chẳng biết nói sao, trong óc nổi ra nhiều mối nghi ngờ, tự hỏi:
- Ai đã hạ thủ một cách rùng rợn giết Ðàm Bà cùng Triệu Tiền Tôn? Tên này công lực thâm hậu ghê gớm lắm, phải chăng gã là kẻ oan gia đối đầu với mình? Làm sao hắn biết hai người ở trong thuyền mui đen này?

Ðàm Công đau xót ái thê bị thảm tử, vận nội lực vào hai cánh tay đột nhiên nhằm Kiều Phong đánh tới.

Kiều Phong né sang bên tránh khỏi.
Bỗng nghe hai tiếng "binh binh", chưởng lực Ðàm Công đụng vào mui thuyền gẫy hẳn một bên.

Kiều Phong luồn tay ra chụp lấy vai Ðàm Công hỏi:

- Ðàm Công! Vợ ngươi không phải ta giết đâu , ngươi có tin thế không?

Ðàm Công tức mình nói:

- Không phải ngươi thì còn ai?

Kiều Phong đáp:

- Hiện giờ tính mạng ngươi ở trong tay ta. Kiều mỗ giết ngươi như trở bàn tay, cần gì phải nói dối ngươi.

Ðàm Công nói:

- Ngươi chỉ muốn tra hỏi cho ra ai là kẻ thù giết cha, Ðàm Mỗ tuy võ công không bằng ngươi, nhưng khi nào chịu ngươi áp chế?

Kiều Phong nói:

- Ðược lắm! Ngươi cho ta hay kẻ thù giết cha ta, ta sẽ gánh lấy trách nhiệm tìm ra kẻ thù giết vợ ngươi.

Ðàm Công vẻ mặt thê thảm, cười rộ lên như kẻ nổi cơn khùng, luôn luôn vận kình lực để giựt khỏi tay Kiều Phong. Song Kiều Phong vẫn nắm lấy vai Ðàm Công một cách nhẹ nhàng.
Ðàm Công dãy dụa hết sức thì chưởng lực của đối phương lại tăng gia theo, nên thủy chung Ðàm Công vẫn không thoát được.

Ðàm Công nổi hung, thè đầu lưỡi ra, hai hàm răng nghiến thật mạnh cho đứt lưỡi.
Miệng đầu máu tươi phun vào Kiều Phong.

Kiều Phong vội buông tay né tránh. Ðàm Công chạy đi, đá mạnh một cước cho thấy Triệu Tiền Tôn bắn ra ngoài.
Lão ôm lấy thi thể Ðàm Bà rồi rũ ra mà chết.

Kiều Phong trông thảm trạng này không khỏi não lòng và hối hận vô cùng. Vợ chồng Ðàm gia cùng Triệu Tiền Tôn tuy không phải chính mình ra tay hạ sát, song bọn họ vì mình mà phải chết oan. Giả tỷ Kiều Phong muốn hủy diệt những thây ma nầy thì chỉ dẫm chân mạnh một cái cho đáy thuyền thủng để nước chảy vào chìm xuống đáy sông là xong.
Nhưng ông nghĩ thầm:
- Nếu mình lấp liếm ba xác chết này đi, càng tỏ ra mình là tên giặc sát nhân .

Nghĩ vậy ông ra khỏi khoang thuyền nhảy lên bờ để xem hung phạm có để lại dấu vết gì lại không?
Nhưng tuyệt nhiên không thấy tâm tịch chi hết.

Kiều Phong bon bon trở về khách sạn.
A Châu đứng chờ ở cổng trông ngóng, thấy Kiều Phong bình tĩnh trở về thì vui mừng khôn xiết. Song nhìn sắc mặt ông lộ vẻ hớt hải thì biết ngay là cuộc điều tra Triệu Tiền Tôn cùng Ðàm Bà chưa được manh mối gì.
Nàng khẽ cất tiếng hỏi:

- Ðại gia có tin gì chưa? Họ chết sạch cả rồi!

A Châu rùng mình hỏi lại:

- Cả Ðàm Bà lẫn Triệu Tiền Tôn?

Kiều Phong đáp:

- Thêm Ðàm Công nữa là ba người.

A Châu cho là ông giết. Tuy trong lòng nàng bồi hồi nhưng không tiện đem lời trách móc, đành nói hùa theo:
- Triệu Tiền Tôn cũng tham dự vào cuộc sát hại phụ thân đại gia, giết đi là phải.

Kiều Phong lắc đầu nói:

- Không phải tôi giết đâu!

Kiều Phong nhẫn nại rồi nói:

- Hiện trên đời chỉ còn hai người biết họ tên thủ phạm đại ác. A Châu! Bây giờ chúng ta phải hành động thật lẹ, đừng để kẻ thù tranh được trước bọn mình, mới khỏi mắc mưu họ.

A Châu nói:

- Ðúng rồi! Mã phu nhân căm giận đại gia thấu xương thì bất cứ cách nào cũng không chịu nói. Huống chi áp bức tra hỏi một người quả phụ, đâu phải hành động của bậc đại trượng phu. Sáng mai ta phải đăng trình tìm đến nhà họ Ðơn ở Thái An thuộc tỉnh Sơn Ðông.

Kiều Phong khóe mắt lộ vẻ thương hại nàng, nói:

- A Châu! Mấy bữa nay cô vất vả quá nhỉ?

A Châu lớn tiếng gọi:

- Chủ quán, chủ quán! Tính tiền cho lẹ!

Kiều Phong lấy làm lạ hỏi:
- Ðể sáng mai hãy tính, vội gì?

A Châu đáp:

- Không được, phải thượng lộ ngay bây giờ, đừng để kẻ thù tranh mất bước trước.

Kiều Phong cảm kích trong lòng, gật đầu luôn mấy cái.
Kiều Phong cùng A Châu ra khỏi thành Vệ Huy vào lúc hoàng hôn.
Trên đường đã gặp người bàn tán xôn xao.

Con quỷ khát máu Khất Ðan là Kiều Phong không biết tại sao thốt nhiên lại hạ độc thủ sát hại vợ chồng Ðàm Công cùng Triệu Tiền Tôn.

Những người này vừa nói vừa đưa mắt nhìn nhớn nhác ra vẻ phập phồng lo sợ Kiều Phong xuất hiện đột ngột thì toi mạng.
Họ có biết đâu rằng chính Kiều Phong đang đi bên cạnh, nếu muốn giết thì chỉ ra tay một cái là xong, trốn đâu cho thoát?

Kiều Phong cùng A Châu mướn ngựa lên đường đi suốt ngày đêm, bon bon nhắm hướng Ðông thẳng tiến.
Cưỡi ngựa ròng rã ba ngày, A Châu dù tuyệt nhiên không hề hé miệng phàn nàn mệt mỏi song Kiều Phong cũng biết nàng không chống nổi được nữa, liền bỏ ngựa thuê xe.

Hai người nằm trong xe lớn, ngủ được ba bốn giờ, tinh thần tỉnh táo rồi, lại bỏ xe đi ngựa cho lẹ hơn.
Hai người dong duổi suốt ngày đêm, A Châu vui mừng hớn hở nói:

- Phen này chắc mình tranh được bước trước tên đại ác.
Nàng cùng Kiều Phong không biết họ tên kẻ thù, nên đề cập đến hắn lại gọi là"tên đại ác".
Kiều Phong lúc nào trong lòng cũng ngấm ngầm hồi hộp lo âu mấy lần trước đã bị tên đại ác đoạt mất thượng phong.

Nếu chuyến này Thiết diện phán quan Ðơn Chính lại bị "tên đại ác" hạ sát để bịt miệng thì mối oan cừu chìm sâu đáy biển mà cả đời mình bị mang tiếng là con người bất hiếu bất mục.



Kiều Phong dặn A Châu:


- Cô cứ ở trong khách sạn này chờ tôi.


A Châu gật đầu, Kiều Phong liền lập tức rảo bước theo hút Triệu Tiền Tôn.

Ông thấy Triệu Tiền Tôn lúc núp vào góc tường mé tả, lúc lại ẩn sang gian nhà mé hữu, hành tung có vẻ bí mật.


Ra khỏi cửa Ðông, Kiều Phong vẫn đi cách Triệu Tiền Tôn một quãng khá xa, không để cho y biết mình đang theo hút.


Triệu Tiền Tôn đi thẳng ra bờ sông, chui ngay vào chiếc thuyền mui đen.


Kiều Phong để khí đi rất mau, chỉ nhô lên thụt xuống mấy cái đó đến bên thuyền, ông nhẹ nhàng nhảy lên mui nằm phục xuống, lắng tai nghe.

Bỗng thấy tiếng Ðàm Bà nói:


- Sư huynh ơi! Chúng ta đã bấy nhiêu tuổi đầu, câu chuyện hồi còn nhỏ có hối hận thì nay cũng đã quá muộn. Duyên phận lỡ rồi, nghĩa cũ tình xưa nhắc lại vô ích.


Triệu Tiền Tôn nói:


- Vì sư Muội mà tôi đã đành bỏ phí một đời. Tôi hẹn mình nay đây không có gì khác, chỉ xin mình hát lại mấy khúc ngày xưa cho tôi nghe một lần nữa!


Ðàm Bà thở dài nói:


- Trời ơi! Sao sư huynh si tình đến thế! Lang quân tôi đến Vệ Huy trông thấy mặt sư huynh y rất khó chịu. Y là người có tính đa nghi, sư huynh chẳng nên ép uổng tôi nhiều!


Triệu Tiền Tôn nói:


- Cần cóc gì? Chúng ta là sư huynh Muội với nhau, đến đây kể lại chuyện xưa có gì mà sợ.


Ðàm Bà thở dài:


- Những khúc hát trước kia, những khúc hát trước kia...


Triệu Tiền Tôn thấy mụ đã động lòng liền tấn công thêm:


- Triệu Quyên nay chúng ta may gặp dịp hội ngộ, sau này chưa biết còn có cơ hội nào được trùng phùng? Tôi e rằng chẳng còn sống mấy nỗi. Tôi chết rồi thì dù mình có muốn hát cho tôi nghe cũng không được nữa.


Ðàm Bà nói:


- Sư huynh đừng nói gở như vậy. Sư huynh đã muốn nghe thì để tôi hát một bài.


Triệu Tiền Tôn nói:


- Thế thì còn gì bằng!


Ðàm Bà cất tiếng hát:


- Nhớ buổi đó trên cầu nhẹ gót... Dưới đầu cầu em giặt mớ xiêm y...




Mới hát được hai câu, hai tiếng lách tách vang lên, cửa khoang bị đẩy ra, một Ðại Hán xồng xộc bước vào, chính là Kiều Phong.

Nhưng ông đã cải trang nên Triệu Tiền Tôn và Ðàm Bà không nhận ra.

Hai người thấy không phải là Ðàm Công nên mới yên tâm quát:


- Ngươi là ai?


Kiều Phong lạnh lùng nhìn hai người nói:


- Một đứa là gái bạc tình dâm đãng, trốn chúa lộn chồng, hò hẹn với tình lang. Một gã là phường Nam nhi bỉ ổi, quyến rũ vợ người...


Kiều Phong chưa dứt lời, Ðàm Bà cùng Triệu Tiền Tôn đồng thời vung tay đánh vào hai bên tả hữu Kiều Phong.

Kiều Phong né người đi một chút, và nhanh như cắt xoay tay nắm lấy tay Ðàm Bà.

Ðồng thời khuỷu tay ông huých vào sườn bên trái Triệu Tiền Tôn.


Triệu Tiền Tôn cùng Ðàm Bà đều là cao thủ võ lâm, tưởng rằng chỉ một chiêu là hạ được đối phương. Ngờ đâu chàng Ðại Hán tướng mạo tầm thường, mà võ công kỳ tuyệt, mới một chiêu dã đối thủ sang động.


Khoang thuyền chật hẹp quá hai người không xoay xở chân tay được, còn Kiều Phong bất luận gặp nơi rộng hay nhỏ hẹp, cũng ra đòn một cách rất thuần thục.

Trong khoang thuyền vuông không đầy một trượng, ông vẫn xử chiêu cực kỳ linh động.


Ðánh nhau mới được bảy hợp, lưng Triệu Tiền Tôn đã bị trúng chỉ.

Ðàm Bà thất kinh ra tay chậm một lút, sau lưng bị trúng chưởng của Kiều Phong ngã xuống ván thuyền.


Kiều Phong nói:


- Hai vị ở đây nghỉ một lát. Trong khu vườn hoang thành Vệ Huy hiện có mặt vô số anh hùng hảo hán, ta đi mời bọn họ đến đây phê phán vụ này.


Triệu Tiền Tôn cùng Ðàm Bà cả kinh, gắng gượng vận động nội lực.

Nhưng các huyệt đạo đều bị phong tỏa, ngay đầu ngón tay út cũng không nhúc nhích được nữa.




Triệu Tiền Tôn và Ðàm Bà đều đã cao niên, thực ra không âm niệm về tình dục, hẹn nhau ra đây là để kể tình xưa, chớ không phải để làm điều càn rỡ quá mức.

Về thời Bắc Tống ai cũng coi việc vi phạm lễ giáo là hệ trọng. Nhất là những bậc anh hùng hảo hán trong giới giang hồ phạm vào sắc giới càng bị anh em thóa mạ. Một ông một bà lén lút hẹn nhau chui vào khoang thuyền, đố ai mà tin được họ rủ nhau đến đây nghe mấy câu hát? Hay nói vài câu chuyện vẩn vơ.


Nếu để mọi người kéo đến quan chiêm thì còn ra thế nào? Cho đến Ðàm Công cũng mất mặt với thiên hạ.


Ðàm Bà vội nói:

- Thưa anh hùng, chúng tôi không có điều gì đắc tội với các hạ. Nếu các hạ khoan dung cho, tôi xin báo đáp.


Kiều Phong nói:


- Tại hạ không mong gì báo đáp và chỉ hỏi một câu. Hai vị trả lời cho ba tiếng là tại hạ lập tức giải huyệt đạo cho hai vị rồi ra khỏi nơi này ngay. Tại hạ xin hứa vĩnh viễn không đem việc hôm nay tiết lộ với ai. Nhưng hai vị phải nói cho thật.


Ðàm Bà nói:


- Nếu già này biết sẽ xin nói thật.


Kiều Phong nói:


- Có người viết thư cho Uông Bang Chúa bên Cái Bang nói về thân thế Kiều Phong. Con người đó được nhiều vị kêu là "Thủ lãnh đại ca". Vậy người ấy là ai?


Triệu Tiền Tôn vội kêu lên:


- Tiểu Quyên! Không nói được! Không nói được!


Kiều Phong trừng mắt nhìn Triệu Tiền Tôn nói:


- Nếu không chịu nói thì thanh danh của ngươi sẽ bị tan tành.


Triệu Tiền Tôn nói:


- Lão gia đành chịu chết là cùng chứ gì? Thủ lãnh đại ca là người có ơn với ta, ta quyết không chịu đem tên tuổi người ra bán cho người.


Kiều Phong lại hỏi:


- Thế thanh danh của Tiểu Quyên bị tiêu tan ngươi cũng không chịu nói ư?


Triệu Tiền Tôn đáp:


- Nếu Ðàm Công biết chuyện này ta lập tức tự vận ngay trước mặt y thế là xong hết.


Kiều Phong quay sang nói với Ðàm Bà:


- Người đó chắc không có ơn nghĩa gì với bà? Vậy thì bà nói ra thì không những mọi ngươi đều vui vẻ mà lại bảo toàn danh dự cho Ðành Công cùng tính mạng của sư huynh bà.


Ðàm Bà nghe Kiều Phong hăm giết Triệu Tiền Tôn, không khỏi run sợ nói:


- Ðể tôi cho các hạ hay, người đó là...


Triệu Tiền Tôn đột nhiên thét lên:


- Tiểu Quyên! Dù sao sư Muội cũng đừng nói. Ðó là một điều tôi khẩn khoản xin mình. Thằng cha này chắc là thủ hạ Kiều Phong mình mà nói ra thì thủ lãnh đại ca nguy mất.


Kiều Phong nói:


- Kiều Phong chính thị là ta! Các ngươi không chịu nói thì mang hậu họa không biết đâu mà kể!


Triệu Tiền Tôn giật mình nói:


- Thảo nào bản lĩnh của ngươi ghê gớm quá! Tiểu Quyên! Suốt cuộc đời tôi chưa xin mình việc gì, chẳng lẽ tôi xin mình có một điều này mà không được ư?


Ðàm Bà nghĩ tới mấy chục năm nay, Triệu Tiền Tôn vẫn đem lòng quyến luyến mình. Mình phụ y nhiều rồi. Trước nay dù y lòng có xin cầu, cũng không nói ra miệng bao giờ. Phen này y vì muốn bảo vệ tính mạng ân nhân, chết cũng không tiếc. Có lý đâu mình lại phá hoại người cũ của y. Nghĩ vậy mụ liền đáp:


- Kiều Phong! Hai điều thiện, ác đều ở nơi ngươi: Anh em ta tự vấn tâm không có điều gì đáng thẹn là đủ. Xin miễn thứ cho ta không thể nói với ngươi cái điều mà ngươi muốn biết.


Giọng nói tuy lễ độ nhưng đầy vẻ quyết liệt, dù sao cũng không chịu thổ lộ.


Triệu Tiền Tôn cả mừng nói:


- Tiểu Quyên! Tôi rất cảm ơn mình.


Kiều Phong biết có bức bách nữa cũng vô ích, chỉ "hứ" một tiếng rồi thò tay rút cành thoa trên đầu Ðàm Bà, nhảy lên bờ, trở về thành Vệ Huy tìm Ðàm Công.


Ông đã cải trang rồi, đi đường không ai nhận biết.

Ðàm Công, Ðàm Bà trọ trong khách sạn "Như Quy" ai cũng biết, nên Kiều Phong hỏi được ngay.


Kiều Phong tiến thẳng vào khách sạn, thấy Ðàm Công hai tay chắp sau lưng, bước lui bước tới trong phòng ra chiều nóng nảy.

Kiều Phong đi vào cầm sẵn cành thoa của Ðàm Bà trong tay giơ ra.


Ðàm Công tử từ lúc thấy Triệu Tiền Tôn cũng đến Vệ Huy thì trong lòng hồi hộp không yên, lại chờ đến nửa ngày trời chẳng thấy vợ về, nên lão đang băn khoăn không biết mụ đi phương nào? Lão chợt nhìn thấy cành thoa của vợ thì vừa sợ vừa mừng, hỏi ngay:


- Các hạ là ai? Phải chăng nội nhân tôi nhờ các hạ đến đây có việc gì?




Lão vừa nói vừa giơ tay ra cầm lấy cành thoa.


Kiều Phong để lão cầm cành thoa rồi mới nói:


- Tôn phu nhân bị người ta bắt, nguy đến nơi rồi.


Ðàm Công cả kinh nói:


- Nội nhân tôi võ công há phải tầm thường, sao lại bị bắt một cách dễ dàng như thế được?


Kiều Phong nói:


- Bà bị Kiều Phong bắt.

Ðàm Công vừa nghe nói "Bị Kiều Phong bắt" thì không nghi ngờ gì nữa. Lão tự nghĩ Kiều Phong đã ra tay thì không còn gì lạ nữa, chỉ lạ một điều là tại sao Kiều Phong lại bắt mụ?

Lão sửng sốt hỏi:


- Trời ơi! Lại hắn! Lại chính hắn rắc rối đến cả nội nhân tôi, hiện giờ ở đâu?


Kiều Phong đáp:


- Nếu các hạ muốn tôn phu nhân khỏi chết thì cũng chẳng có gì là khó, mà muốn phu nhân chết lại càng dễ hơn.

Ðàm Công cũng là người trầm lặng, tuy nóng nảy trong lòng, song không để lộ ra ngoài mặt.


Lão hỏi:


- Xin các hạ chỉ giáo cho.




Kiều Phong nói:


- Kiều Phong này có điều muốn hỏi Ðàm Công. Nếu Ðàm Công chịu bảo thật, Kiều mỗ tức khắc trả phu nhân về ngay, không dám đụng đến chân lông. Nếu các hạ không nói, tại hạ sẽ đem phu nhân xử tử rồi đem thi thể phu nhân cùng thi thể Triệu Tiền Tôn chôn vào một chỗ.


Ðàm Công không thể nhịn được nữa, quát to lên một tiếng, vung đánh vào mặt Kiều Phong.


Kiều Phong hơi né người đi, đòn chưởng Ðàm Công đánh chệch vào quãng không.


Ðàm Công cả kinh nghĩ thầm:

- Thế chưởng của mình nhanh như điện chớp ghê gớm đến thế mà hắn tránh dễ như chơi .

Lão lại phóng chưởng bên phải chéo đi, còn chưởng bên trái thì phóng tạt ngang.


Kiều Phong thấy trong phòng chật hẹp không chỗ né tránh liền đưa cánh tay dựng thẳng lên để đỡ chưởng.

"Bốp" một tiếng, chưởng Ðàm Công đánh xuống cánh tay Kiều Phong.


Kiều Phong vẫn đứng yên, thuận đà tay vung ra, đè xuống bả vai Ðàm Công.


Chỉ trong chớp mắt bả vai Ðàm Công tựa hồ bị trái núi nặng ngàn cân chụp xuống, những đốt xương sống cơ hồ muốn gãy chỉ trừ có hai đầu gối là còn quỳ xuống được.


Ðàm Công miễn cưỡng đứng thẳng, không chịu lộ ra khiếp nhược. Song lão vừa hít một hơi thở vào, hai đầu gối nhũn ra quỳ mọp ngay xuống, nhưng không phải vì chịu khuất phục mà quỳ xuống van xin, chỉ vì người hết sức lực nên không tự chủ được. Những khớp xương đầu gối không chịu được sức nặng ngàn cân, không quỳ không được.


Kiều Phong cố ý làm thế cho nhụt bớt nhuệ khí của lão.

Ðè được hai gối lão quỳ xuống rồi, kinh lực cánh tay ông vẫn chưa được giảm lại đè cả lưng cho cong xuống, trông tựa như là cúi đầu lạy.


Ðàm Công tức quá đỏ mặt tía tai, gắng gượng chống, ngửng mặt lên.




Kiều Phong đột nhiên buông tay ra.

Sức mạnh đè ép trên vai Ðàm Công bất thình lình buông ra, lão đang ra sức chống chọi, thu về không kịp, toàn thân nhảy bắn lên, cao hơn một trượng.

Ðầu va vào tường nhà đánh rầm một tiếng, rồi từ trên không rớt xuống.


Kiều Phong không chờ cho chân lão chấm đất, đưa tay ra nắm lấy ngực lão.


Ðàm Công thân thể thấp bé mà cánh tay Kiều Phong lại rất dài nên bất luận lão đấm đá thế nào cũng không chạm tới người đối phương. Hơn nữa hai chân lơ lững trên không thì dùvõ công cao đến đâu cũng khó bề thi thố.


Ðàm Công chợt tỉnh ngộ quát to:


- Mi là Kiều Phong?


Kiều Phong nói:


- Kiều Phong chính thị là ta!


Ðàm Công tức quá nói:


- Mi... Mẹ... Mẹ kiếp! Sao mi lại muốn dính líu đến thằng cha Triệu Tiền Tôn.


Lão rất tức bực về câu Kiều Phong biểu giết Ðàm Bà rồi đem chôn chung với thi thể Triệu Tiền Tôn vào một huyệt.


Kiều Phong nói:


- Mụ vợ ngươi muốn dính líu đến Triệu Tiền Tôn thì can gì đến ta? Ngươi có biết Ðàm Bà hiện giờ ở đâu không? Ngươi có biết mụ đang nói chuyện tình tứ, hát xướng đú đởn với ai không?




Ðàm Công vừa nghe thấy mấy câu nầy biết vợ mình đang lả lơi cùng Triệu Tiền Tôn ở một nơi, lão không dằn lòng được nữa, muốn chạy đến xem sao liền hỏi dồn:


- Giờ mụ ở đâu? Xin ngươi dẫn ta đi!


Kiều Phong cười lạt nói:


- Ngươi có thưởng gì ta, ta mới dẫn ngươi đi.


Ðàm Công nhớ lại lời Kiều Phong yêu cầu mình liền hỏi:


- Ngươi vừa bảo có điều cần hỏi ta. Việc gì vậy?


Kiều Phong đáp:


- Bữa trước trong rừng hạnh, ngoài thành Vô Tích. Từ trưởng lão có đưa ra một bức thơ gởi cho Uông Kiếm Thông là Bang Chúa Cái Bang hồi trước. Thơ đó ai viết?


Ðàm Công chân tay run lên, lúc nầy lão đang bị Kiều Phong nhấc bổng người lên. Nếu Kiều Phong chỉ bóp mạnh một cái là chết ngay tức khắc, thế mà lão vẫn cứng cổ không sợ, đáp:


- Người đó là kẻ thù giết cha ngươi. Ta không thể tiết lộ tên họ với ngươi được, vì ngươi tất đi tìm y mà báo thù, chẳng hóa ra chính ta đã giết y?


Kiều Phong nói:


- Nếu không chịu nói ta sẽ giết ngươi.


Ðàm Công cười ha hả đáp:

- Ngươi coi Ðàm Mỗ vào hạng người nào? Há phải tuồng tham sinh úy tử, bán cả bạn bè?


Kiều Phong thấy lão coi trọng nghĩa khí, trong lòng rất là khuất phục. Giả tỷ là chuyện khác thì ông không truy vấn nữa, nhưng mối thù giết cha mẹ há phải tầm thường? Ông liền xoay chiều hỏi:


- Ngươi không tiếc mình đã đành, chẳng lẽ lại hy sinh tính mạng vợ con nữa ư? Thanh danh Ðàm Công Ðàm Bà từ đây quét đất để tiếng xấu với thiên hạ, chẳng lẽ ngươi chẳng sợ ư?


Người trong võ lâm thương tiếc nhất là danh dự. Trọng thanh danh, rẻ tính mạng là thường tình của các bậc hảo hán trong chốn giang hồ.


Ðàm Công nghe mấy câu này liền đáp:


- Ðàm Mỗ đường ăn lẽ ở không có điều gì xấu với bạn bè, sao lại bảo là thanh danh quét đất, để xấu với thiên hạ được?


Kiều Phong nghiêm nét mặt đáp:


- Nhưng Ðàm Bà ăn ở không chính đính, Triệu Tiền Tôn làm nhơ nhuốc bạn bè...


Ðàm Công mặt đỏ bừng chuyển sang xanh xám, lão trừng mắt căm hờn nhìn Kiều Phong.


Kiều Phong buông tay ra bỏ lão xuống đất, quay gót đi ngay.


Ðàm Công không nói gì nữa, lập tức theo sau.

Hai người kẻ trước người sau ra khỏi thành Vệ Huy.

Trên đường gặp vô số bạn giang hồ quen biết, ai cũng cung kính thi lễ nhường lối cho Ðàm Công. Ðàm Công chỉ "ư hử" một tiếng rồi chạy ngay.


Ði trong khoảnh khắc hai người đã đến bên chiếc thuyền mui đen.




Kiều Phong tung mình nhảy lên thuyền, vỗ cửa bảo Ðàm Công:


- Ngươi vào mà xem!


Ðàm Công nhảy lên đầu thuyền, ngó vào trong khoang, thấy vợ mình cùng Triệu Tiền Tôn gối tựa vai kề ngồi trong góc khoang thuyền.


Ðàm Công điên tiết phóng ra một chưởng đánh vào đầu Triệu Tiền Tôn đến "binh" một tiếng.

Triệu Tiền Tôn khẽ động đậy chứ không dám đánh lại và không dám né tránh.


Lúc chưởng Ðàm Công vừa chạm vào đầu Triệu Tiền Tôn, lão đã phát giác ra có điều kỳ dị, liền đưa tay sờ vào mặt vợ, thì thấy giá lạnh như băng, té ra mụ đã chết từ lúc nào rồi.


Ðàm Công run bắn người lên, lại đưa tay đặt vào mũi, thì mụ đã tắt thở từ bao giờ.

Lão đứng thộn mặt ra rồi sờ vào trán Triệu Tiền Tôn cũng lạnh như băng.


Ðàm Công vừa thương vừa giận, quay người lại hầm hầm nhìn Kiều Phong cặp mắt dường muốn tóe lửa.


Kiều Phong thấy Ðàm Bà cùng Triệu Tiền Tôn thốt nhiên bất đắc kỳ tử thì kinh dị vô cùng.

Lúc ông ra khỏi thuyền, chỉ điểm huyệt đạo hai người thôi.

Tại sao hai tay cao thủ này lại chết một cách đột ngột.


Ông coi thi thể Triệu Tiền Tôn thì không thấy vết đao kiếm cũng chẳng có vấy máu.

Ông liền vạch áo Triệu Tiền Tôn ra xem thì thấy trước ngực có vết huyết cứng đen lại, rõ ràng là trúng chưởng lực rất nặng. Lạ hơn nữa vết chưởng này lại in như vết tay mình.


Kiều Phong nghiêng lầu ngẫm nghĩ. Ðàm Công ôm lấy Ðàm Bà, cởi áo ra xem vết thương của mụ ở trước ngực cũng giống hệt như vết thương Triệu Tiền Tôn.


Ðàm Công muốn khóc mà không ra nước mắt quay lại khẽ bảo Kiều Phong:


- Mi thật là mặt người dạ thú, độc ác đến thế là cùng!




Kiều Phong khôn xiết kinh ngạc, chẳng biết nói sao, trong óc nổi ra nhiều mối nghi ngờ, tự hỏi:

- Ai đã hạ thủ một cách rùng rợn giết Ðàm Bà cùng Triệu Tiền Tôn? Tên này công lực thâm hậu ghê gớm lắm, phải chăng gã là kẻ oan gia đối đầu với mình? Làm sao hắn biết hai người ở trong thuyền mui đen này?


Ðàm Công đau xót ái thê bị thảm tử, vận nội lực vào hai cánh tay đột nhiên nhằm Kiều Phong đánh tới.


Kiều Phong né sang bên tránh khỏi.

Bỗng nghe hai tiếng "binh binh", chưởng lực Ðàm Công đụng vào mui thuyền gẫy hẳn một bên.


Kiều Phong luồn tay ra chụp lấy vai Ðàm Công hỏi:


- Ðàm Công! Vợ ngươi không phải ta giết đâu , ngươi có tin thế không?


Ðàm Công tức mình nói:


- Không phải ngươi thì còn ai?


Kiều Phong đáp:


- Hiện giờ tính mạng ngươi ở trong tay ta. Kiều mỗ giết ngươi như trở bàn tay, cần gì phải nói dối ngươi.


Ðàm Công nói:


- Ngươi chỉ muốn tra hỏi cho ra ai là kẻ thù giết cha, Ðàm Mỗ tuy võ công không bằng ngươi, nhưng khi nào chịu ngươi áp chế?


Kiều Phong nói:


- Ðược lắm! Ngươi cho ta hay kẻ thù giết cha ta, ta sẽ gánh lấy trách nhiệm tìm ra kẻ thù giết vợ ngươi.


Ðàm Công vẻ mặt thê thảm, cười rộ lên như kẻ nổi cơn khùng, luôn luôn vận kình lực để giựt khỏi tay Kiều Phong. Song Kiều Phong vẫn nắm lấy vai Ðàm Công một cách nhẹ nhàng.

Ðàm Công dãy dụa hết sức thì chưởng lực của đối phương lại tăng gia theo, nên thủy chung Ðàm Công vẫn không thoát được.


Ðàm Công nổi hung, thè đầu lưỡi ra, hai hàm răng nghiến thật mạnh cho đứt lưỡi.

Miệng đầu máu tươi phun vào Kiều Phong.


Kiều Phong vội buông tay né tránh. Ðàm Công chạy đi, đá mạnh một cước cho thấy Triệu Tiền Tôn bắn ra ngoài.

Lão ôm lấy thi thể Ðàm Bà rồi rũ ra mà chết.


Kiều Phong trông thảm trạng này không khỏi não lòng và hối hận vô cùng. Vợ chồng Ðàm gia cùng Triệu Tiền Tôn tuy không phải chính mình ra tay hạ sát, song bọn họ vì mình mà phải chết oan. Giả tỷ Kiều Phong muốn hủy diệt những thây ma nầy thì chỉ dẫm chân mạnh một cái cho đáy thuyền thủng để nước chảy vào chìm xuống đáy sông là xong.

Nhưng ông nghĩ thầm:

- Nếu mình lấp liếm ba xác chết này đi, càng tỏ ra mình là tên giặc sát nhân .


Nghĩ vậy ông ra khỏi khoang thuyền nhảy lên bờ để xem hung phạm có để lại dấu vết gì lại không?

Nhưng tuyệt nhiên không thấy tâm tịch chi hết.


Kiều Phong bon bon trở về khách sạn.

A Châu đứng chờ ở cổng trông ngóng, thấy Kiều Phong bình tĩnh trở về thì vui mừng khôn xiết. Song nhìn sắc mặt ông lộ vẻ hớt hải thì biết ngay là cuộc điều tra Triệu Tiền Tôn cùng Ðàm Bà chưa được manh mối gì.

Nàng khẽ cất tiếng hỏi:


- Ðại gia có tin gì chưa? Họ chết sạch cả rồi!


A Châu rùng mình hỏi lại:


- Cả Ðàm Bà lẫn Triệu Tiền Tôn?


Kiều Phong đáp:


- Thêm Ðàm Công nữa là ba người.


A Châu cho là ông giết. Tuy trong lòng nàng bồi hồi nhưng không tiện đem lời trách móc, đành nói hùa theo:

- Triệu Tiền Tôn cũng tham dự vào cuộc sát hại phụ thân đại gia, giết đi là phải.


Kiều Phong lắc đầu nói:


- Không phải tôi giết đâu!


Kiều Phong nhẫn nại rồi nói:


- Hiện trên đời chỉ còn hai người biết họ tên thủ phạm đại ác. A Châu! Bây giờ chúng ta phải hành động thật lẹ, đừng để kẻ thù tranh được trước bọn mình, mới khỏi mắc mưu họ.


A Châu nói:


- Ðúng rồi! Mã phu nhân căm giận đại gia thấu xương thì bất cứ cách nào cũng không chịu nói. Huống chi áp bức tra hỏi một người quả phụ, đâu phải hành động của bậc đại trượng phu. Sáng mai ta phải đăng trình tìm đến nhà họ Ðơn ở Thái An thuộc tỉnh Sơn Ðông.


Kiều Phong khóe mắt lộ vẻ thương hại nàng, nói:


- A Châu! Mấy bữa nay cô vất vả quá nhỉ?


A Châu lớn tiếng gọi:


- Chủ quán, chủ quán! Tính tiền cho lẹ!


Kiều Phong lấy làm lạ hỏi:

- Ðể sáng mai hãy tính, vội gì?


A Châu đáp:


- Không được, phải thượng lộ ngay bây giờ, đừng để kẻ thù tranh mất bước trước.


Kiều Phong cảm kích trong lòng, gật đầu luôn mấy cái.

Kiều Phong cùng A Châu ra khỏi thành Vệ Huy vào lúc hoàng hôn.

Trên đường đã gặp người bàn tán xôn xao.


Con quỷ khát máu Khất Ðan là Kiều Phong không biết tại sao thốt nhiên lại hạ độc thủ sát hại vợ chồng Ðàm Công cùng Triệu Tiền Tôn.


Những người này vừa nói vừa đưa mắt nhìn nhớn nhác ra vẻ phập phồng lo sợ Kiều Phong xuất hiện đột ngột thì toi mạng.

Họ có biết đâu rằng chính Kiều Phong đang đi bên cạnh, nếu muốn giết thì chỉ ra tay một cái là xong, trốn đâu cho thoát?


Kiều Phong cùng A Châu mướn ngựa lên đường đi suốt ngày đêm, bon bon nhắm hướng Ðông thẳng tiến.

Cưỡi ngựa ròng rã ba ngày, A Châu dù tuyệt nhiên không hề hé miệng phàn nàn mệt mỏi song Kiều Phong cũng biết nàng không chống nổi được nữa, liền bỏ ngựa thuê xe.


Hai người nằm trong xe lớn, ngủ được ba bốn giờ, tinh thần tỉnh táo rồi, lại bỏ xe đi ngựa cho lẹ hơn.

Hai người dong duổi suốt ngày đêm, A Châu vui mừng hớn hở nói:


- Phen này chắc mình tranh được bước trước tên đại ác.

Nàng cùng Kiều Phong không biết họ tên kẻ thù, nên đề cập đến hắn lại gọi là"tên đại ác".

Kiều Phong lúc nào trong lòng cũng ngấm ngầm hồi hộp lo âu mấy lần trước đã bị tên đại ác đoạt mất thượng phong.


Nếu chuyến này Thiết diện phán quan Ðơn Chính lại bị "tên đại ác" hạ sát để bịt miệng thì mối oan cừu chìm sâu đáy biển mà cả đời mình bị mang tiếng là con người bất hiếu bất mục.
Lục Mạch Thần Kiếm
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160(hết)