watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lục Mạch Thần Kiếm-Hồi 158 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 158

Tác giả: Kim Dung

Tiêu Phong nói:

- Hiền đệ ơi! Chúng ta đi thôi!

A Cốt Ðả dạ một tiếng nhưng vẫn trỏ tay lên mặt thành lớn tiếng mắng:

- Quân chó má kia! May mà bữa nay bọn mi chưa đụng đến một sợi lông của đại ca ta, không thì ta đạp phá Nam kinh thành bình địa, giết hết bọn Liêu cẩu chúng mi.

A Cốt Ðả cùng Tiêu Phong cưỡi ngựa đi về hướng Tây chừng hơn mười dặm thì đến một chỗgò cao.
A Cốt Ðả nhảy xuống ngựa lấy ra một bì rượu đeo bên sườn ngựa đưa cho Tiêu Phong nói:

- Ca ca! uống đi!

Tiêu Phong đón lấy bì rượu uống một hơi cạn hết nửa bì, rồi đưa lại cho A Cốt Ðả.
A Cốt uống hết nửa bì rượu còn lại rồi nói:

- Ca ca! Anh em ta lên núi Trường Bạch vừa săn bắn vừa uống rượu để tiêu dao vui thú có lẽ hay hơn?

Tiêu Phong biết Gia Luật Hồng Cơ là người cao ngạo. Bữa nay Liêu binh bị thua dưới chân thành Nam kinh, lại bị A Cốt Ðả một phen mắng nhiếc, tất y chẳng chịu bỏ qua và sẽ đem binh đuổi đánh. Bọn Nữ Chân tuy kiêu dũng nhưng lại ít người, khó mà đoán được ai thắng ai bại? Chi bằng đến núi Trường Bạch ở vài tháng để lánh hoạ chiến tranh, đồng thời để trị thương cho A Tử, rồi sẽ đến nương thân nơi bộ lạc Nữ Chân chẳng chen vào chốn danh lợi làm chi nữa cho thêm phiền muộn.

Ông nghĩ vậy liền nói với A Cốt Ðả:

- Hiền đệ! Các vị anh hùng hào kiệt đây đều đến để cứu ta, phải tiễn chân các vị đến ải Nhạn Môn quan, rồi sẽ quay trở về với hiền đệ.
A Cốt Ðả cả mừng nói:

- Bọn Nam Man ở Trung Nguyên phần đông là người không tốt. Tiểu đệ không muốn gặp họ nữa.

Gã nói xong dẫn bọn thuộc hạ đi về phía Bắc.

Quần hào Trung Nguyên thấy người Bắc Phiên này đi lại như gió, kiêu dũng phi thường đều lẩm bẩm:

- Bọn Phiên nô này còn ghê gớm hơn quân Liêu cẩu. May chúng là bạn Kiều Bang chúa, không thì có lẽ bọn mình cũng bị rắc rối với họ.

Các bộ nhân mã dần dần tụ cả lại một nơi, bàn luận rất sôi nổi về trận ác chiến dưới chân thành Nam kinh vừa rồi.

Tiêu Phong khom lưng kính cẩn nói:

- Ða tạ các vị là người đại nhân đại nghĩa, bỏ qua mối hờn cũ của Tiêu mỗ, lại chẳng ngại quản xa xôi ngàn dặm đến cứu viện cho. Ơn đức này Tiêu mỗ vĩnh viễn không báo đáp được.

Huyền Ðộ đại sư nói:

- Kiều Bang chúa sao lại nói vậy? Những việc trước kia đều do sự hiểu lầm mà râ. Ðã là đồng đạo võ lâm tất phải cứu giúp nhau trong cơn hoạn nạn. Huống chi Kiều Bang chúa đã vì trăm vạn sinh linh ở Trung Nguyên mà phế bỏ vinh hoa phú quý ơn đức bao trùm thiên hạ. Ðáng lý anh em phải cảm tạ Kiều Bang chúa mới đúng.
Phạm Hoa dõng dạc lên tiếng:

- Tại hạ xem ra quân Liêu bị thất bại tất chẳng chịu thôi. Nếu chúng truy kích thì có gì để đối địch không?

Quần hùng lớn tiếng đáp:

- Chúng ta sẽ cùng Liêu binh quyết một trận tử chiến, chẳng lẽ lại sợ chúng ư?
Phạm Hoa nói:

- Ðịch nhiều mà ta ít, giao chiến ở nơi đồng bằng bất lợi cho mình. Theo ngu kiến của tại hạ thì chúng ta nên rút lui thêm về phía Tây. Một là gần được Tống binh có tiếp viện. Hai là quân địch đuổi càng xa số người càng ít đi. Chúng ta sẽ có thể thừa cơ phản kích được.


Quần hào đều lấy làm phải.
Hư Trúc dẫn bọn thuộc hạ cung Linh Thứu làm lộ thứ nhất.
Ðoàn Dự dẫn binh mã nước Ðại Lý làm lộ thứ hai.
Huyền Ðộ lãnh đạo quần hào Trung Nguyên làm lộ thứ ba.
Tiêu Phong lãnh bang chúng Cái Bang đi đoạn hậu.
Bốn lộ nhân mãđi cách nhau chừng mấy dặm.
Các lộ đều có thám tử cưỡi Khoái Mã để truyền tin. Nếu có địch đến phải ứng cứu nhau.

Ði được một ngày, đến tối trọ lại trong một vùng sơn dã, vẫn chưa thấy quân Liêu đuổi tới nơi.

Mọi người cũng hơi yên dạ.

Sáng hôm sau lại khởi trình.
Tiêu Phong hỏi A Tử:

- Du Thản Chi hiện còn ở cung Linh Thứu không?
A Tử bĩu môi đáp:

- Ai mà biết được? Gã mù cả hai mắt rồi chắc là còn ở lại đó chứ xuống núi thế nào được?

Giọng nói của nàng tỏ ra không hề quan tâm đến Du Thản Chi chút nào hết.
Một hôm đi tới chân núi Ngũ Ðài Sơn, liền tìm vào thôn Bạch Lạc để nấu cơm.
Phạm Hoa tinh thông trận pháp, bố trí quần hào thành từng tốp một mai phục nơi hiểm yếu, y lại cho chặt cầu ngăn đường để Liêu binh mất nhiều thì giờ hơn mới đ uổi kịp. Ðến ngày thứ hai, bỗng thấy ở mé Ðông có tiếng reo hò dậy đất, và khói đen cuồn cuộn bốc lến mù trời. Ðó chính là quân Liêu đã đuổi gần tới nơi và phóng tin hiệu.


Quần hào thấy vậy đều phập phồng kinh hãi. Có người võ dũng lập tức muốn quay lại để giúp những tiểu đội phục kích ở phía sau. Nhưng họ đều bị Huyền Ðộ và Phạm Hoa ngăn cản.

Ðêm hôm ấy quần hùng ở lại chỗ sườn núi để nghỉ đêm.
Ðến nửa đêm, bỗng có tiếng người la gọi.

Quần hào giật mình tỉnh dậy, cầm binh khí.

Phía Bắc bỗng thấy lửa cháy ngất trời không hiểu là đốt gì?

Tiêu Phong cùng Phạm Hoa đưa mắt nhìn nhau và đều ngấm ngầm cảm thấy có sự chẳng lành.

Phạm Hoa khẽ nói:

- Tiêu đại vương! Ðại vương tính có phải quân Liêu đi đường hông rồi vòng lại giáp công không?

Tiêu Phong đáp:

- Liêu đế quyết ý đánh Tống đem quân đi rất nhiều. Ðây chắc là họ.
Phạm Hoa nói:

- Vụ cháy lớn này không biết đã đốt mất bao nhiêu nhà cửa của dân lành. Hỡi ôi!...

Tiêu Phong không muốn nói Gia Luật Hồng Cơ tàn bạo, nhưng ông cũng biết y bị thua về tay bộ lạc Nữ Chân, trong lòng rất phẫn uất, nên y trút giận vào đầu bá tánh. Thấy người là giết, thấy nhà là đốt.

Trận lửa cháy cho đến lúc trời sáng vẫn chưa tắt.

Trưa hôm sau lại thấy lửa cháy về phía Nam.
Giữa trời nắng trông không rõ ngọn lửa chỉ thấy khói bốc lên đen nghịt cả một góc trời.

Huyền Ðộ dẫn người đi trước thấy phía Nam lửa cháy liền dừng ngựa đứng bên đường chờ bọn Tiêu Phong đến nơi hỏi:

- Kiều Bang chúa! Quân Liêu ba mặt giáp công. Bang chúa liệu ải Nhạn Môn quan này có giữ được chăng? Bần tăng đã phái người đi trước báo tin. Nhưng vị Thống soái ở đó nhu nhược, e rằng chống không nổi bọn thiết kỵ Khất Ðan.

Tiêu Phong không biết trả lời thế nào.
Huyền Ðộ lại nói:

- Xem chừng người Nữ Chân có thể ngăn cản được. Sau này nhà Ðại Tống sẽ cùng bộ lạc Nữ Chân giao hảo hợp lực chống trả giáp công may ra mới có thể ngăn ngừa được bọn thiết kỵ Khất Ðan, không đánh xuống phía Nam được.


Ðột nhiên ông hỏi lại:

- Huyền Ðộ đại sư! Gia gia tại hạ ở quý tự có mạnh khoẻ không?
Huyền Ðộ sửng sốt đáp:

- Lệnh tôn đã quy y, vào thanh tu trong hậu viện chùa Thiếu Lâm. Lúc bần tăng đi Nam kinh, không muốn đến chào lệnh tôn để người bận lòng trần tục.
Tiêu Phong nói:

- Tại hạ muốn được gặp gia gia để hỏi người một câu.
Huyền Ðộ hắng giọng một tiếng chưa nói gì, thì Tiêu Phong lại tiếp:

- Tại hạ muốn hỏi gia phụ: Nếu Liêu binh đến đánh chùa Thiếu Lâm thì người xử trí ra sao?

Huyền Ðộ đáp ngay:

- Bần tăng nghĩ rằng dĩ nhiên lão cư sĩ sẽ giết địch để bảo vệ Phật pháp.
Tiêu Phong nói:

- Nhưng gia phụ là người Khất Ðan, chẳng lẽ lại vì người Hán mà giết người Khất Ðan ư?

Huyền Ðộ trầm ngâm một chút rồi đáp:

- Bang chúa quả là người Khất Ðan mà bỏ chỗ tối để theo chỗ sáng, thật là đáng kính phục.

Tiêu Phong nói:

- Ðại sư là người Hán thì nghĩ người Hán sáng mà người Khất Ðan tối. Tại hạ là người Khất Ðan cũng tưởng Ðại Liêu sáng, còn Ðại Tống tối. Tổ tiên tại hạ bị người giống yết tàn sát lại bị người Tiên Ti hà hiếp cực kỳ khốn khổ, chạy hết chỗ này đến chỗ khác. Ðời nhà Ðại Ðường, người Hán võ công cực thịnh đã giết không biết bao nhiêu là dũng sĩ, cướp bao nhiêu là phụ nữ Khất Ðan. Bây giờ đời Tống võ công người Hán kém rồi, nên lại bị người Khất Ðan tàn sát. Hai bên thù oán đời đời biết bao giờ mới hết?

Huyền Ðộ lẳng lặng một lúc rồi cất tiếng niệm Phật.

Ðoàn Dự phóng ngựa lại gần hai người nói chuyện với nhau, chàng cũng thở dài nói xen vào:

- Việc binh là điềm dữ nên thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến.

Huyền Ðộ thở dài nói:

- Bao giờ đế vương khắp thiên hạ đều tin ở Phật pháp, lấy từ bi làm hoài bão thì mới hết thảm hoạ chiến tranh.

Tiêu Phong cũng buồn rầu nói:

- Chẳng biết đến năm nào, tháng nào mới gặp cảnh thanh bình thế giới?

Ðoàn người tiếp tục đi về phía Tây, thấy ba mặt Ðông, Nam, Bắc đều có lửa cháy suốt ngày đêm không tắt. Quân Liêu đi tới đâu đốt nhà giết người tới đó.

Quần hùng đều tỏ vẻ căm phẫn không ngớt la thét, mắng chửi và muốn cùng quân Liêu quyết một trận tử chiến.

Phạm Hoa nói:

- Quân Liêu đuổi mỗi lúc một gần. Chúng ta sẽ không còn đường mà rút lui. Tại hạ nghĩ rằng chúng ta nên phân tán khắp nơi để quân Liêu không biết đường nào mà đuổi thì hơn.

Trưởng lão Cái Bang là Ngô Trường Phong lớn tiếng hỏi:
- Phạm Tư Mã! Tư Mã nói vậy thì ra ta chịu thua hay sao? Lão phu tưởng chúng ta nên cùng bọn Liêu cẩu quyết một trận tử chiến chẳng kể gì thắng bại...

Mọi người còn đang tranh luận, thì đột nhiên"véo"một tiếng. Một mũi tên đuôi có tra lông từ góc Ðông Nam bắn tới.

Một gã đệ tử Cái Bang hạng năm túi bị trúng tên ngã lăn ra.
Tiếp theo một đội Liêu binh từ sau núi xông ra, quát tháo om sòm.

Nguyên đội quân này đi suốt ngày đêm theo đường tắt vượt qua hậu đội của quần hào đón đường tấn công. Toán quân Liêu này có hơn năm trăm người.

Ngô trưởng lão thét lên:

- Giết giặc đi!


Rồi lão xông ra trước.

Quần hùng căm hận đã lâu, cũng đều hăm hở chạy ra. Bọn quần hào vừa đông hơn đội quân Liêu này võ nghệ cao cường gấp mấy, nên chỉ chừng nửa giờ đã giết sạch toán quân Liêu. Cả mười mấy tên võ sĩ Khất Ðan vượt núi chạy trốn cũng bị những tay khinh công ghê gớm đuổi theo giết chết.

Quần hùng thắng được trận này, hoan hô rầm rĩ, lòng người phấn khởi.
Chỉ có Phạm Hoa là bình thản nhìn Hư Trúc, Ðoàn Dự nói:

- Chúng ta mới giết được một tiểu đội quân Liêu, thì tất đại quân của họ cũng sắp đến đây. Chúng ta phải mau mau lui về phía Tây.
Phạm Hoa chưa dứt lời thì tiếng reo hò như trời long đất lở đãvang lên.
Quần hào đều quay đầu nhìn về phía Ðông thì thấy cát bụi mịt trời đều ngơ ngác nhìn nhau, không ai nói gì.

Tiếng huyên náo như trời long đất lở từ đằng xa vọng lại, không hiểu có đến mấy vạn nhân mã.

Quần hào đã từng trải những trận ác đấu trên chốn giang hồ, nhưng chưa từng thấy thế lớn đại quân bao giờ.
Lần đầu mọi người tuy đã tiếp chiến với Liêu binh ở chân thành Nam kinh nhưng bữa nay so với lần trước còn lớn hơn nhiều.

Phạm Hoa lớn tiếng nói:

- Các vị huynh đệ! Ðịch nhân thế lớn hơn mình chết uổng cũng vô ích. Vậy bữa nay hãy tạm tránh đi rồi hãy chờ cơ hội phản kích.

Quần hào lại tới tấp lên ngựa chạy về phía Tây. Tiếng người ngựa bên địch đuổi theo mỗi lúc một vang dội.


Ðêm hôm ấy, mọi người đều không nghỉ ngơi, vì thấy gần đến Nhạn Môn quan rồi. Quần hùng giục ngựa đi luôn để rán tiến vào Nhạn Môn quan thì dù địch có nhiều cũng khó mà phá được quan ải.


Dọc đường ngựa bị chết nhiều. Người giỏi khinh công thì đi bộ, có ngựa thì phải chở hai người.

Ðoàn người đi cho đến lúc trời sáng thì chỉ có cách Nhạn Môn quan chừng mười dặm. Ai nấy đã hơi yên lòng, xuống ngựa dắt đi thong thả để chúng hồi phục sức lực nhưng tiếng hàng vạn ngựa rầm rộ mỗi lúc một vang dội, dường như đã đuổi tới nơi.

Tiêu Phong từ trên núi đang đi xuống.
Giữa sườn núi, ông nhìn thấy một khối đá lớn thì trong lòng run lên lẩm bẩm:

- Ngày trước Huyền Từ phương trượng, Uông Bang chúa dẫn quần hào Trung Nguyên phục kích gia gia mình, giết mẫu thân và võ sĩ Khất Ðan cũng ở chỗ này.

Ông ngoảnh đầu nhìn qua thì thấy vách núi hãy còn vết búa đẽo trông rõ nghĩ thầm:

- Chính chỗ này phụ thân mình đã ghi tự tích vào đây và đã bị Huyền Từ xoá đi.

Tiêu Phong từ từ quay đáa lại thấy bên vách đá có một gốc cây hoa thì tai ông lại vẳng lên thanh âm của A Châu ngày trước nấp ở chỗ này. Nàng nói:

- Kiều đại gia! Ðại gia đánh nữa đi! Trái núi này đại gia đạp cho đổ xuống!


Tiêu Phong ngẩn người ra. Mấy lời nói dưới đây của A Châu càng rõ như in trong óc:

- Tiểu nữ ở đây chờ Kiều đại gia đã năm ngày năm đêm rồi, vẫn băn khoăn trong dạ, e rằng đại gia không thể tới đây được. Bây giờ quả nhiên, đại gia đã tới nơi. Tạ ơn Trời, Phật đã phù hộ cho đại gia bình yên vô sự. Bất giác Tiêu Phong nước mắt vòng quanh, ông chạy đến bên gốc hoa, vươn tay ra nắm lấy cành cây. Cây này so với ngày ông gặp A Châu đã cao hơn nhiều. Vì thương tâm quá đỗi, nên ông quên hết sự việc bên ngoài.

Bỗng có tiếng người thét lên:

- Tỷ phu! Chạy mau đi, chạy mau đi!

A Tử chạy đến bên mình ông và kéo áo ông đi.

Tiêu Phong ngoảnh đầu nhìn ra thì thấy ba mặt Ðông, Tây, Bắc, quân Liêu cầm giáo giơ lên trùng trùng điệp điệp như rừng cây đang quanh lại bao vây lấy mình.

Tiêu Phong gật đầu nói:

- Ðược rồi! Chúng ta hãy lui vào ải Nhạn Môn rồi sẽ tính.


Lúc này quần hào đã đến trước cửa ải. Nhưng Tiêu Phong cùng A Tử cưỡi ngựa tới trước cửa quan thì cửa ải đóng chặt. Quần hào đều lộ vẻ bất bình.

Bỗng thấy một tên quan Tống đứng trên mặt thành dõng dạc tuyên bố:

- Ðây là tướng lệnh cửa quan Chỉ huy sứ Trương tướng quân trấn thủ Nhạn Môn quan: Các người là bách tính Trung Nguyên, đáng lẽ vào ải được ngay, nhưng chỉ sợ cấu kết với bọn gian tế Liêu quốc. Vì thế mà các ngươi phải hạ khí giới để quân ta khám xét. Nếu trong mình không giấu ngầm binh khí thì Trương tướng quân sẽ gia ơn cho các ngươi được vào quan ải.

Gã vừa dứt lời thì quần hùng đã la ó om sòm.
Có người nói:

- Bọn ta rong ruổi ngàn dặm, chống chọi với quân Khất Ðan. Sao lại ngờ bọn ta là gian tế?

Có người nói:

- Chúng ta có cầm binh khí thì mới giúp tướng quân chống Liêu binh được chớ! Nếu bỏ khí giới thì lấy gì đánh nhau với Liêu binh?

Lại có người nóng nảy cả tiếng mắng:

- Mẹ kiếp! Không cho chúng ta vào thì chúng ta cũng đánh thành để tiến vào.
Huyền Ðộ vội ngăn lại rồi nói với tên quan kia:

- Phiền thí chủ bẩm với Trưởng tướng quân, bọn ta đều là người trung nghĩa của nhà Ðại Tống. Ðịch quân chớp mắt sẽ đến nơi, nếu còn khám xét làm chậm trễ công việc rồi mới mở cửa quan thì nguy hiểm lắm.

Tên quan này đã nghe chửi bới, lại thấy nhiều người ăn mặc kỳ quái không giống người Trung Nguyên liền hỏi:

- Lão hoà thượng! Các vị bảo đều là lương dân Trung Nguyên mà trông số đông không phải là người Trung Nguyên? Ðược rồi! Ta mở cổng một bên để cho lương dân đại Tống vào. Còn ai không phải người Ðại Tống thì ở ngoài.


Quần hào ngơ ngác nhìn nhau, ai cũng tức giận. Vì Ðoàn Dự cùng bộ hạ là người đại Lý. Bộ hạ của Hư Trúc lại càng phức tạp đủ cả người các nước nào Tây Vực, nào Tây Hạ, nào Thổ Phồn, nào Cao Ly. Nếu chỉ có người Ðại Tống được vào thì hai lộ nhân mà nước Ðại Lý và cung Linh Thứu không thể vào được, mà số này lại rất đông.

Huyền Ðộ lại nói:

- Xin tướng quân minh xét: Các vị đây đều là đồng bạn với bần tăng, có người Ðại Lý, Tây Hạ cùng hợp lực với chúng ta để chống cự quân Liêu. Họ đã là bạn mình thì còn kể gì là người Tống hay không người Tống?


Nguyên lần này Ðoàn Dự kéo bản bộ lên Bắc phải giữ tuyệt đối bí mật không thể tiết lộ y là một vị Quốc vương đặng đề phòng các đại thần Tống triều đem lòng gia hại. Vì thế mà Huyền Ðộ không đề cập đến lực lượng nước Ðại Lý.


Tên quan kia liền đáp ngay:

- Nhạn Môn quan là cái chìa khoá mặt Bắc của nhà Ðại Tống. Nó quan hệ biết đến chừng nào? Các vị hãy coi kia: Ðại quân nước Liêu đã đến, nếu ta mở cửa quan một cách khinh suất để quân Liêu tiến vào thì cái hoạ tày trời này ai chịu trách nhiệm?

Ngô Trường Phong không nhẫn nại được nữa, lớn tiếng quát:

- Nếu ngươi đừng rắc rối mở cửa ải ra ngay, có phải bây giờ xong rồi không?
Tên quan kia cũng tức giận, nói:

- Lão ăn xin kia! Trước mắt bản quan ngươi đâu có quyền nói xen vào? Hắn giơ tay lên một cái, hơn nghìn tên cung nỏ phục sẵn trên mặt thành xuất hiện tức khắc. Chúng giương cung lắp tên nhắm vào đoàn người dưới chân thành.

Tên quan thét lên:

- Mau mau lui ra! Nếu còn đứng đó nói càn làm loạn lòng quân thì ta quyết hạ lệnh bắn tên.

Huyền Ðộ thở dài không biết làm thế nào.


Hai bên cửa ải là hai dãy núi cao ngất trời, hình như cánh nhạn. Hai chữ "Nhạn Môn" là ý nói giống chim hồng chim nhạn bay xuống phía Nam phải từ hay dãy núi này xuyên vào để chỉ địa thế hiểm trở về cửa ải này.


Trong bọn quần hào tuy chẳng thiếu gì những tay khinh công cao cường có thể trèo núi trốn chạy, nhưng cũng còn một số đông không thể vượt qua được hiểm địa, tất sẽ bị quân Liêu giết chết dưới chân thành.

Quân Liêu bị thế núi ngăn cản, nên hai cánh Ðông, Tây thu dần lại để theo mặt chính mà vào. Tiếng trống thúc quân nghe đã chói tai. Trừ tiếng trống trận, tiếng vó ngựa dồn dập, tiếng áo giáp loảng xoảng và tiếng gió thổi cờ bay, tuyệt nhiên không thấy tiếng người huyên náo. Như vậy đủ tỏ kỷ luật Liêu binh rất nghiêm chỉnh.

Quân Liêu chia thành từng đội kéo dần vào. Còn cách chừng một quãng mũi tên có thể bắn tới được, quân Liêu dừng cả lại.

Tiêu Phong dõng dạc nói:

- Xin các vị ở đâu hãy đứng nguyên đó, chớ có di chuyển. Ðể tại hạ có lời phân thuyết với Liêu đế.


Bọn Ðoàn Dự, A Tử muốn khuyên can thì ông đã giục ngựa tiến ra. Hai tay ông giơ cao đến đỉnh đầu để tỏ cho họ biết là ông không mang khí giới cung tên gì hết.

Ông lớn tiếng hô:

- Hoàng đế bệ hạ nước Ðại Liêu! Tiêu Phong này có lời muốn nói với bệ hạ, xin mời bệ hạ ra đây!

Ông vận nội lực đến tột độ để nói mấy câu này, thanh âm chuyển đi rất xa. Mười mấy vạn tướng sĩ nước Liêu chẳng ai là không nghe rõ và người nào cũng biến sắc. Sau một lúc, chợt thấy trong trận quân Liêu, trống thúc vang lừng. Háng vạn người ngựa rẽ ra hai bên. Tám lá cờ lớn sắc vàng tung bay trước gió do tám tên kỵ sĩ cầm tiến ra.

Sau tám lá cờ, từng đội quân nào trường mâu thủ, nào đao phủ thủ, nào cung tiến thủ, chia hàng đi hai bên. Tiếp theo là mười vị đại tướng mặc áo giáp, ngoài khoác cẩm bào rầm rộ đưa Gia Luật Hồng Cơ ra trước trận.



Tiêu Phong nói:


- Hiền đệ ơi! Chúng ta đi thôi!


A Cốt Ðả dạ một tiếng nhưng vẫn trỏ tay lên mặt thành lớn tiếng mắng:


- Quân chó má kia! May mà bữa nay bọn mi chưa đụng đến một sợi lông của đại ca ta, không thì ta đạp phá Nam kinh thành bình địa, giết hết bọn Liêu cẩu chúng mi.


A Cốt Ðả cùng Tiêu Phong cưỡi ngựa đi về hướng Tây chừng hơn mười dặm thì đến một chỗgò cao.

A Cốt Ðả nhảy xuống ngựa lấy ra một bì rượu đeo bên sườn ngựa đưa cho Tiêu Phong nói:


- Ca ca! uống đi!


Tiêu Phong đón lấy bì rượu uống một hơi cạn hết nửa bì, rồi đưa lại cho A Cốt Ðả.

A Cốt uống hết nửa bì rượu còn lại rồi nói:


- Ca ca! Anh em ta lên núi Trường Bạch vừa săn bắn vừa uống rượu để tiêu dao vui thú có lẽ hay hơn?


Tiêu Phong biết Gia Luật Hồng Cơ là người cao ngạo. Bữa nay Liêu binh bị thua dưới chân thành Nam kinh, lại bị A Cốt Ðả một phen mắng nhiếc, tất y chẳng chịu bỏ qua và sẽ đem binh đuổi đánh. Bọn Nữ Chân tuy kiêu dũng nhưng lại ít người, khó mà đoán được ai thắng ai bại? Chi bằng đến núi Trường Bạch ở vài tháng để lánh hoạ chiến tranh, đồng thời để trị thương cho A Tử, rồi sẽ đến nương thân nơi bộ lạc Nữ Chân chẳng chen vào chốn danh lợi làm chi nữa cho thêm phiền muộn.


Ông nghĩ vậy liền nói với A Cốt Ðả:


- Hiền đệ! Các vị anh hùng hào kiệt đây đều đến để cứu ta, phải tiễn chân các vị đến ải Nhạn Môn quan, rồi sẽ quay trở về với hiền đệ.

A Cốt Ðả cả mừng nói:


- Bọn Nam Man ở Trung Nguyên phần đông là người không tốt. Tiểu đệ không muốn gặp họ nữa.


Gã nói xong dẫn bọn thuộc hạ đi về phía Bắc.


Quần hào Trung Nguyên thấy người Bắc Phiên này đi lại như gió, kiêu dũng phi thường đều lẩm bẩm:


- Bọn Phiên nô này còn ghê gớm hơn quân Liêu cẩu. May chúng là bạn Kiều Bang chúa, không thì có lẽ bọn mình cũng bị rắc rối với họ.


Các bộ nhân mã dần dần tụ cả lại một nơi, bàn luận rất sôi nổi về trận ác chiến dưới chân thành Nam kinh vừa rồi.


Tiêu Phong khom lưng kính cẩn nói:


- Ða tạ các vị là người đại nhân đại nghĩa, bỏ qua mối hờn cũ của Tiêu mỗ, lại chẳng ngại quản xa xôi ngàn dặm đến cứu viện cho. Ơn đức này Tiêu mỗ vĩnh viễn không báo đáp được.


Huyền Ðộ đại sư nói:


- Kiều Bang chúa sao lại nói vậy? Những việc trước kia đều do sự hiểu lầm mà râ. Ðã là đồng đạo võ lâm tất phải cứu giúp nhau trong cơn hoạn nạn. Huống chi Kiều Bang chúa đã vì trăm vạn sinh linh ở Trung Nguyên mà phế bỏ vinh hoa phú quý ơn đức bao trùm thiên hạ. Ðáng lý anh em phải cảm tạ Kiều Bang chúa mới đúng.

Phạm Hoa dõng dạc lên tiếng:


- Tại hạ xem ra quân Liêu bị thất bại tất chẳng chịu thôi. Nếu chúng truy kích thì có gì để đối địch không?


Quần hùng lớn tiếng đáp:


- Chúng ta sẽ cùng Liêu binh quyết một trận tử chiến, chẳng lẽ lại sợ chúng ư?

Phạm Hoa nói:


- Ðịch nhiều mà ta ít, giao chiến ở nơi đồng bằng bất lợi cho mình. Theo ngu kiến của tại hạ thì chúng ta nên rút lui thêm về phía Tây. Một là gần được Tống binh có tiếp viện. Hai là quân địch đuổi càng xa số người càng ít đi. Chúng ta sẽ có thể thừa cơ phản kích được.





Quần hào đều lấy làm phải.

Hư Trúc dẫn bọn thuộc hạ cung Linh Thứu làm lộ thứ nhất.

Ðoàn Dự dẫn binh mã nước Ðại Lý làm lộ thứ hai.

Huyền Ðộ lãnh đạo quần hào Trung Nguyên làm lộ thứ ba.

Tiêu Phong lãnh bang chúng Cái Bang đi đoạn hậu.

Bốn lộ nhân mãđi cách nhau chừng mấy dặm.

Các lộ đều có thám tử cưỡi Khoái Mã để truyền tin. Nếu có địch đến phải ứng cứu nhau.



Ði được một ngày, đến tối trọ lại trong một vùng sơn dã, vẫn chưa thấy quân Liêu đuổi tới nơi.


Mọi người cũng hơi yên dạ.


Sáng hôm sau lại khởi trình.

Tiêu Phong hỏi A Tử:


- Du Thản Chi hiện còn ở cung Linh Thứu không?

A Tử bĩu môi đáp:


- Ai mà biết được? Gã mù cả hai mắt rồi chắc là còn ở lại đó chứ xuống núi thế nào được?


Giọng nói của nàng tỏ ra không hề quan tâm đến Du Thản Chi chút nào hết.

Một hôm đi tới chân núi Ngũ Ðài Sơn, liền tìm vào thôn Bạch Lạc để nấu cơm.

Phạm Hoa tinh thông trận pháp, bố trí quần hào thành từng tốp một mai phục nơi hiểm yếu, y lại cho chặt cầu ngăn đường để Liêu binh mất nhiều thì giờ hơn mới đ uổi kịp. Ðến ngày thứ hai, bỗng thấy ở mé Ðông có tiếng reo hò dậy đất, và khói đen cuồn cuộn bốc lến mù trời. Ðó chính là quân Liêu đã đuổi gần tới nơi và phóng tin hiệu.




Quần hào thấy vậy đều phập phồng kinh hãi. Có người võ dũng lập tức muốn quay lại để giúp những tiểu đội phục kích ở phía sau. Nhưng họ đều bị Huyền Ðộ và Phạm Hoa ngăn cản.


Ðêm hôm ấy quần hùng ở lại chỗ sườn núi để nghỉ đêm.

Ðến nửa đêm, bỗng có tiếng người la gọi.


Quần hào giật mình tỉnh dậy, cầm binh khí.


Phía Bắc bỗng thấy lửa cháy ngất trời không hiểu là đốt gì?


Tiêu Phong cùng Phạm Hoa đưa mắt nhìn nhau và đều ngấm ngầm cảm thấy có sự chẳng lành.


Phạm Hoa khẽ nói:


- Tiêu đại vương! Ðại vương tính có phải quân Liêu đi đường hông rồi vòng lại giáp công không?


Tiêu Phong đáp:


- Liêu đế quyết ý đánh Tống đem quân đi rất nhiều. Ðây chắc là họ.

Phạm Hoa nói:


- Vụ cháy lớn này không biết đã đốt mất bao nhiêu nhà cửa của dân lành. Hỡi ôi!...


Tiêu Phong không muốn nói Gia Luật Hồng Cơ tàn bạo, nhưng ông cũng biết y bị thua về tay bộ lạc Nữ Chân, trong lòng rất phẫn uất, nên y trút giận vào đầu bá tánh. Thấy người là giết, thấy nhà là đốt.


Trận lửa cháy cho đến lúc trời sáng vẫn chưa tắt.


Trưa hôm sau lại thấy lửa cháy về phía Nam.

Giữa trời nắng trông không rõ ngọn lửa chỉ thấy khói bốc lên đen nghịt cả một góc trời.


Huyền Ðộ dẫn người đi trước thấy phía Nam lửa cháy liền dừng ngựa đứng bên đường chờ bọn Tiêu Phong đến nơi hỏi:


- Kiều Bang chúa! Quân Liêu ba mặt giáp công. Bang chúa liệu ải Nhạn Môn quan này có giữ được chăng? Bần tăng đã phái người đi trước báo tin. Nhưng vị Thống soái ở đó nhu nhược, e rằng chống không nổi bọn thiết kỵ Khất Ðan.


Tiêu Phong không biết trả lời thế nào.

Huyền Ðộ lại nói:


- Xem chừng người Nữ Chân có thể ngăn cản được. Sau này nhà Ðại Tống sẽ cùng bộ lạc Nữ Chân giao hảo hợp lực chống trả giáp công may ra mới có thể ngăn ngừa được bọn thiết kỵ Khất Ðan, không đánh xuống phía Nam được.





Ðột nhiên ông hỏi lại:


- Huyền Ðộ đại sư! Gia gia tại hạ ở quý tự có mạnh khoẻ không?

Huyền Ðộ sửng sốt đáp:


- Lệnh tôn đã quy y, vào thanh tu trong hậu viện chùa Thiếu Lâm. Lúc bần tăng đi Nam kinh, không muốn đến chào lệnh tôn để người bận lòng trần tục.

Tiêu Phong nói:


- Tại hạ muốn được gặp gia gia để hỏi người một câu.

Huyền Ðộ hắng giọng một tiếng chưa nói gì, thì Tiêu Phong lại tiếp:


- Tại hạ muốn hỏi gia phụ: Nếu Liêu binh đến đánh chùa Thiếu Lâm thì người xử trí ra sao?


Huyền Ðộ đáp ngay:


- Bần tăng nghĩ rằng dĩ nhiên lão cư sĩ sẽ giết địch để bảo vệ Phật pháp.

Tiêu Phong nói:


- Nhưng gia phụ là người Khất Ðan, chẳng lẽ lại vì người Hán mà giết người Khất Ðan ư?


Huyền Ðộ trầm ngâm một chút rồi đáp:


- Bang chúa quả là người Khất Ðan mà bỏ chỗ tối để theo chỗ sáng, thật là đáng kính phục.


Tiêu Phong nói:


- Ðại sư là người Hán thì nghĩ người Hán sáng mà người Khất Ðan tối. Tại hạ là người Khất Ðan cũng tưởng Ðại Liêu sáng, còn Ðại Tống tối. Tổ tiên tại hạ bị người giống yết tàn sát lại bị người Tiên Ti hà hiếp cực kỳ khốn khổ, chạy hết chỗ này đến chỗ khác. Ðời nhà Ðại Ðường, người Hán võ công cực thịnh đã giết không biết bao nhiêu là dũng sĩ, cướp bao nhiêu là phụ nữ Khất Ðan. Bây giờ đời Tống võ công người Hán kém rồi, nên lại bị người Khất Ðan tàn sát. Hai bên thù oán đời đời biết bao giờ mới hết?


Huyền Ðộ lẳng lặng một lúc rồi cất tiếng niệm Phật.


Ðoàn Dự phóng ngựa lại gần hai người nói chuyện với nhau, chàng cũng thở dài nói xen vào:


- Việc binh là điềm dữ nên thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng đến.


Huyền Ðộ thở dài nói:


- Bao giờ đế vương khắp thiên hạ đều tin ở Phật pháp, lấy từ bi làm hoài bão thì mới hết thảm hoạ chiến tranh.


Tiêu Phong cũng buồn rầu nói:


- Chẳng biết đến năm nào, tháng nào mới gặp cảnh thanh bình thế giới?


Ðoàn người tiếp tục đi về phía Tây, thấy ba mặt Ðông, Nam, Bắc đều có lửa cháy suốt ngày đêm không tắt. Quân Liêu đi tới đâu đốt nhà giết người tới đó.


Quần hùng đều tỏ vẻ căm phẫn không ngớt la thét, mắng chửi và muốn cùng quân Liêu quyết một trận tử chiến.


Phạm Hoa nói:


- Quân Liêu đuổi mỗi lúc một gần. Chúng ta sẽ không còn đường mà rút lui. Tại hạ nghĩ rằng chúng ta nên phân tán khắp nơi để quân Liêu không biết đường nào mà đuổi thì hơn.


Trưởng lão Cái Bang là Ngô Trường Phong lớn tiếng hỏi:

- Phạm Tư Mã! Tư Mã nói vậy thì ra ta chịu thua hay sao? Lão phu tưởng chúng ta nên cùng bọn Liêu cẩu quyết một trận tử chiến chẳng kể gì thắng bại...



Mọi người còn đang tranh luận, thì đột nhiên"véo"một tiếng. Một mũi tên đuôi có tra lông từ góc Ðông Nam bắn tới.


Một gã đệ tử Cái Bang hạng năm túi bị trúng tên ngã lăn ra.

Tiếp theo một đội Liêu binh từ sau núi xông ra, quát tháo om sòm.


Nguyên đội quân này đi suốt ngày đêm theo đường tắt vượt qua hậu đội của quần hào đón đường tấn công. Toán quân Liêu này có hơn năm trăm người.


Ngô trưởng lão thét lên:


- Giết giặc đi!




Rồi lão xông ra trước.


Quần hùng căm hận đã lâu, cũng đều hăm hở chạy ra. Bọn quần hào vừa đông hơn đội quân Liêu này võ nghệ cao cường gấp mấy, nên chỉ chừng nửa giờ đã giết sạch toán quân Liêu. Cả mười mấy tên võ sĩ Khất Ðan vượt núi chạy trốn cũng bị những tay khinh công ghê gớm đuổi theo giết chết.


Quần hùng thắng được trận này, hoan hô rầm rĩ, lòng người phấn khởi.

Chỉ có Phạm Hoa là bình thản nhìn Hư Trúc, Ðoàn Dự nói:


- Chúng ta mới giết được một tiểu đội quân Liêu, thì tất đại quân của họ cũng sắp đến đây. Chúng ta phải mau mau lui về phía Tây.

Phạm Hoa chưa dứt lời thì tiếng reo hò như trời long đất lở đãvang lên.

Quần hào đều quay đầu nhìn về phía Ðông thì thấy cát bụi mịt trời đều ngơ ngác nhìn nhau, không ai nói gì.


Tiếng huyên náo như trời long đất lở từ đằng xa vọng lại, không hiểu có đến mấy vạn nhân mã.


Quần hào đã từng trải những trận ác đấu trên chốn giang hồ, nhưng chưa từng thấy thế lớn đại quân bao giờ.

Lần đầu mọi người tuy đã tiếp chiến với Liêu binh ở chân thành Nam kinh nhưng bữa nay so với lần trước còn lớn hơn nhiều.


Phạm Hoa lớn tiếng nói:


- Các vị huynh đệ! Ðịch nhân thế lớn hơn mình chết uổng cũng vô ích. Vậy bữa nay hãy tạm tránh đi rồi hãy chờ cơ hội phản kích.


Quần hào lại tới tấp lên ngựa chạy về phía Tây. Tiếng người ngựa bên địch đuổi theo mỗi lúc một vang dội.




Ðêm hôm ấy, mọi người đều không nghỉ ngơi, vì thấy gần đến Nhạn Môn quan rồi. Quần hùng giục ngựa đi luôn để rán tiến vào Nhạn Môn quan thì dù địch có nhiều cũng khó mà phá được quan ải.




Dọc đường ngựa bị chết nhiều. Người giỏi khinh công thì đi bộ, có ngựa thì phải chở hai người.


Ðoàn người đi cho đến lúc trời sáng thì chỉ có cách Nhạn Môn quan chừng mười dặm. Ai nấy đã hơi yên lòng, xuống ngựa dắt đi thong thả để chúng hồi phục sức lực nhưng tiếng hàng vạn ngựa rầm rộ mỗi lúc một vang dội, dường như đã đuổi tới nơi.


Tiêu Phong từ trên núi đang đi xuống.

Giữa sườn núi, ông nhìn thấy một khối đá lớn thì trong lòng run lên lẩm bẩm:


- Ngày trước Huyền Từ phương trượng, Uông Bang chúa dẫn quần hào Trung Nguyên phục kích gia gia mình, giết mẫu thân và võ sĩ Khất Ðan cũng ở chỗ này.


Ông ngoảnh đầu nhìn qua thì thấy vách núi hãy còn vết búa đẽo trông rõ nghĩ thầm:


- Chính chỗ này phụ thân mình đã ghi tự tích vào đây và đã bị Huyền Từ xoá đi.


Tiêu Phong từ từ quay đáa lại thấy bên vách đá có một gốc cây hoa thì tai ông lại vẳng lên thanh âm của A Châu ngày trước nấp ở chỗ này. Nàng nói:


- Kiều đại gia! Ðại gia đánh nữa đi! Trái núi này đại gia đạp cho đổ xuống!




Tiêu Phong ngẩn người ra. Mấy lời nói dưới đây của A Châu càng rõ như in trong óc:


- Tiểu nữ ở đây chờ Kiều đại gia đã năm ngày năm đêm rồi, vẫn băn khoăn trong dạ, e rằng đại gia không thể tới đây được. Bây giờ quả nhiên, đại gia đã tới nơi. Tạ ơn Trời, Phật đã phù hộ cho đại gia bình yên vô sự. Bất giác Tiêu Phong nước mắt vòng quanh, ông chạy đến bên gốc hoa, vươn tay ra nắm lấy cành cây. Cây này so với ngày ông gặp A Châu đã cao hơn nhiều. Vì thương tâm quá đỗi, nên ông quên hết sự việc bên ngoài.


Bỗng có tiếng người thét lên:


- Tỷ phu! Chạy mau đi, chạy mau đi!


A Tử chạy đến bên mình ông và kéo áo ông đi.


Tiêu Phong ngoảnh đầu nhìn ra thì thấy ba mặt Ðông, Tây, Bắc, quân Liêu cầm giáo giơ lên trùng trùng điệp điệp như rừng cây đang quanh lại bao vây lấy mình.


Tiêu Phong gật đầu nói:


- Ðược rồi! Chúng ta hãy lui vào ải Nhạn Môn rồi sẽ tính.




Lúc này quần hào đã đến trước cửa ải. Nhưng Tiêu Phong cùng A Tử cưỡi ngựa tới trước cửa quan thì cửa ải đóng chặt. Quần hào đều lộ vẻ bất bình.


Bỗng thấy một tên quan Tống đứng trên mặt thành dõng dạc tuyên bố:


- Ðây là tướng lệnh cửa quan Chỉ huy sứ Trương tướng quân trấn thủ Nhạn Môn quan: Các người là bách tính Trung Nguyên, đáng lẽ vào ải được ngay, nhưng chỉ sợ cấu kết với bọn gian tế Liêu quốc. Vì thế mà các ngươi phải hạ khí giới để quân ta khám xét. Nếu trong mình không giấu ngầm binh khí thì Trương tướng quân sẽ gia ơn cho các ngươi được vào quan ải.


Gã vừa dứt lời thì quần hùng đã la ó om sòm.

Có người nói:


- Bọn ta rong ruổi ngàn dặm, chống chọi với quân Khất Ðan. Sao lại ngờ bọn ta là gian tế?


Có người nói:


- Chúng ta có cầm binh khí thì mới giúp tướng quân chống Liêu binh được chớ! Nếu bỏ khí giới thì lấy gì đánh nhau với Liêu binh?


Lại có người nóng nảy cả tiếng mắng:


- Mẹ kiếp! Không cho chúng ta vào thì chúng ta cũng đánh thành để tiến vào.

Huyền Ðộ vội ngăn lại rồi nói với tên quan kia:


- Phiền thí chủ bẩm với Trưởng tướng quân, bọn ta đều là người trung nghĩa của nhà Ðại Tống. Ðịch quân chớp mắt sẽ đến nơi, nếu còn khám xét làm chậm trễ công việc rồi mới mở cửa quan thì nguy hiểm lắm.


Tên quan này đã nghe chửi bới, lại thấy nhiều người ăn mặc kỳ quái không giống người Trung Nguyên liền hỏi:


- Lão hoà thượng! Các vị bảo đều là lương dân Trung Nguyên mà trông số đông không phải là người Trung Nguyên? Ðược rồi! Ta mở cổng một bên để cho lương dân đại Tống vào. Còn ai không phải người Ðại Tống thì ở ngoài.




Quần hào ngơ ngác nhìn nhau, ai cũng tức giận. Vì Ðoàn Dự cùng bộ hạ là người đại Lý. Bộ hạ của Hư Trúc lại càng phức tạp đủ cả người các nước nào Tây Vực, nào Tây Hạ, nào Thổ Phồn, nào Cao Ly. Nếu chỉ có người Ðại Tống được vào thì hai lộ nhân mà nước Ðại Lý và cung Linh Thứu không thể vào được, mà số này lại rất đông.


Huyền Ðộ lại nói:


- Xin tướng quân minh xét: Các vị đây đều là đồng bạn với bần tăng, có người Ðại Lý, Tây Hạ cùng hợp lực với chúng ta để chống cự quân Liêu. Họ đã là bạn mình thì còn kể gì là người Tống hay không người Tống?




Nguyên lần này Ðoàn Dự kéo bản bộ lên Bắc phải giữ tuyệt đối bí mật không thể tiết lộ y là một vị Quốc vương đặng đề phòng các đại thần Tống triều đem lòng gia hại. Vì thế mà Huyền Ðộ không đề cập đến lực lượng nước Ðại Lý.





Tên quan kia liền đáp ngay:


- Nhạn Môn quan là cái chìa khoá mặt Bắc của nhà Ðại Tống. Nó quan hệ biết đến chừng nào? Các vị hãy coi kia: Ðại quân nước Liêu đã đến, nếu ta mở cửa quan một cách khinh suất để quân Liêu tiến vào thì cái hoạ tày trời này ai chịu trách nhiệm?


Ngô Trường Phong không nhẫn nại được nữa, lớn tiếng quát:


- Nếu ngươi đừng rắc rối mở cửa ải ra ngay, có phải bây giờ xong rồi không?

Tên quan kia cũng tức giận, nói:


- Lão ăn xin kia! Trước mắt bản quan ngươi đâu có quyền nói xen vào? Hắn giơ tay lên một cái, hơn nghìn tên cung nỏ phục sẵn trên mặt thành xuất hiện tức khắc. Chúng giương cung lắp tên nhắm vào đoàn người dưới chân thành.


Tên quan thét lên:


- Mau mau lui ra! Nếu còn đứng đó nói càn làm loạn lòng quân thì ta quyết hạ lệnh bắn tên.


Huyền Ðộ thở dài không biết làm thế nào.




Hai bên cửa ải là hai dãy núi cao ngất trời, hình như cánh nhạn. Hai chữ "Nhạn Môn" là ý nói giống chim hồng chim nhạn bay xuống phía Nam phải từ hay dãy núi này xuyên vào để chỉ địa thế hiểm trở về cửa ải này.




Trong bọn quần hào tuy chẳng thiếu gì những tay khinh công cao cường có thể trèo núi trốn chạy, nhưng cũng còn một số đông không thể vượt qua được hiểm địa, tất sẽ bị quân Liêu giết chết dưới chân thành.


Quân Liêu bị thế núi ngăn cản, nên hai cánh Ðông, Tây thu dần lại để theo mặt chính mà vào. Tiếng trống thúc quân nghe đã chói tai. Trừ tiếng trống trận, tiếng vó ngựa dồn dập, tiếng áo giáp loảng xoảng và tiếng gió thổi cờ bay, tuyệt nhiên không thấy tiếng người huyên náo. Như vậy đủ tỏ kỷ luật Liêu binh rất nghiêm chỉnh.


Quân Liêu chia thành từng đội kéo dần vào. Còn cách chừng một quãng mũi tên có thể bắn tới được, quân Liêu dừng cả lại.


Tiêu Phong dõng dạc nói:


- Xin các vị ở đâu hãy đứng nguyên đó, chớ có di chuyển. Ðể tại hạ có lời phân thuyết với Liêu đế.




Bọn Ðoàn Dự, A Tử muốn khuyên can thì ông đã giục ngựa tiến ra. Hai tay ông giơ cao đến đỉnh đầu để tỏ cho họ biết là ông không mang khí giới cung tên gì hết.


Ông lớn tiếng hô:


- Hoàng đế bệ hạ nước Ðại Liêu! Tiêu Phong này có lời muốn nói với bệ hạ, xin mời bệ hạ ra đây!


Ông vận nội lực đến tột độ để nói mấy câu này, thanh âm chuyển đi rất xa. Mười mấy vạn tướng sĩ nước Liêu chẳng ai là không nghe rõ và người nào cũng biến sắc. Sau một lúc, chợt thấy trong trận quân Liêu, trống thúc vang lừng. Háng vạn người ngựa rẽ ra hai bên. Tám lá cờ lớn sắc vàng tung bay trước gió do tám tên kỵ sĩ cầm tiến ra.


Sau tám lá cờ, từng đội quân nào trường mâu thủ, nào đao phủ thủ, nào cung tiến thủ, chia hàng đi hai bên. Tiếp theo là mười vị đại tướng mặc áo giáp, ngoài khoác cẩm bào rầm rộ đưa Gia Luật Hồng Cơ ra trước trận.
Lục Mạch Thần Kiếm
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160(hết)