watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lục Mạch Thần Kiếm-Hồi 135 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 135

Tác giả: Kim Dung

Cưu Ma Trí vừa bắt Mộ Dung Phục xong, bất giác nghĩ đến phụ thân y tặng bí lục phái Thiếu Lâm cho mình, nên y biết là mối hoạ tâm phúc mà không xử tử ngay tức khắc, chỉ quăng xuống giếng khô để cho y chết được toàn thi thể. Nhưng bây giờ lão nghĩ ra chỗ dụng ý sâu độc của Mộ Dung Bác để mình phải khổ sở, bất giác tức giận như người điên, cúi xuống miệng giếng phóng luôn ba chưởng, nhưng không thấy động tĩnh gì. Lão biết là đáy giếng sâu quá, chưởng lực phóng xuống không thấu.

Cưu Ma Trí tức giận, vận hết công lực đánh ra một quyền. Quyền vừa đánh ra, nội khí trong người chạy rần rần, dường như muốn do mười vạn tám ngàn lỗ chân lông xông ra ngoài mà không tiết ra được.

Ðang lúc lão vừa kinh hãi, vừa tức giận, đột nhiên trước ngực thấy động một vật gì từ trong vạt áo rớt vào trong giếng.

Cưu Ma Trí đưa tay ra để bắt lại, nhưng đã không kịp nữa. Lão vội vận "Cầm Long thủ pháp" nhảy ra để bắt lại. Giả tỷ là lúc bình thời, nhất định lão bắt lại được. Nhưng lúc này nội kình không chịu tuân theo ý chí, mà cứ bành trướng lên rần rần chứ không chịu ra đến lòng bàn tay.

Bỗng nghe một tiếng tạch vang lên. Vật kia đã rớt xuống đáy giếng.
Cưu Ma Trí la thầm:

- Thôi hỏng rồi!

Lão thò tay sờ vào bọc, quả nhiên phát giác pho Dịch Cân Kinh rớt xuống lòng giếng mất rồi. Lão biết mình không vận nội khí đúng đường là bởi luyện Dịch Cân Kinh mà ra. Nhưng muốn trừ cái đau khổ này không nghiên cứu Dịch Cân Kinh không được. Dịch Cân Kinh là một vật quan hệ đến cuộc sống chết của lão, để thất lạc thế nào được?

Lão không suy nghĩ gì nữa, tung mình nhảy xuống đáy giếng. Lão sợ dưới đáy giếng có đá nhọn hoặc cành cây đâm vào chân tay, lại sợ Mộ Dung Phục tự giải khai được huyệt đạo, rồi đánh lén mình, nên hai chân chưa chấm đất đã vung chưởng đánh xuống hai phát để thế rớt xuống nhẹ bớt đi. Tay bên trái lão sử dụng chiêu "Hồi Phong Lạc Diệp" để hộ vệ những chỗ yếu hại thân thể.

Ngờ đâu nội khí trong người lão biến hoá khác thường, chiêu số tuy tinh vi mà lực đạo phóng ra lại không đúng mực. Hai phát chưởng chẳng những không giảm bớt được thế rớt xuống cho nhẹ đi mà trái lại khiến người bị đẩy mạnh thêm.

Huỵch một tiếng! Ðầu lão đụng vào đáy giếng thật mạnh.


Kể về công lực, Cưu Ma Trí tuy chưa luyện được thành một tấm thân sắt thép, nhưng đầu lão đập vào gạch cũng chẳng tổn thương gì, mà viên gạch bị nát nhừ. Lão thấy mắt nẩy đom đóm, trời đất quay cuồng lăn mình xuống đáy giếng.


Giếng này không có nước đã lâu, nên lá rụng cùng cỏ khô chất đống rất dày và mục nát thành bùn. Mấy chục năm trời, bùn sâu có tới hơn trượng.

Cưu Ma Trí rớt xuống, mặt mũi mồm miệng đều chôn vào trong bùn lầy. Lão cảm thấy người mình từ từ chìm xuống, muốn cựa quậy đứng lên, nhưng chân tay không còn chút sức mạnh nào cả.

Cưu Ma Trí đang lúc hoảng hốt, bỗng nghe trên miệng giếng có tiếng la gọi:

- Quốc sư! Quốc sư!...

Ðó chính là bốn tên võ sĩ Thổ Phồn.
Cưu Ma Trí vội la lên:

- Ta ở đây!

Nhưng lão vừa mở miệng nói thì đất bùn tràn vào miệng, không nói lên lời. Lão còn văng vẳng nghe bốn tên võ sĩ nói chuyện với nhau.

Một tên nói:

- Chắc Quốc sư nóng ruột không chờ chúng mình được bỏ đi rồi. Lão gia đã dặn mình kiếm đá lớn đậy miệng giếng, vậy mình chỉ biết tuân theo là xong.

Lại một tên khác nói:

- Phải đó! Phải đó!

Cưu Ma Trí cả kinh nghĩ thầm:

- Chúng đem phiến đá nặng tới mấy nghìn cân lấp trên miệng giếng, đừng nói lúc này võ công mình đã mất hết, mà ngay lúc bình thường ngày trước dù mình có muốn hất phiến đá này ra cũng khó lòng.


Lão những muốn kêu lên:

- Ta ở đây! Các ngươi tìm cách cứu ta!

Lão càng hoang mang, bùn vào miệng càng nhiều, bất giác vô tình nuốt ực hai miếng vào bụng. Mùi hôi thối cực kỳ khó chịu.


Trên bờ giếng lại nghe có tiếng lịch kịch, lão biết là bốn tên võ sĩ đang vần tảng đá lớn đậy lên miệng giếng.
Bọn võ sĩ Thổ Phồn kính trọng Cưu Ma Trí như bậc thiên thần. Mệnh lệnh của Quốc sư chúng coi chẳng khác chỉ dụ của vua. Chúng chỉ sợ khối đá chưa đủ nặng, nên lại lấy thêm mười mấy phiến đá nặng chừng mấy trăm cân xếp lên trên.

Cưu Ma Trí nghe rõ bốn tên võ sĩ xếp đá xong rồi vừa gọi vừa đi.

Lão yên trí mình mất mạng trong giếng khô này rồi. Về võ công cũng như Phật học, về mưu trí cũng như về thao lược, lão trùm cả Tây Vực không một ai bì kịp. Ngờ đâu lão bị chôn vùi trong đống bùn dơ bẩn.


Người ta ai mà không chết, nhưng chết trong trường hợp này thiệt chẳng vinh dự chút nào. Lão nghĩ tới đây mà không khỏi thương tâm, hai hàng nước mắt trào ra. Người lão đầy bùn chẳng coi ra hình thù gì nữa, nhưng theo tập quán tự nhiên, lão giơ tay lên gạt nước mắt, bỗng đụng phải một vật. Tiện tay lão cầm lấy, biết là pho Dịch Cân Kinh.

Cưu Ma Trí cười dở khóc dở. Kinh báu tìm thấy rồi, nhưng lúc này còn dùng làm gì được nữa?

Chợt nghe thanh âm một cô gái nói:

- Công tử có nghe thấy không? Bọn võ sĩ Thổ Phồn dùng đá lớn lấp miệng giếng, chúng ta làm thế nào ra được?

Người nói đó chính là Vương Ngọc Yến.

Cưu Ma Trí nghe thấy tiếng người, trong lòng phấn khởi nghĩ thầm:

- Té ra cô này chưa chết! Nhưng không hiểu cô ta nói với ai? Ðã có thêm ba người mình hợp lực lại may ra có thể đẩy được phiến đá đậy giếng, đặng thoát khỏi nơi nguy hiểm này.

Lại thấy tiếng một chàng trai đáp lại:

- Tại hạ mong rằng được cùng cô nương ở luôn đây, chẳng cần ra khỏi nữa thì đã sao? Cô nương ở bên mình tại hạ, dù bùn lầy cũng thành hương thơm. Bất luận thiên đường lạc thổ nào cũng chẳng bằng chỗ này.

Cưu Ma Trí nghe chàng nói, ngấm ngầm kinh hãi tự hỏi:

- Gã này vẫn chưa chết ư? Gã bị trọng thương về "Hoả Diệm Ðao" của mình, thì đối với mình có một mối căm hận sâu cay. Bây giờ mình không phát huy được nội lực. Nếu gã nhân lúc này định trả thù, biết làm thế nào?

Người vừa nói đó chính là Ðoàn Dự.

Ðoàn Dự bị Mộ Dung Phục liệng xuống giếng ngất đi, chân tay không nhúc nhích được. Tuy chàng cũng chìm xuống bùn lầy, nhưng không đến nỗi hoảng hốt như Cưu Ma Trí.

Lúc Vương Ngọc Yến nhảy xuống giếng, khéo sao đầu nàng đụng đúng vào huyệt "Ðản Trung" trước ngực chàng.

Ðoàn Dự hồi tỉnh lại ngay. Vì Vương Ngọc Yến ngã đúng vào lòng chàng, nên không bị thương chút nào mà bùn lầy cũng không bám vào người mấy tí.

Ðoàn Dự thấy trong lòng mình có thêm một người, chàng còn đang nghi hoặc, bỗng nghe Mộ Dung Phục đứng trên miệng giếng nói:

- Biểu Muội! Trong thâm tâm biểu muội rất yêu Ðoàn công tử. Sống đã không thành phu phụ, chết được cùng một huyệt, tưởng cũng là mãn nguyện lắm.

Ðoàn Dự nghe mấy câu này rất rõ ràng, lẩm bẩm một mình:
- Không! Không thể được! Ðoàn Dự này làm gì có phước lớn như vậy?
Ðột nhiên người trong lòng chàng lên tiếng:

- Ðoàn công tử! Ta thật là một người hồ đồ. Công tử đối với ta hết lòng như vậy mà ta...

Ðoàn Dự kinh hãi ngắt lời:

- Vương cô nương đây ư?
Vương Ngọc Yến đáp:

- Phải rồi!

Ðoàn Dự đối với nàng một niềm kính cẩn, trong lòng không bao giờ dám có một chút ý niệm dâm tà. Chàng nghe nàng nói như vậy, vội vàng ngồi dậy toan đẩy nàng ra xa, nhưng đáy giếng chật hẹp bùn lầy. Hai chân chàng vừa đứng lên đã ngập sâu vào trong bùn. Chàng biết rằng không thể đặt Vương Ngọc Yến xuống bùn được.
Chàng đành cứ ôm lấy người nàng, luôn miệng xin lỗi:

- Tại hạ thật đắc tội, Vương cô nương! Chúng ta hiện ở trong chốn bùn lầy, đành phải tòng quyền vậy.

Vương Ngọc Yến thở dài, trong lòng cảm kích muôn vàn! Nàng đã hai lần chết đi sống lại và nhìn rõ tâm địa Mộ Dung Phục, dù có muốn tự dối mình cũng không được nữa.

Một đằng Ðoàn Dự đối với mình hết dạ chân thành. Nếu đem ra mà so sánh, một bên tình nghĩa mặn nồng, còn một bên phũ phàng vị kỷ. Từ lúc nàng nhảy xuống giếng, tuy mới trong nháy mắt mà thâm tâm nàng biến cải rất nhiều. Lúc nãy nàng tự thương thân thế, quyết ý quyên sinh để báo ơn Ðoàn Dự.

Không ngờ Ðoàn Dự cùng mình đều chưa chết, thật là một sự ra ngoài sức tưởng tượng của con người. Lòng nàng mừng rỡ vô cùng.

Vương Ngọc Yến nguyên là một thiếu nữ phong nhã rất giữ lễ nghĩa, nhưng lúc trải qua nhiều biến cố hãi hùng, nàng cảm động không nhịn được nữa, thổ lộ can trường nói với Ðoàn Dự:

- Ðoàn công tử! Ta chắc rằng công tử chết rồi. Nhớ lại bao trường hợp công tử đối với ta thật hết lòng, ta vừa thương tâm lại vừa hối hận. May mà hoàng thiên có mắt, công tử vẫn bình yên. Lúc ta ở trên miệng giếng nói những gì chắc công tử nghe rõ cả rồi?

Nói tới đây nàng thẹn đỏ mặt lên, gục đầu xuống bên cổ Ðoàn Dự.

Ðoàn Dự đột nhiên thấy người nhẹ nhàng tưởng chừng bay bổng lên không hay đi vào cõi mộng. Cái nguyện vọng mà chàng ngày đêm mơ tưởng đột nhiên biến thành sự thực.

Ðoàn Dự mừng quá hai chân mềm nhũn, ngồi ngay xuống bùn tựa lưng vào thành giếng. Hai tay chàng vẫn giữ lấy người Vương Ngọc Yến. Bỗng nhiên, mấy sợi tóc nàng luồn vào trong mũi chàng, làm chàng hắt hơi luôn mấy cái.

Vương Ngọc Yến hỏi:

- Công tử làm sao vậy? Bị thương rồi ư?
Ðoàn Dự vội đáp:

- Không... không có... Tại hạ không bị thương chi hết, chỉ hắt hơi mà thôi... Hắt hơi không phải vì trúng gió mà vì khoan khoái. Vương cô nương! Tại hạ còn muốn được ngất người đi nữa!

Trong giếng tối mò hai bên không nhìn thấy mặt nhau.
Vương Ngọc Yến mỉm cười không nói gì, nhưng trong lòng nàng cũng rất vui sướng. Nàng từ thuở nhỏ say mê biểu huynh mà chẳng bao giờ được y tỏ tình luyến ái. Ðến nay nàng mới hiểu hương vị của ái tình nồng nhiệt.

Ðoàn Dự ấp úng hỏi:

- Vương cô nương! Vừa rồi ở trên miệng giếng cô nương đã nói gì? Tại hạ chưa nghe thấy!

Vương Ngọc Yến mỉm cười đáp:

- Ta cứ tưởng công tử là một người quân tử chí thành té ra cũng biết nói dối. Công tử đã nghe thấy rồi, còn muốn ta nhắc lại lần nữa để ta phải thẹn thùng. Ta không nói đâu.

Ðoàn Dự vội đáp:
- Tại hạ thực tình chưa nghe thấy. Nếu tại hạ được nghe rồi, trời sẽ trách phạt... Chàng toan tuyên lời trọng thệ, nhưng Vương Ngọc Yến đã bịt miệng chàng ngắt lời:

- Không nghe thấy thì thôi, có gì quan trọng đâu mà phải thề bồi.

Ðoàn Dự cả mừng, từ ngày chàng biết Vương Ngọc Yến đến nay chưa bao giờ nàng đối đãi với chàng đằm thắm như hôm nay, liền nói:

- Vậy cô nương nói về chuyện gì?

Vương Ngọc Yến đáp:

- Ta nói...

Rồi nàng sượng sùng tủm tỉm cười, nói tiếp:

- Ðể sau này sẽ nói, ngày còn dài, công tử làm chi mà vội thế?

Câu nàng nói: "Ngày còn dài làm chi mà vội thế?" như một khúc tiêu nhạc rót vào tai Ðoàn Dự. Theo ý tứ câu này, thì nàng đã thuận tình ở lâu dài cùng chàng.
Ðoàn Dự nghe nàng nói vậy nhưng chưa tin ở tai mình, hỏi lại:

- Theo lời cô nương thì từ đây sắp tới, chúng ta ở với nhau hoài hay sao?
Vương Ngọc Yến giơ tay ra ôm lấy đầu chàng khẽ nói vào tai

- Ðoàn lang! Chỉ cần Ðoàn lang đừng phũ phàng với tiểu muội và đừng hờn giận, vì trước kia tiểu muội đã lạnh nhạt và vô tình với Ðoàn lang là được. Tiểu muội nguyện chung thân đi theo Ðoàn lang... không bao giờ xa rời nữa.

Ðoàn Dự nghe nàng nói vậy tưởng chừng như trái tim muốn nhảy ra ngoài lồng ngực. Chàng hỏi lại:

- Thế còn biểu ca cô nương thì sao? Cô nương đằm thắm với Mộ Dung công tử lắm mà!

Vương Ngọc Yến đáp:

- Nhưng chẳng bao giờ y để ý đến tiểu muội. Bây giờ tiểu muội mới hay. Trên cõi đời này, ai là người thương yêu tiểu muội coi tính mệnh tiểu muội trọng hơn cả tính mệnh mình?

Ðoàn Dự hỏi:

- Phải chăng cô nương muốn nói tại hạ?
Vương Ngọc Yến sa nước mắt nói:

- Phải đó! Biểu ca tiểu muội bao giờ cũng mơ tưởng ngôi Hoàng đế nước Ðại Yên. Cái đó cũng không thể tránh được vì họ Mộ Dung mấy đời nay đều hoài bão mộng tưởng phục quốc thì y tỉnh ngộ thế nào được? Nguyên biểu ca cũng không phải là người hư, nhưng giấc mộng làm Hoàng đế đã khiến biểu ca bỏ hết mọi sự qua một bên.

Ðoàn Dự thấy Vương Ngọc Yến tỏ ý ly khai Mộ Dung Phục trong lòng nóng nảy hỏi lại:

- Vương cô nương! Nếu biểu ca cô có một ngày kia hối hận mà đối với cô nương một dạ chân thành thì cô nương làm thế nào?

Vương Ngọc Yến thở dài đáp:

- Ðoàn lang! Ta tuy là người đàn bà ngu xuẩn, nhưng không đến nỗi coi rẻ đức hạnh. Bữa nay ta cùng Ðoàn lang đính ước ba sinh, nếu còn lòng một, dạ hai há chẳng tổn hại đến danh tiết? Vả lại đối với tấm lòng thành của Ðoàn lang sao cho phải đạo?

Ðoàn Dự sung sướng quá ôm nàng nhảy lên, nhưng lại rớt xuống bùn. Chàng toan đặt môi lên hôn nàng.

Vương Ngọc Yến cũng uyển chuyển theo đà. Hai cặp môi đặt sát vào nhau. Ðột nhiên trên đầu nổi lên tiếng gió veo véo dường như có vật gì rớt xuống.
Hai người kinh hãi vội nép vào bên thành giếng.
"Bõm!" một tiếng!
Lại một người rớt xuống.
Ðoàn Dự hốt hoảng cất tiếng hỏi:

- Ai?

Người kia hắng giọng đáp:

- Ta đây!

Y chính là Mộ Dung Phục.

Nguyên sau khi Ðoàn Dự tỉnh lại, chàng được Vương Ngọc Yến tỏ tình thắm thiết. Bao nhiều tinh thần chàng chú ý cả vào người ngọc, ngoài ra không còn biết gì nữa. Dù là trời long đất lở chàng cũng chẳng nghe thấy gì. Thậm chí Cưu Ma Trí cùng Mộ Dung Phục xảy cuộc ác đấu, quát tháo om sòm trên bờ giếng hai người cũng không nghe thấy.

Bất thình lình, Mộ Dung Phục rớt xuống giếng, hai người mới giật mình kinh hãi, đều cho là y nhảy xuống can thiệp.

Vương Ngọc Yến run lên hỏi:

- Biểu ca! Biểu ca còn xuống đây làm chi? Cuộc đời của tiểu muội bây giờ đã thuộc về Ðoàn công tử rồi. Dù biểu ca có giết chàng thì giết luôn cả tiểu muội nữa.

Ðoàn Dự cả mừng. Chàng không lo Mộ Dung Phục giết mình, mà chỉ sợ Vương Ngọc Yến sau khi thấy biểu ca, mối tình cũ lại nhóm lên rồi quay về bên biểu ca. Chàng nghe nói vậy đã yên tâm lại thấy nàng giơ tay ra nắm chặt lấy tay mình thì càng thêm vững lòng tin tưởng, cất tiếng hỏi:

- Mộ Dung công tử! Công tử đi làm phò mã nước Tây Hạ, chẳng những tại hạ không khuyên can mà còn mong cho công tử toại nguyện. Còn lệnh biểu muội đã thuộc về tại hạ rồi. Công tử muốn cướp lại cũng không được nữa. Ngọc Yến! Có đúng thế không? Ngọc Yến cương quyết đáp:

- Chính thế! Ðoàn lang dù sống hay chết, ta cũng quyết theo chàng.
Mộ Dung Phục bị Cưu Ma Trí điểm trúng huyệt đạo. Tuy y nghe được, nói được,nhưng không cử động được.
Y nghe hai người nói vậy thì nghĩ thầm:

- Hai người này chưa biết mình bị đại bại và bị kiềm chế huyệt đạo họ đối với mình vẫn ra chiều sợ sệt, chỉ lo mình hạ thủ gia hại. Thế thì hay lắm! Ta phải tìm kế hoãn binh mới được.

Y nghĩ vậy liền đáp:

- Biểu muội! Biểu muội đã lấy Ðoàn công tử rồi, thì chúng ta đây là người một nhà và Ðoàn công tử đã thành em rể ta, khi nào ta lại hại y?

Ðoàn Dự vốn người trung hậu, Vương Ngọc Yến cũng không hiểu nhân tình thế thái. Hai người nghe Mộ Dung Phục nói vậy thì vui mừng khôn xiết.
Một người nói:

- Ða tạ Mộ Dung huynh!

Một người nói:

- Ða tạ biểu ca!
Mộ Dung Phục nói:

- Ðoàn huynh đệ! Chúng ta đã là người một nhà, vậy ta đi làm phò mã nước Tây Hạ, Ðoàn huynh đệ đừng theo ta ngăn trở nữa nhé!

Ðoàn Dự đáp:

- Cái đó đã hẳn. Tiểu đệ được cùng biểu muội nên đạo vợ chồng thì không còn có tâm nguyện nào khác nữa. Dù là làm thần tiên hay làm bồ tát, tiểu đệ cũng chẳng màng.

Vương Ngọc Yến khẽ tựa mình vào bên Ðoàn Dự trong lòng vui mừng khôn xiết.

Mộ Dung Phục ngấm ngầm vận khí muốn khai thông đường huyệt đạo, nhưng không có cách nào giải khai được. Y lại không muốn mở miệng ra cầu người giúp đỡ.
Trong lòng ngấm ngầm căm phẫn, lẩm bẩm:
- Người ta bảo đàn bà như nước hoa dương quả là không sai. Trước kia, biểu muội thấy mình là chạy ngay đến bên nâng đỡ, bây giờ y không thèm nhìn nhõi gì đến ta nữa. Mộ Dung Phục không quên tự trách mình đơn bạc đã bức bách nàng phải đâm đầu xuống giếng tự tử. Ðáy giếng chật hẹp, đường kính không đầy một trượng, Ngọc Yến chỉ khoa chân một bước là tới chân Mộ Dung Phục, nhưng lòng nàng còn e sợ. Nàng đã lo Mộ Dung Phục còn có mưu kế gì khác để gia hại Ðoàn Dự, lại sợ Ðoàn Dự sinh lòng ngờ vực, nên nàng không bước ra.

Mộ Dung Phục vì tâm thần rối loạn nên huyệt đạo khó nổi khai thông. Sau khi tĩnh tâm lại, giải khai được huyệt đạo ngay. Y đưa bàn tay ra vịn vào thành giếng.


Bỗng nghe một tiếng vèo rớt xuống bên mình. Vật đó chính là pho Dịch Cân Kinh mà Cưu Ma Trí đánh rớt xuống. Dưới đáy giếng tối đen như mực, Mộ Dung Phục không biết là vật gì liền né tránh. Cũng may y vừa né mình đi, nên Cưu Ma Trí nhảy xuống không đè lên mình.

Cưu Ma Trí lượm được cuốn kinh trong bùn, đột nhiên nổi lên một tràng cười rộ. Tiếng cười dưới đáy giếng vừa sâu vừa chật hẹp nên quanh đi, quẩn lại làm ù cả màng tai Ðoàn Dự, chàng rất khó chịu.

Cưu Ma Trí bật lên tiếng cười rồi không sao ngừng lại được. Nội tức trong người lão bành trướng, thần trí lão mê man. Lão ở trong bùn lầy, tay đấm, chân đá đập vào thành giếng. Có lúc quyền cước mãnh liệt vô cùng, đập gạch vỡ tan nát. Có lúc lại hoàn toàn vô lực.

Vương Ngọc Yến cực kỳ kinh hãi, tựa sát vào mình Ðoàn Dự khẽ nói:

- Lão này điên rồi!

Ðoàn Dự đáp:

- Lão này quả điên rồi thật!

Mộ Dung Phục thi triển khinh công Bích Hổ Khiêu Tường dán người vào thành giếng chuồn dần lên.

Cưu Ma Trí chỉ cười rộ và ho rũ rượi. Quyền cước đánh ra mỗi lúc một mau.
Ngọc Yến đánh bạo khuyên lão:

- Ðại sư! Ðại sư ngồi xuống nghỉ để trấn tĩnh tâm thần hay hơn.
Cưu Ma Trí cười đáp:

- Ta... Ta trấn tĩnh cái đầu lâu ngươi!

Rồi lão vươn tay ra chụp xuống mình nàng.

Lòng giếng hẹp quá không còn đất để xoay trở.
Nàng bị Cưu Ma Trí chụp xuống vai.

Ngọc Yến kinh sợ la rầm lên.

Ðoàn Dự nghiêng người đi để chống đỡ cho nàng.
Chàng nói:

- Yến Muội nấp vào sau lưng ta!



Cưu Ma Trí vừa bắt Mộ Dung Phục xong, bất giác nghĩ đến phụ thân y tặng bí lục phái Thiếu Lâm cho mình, nên y biết là mối hoạ tâm phúc mà không xử tử ngay tức khắc, chỉ quăng xuống giếng khô để cho y chết được toàn thi thể. Nhưng bây giờ lão nghĩ ra chỗ dụng ý sâu độc của Mộ Dung Bác để mình phải khổ sở, bất giác tức giận như người điên, cúi xuống miệng giếng phóng luôn ba chưởng, nhưng không thấy động tĩnh gì. Lão biết là đáy giếng sâu quá, chưởng lực phóng xuống không thấu.


Cưu Ma Trí tức giận, vận hết công lực đánh ra một quyền. Quyền vừa đánh ra, nội khí trong người chạy rần rần, dường như muốn do mười vạn tám ngàn lỗ chân lông xông ra ngoài mà không tiết ra được.


Ðang lúc lão vừa kinh hãi, vừa tức giận, đột nhiên trước ngực thấy động một vật gì từ trong vạt áo rớt vào trong giếng.


Cưu Ma Trí đưa tay ra để bắt lại, nhưng đã không kịp nữa. Lão vội vận "Cầm Long thủ pháp" nhảy ra để bắt lại. Giả tỷ là lúc bình thời, nhất định lão bắt lại được. Nhưng lúc này nội kình không chịu tuân theo ý chí, mà cứ bành trướng lên rần rần chứ không chịu ra đến lòng bàn tay.


Bỗng nghe một tiếng tạch vang lên. Vật kia đã rớt xuống đáy giếng.

Cưu Ma Trí la thầm:


- Thôi hỏng rồi!


Lão thò tay sờ vào bọc, quả nhiên phát giác pho Dịch Cân Kinh rớt xuống lòng giếng mất rồi. Lão biết mình không vận nội khí đúng đường là bởi luyện Dịch Cân Kinh mà ra. Nhưng muốn trừ cái đau khổ này không nghiên cứu Dịch Cân Kinh không được. Dịch Cân Kinh là một vật quan hệ đến cuộc sống chết của lão, để thất lạc thế nào được?


Lão không suy nghĩ gì nữa, tung mình nhảy xuống đáy giếng. Lão sợ dưới đáy giếng có đá nhọn hoặc cành cây đâm vào chân tay, lại sợ Mộ Dung Phục tự giải khai được huyệt đạo, rồi đánh lén mình, nên hai chân chưa chấm đất đã vung chưởng đánh xuống hai phát để thế rớt xuống nhẹ bớt đi. Tay bên trái lão sử dụng chiêu "Hồi Phong Lạc Diệp" để hộ vệ những chỗ yếu hại thân thể.


Ngờ đâu nội khí trong người lão biến hoá khác thường, chiêu số tuy tinh vi mà lực đạo phóng ra lại không đúng mực. Hai phát chưởng chẳng những không giảm bớt được thế rớt xuống cho nhẹ đi mà trái lại khiến người bị đẩy mạnh thêm.


Huỵch một tiếng! Ðầu lão đụng vào đáy giếng thật mạnh.




Kể về công lực, Cưu Ma Trí tuy chưa luyện được thành một tấm thân sắt thép, nhưng đầu lão đập vào gạch cũng chẳng tổn thương gì, mà viên gạch bị nát nhừ. Lão thấy mắt nẩy đom đóm, trời đất quay cuồng lăn mình xuống đáy giếng.




Giếng này không có nước đã lâu, nên lá rụng cùng cỏ khô chất đống rất dày và mục nát thành bùn. Mấy chục năm trời, bùn sâu có tới hơn trượng.


Cưu Ma Trí rớt xuống, mặt mũi mồm miệng đều chôn vào trong bùn lầy. Lão cảm thấy người mình từ từ chìm xuống, muốn cựa quậy đứng lên, nhưng chân tay không còn chút sức mạnh nào cả.


Cưu Ma Trí đang lúc hoảng hốt, bỗng nghe trên miệng giếng có tiếng la gọi:


- Quốc sư! Quốc sư!...


Ðó chính là bốn tên võ sĩ Thổ Phồn.

Cưu Ma Trí vội la lên:


- Ta ở đây!


Nhưng lão vừa mở miệng nói thì đất bùn tràn vào miệng, không nói lên lời. Lão còn văng vẳng nghe bốn tên võ sĩ nói chuyện với nhau.


Một tên nói:


- Chắc Quốc sư nóng ruột không chờ chúng mình được bỏ đi rồi. Lão gia đã dặn mình kiếm đá lớn đậy miệng giếng, vậy mình chỉ biết tuân theo là xong.


Lại một tên khác nói:


- Phải đó! Phải đó!


Cưu Ma Trí cả kinh nghĩ thầm:


- Chúng đem phiến đá nặng tới mấy nghìn cân lấp trên miệng giếng, đừng nói lúc này võ công mình đã mất hết, mà ngay lúc bình thường ngày trước dù mình có muốn hất phiến đá này ra cũng khó lòng.





Lão những muốn kêu lên:


- Ta ở đây! Các ngươi tìm cách cứu ta!


Lão càng hoang mang, bùn vào miệng càng nhiều, bất giác vô tình nuốt ực hai miếng vào bụng. Mùi hôi thối cực kỳ khó chịu.




Trên bờ giếng lại nghe có tiếng lịch kịch, lão biết là bốn tên võ sĩ đang vần tảng đá lớn đậy lên miệng giếng.

Bọn võ sĩ Thổ Phồn kính trọng Cưu Ma Trí như bậc thiên thần. Mệnh lệnh của Quốc sư chúng coi chẳng khác chỉ dụ của vua. Chúng chỉ sợ khối đá chưa đủ nặng, nên lại lấy thêm mười mấy phiến đá nặng chừng mấy trăm cân xếp lên trên.


Cưu Ma Trí nghe rõ bốn tên võ sĩ xếp đá xong rồi vừa gọi vừa đi.


Lão yên trí mình mất mạng trong giếng khô này rồi. Về võ công cũng như Phật học, về mưu trí cũng như về thao lược, lão trùm cả Tây Vực không một ai bì kịp. Ngờ đâu lão bị chôn vùi trong đống bùn dơ bẩn.




Người ta ai mà không chết, nhưng chết trong trường hợp này thiệt chẳng vinh dự chút nào. Lão nghĩ tới đây mà không khỏi thương tâm, hai hàng nước mắt trào ra. Người lão đầy bùn chẳng coi ra hình thù gì nữa, nhưng theo tập quán tự nhiên, lão giơ tay lên gạt nước mắt, bỗng đụng phải một vật. Tiện tay lão cầm lấy, biết là pho Dịch Cân Kinh.


Cưu Ma Trí cười dở khóc dở. Kinh báu tìm thấy rồi, nhưng lúc này còn dùng làm gì được nữa?


Chợt nghe thanh âm một cô gái nói:


- Công tử có nghe thấy không? Bọn võ sĩ Thổ Phồn dùng đá lớn lấp miệng giếng, chúng ta làm thế nào ra được?


Người nói đó chính là Vương Ngọc Yến.


Cưu Ma Trí nghe thấy tiếng người, trong lòng phấn khởi nghĩ thầm:


- Té ra cô này chưa chết! Nhưng không hiểu cô ta nói với ai? Ðã có thêm ba người mình hợp lực lại may ra có thể đẩy được phiến đá đậy giếng, đặng thoát khỏi nơi nguy hiểm này.


Lại thấy tiếng một chàng trai đáp lại:


- Tại hạ mong rằng được cùng cô nương ở luôn đây, chẳng cần ra khỏi nữa thì đã sao? Cô nương ở bên mình tại hạ, dù bùn lầy cũng thành hương thơm. Bất luận thiên đường lạc thổ nào cũng chẳng bằng chỗ này.


Cưu Ma Trí nghe chàng nói, ngấm ngầm kinh hãi tự hỏi:


- Gã này vẫn chưa chết ư? Gã bị trọng thương về "Hoả Diệm Ðao" của mình, thì đối với mình có một mối căm hận sâu cay. Bây giờ mình không phát huy được nội lực. Nếu gã nhân lúc này định trả thù, biết làm thế nào?


Người vừa nói đó chính là Ðoàn Dự.


Ðoàn Dự bị Mộ Dung Phục liệng xuống giếng ngất đi, chân tay không nhúc nhích được. Tuy chàng cũng chìm xuống bùn lầy, nhưng không đến nỗi hoảng hốt như Cưu Ma Trí.


Lúc Vương Ngọc Yến nhảy xuống giếng, khéo sao đầu nàng đụng đúng vào huyệt "Ðản Trung" trước ngực chàng.


Ðoàn Dự hồi tỉnh lại ngay. Vì Vương Ngọc Yến ngã đúng vào lòng chàng, nên không bị thương chút nào mà bùn lầy cũng không bám vào người mấy tí.


Ðoàn Dự thấy trong lòng mình có thêm một người, chàng còn đang nghi hoặc, bỗng nghe Mộ Dung Phục đứng trên miệng giếng nói:


- Biểu Muội! Trong thâm tâm biểu muội rất yêu Ðoàn công tử. Sống đã không thành phu phụ, chết được cùng một huyệt, tưởng cũng là mãn nguyện lắm.


Ðoàn Dự nghe mấy câu này rất rõ ràng, lẩm bẩm một mình:

- Không! Không thể được! Ðoàn Dự này làm gì có phước lớn như vậy?

Ðột nhiên người trong lòng chàng lên tiếng:


- Ðoàn công tử! Ta thật là một người hồ đồ. Công tử đối với ta hết lòng như vậy mà ta...


Ðoàn Dự kinh hãi ngắt lời:


- Vương cô nương đây ư?

Vương Ngọc Yến đáp:


- Phải rồi!


Ðoàn Dự đối với nàng một niềm kính cẩn, trong lòng không bao giờ dám có một chút ý niệm dâm tà. Chàng nghe nàng nói như vậy, vội vàng ngồi dậy toan đẩy nàng ra xa, nhưng đáy giếng chật hẹp bùn lầy. Hai chân chàng vừa đứng lên đã ngập sâu vào trong bùn. Chàng biết rằng không thể đặt Vương Ngọc Yến xuống bùn được.

Chàng đành cứ ôm lấy người nàng, luôn miệng xin lỗi:


- Tại hạ thật đắc tội, Vương cô nương! Chúng ta hiện ở trong chốn bùn lầy, đành phải tòng quyền vậy.


Vương Ngọc Yến thở dài, trong lòng cảm kích muôn vàn! Nàng đã hai lần chết đi sống lại và nhìn rõ tâm địa Mộ Dung Phục, dù có muốn tự dối mình cũng không được nữa.


Một đằng Ðoàn Dự đối với mình hết dạ chân thành. Nếu đem ra mà so sánh, một bên tình nghĩa mặn nồng, còn một bên phũ phàng vị kỷ. Từ lúc nàng nhảy xuống giếng, tuy mới trong nháy mắt mà thâm tâm nàng biến cải rất nhiều. Lúc nãy nàng tự thương thân thế, quyết ý quyên sinh để báo ơn Ðoàn Dự.


Không ngờ Ðoàn Dự cùng mình đều chưa chết, thật là một sự ra ngoài sức tưởng tượng của con người. Lòng nàng mừng rỡ vô cùng.


Vương Ngọc Yến nguyên là một thiếu nữ phong nhã rất giữ lễ nghĩa, nhưng lúc trải qua nhiều biến cố hãi hùng, nàng cảm động không nhịn được nữa, thổ lộ can trường nói với Ðoàn Dự:


- Ðoàn công tử! Ta chắc rằng công tử chết rồi. Nhớ lại bao trường hợp công tử đối với ta thật hết lòng, ta vừa thương tâm lại vừa hối hận. May mà hoàng thiên có mắt, công tử vẫn bình yên. Lúc ta ở trên miệng giếng nói những gì chắc công tử nghe rõ cả rồi?


Nói tới đây nàng thẹn đỏ mặt lên, gục đầu xuống bên cổ Ðoàn Dự.


Ðoàn Dự đột nhiên thấy người nhẹ nhàng tưởng chừng bay bổng lên không hay đi vào cõi mộng. Cái nguyện vọng mà chàng ngày đêm mơ tưởng đột nhiên biến thành sự thực.


Ðoàn Dự mừng quá hai chân mềm nhũn, ngồi ngay xuống bùn tựa lưng vào thành giếng. Hai tay chàng vẫn giữ lấy người Vương Ngọc Yến. Bỗng nhiên, mấy sợi tóc nàng luồn vào trong mũi chàng, làm chàng hắt hơi luôn mấy cái.


Vương Ngọc Yến hỏi:


- Công tử làm sao vậy? Bị thương rồi ư?

Ðoàn Dự vội đáp:


- Không... không có... Tại hạ không bị thương chi hết, chỉ hắt hơi mà thôi... Hắt hơi không phải vì trúng gió mà vì khoan khoái. Vương cô nương! Tại hạ còn muốn được ngất người đi nữa!


Trong giếng tối mò hai bên không nhìn thấy mặt nhau.

Vương Ngọc Yến mỉm cười không nói gì, nhưng trong lòng nàng cũng rất vui sướng. Nàng từ thuở nhỏ say mê biểu huynh mà chẳng bao giờ được y tỏ tình luyến ái. Ðến nay nàng mới hiểu hương vị của ái tình nồng nhiệt.


Ðoàn Dự ấp úng hỏi:


- Vương cô nương! Vừa rồi ở trên miệng giếng cô nương đã nói gì? Tại hạ chưa nghe thấy!


Vương Ngọc Yến mỉm cười đáp:


- Ta cứ tưởng công tử là một người quân tử chí thành té ra cũng biết nói dối. Công tử đã nghe thấy rồi, còn muốn ta nhắc lại lần nữa để ta phải thẹn thùng. Ta không nói đâu.


Ðoàn Dự vội đáp:

- Tại hạ thực tình chưa nghe thấy. Nếu tại hạ được nghe rồi, trời sẽ trách phạt... Chàng toan tuyên lời trọng thệ, nhưng Vương Ngọc Yến đã bịt miệng chàng ngắt lời:


- Không nghe thấy thì thôi, có gì quan trọng đâu mà phải thề bồi.


Ðoàn Dự cả mừng, từ ngày chàng biết Vương Ngọc Yến đến nay chưa bao giờ nàng đối đãi với chàng đằm thắm như hôm nay, liền nói:


- Vậy cô nương nói về chuyện gì?


Vương Ngọc Yến đáp:


- Ta nói...


Rồi nàng sượng sùng tủm tỉm cười, nói tiếp:


- Ðể sau này sẽ nói, ngày còn dài, công tử làm chi mà vội thế?


Câu nàng nói: "Ngày còn dài làm chi mà vội thế?" như một khúc tiêu nhạc rót vào tai Ðoàn Dự. Theo ý tứ câu này, thì nàng đã thuận tình ở lâu dài cùng chàng.

Ðoàn Dự nghe nàng nói vậy nhưng chưa tin ở tai mình, hỏi lại:


- Theo lời cô nương thì từ đây sắp tới, chúng ta ở với nhau hoài hay sao?

Vương Ngọc Yến giơ tay ra ôm lấy đầu chàng khẽ nói vào tai


- Ðoàn lang! Chỉ cần Ðoàn lang đừng phũ phàng với tiểu muội và đừng hờn giận, vì trước kia tiểu muội đã lạnh nhạt và vô tình với Ðoàn lang là được. Tiểu muội nguyện chung thân đi theo Ðoàn lang... không bao giờ xa rời nữa.


Ðoàn Dự nghe nàng nói vậy tưởng chừng như trái tim muốn nhảy ra ngoài lồng ngực. Chàng hỏi lại:


- Thế còn biểu ca cô nương thì sao? Cô nương đằm thắm với Mộ Dung công tử lắm mà!


Vương Ngọc Yến đáp:


- Nhưng chẳng bao giờ y để ý đến tiểu muội. Bây giờ tiểu muội mới hay. Trên cõi đời này, ai là người thương yêu tiểu muội coi tính mệnh tiểu muội trọng hơn cả tính mệnh mình?


Ðoàn Dự hỏi:


- Phải chăng cô nương muốn nói tại hạ?

Vương Ngọc Yến sa nước mắt nói:


- Phải đó! Biểu ca tiểu muội bao giờ cũng mơ tưởng ngôi Hoàng đế nước Ðại Yên. Cái đó cũng không thể tránh được vì họ Mộ Dung mấy đời nay đều hoài bão mộng tưởng phục quốc thì y tỉnh ngộ thế nào được? Nguyên biểu ca cũng không phải là người hư, nhưng giấc mộng làm Hoàng đế đã khiến biểu ca bỏ hết mọi sự qua một bên.


Ðoàn Dự thấy Vương Ngọc Yến tỏ ý ly khai Mộ Dung Phục trong lòng nóng nảy hỏi lại:


- Vương cô nương! Nếu biểu ca cô có một ngày kia hối hận mà đối với cô nương một dạ chân thành thì cô nương làm thế nào?


Vương Ngọc Yến thở dài đáp:


- Ðoàn lang! Ta tuy là người đàn bà ngu xuẩn, nhưng không đến nỗi coi rẻ đức hạnh. Bữa nay ta cùng Ðoàn lang đính ước ba sinh, nếu còn lòng một, dạ hai há chẳng tổn hại đến danh tiết? Vả lại đối với tấm lòng thành của Ðoàn lang sao cho phải đạo?


Ðoàn Dự sung sướng quá ôm nàng nhảy lên, nhưng lại rớt xuống bùn. Chàng toan đặt môi lên hôn nàng.


Vương Ngọc Yến cũng uyển chuyển theo đà. Hai cặp môi đặt sát vào nhau. Ðột nhiên trên đầu nổi lên tiếng gió veo véo dường như có vật gì rớt xuống.

Hai người kinh hãi vội nép vào bên thành giếng.

"Bõm!" một tiếng!

Lại một người rớt xuống.

Ðoàn Dự hốt hoảng cất tiếng hỏi:


- Ai?


Người kia hắng giọng đáp:


- Ta đây!


Y chính là Mộ Dung Phục.


Nguyên sau khi Ðoàn Dự tỉnh lại, chàng được Vương Ngọc Yến tỏ tình thắm thiết. Bao nhiều tinh thần chàng chú ý cả vào người ngọc, ngoài ra không còn biết gì nữa. Dù là trời long đất lở chàng cũng chẳng nghe thấy gì. Thậm chí Cưu Ma Trí cùng Mộ Dung Phục xảy cuộc ác đấu, quát tháo om sòm trên bờ giếng hai người cũng không nghe thấy.


Bất thình lình, Mộ Dung Phục rớt xuống giếng, hai người mới giật mình kinh hãi, đều cho là y nhảy xuống can thiệp.


Vương Ngọc Yến run lên hỏi:


- Biểu ca! Biểu ca còn xuống đây làm chi? Cuộc đời của tiểu muội bây giờ đã thuộc về Ðoàn công tử rồi. Dù biểu ca có giết chàng thì giết luôn cả tiểu muội nữa.


Ðoàn Dự cả mừng. Chàng không lo Mộ Dung Phục giết mình, mà chỉ sợ Vương Ngọc Yến sau khi thấy biểu ca, mối tình cũ lại nhóm lên rồi quay về bên biểu ca. Chàng nghe nói vậy đã yên tâm lại thấy nàng giơ tay ra nắm chặt lấy tay mình thì càng thêm vững lòng tin tưởng, cất tiếng hỏi:


- Mộ Dung công tử! Công tử đi làm phò mã nước Tây Hạ, chẳng những tại hạ không khuyên can mà còn mong cho công tử toại nguyện. Còn lệnh biểu muội đã thuộc về tại hạ rồi. Công tử muốn cướp lại cũng không được nữa. Ngọc Yến! Có đúng thế không? Ngọc Yến cương quyết đáp:


- Chính thế! Ðoàn lang dù sống hay chết, ta cũng quyết theo chàng.

Mộ Dung Phục bị Cưu Ma Trí điểm trúng huyệt đạo. Tuy y nghe được, nói được,nhưng không cử động được.

Y nghe hai người nói vậy thì nghĩ thầm:


- Hai người này chưa biết mình bị đại bại và bị kiềm chế huyệt đạo họ đối với mình vẫn ra chiều sợ sệt, chỉ lo mình hạ thủ gia hại. Thế thì hay lắm! Ta phải tìm kế hoãn binh mới được.


Y nghĩ vậy liền đáp:


- Biểu muội! Biểu muội đã lấy Ðoàn công tử rồi, thì chúng ta đây là người một nhà và Ðoàn công tử đã thành em rể ta, khi nào ta lại hại y?


Ðoàn Dự vốn người trung hậu, Vương Ngọc Yến cũng không hiểu nhân tình thế thái. Hai người nghe Mộ Dung Phục nói vậy thì vui mừng khôn xiết.

Một người nói:


- Ða tạ Mộ Dung huynh!


Một người nói:


- Ða tạ biểu ca!

Mộ Dung Phục nói:


- Ðoàn huynh đệ! Chúng ta đã là người một nhà, vậy ta đi làm phò mã nước Tây Hạ, Ðoàn huynh đệ đừng theo ta ngăn trở nữa nhé!


Ðoàn Dự đáp:


- Cái đó đã hẳn. Tiểu đệ được cùng biểu muội nên đạo vợ chồng thì không còn có tâm nguyện nào khác nữa. Dù là làm thần tiên hay làm bồ tát, tiểu đệ cũng chẳng màng.


Vương Ngọc Yến khẽ tựa mình vào bên Ðoàn Dự trong lòng vui mừng khôn xiết.


Mộ Dung Phục ngấm ngầm vận khí muốn khai thông đường huyệt đạo, nhưng không có cách nào giải khai được. Y lại không muốn mở miệng ra cầu người giúp đỡ.

Trong lòng ngấm ngầm căm phẫn, lẩm bẩm:

- Người ta bảo đàn bà như nước hoa dương quả là không sai. Trước kia, biểu muội thấy mình là chạy ngay đến bên nâng đỡ, bây giờ y không thèm nhìn nhõi gì đến ta nữa. Mộ Dung Phục không quên tự trách mình đơn bạc đã bức bách nàng phải đâm đầu xuống giếng tự tử. Ðáy giếng chật hẹp, đường kính không đầy một trượng, Ngọc Yến chỉ khoa chân một bước là tới chân Mộ Dung Phục, nhưng lòng nàng còn e sợ. Nàng đã lo Mộ Dung Phục còn có mưu kế gì khác để gia hại Ðoàn Dự, lại sợ Ðoàn Dự sinh lòng ngờ vực, nên nàng không bước ra.


Mộ Dung Phục vì tâm thần rối loạn nên huyệt đạo khó nổi khai thông. Sau khi tĩnh tâm lại, giải khai được huyệt đạo ngay. Y đưa bàn tay ra vịn vào thành giếng.




Bỗng nghe một tiếng vèo rớt xuống bên mình. Vật đó chính là pho Dịch Cân Kinh mà Cưu Ma Trí đánh rớt xuống. Dưới đáy giếng tối đen như mực, Mộ Dung Phục không biết là vật gì liền né tránh. Cũng may y vừa né mình đi, nên Cưu Ma Trí nhảy xuống không đè lên mình.


Cưu Ma Trí lượm được cuốn kinh trong bùn, đột nhiên nổi lên một tràng cười rộ. Tiếng cười dưới đáy giếng vừa sâu vừa chật hẹp nên quanh đi, quẩn lại làm ù cả màng tai Ðoàn Dự, chàng rất khó chịu.


Cưu Ma Trí bật lên tiếng cười rồi không sao ngừng lại được. Nội tức trong người lão bành trướng, thần trí lão mê man. Lão ở trong bùn lầy, tay đấm, chân đá đập vào thành giếng. Có lúc quyền cước mãnh liệt vô cùng, đập gạch vỡ tan nát. Có lúc lại hoàn toàn vô lực.


Vương Ngọc Yến cực kỳ kinh hãi, tựa sát vào mình Ðoàn Dự khẽ nói:


- Lão này điên rồi!


Ðoàn Dự đáp:


- Lão này quả điên rồi thật!


Mộ Dung Phục thi triển khinh công Bích Hổ Khiêu Tường dán người vào thành giếng chuồn dần lên.


Cưu Ma Trí chỉ cười rộ và ho rũ rượi. Quyền cước đánh ra mỗi lúc một mau.

Ngọc Yến đánh bạo khuyên lão:


- Ðại sư! Ðại sư ngồi xuống nghỉ để trấn tĩnh tâm thần hay hơn.

Cưu Ma Trí cười đáp:


- Ta... Ta trấn tĩnh cái đầu lâu ngươi!


Rồi lão vươn tay ra chụp xuống mình nàng.


Lòng giếng hẹp quá không còn đất để xoay trở.

Nàng bị Cưu Ma Trí chụp xuống vai.


Ngọc Yến kinh sợ la rầm lên.


Ðoàn Dự nghiêng người đi để chống đỡ cho nàng.

Chàng nói:


- Yến Muội nấp vào sau lưng ta!
Lục Mạch Thần Kiếm
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160(hết)