watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Lục Mạch Thần Kiếm-Hồi 19 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 19

Tác giả: Kim Dung

Sáng sớm hôm sau, Kiều Phong đem nội lực tiếp vào cho A Châu, lấy tiền nhờ người trong khách sạn thuê cho một cỗ xe lừa.
Ông đỡ A Châu ngồi vào trong xe rồi chạy đến cửa phòng Bảo Thiên Linh, lớn tiếng gọi:
-Bảo huynh! Tiểu đệ là Kiều Phong đến bái kiến đây!
Bảo Thiên Linh cùng Hướng Vọng Thiên, Kỳ Lục ba người chưa dậy, nghe Kiều Phong gọi đều giật mình nhảy vội xuống đất, người dao kẻ kiếm, ai cũng cầm binh khí trong tay và ai nấy đều thộn mặt ra vì thấy trên binh khí đều có dán một mảnh giấy nhỏ viết bốn chữ "Kiều Phong bái kiến".
Ba người nhìn nhau trong, lòng kinh hãi, vì biết rằng trong lúc mình ngủ đã bị Kiều Phong chơi trò này.
Giả tỷ mà ông muốn giết ba người cũng dễ như trở bàn tay.
Trong ba người thì Bảo Thiên Linh hổ thẹn hơn cả.
Ngoại hiệu của y là Một Bản Tiền.
Ban ngày chạy đi thăm thú làm ăn có đến ngàn nhà, mà ban đêm lần vào có tới trăm lần cửa, khoét ngạch lấy tiền bạc nhà người ta là nghề tay trái của y.
Thế mà đêm rồi bị Kiều Phong chơi một vố, bây giờ mới biết.
Bảo Thiên Linh lại quấn nhuyễn tiên cài vào sau lưng, y nghĩ rằng nếu Kiều Phong muốn giết mình thì hạ thủ ngay đêm cũng được rồi.
Y liền chạy ra cửa, nói:
-Ðầu Bảo Thiên này hãy còn trên cổ, lúc nào Kiều huynh muốn lấy cũng được.
Bảo mỗ chuyên nghề đi buôn không vốn, thì dù "cơ nghiệp" của Bảo mỗ có về tay Kiều huynh cũng không sao.
Ðến phụ thân, mẫu thân và sư phụ mà các hạ còn không nể, thì đối với Bảo mỗ một người bạn sơ giao, các hạ còn nể gì nữa.
Bảo Thiên Linh đã quấn nhuyễn tiên lại là đã có chủ ý.
Y biết rằng mạng mình mười phần chết đến chín, nếu đem võ lực ra mà đối phó thì không tài nào thoát được.
Chi bằng đem tính mạng giao cho đối phương là xong.
Kiều Phong chắp tay, nói:
-Từ ngày cáo biệt nhau trên hồ Ðộng Ðình, thấm thoắt đã mấy năm rồi.
Bảo huynh vẫn tráng kiện như xưa, thật là đáng mừng.
Bảo Thiên Linh cười khanh khách, nói:
-Cuộc sống trộm ăn xổi ở thì của tôi thế mà vẫn kéo dài được đến ngày nay chưa chết.
Kiều Phong nói:
-Diêm Vương Ðịch Tiết Thần Y đại hội anh hùng, tại hạ muốn đi xem sao.
Ba vị có tiện thì cùng đi với tôi?
Bảo Thiên Linh rất lấy làm kỳ, lẩm bẩm: "Tiết Thần Y đại hội anh hùng là để đối phó với ngươi.
Ngươi khó mà hòng sống yên ổn được. Ngươi một mình tới đó là có dụng ý gì?
Ta vẫn nghe Bang chúa Cái bang lớn mật và cẩn thận, lại trí dũng song toàn.
Nếu y không gan liều thì chắc không dám chui đầu vào tròng. Ta chả gì mà mắc mưu y".
Kiều Phong thấy Bảo Thiên Linh ngẩn ngơ không đáp, liền nói:
-Kiều mỗ có việc cần đến cầu Tiết Thần Y giúp cho, mong được Bảo huynh đưa đường.
Kiều mỗ không dám quên ơn.
Bảo Thiên Linh nghĩ thầm: "Mình mong đường thoát khỏi độc thủ của y thì lại dẫn y đi phó yến cùng các vị anh hùng.
Bị quần hào vây đánh, dù y có ba đầu sáu tay cũng không địch nổi".
Tuy trong lòng Bảo Thiên Linh tính vậy, nhưng rồi y nghĩ lại không nên dẫn Kiều Phong đến chỗ anh hùng đại hội là hơn, bèn nói:
-Cuộc anh hùng hội yến này ở Tụ Hiền trang cách đây bảy mươi dặm về phía đông bắc, Kiều huynh muốn đi thì đi thôi, chứ chả có chuyện gì hay đâu.
Bảo Thiên Linh này xin nói trước, hội với yến chả biết ra thế nào.
Có điều Kiều huynh đi chuyến này dữ nhiều lành ít.
Nếu gặp tai nạn đừng trách Bảo mỗ không báo trước.
Kiều Phong lạnh lùng cười, nói:
-Kiều mỗ cảm ơn thịnh tình Bảo huynh.
Anh hùng đại yến đặt tại Tụ Hiền trang thì có phải do song hùng họ Du làm chủ nhân không?
Ðường đi Tụ Hiền trang tiểu đệ đã biết rồi.
Mời ba vị đi trước, tiểu đệ thong thả lát nữa hãy đi cũng vừa, để cho các vị dự bị trước đã.
Bảo Thiên Linh quay đầu nhìn Kỳ Lục cùng Hướng Vọng Thiên, hai người từ từ gật đầu. Bảo Thiên Linh nói:
-Ðã vậy tại hạ đến Tụ Hiền trang trước để chờ đại gia Kiều huynh.
Ba người hấp tấp tính tiền trả khách sạn rồi lên ngựa ra roi cho chạy về phía Tụ Hiền trang.
Ba người giục ngựa đi mau, thỉnh thoảng quay đầu nhìn lại, chỉ sợ Kiều Phong cưỡi tuấn mã đuổi kịp.
Bảo Thiên Linh là một nhân vật cơ linh, Kỳ Lục cùng Hướng Vọng Thiên cũng đều từng trải, thấy rộng biết nhiều trên chốn giang hồ.
Song ba người vừa đi đường vừa phỏng đoán mà không hiểu tại sao Kiều Phong lại dấn thân vào chỗ anh hùng đại yến là nơi nguy hiểm.
Kỳ Lục bỗng nói:
-Bảo đại ca! Ðại ca có trông thấy chiếc xe lớn chở Kiều Phong không?
Tôi nghĩ rằng trong xe đó có điều quái dị.
Hướng Vọng Thiên nói:
-Chẳng lẽ trong xe có những nhân vật lợi hại mai phục.
Bảo Thiên Linh nói:
-Dù trong xe có xếp đầy cũng chỉ được bảy người là cùng.
Cả Kiều Phong nữa cũng chưa đủ một chục, thế thì đến chỗ anh hùng hội yến có khác chi chiếc thuyền con trong biển cả, làm trò trống gì được.
Trên đường ba người vừa đi vừa trò chuyện, gặp các bạn võ lâm mỗi lúc một nhiều, đều đi phó yến tại Tụ Hiền trang. Cuộc hội yến các vị anh hùng lần này rất đột ngột, ai tiếp được thiếp mời là lập tức lên ngựa đi ngay đêm để loan truyền
người nọ tiếp đến người kia.
Mới trong khoảng một ngày một đêm mà thiếp mời đã truyền đi rất xa.
Nhân vì thời gian cấp bách, quần hùng mời đến Tụ Hiền trang đại đa số nhân vật ở trong vòng chu vi vài trăm dặm chùa Thiếu Lâm tỉnh Hà Nam.
Nguyên chùa Thiếu Lâm đã phát thiếp đi mời các vị anh hùng thiên hạ đến thương nghị việc đối phó với Mộ Dung Phục, nhưng kỳ hạn còn đến hai mươi ngày nữa.
Phần lớn các vị anh hùng đang lên đường, tỷ dụ như nhân phụ Ðoàn Dự, tức Trấn Nam Vương Ðoàn Chính Thuần suất lĩnh bọn hào kiệt nước Ðại Lý cũng chưa tới nơi. Song đã được một số đông anh hùng hảo hán nóng tính đến Hà Nam sớm hơn hoặc để thăm bạn, hoặc du ngoạn sơn thuỷ nơi đây.
Những người này do đó mà nhận được thiếp trước mời đến Tụ Hiền trang của Du Thị Nhị Hùng cùng Diêm Vương Ðịch Tiết Thần Y.
Du Thị Nhị Hùng là Du Ký, Du Câu tuy trước kia tiếng tăm lừng lẫy nhưng đi ẩn đã lâu, mấy năm nay không qua lại với các nhân sỹ Thiếu Lâm, còn Tiết Thần Y thì thực là một nhân vật ai cũng biết tiếng và kính nể.
Nên biết rằng các hảo hán võ lâm chỉ tự phụ võ công mình cao cường mà ít ai dám tự tin mình là tay thiên hạ vô địch. Dù quả có người tin mình là thiên hạ vô địch, cũng không có thể giữ mình suốt đời cho không bệnh tật hoặc không bị
thương. Nếu kết giao với Tiết Thần Y thì giữ được tính mạng vững chắc.
Chỉ cần một điều là đưa đến ông ta lúc chưa chết, bất luận bệnh nặng thế nào ông cũng chữa được.
Có thể nói rằng ông chữa không sai một người.
Cuộc mời khách của Du Thị Song Hùng này, ai nhận được thiếp mời cũng lấy làm vinh dự.
Tấm thiếp ghi tên Tiết Thần Y có thể nói là cái bùa hộ mệnh.
Trong bụng người nào cũng nghĩ rằng: "Nay mình kết giao với Tiết, vạn nhất sau này có đau ốm hay bị thương tích, tất thế nào ông cũng phải ra tay chữa cho mình.
Nhất là những người sinh sống bằng nghề đao kiếm, ai dám chắc giữ mình được yên lành suốt đời."
Bảo Thiên Linh, Kỳ Lục, Hướng Vọng Thiên, ba người đến Tụ Hiền trang, Du lão nhị tức Du Câu ra nghênh tiếp.
Vào nhà đại sảnh thì thấy đã đầy tân khách,phần thì đang ăn cơm trong hậu sảnh, phần đang ngồi chơi tán chuyện ở vườn sau.
Bảo Thiên Linh quen biết khá nhiều.
Trong nhà đại sảnh chỗ nào cũng có tiếng người, số đông cất tiếng chào:
-Bảo lão gia có phát tài không?
-Bảo huynh! Mấy bữa nay làm ăn khá chứ?
Bảo Thiên Linh chắp tay thi lễ hết lượt.
Các vị anh hùng trong đám giang hồ tính tình khẳng khái rộng rãi dĩ nhiên là rất nhiều, những kẻ độ lượng hẹp hòi cũng
không phải ít.
Có người chỉ vì sơ ý một chút thiếu một nụ cười hay một cái gật đầu để đáp lễ là có thể xảy ra lắm chuyện lôi thôi, không khác gì cái sẩy nẩy cái ung,đi đến chỗ mất mạng cũng chưa biết chừng.
Du Câu dẫn Bảo Thiên Linh sang trước chỗ chư vị mé Ðông.
Tiết Thần Y đứng dậy chào:
-Bảo huynh, Kỳ huynh, Hướng huynh, sự hiện diện của ba vị hiền huynh bữa nay khiến cho lão hủ thêm phần vinh hạnh. Lão hủ rất là cảm kích!
Bảo Thiên Linh vội vàng đáp lễ, nói:
-Tiết lão gia có lệnh triệu thì dù Bảo Thiên Linh này có ốm liệt giường cũng bắt người khiêng tới.
Du lão đại tức Du Ký cười, nói:
-Nếu Bảo huynh bị bệnh liệt giường, lại càng cần người khiêng đến chỗ Tiết lão gia cho mau.
Mọi người nghe thấy nổi lên một trận cười hô hố. Du Câu nói:
-Ba vị đường đi nhọc mệt, xin mời vào hậu sảnh dùng điểm tâm.
Bảo Thiên Linh nói:
-Việc ăn uống hãy xin thong thả chưa vội, tại hạ có một việc xin hỏi.
Tiết lão gia cùng hai vị Du lão gia lần này phát thiếp mời các vị anh hùng, vậy có mời Kiều Phong không?
Bọn Tiết Thần Y vừa nghe đến hai chữ Kiều Phong đều biến sắc.
Du Câu hỏi:
-Bảo huynh gợi đến Kiều Phong là có ý gì? Phải chăng Bảo huynh có giao tình rất hậu với thằng cha đó?
Bảo Thiên Linh đáp:
-Tôi thấy y bảo cũng đến tham dự đại yến anh hùng ở Tụ Hiền trang đây.
Câu này nói ra khiến cho quần hùng đều phải sửng sốt.
Mấy chục người trong đại sảnh đang cao đàm hùng biện rất là huyên náo cũng đột nhiên dừng lại.
Ai nấy đều im lặng.
Những người ngồi xa không nghe tiếng Bảo Thiên Linh, nhưng vừa được tin này cũng đã bỏ dở câu nhuyện.
Nhà đại sảnh ngồi im phăng phắc, con ruồi bay qua cũng nghe rõ.
Bọn ngồi trong hậu sảnh đang ăn uống hay ngoài hành lang đang cười nói, được tin này cũng lắng tai nghe.
Tiết Thần Y hỏi:
-Sao Bảo huynh biết Kiều Phong cũng đến đây?
Bảo Thiên Linh đáp:
-Chính tại hạ cùng Kỳ huynh đều nghe y bảo vậy.
Nói ra lại xấu hổ, đêm qua ba người chúng tôi bị một vố rất cay.
Hướng Vọng Thiên luôn đưa mắt ra hiệu cho Bảo Thiên Linh đừng thuật lại câu chuyện xấu xa ấy.
Nhưng Bảo Thiên Linh là người khôn ngoan, hiểu rõ Tiết Thần Y cùng Du Thị Song Hùng cố nhiên rất tinh ý, mà trong đám anh hùng đây những người bậc trí năng cũng không phải ít.
Mình chỉ giấu giếm một mẩu cũng đủ khiến cho người ta phải nghi ngờ.
Ðây là một vụ động trời, mình đã bị lôi cuốn vào thì sơ ý một chút là đi đến chỗ thân danh tan nát ngay.
Nghĩ vậy, Bảo Thiên Linh từ từ cởi cây nhuyễn tiên ở sau lưng ra.
Trên cây nhuyễn tiên vẫn còn dán mảnh giấy viết bốn chữ "Kiều Phong bái kiến".
Bảo hai tay nâng cây nhuyễn tiên đưa lại cho Tiết Thần Y coi rồi nói:
-Kiều Phong nhờ ba người chúng tôi báo tin trước hôm nay y sẽ tới Tụ Hiền trang.
Ðoạn, Bảo thuật lại hết mọi việc xảy ra đêm qua cùng những lời đối đáp với Kiều Phong, không giấu một câu, không đổi một chữ, nói hết thực tình.
Hướng Vọng Thiên bấm chân luôn, song Bảo Thiên Linh cũng cứ kể làm cho Hướng Vọng Thiên thẹn đỏ mặt lên.
Bảo Thiên Linh thản nhiên kể hết đầu đuôi rồi nói:
-Thằng cha Kiều Phong là dòng giống chó má Khất Ðan.
Dù y có đại nhân, đại nghĩa, chúng ta cũng nên diệt đi.
Huống chi tội ác đã rõ rệt, hậu hoạ càng ngày càng lớn.
Nếu để y xa chạy cao bay thì khó mà tầm nã được.
Quả là lòng trời run rủi, y tự nhiên đâm đầu vào bẫy.
Du Câu trầm ngâm nói:
-Tôi nghe nói Kiều Phong trí dũng song toàn, tài y đủ che đậy những sự tàn ác.
Nhưng y đâu phải là một kẻ thất phu liều lĩnh, chẳng lẽ y dám dẫn xác đến hội anh hùng đại yến?
Bảo Thiên Linh nói:
-Chỉ sợ y có gian mưu, ta phải đề phòng cẩn thận.
Người ta thường nói kế hoạch có được nhiều người bàn định mới chu đáo.
Vậy tất cả chúng ta đây phải hợp nhau lại tính kế.
Trong khi đang nói chuyện, phía ngoài lại có vô số anh hùng hào kiệt tới nơi,nào Thiết diện phán quan Ðơn Chính cùng năm con, nào vợ chồng Ðàm công Ðàm bà cùng Triệu Tiền Tôn, nào Kim Ðại Bằng cùng Hắc Bạch Kiếm Sử An lũ lượt kéo đến.
Lát sau mấy vị cao tăng chùa Thiếu Lâm là Huyền Nạn, Huyền Tịch cũng tới nơi...
Trong hàng tân khách này, có người chưa tiếp được thiệp mời của Tiết Thần Y nhưng tự coi mình đáng mặt anh hùng đi dự yến, không cần đợi thiếp mời.
Tiết Thần Y cùng anh em họ Du nhất nhất hoan nghênh khoản đãi. Vừa nói đến những tội ác của Kiều Phong, hết thảy mọi người đều cực kỳ phẫn nộ.
Bỗng nhiên gã quản gia lật đật chạy vào bẩm:
-Từ trưởng lão bên Cái bang suất lĩnh.
Các vị trưởng lão truyền công, chấp pháp cùng Tống, Hồ, Trần, Ngô đến bái kiến.
Mọi người được tin đều rùng mình.
Hướng Vọng Thiên nói:
-Bọn Cái bang cử người đến đông như vậy, quả nhiên là để viện trợ cho Kiều Phong rồi.
Ðơn Chính nói:
-Kiều Phong đã ra khỏi bang, không còn là Bang chúa Cái bang.
Chính mắt tôi trông thấy bọn họ trở mặt với nhau rồi!
Hướng Vọng Thiên nói:
-Tình cố hựu của con người chưa chắc mỗi lúc đã quên ngay được.
Du Ký nói:
-Các vị trưởng lão Cái bang đều là những bậc đại trượng phu rất thẳng thắn,chẳng lẽ lại không phân biệt phải trái, o bế kẻ cừu thù? Nếu họ đến đây để giúp Kiều Phong, chẳng hoá ra là những tên Hán gian mại quốc ư?
Mọi người gật đầu khen phải, nói:
-Phải rồi! Người ta thà rằng chẳng làm nên công cán gì thì thôi, quyết không làm Hán gian bán nước.
Tiết Thần Y cùng Du Thị Song Hùng thân hành ra ngoài cửa trang nghênh tiếp những nhân vật đầu não Cái bang chừng mười hai, mười ba người.
Quần hùng thấy vậy cũng hơi yên tâm vì đều nghĩ rằng chẳng hiểu bọn này có giúp đỡ Kiều Phong hay không, dù cho họ có về phe với y thì mười hai, mười ba người này cũng chẳng làm trò gì được.
Du lão đại tức Du Ký ra người cẩn thận, khẽ dặn dò những tay môn đồ đắc lực để ý tra xét khắp bốn mặt Tụ Hiền trang xem Cái bang có kéo thêm người đến dòm dỏ gì không.
Quần hùng cùng các vị trưởng lão trao đổi mấy lời hàn huyên rồi tiến vào đại sảnh.
Ai cũng nhận thấy mọi người Cái bang đều lộ vẻ lo lắng dường như có tâm sự rất quan trọng.
Chủ khách an toạ rồi, Từ trưởng lão cất tiếng hỏi:
-Tiết huynh cùng hai vị Du lão đệ! Hôm nay tụ họp anh hùng khắp nơi ở đây,phải chăng là để đối phó với cái mầm hoạ Kiều Phong đang nảy nở trong võ lâm?
Quần hùng nghe Từ trưởng lão gọi Kiều Phong là cái mầm hoạ mới nảy nở trong võ lâm, đưa mắt nhìn nhau rồi thở phào nhẹ nhõm.
Du Ký nói:
-Chắc cũng vì việc này mà Từ trưởng lão cùng các vị trưởng lão nhất tề giá lâm,thật là đại hạnh cho võ lâm.
Chúng tôi trừ diệt tên mọi này cần được quý bang chứng kiến để khỏi có sự hiểu lầm, làm tổn thương đến hoà khí và không còn ân hận oán trách gì nữa.
Từ trưởng lão thở dài, nói:
-Y mất hết lương tâm thành kẻ điên rồi, nên có những hành vi tàn bạo.
Thực ra y có giúp tệ bang không biết bao nhiêu công lao.
Gần đây, bọn tôi có người bị gian nhân ám toán cũng được y ra tay giải cứu.
Nhưng bậc đại gia trượng phu ở đời phải lấy nghĩa lớn làm trọng, đành bỏ ra ngoài những điều ân oán nhỏ mọn.
Y là một tên tử thù của Ðại Tống, các vị trưởng lão bên tệ bang cũng chịu ơn y rất nhiều,nhưng không thể vì ơn riêng mà bỏ nghĩa công.
Cố nhân từng diệt người thân vì đại nghĩa, huống chi y không phải là thân nhân bổn bang.
Vừa dứt lời, quần hùng thi nhau vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
Du Ký kể tiếp cho mọi người nghe về chuyện Kiều Phong tự ý đến tham dự anh hùng đại hội, các trưởng lão đều sửng sốt. Những vị này cộng sự với Kiều Phong đã lâu, biết ông là người làm việc đã sẵn lòng dũng cảm lại nhiều mưu trí. Nếu đã quả ông đơn thương độc mã đến đến Tụ Hiền trang thì thật là kỳ quái.
Hướng Vọng Thiên nói:
-Tôi tưởng Kiều Phong cố ý bày kế nghi binh này để quần hùng chờ ở đây mất công không rồi y tìm đường xa chạy cao bay chuồn đi lúc nào không hay biết.
Ðó là kế "kim thiền thoát xác".
Ngô trưởng lão đập tay xuống bàn, mắng:
-Ngươi nói "kim thiền thoát xác" cái con khỉ gì đó?
Kiều Phong là hạng người nào ngươi có biết không?
Ông ta đã nói thế nào là làm đúng như vậy.
Hướng Vọng Thiên bị Ngô trưởng lão mắng thẹn đỏ mặt lên, nói:
-Ngươi muốn Kiều Phong xuất đầu ư?
Hướng mỗ là người đầu tiên không chịu.
Ngươi lại đây tỷ võ với ta!
Ngô trưởng lão trong khi đi đường đã được tin Kiều Phong giết cha mẹ, giết thày, đại náo chùa Thiếu Lâm thì trong lòng rất làm buồn bực.
Trưởng lão xưa nay rất khâm phục Kiều Phong, những tin đó làm cho trưởng lão bực mình quá, lửa giận không biết trát vào ai cho được...
Người anh cả Ngô trưởng lão bị bọn Khất đan giết nên căm hận người Khất Ðan đến thấu xương.
Thốt nhiên trưởng lão nghe nói Kiều Phong, một nhân vật mà mình rất kính yêu, là người Khất Ðan, nỗi đau đớn không biết đến thế nào mà kể.
Lúc này Hướng Vọng Thiên lại đứng ra khiêu chiến, thật là một dịp để trưởng lão phát tiết nỗi căm hờn.
Lão liền tung mình nhảy vọt ra sân, lớn tiếng nói:
-Kiều Phong là giống chó má Khất Ðan hay đường đường là người Hán, đó là điều chưa rõ ràng.
Giả tỷ là người Khất Ðan, thật thà Ngô mỗ là người đầu tiên liều mạng với y, chứ ngươi là thứ gì mà hống hách ở chỗ này?
Ra đây! Ðể ta cho một bài học.
Hướng Vọng Thiên giận, mặt tái xanh, rút đơn đao ra khỏi vỏ đánh "soạt" một cái, lại trông thấy lưỡi đao của mình có chữ "Kiều Phong bái kiến" thì không khỏi rùng mình.
Du Ký dàn hoà:
-Hai vị đều là tân khách Du mỗ, xin nể mặt Do mỗ đừng để mất hoà khí.
Từ trưởng lão cũng can:
-Ngô huynh đệ chớ nên nóng nảy, phải giữ lấy thanh danh cho bản bang.
Trong đám đông bỗng có tiếng nhỏ nhẹ nói móc:
-Cái bang đã có một nhân vật như Kiều Phong thanh danh rất là tốt đẹp.
Phải cố mà giữ cho vẹn toàn cái thanh danh đó!
Quần hào Cái bang quát thét lên:
-Ai nói đó?
-Có phải người hào kiệt thì thò mặt ra, chui rúc vào sau lưng người ta thì còn chi là hảo hán?
-Thằng chó đểu nào thế?
Mỗi người một câu chửi, mắng om sòm lên một lúc rồi trở lại yên tĩnh.
Vì không tìm ra ai nói, quần hào Cái bang tuy căm giận vô cùng nhưng cũng không biết làm thế nào được.
Cái bang là một bang lớn nhất trong đám giang hồ, nhưng các bậc hào kiệt trong bang quen lối ăn xin, không cần gì đến lễ nghi của bậc thượng lưu,người thì quát tháo, người thì chửi bới đến ông tổ mười tám đời đứa hèn nhát.
Tiết Thần Y chau mày nói:
-Xin các vị hãy nén giận để nghe lão hủ một lời.
Quần hào Cái bang dần dần yên lặng trở lại thì trong đám đông giọng nói lạnh lùng lại phát ra:
-Hay lắm! Hay lắm! Kiều Phong phái bọn người khá đông này đến nằm vùng.
Ta thử chờ xem một tấn bi kịch.
Ngô trưởng lão nghe thấy câu này lại càng căm tức, những tiếng rút gươm đao sột soạt nổi lên, ánh đao sáng loáng. Bọn tân khách thấy mọi người Cái bang muốn động thủ cũng nhiều người rút binh khí ra, gọi nhau ơi ới loạn xạ cả lên. Tiết Thần Y cùng anh em họ Du khuyên can mọi người hãy bình tĩnh, nhưng ba người hò hét khản cổ chỉ tổ làm cho nhốn nháo thêm chứ chẳng ích lợi gì.
Trong lúc hỗn loạn thì có tên quản gia hốt hoảng chạy vào, đến bên Du Ký kề tai nói nhỏ mấy câu.
Du Ký biến sắc hỏi lại thì gã quản gia trỏ tay ra cổng, vẻ mặt cực kỳ kinh hãi.
Du Ký lại ghé tai nói thầm với Tiết Thần Y, Tiết Thần Y thốt nhiên thay đổi sắc mặt.
Du Câu chạy đến bên anh.
Du Ký nhìn em vừa nói một câu, Du Câu đã biến sắc liền.
Thế rồi người nọ truyền người kia, một truyền thành hai, hai truyền thành bốn,bốn truyền thành tám, tin đó lan ra rất mau. Chỉ trong khoảnh khắc, nhà đại sảnh đường đương nhốn nháo trở lại im phăng phắc, vì ai cũng đã nghe thấy bốn chữ "Kiều Phong bái trang".
Tiết Thần Y nhìn anh em Du Câu gật đầu rồi lại nhìn hai nhà sư Huyền Nạn, Huyền Tịch chùa Thiếu Lâm, nói:
-Xin lỗi các vị, tôi cần ra ngoài một chút.
Gã quản gia trở gót đi ra.
Quần hùng ai nấy trống ngực đánh thình thình.
Tuy ai cũng biết rõ bên mình người nhiều, thế mạnh, nếu Kiều Phong có một cử chỉ nào khác lạ là nhất tề nhảy xổ vào đâm chém, phân thây làm muôn đoạn.
Nhưng oai danh Kiều Phong lớn quá, cho là ông một mình đến đây, tất cậy mình có hậu thuẫn mới dám đàng hoàng như vậy.
Họ đoán mãi không ra, chẳng hiểu ông có âm mưu nguy hiểm gì nữa.
Ðang lúc yên tĩnh, bỗng nghe tiếng vó ngựa lộp cộp, bánh xe lăn trên đường kêu lọc cọc.
Một cỗ xe lừa từ từ đến trước cổng, vẫn không dừng bước cứ theo cổng chính tiến thẳng vào.
Anh em họ Du nhíu đôi lông mày tỏ vẻ rất khó chịu về thái độ nghênh ngang của Kiều Phong không coi ai ra gì.
Hai người đang bực mình thì bánh xe lừa lăn qua ngưỡng cổng kêu lạch cạch.
Một đại hán tay cầm roi ngồi vào chỗ xa phu.
Xe che rèm rủ thấp không biết trong chứa những ai.
Quần hào không ai bảo ai mà đều nhìn vào đại hán ngồi trên xe, thấy người mặt vuông chữ điền, thân thể cao lớn, ngực nở, vai vuông không giận mà rất oai, chính là cựu Bang chúa Cái bang tên gọi Kiều Phong.
Kiều Phong gác roi lên xe, nhảy xuống chắp tay chào:
-Nghe nói Tiết Thần Y cùng hai vị Du thiết yến quần hùng tại Tụ Hiền trang.
Kiều mỗ không phải là hào kiệt Trung Nguyên đâu dám mặt dầy đến đây phó yến.
Hôm nay gặp việc khẩn cấp phải cầu đến Tiết Thần Y nên mạo muội đến đây,mong liệt vị tha lỗi cho.
Nói xong vái dài, vẻ mặt rất cung kính.
Kiều Phong càng lễ độ bao nhiêu, Tiết Thần Y càng đề phòng bấy nhiêu vì sợ ông có âm mưu nguỵ kế gì chăng.
Du Câu vẫy tay một cái, bốn tên môn hạ lầm lũi đi ra để tăng cường việc phòng thủ ngoài cửa lớn.
Một là đề phòng những tay đến tiếp viện Kiều Phong xông vào, hai là ngăn trở nếu ông muốn trốn chạy.
Tiết Thần Y chắp tay đáp lễ, nói:
-Kiều huynh có việc chi cần đến sức mọn của tại hạ?
Kiều Phong lui lại hai bước, vén tấm màn cỗ xe lừa lên, ẵm A Châu ra, nói:
-Vì tại hạ làm việc lỗ mãng để liên luỵ đến vị tiểu cô nương đây bị trúng chưởng lực, thương tích cực kỳ trầm trọng. Hiện nay trừ Tiết Thần Y ra không ai có thể chữa được, nên đành phải liều lĩnh đến đây khẩn cầu Thần Y cứu mạng cho nàng.
Quần hào khi vừa thấy xe lừa đã chột dạ chú ý nhìn, đinh ninh trong đó có giấu những gì quái lạ.
Giờ thấy trong xe chỉ có mình cô gái mười sáu, mười bẩy tuổi, ai nấy đều chưng hửng.
Nghe Kiều Phong nói đem nàng đến để xin điều trị nội thương, mọi người càng sửng sốt.
Tiết Thần Y nghe Kiều Phong nói rất lấy làm kỳ dị.



Sáng sớm hôm sau, Kiều Phong đem nội lực tiếp vào cho A Châu, lấy tiền nhờ người trong khách sạn thuê cho một cỗ xe lừa.

Ông đỡ A Châu ngồi vào trong xe rồi chạy đến cửa phòng Bảo Thiên Linh, lớn tiếng gọi:

-Bảo huynh! Tiểu đệ là Kiều Phong đến bái kiến đây!

Bảo Thiên Linh cùng Hướng Vọng Thiên, Kỳ Lục ba người chưa dậy, nghe Kiều Phong gọi đều giật mình nhảy vội xuống đất, người dao kẻ kiếm, ai cũng cầm binh khí trong tay và ai nấy đều thộn mặt ra vì thấy trên binh khí đều có dán một mảnh giấy nhỏ viết bốn chữ "Kiều Phong bái kiến".

Ba người nhìn nhau trong, lòng kinh hãi, vì biết rằng trong lúc mình ngủ đã bị Kiều Phong chơi trò này.

Giả tỷ mà ông muốn giết ba người cũng dễ như trở bàn tay.

Trong ba người thì Bảo Thiên Linh hổ thẹn hơn cả.

Ngoại hiệu của y là Một Bản Tiền.

Ban ngày chạy đi thăm thú làm ăn có đến ngàn nhà, mà ban đêm lần vào có tới trăm lần cửa, khoét ngạch lấy tiền bạc nhà người ta là nghề tay trái của y.

Thế mà đêm rồi bị Kiều Phong chơi một vố, bây giờ mới biết.

Bảo Thiên Linh lại quấn nhuyễn tiên cài vào sau lưng, y nghĩ rằng nếu Kiều Phong muốn giết mình thì hạ thủ ngay đêm cũng được rồi.

Y liền chạy ra cửa, nói:

-Ðầu Bảo Thiên này hãy còn trên cổ, lúc nào Kiều huynh muốn lấy cũng được.

Bảo mỗ chuyên nghề đi buôn không vốn, thì dù "cơ nghiệp" của Bảo mỗ có về tay Kiều huynh cũng không sao.

Ðến phụ thân, mẫu thân và sư phụ mà các hạ còn không nể, thì đối với Bảo mỗ một người bạn sơ giao, các hạ còn nể gì nữa.

Bảo Thiên Linh đã quấn nhuyễn tiên lại là đã có chủ ý.

Y biết rằng mạng mình mười phần chết đến chín, nếu đem võ lực ra mà đối phó thì không tài nào thoát được.

Chi bằng đem tính mạng giao cho đối phương là xong.

Kiều Phong chắp tay, nói:

-Từ ngày cáo biệt nhau trên hồ Ðộng Ðình, thấm thoắt đã mấy năm rồi.

Bảo huynh vẫn tráng kiện như xưa, thật là đáng mừng.

Bảo Thiên Linh cười khanh khách, nói:

-Cuộc sống trộm ăn xổi ở thì của tôi thế mà vẫn kéo dài được đến ngày nay chưa chết.

Kiều Phong nói:

-Diêm Vương Ðịch Tiết Thần Y đại hội anh hùng, tại hạ muốn đi xem sao.

Ba vị có tiện thì cùng đi với tôi?

Bảo Thiên Linh rất lấy làm kỳ, lẩm bẩm: "Tiết Thần Y đại hội anh hùng là để đối phó với ngươi.

Ngươi khó mà hòng sống yên ổn được. Ngươi một mình tới đó là có dụng ý gì?

Ta vẫn nghe Bang chúa Cái bang lớn mật và cẩn thận, lại trí dũng song toàn.

Nếu y không gan liều thì chắc không dám chui đầu vào tròng. Ta chả gì mà mắc mưu y".

Kiều Phong thấy Bảo Thiên Linh ngẩn ngơ không đáp, liền nói:

-Kiều mỗ có việc cần đến cầu Tiết Thần Y giúp cho, mong được Bảo huynh đưa đường.

Kiều mỗ không dám quên ơn.

Bảo Thiên Linh nghĩ thầm: "Mình mong đường thoát khỏi độc thủ của y thì lại dẫn y đi phó yến cùng các vị anh hùng.

Bị quần hào vây đánh, dù y có ba đầu sáu tay cũng không địch nổi".

Tuy trong lòng Bảo Thiên Linh tính vậy, nhưng rồi y nghĩ lại không nên dẫn Kiều Phong đến chỗ anh hùng đại hội là hơn, bèn nói:

-Cuộc anh hùng hội yến này ở Tụ Hiền trang cách đây bảy mươi dặm về phía đông bắc, Kiều huynh muốn đi thì đi thôi, chứ chả có chuyện gì hay đâu.

Bảo Thiên Linh này xin nói trước, hội với yến chả biết ra thế nào.

Có điều Kiều huynh đi chuyến này dữ nhiều lành ít.

Nếu gặp tai nạn đừng trách Bảo mỗ không báo trước.

Kiều Phong lạnh lùng cười, nói:

-Kiều mỗ cảm ơn thịnh tình Bảo huynh.

Anh hùng đại yến đặt tại Tụ Hiền trang thì có phải do song hùng họ Du làm chủ nhân không?

Ðường đi Tụ Hiền trang tiểu đệ đã biết rồi.

Mời ba vị đi trước, tiểu đệ thong thả lát nữa hãy đi cũng vừa, để cho các vị dự bị trước đã.

Bảo Thiên Linh quay đầu nhìn Kỳ Lục cùng Hướng Vọng Thiên, hai người từ từ gật đầu. Bảo Thiên Linh nói:

-Ðã vậy tại hạ đến Tụ Hiền trang trước để chờ đại gia Kiều huynh.

Ba người hấp tấp tính tiền trả khách sạn rồi lên ngựa ra roi cho chạy về phía Tụ Hiền trang.

Ba người giục ngựa đi mau, thỉnh thoảng quay đầu nhìn lại, chỉ sợ Kiều Phong cưỡi tuấn mã đuổi kịp.

Bảo Thiên Linh là một nhân vật cơ linh, Kỳ Lục cùng Hướng Vọng Thiên cũng đều từng trải, thấy rộng biết nhiều trên chốn giang hồ.

Song ba người vừa đi đường vừa phỏng đoán mà không hiểu tại sao Kiều Phong lại dấn thân vào chỗ anh hùng đại yến là nơi nguy hiểm.

Kỳ Lục bỗng nói:

-Bảo đại ca! Ðại ca có trông thấy chiếc xe lớn chở Kiều Phong không?

Tôi nghĩ rằng trong xe đó có điều quái dị.

Hướng Vọng Thiên nói:

-Chẳng lẽ trong xe có những nhân vật lợi hại mai phục.

Bảo Thiên Linh nói:

-Dù trong xe có xếp đầy cũng chỉ được bảy người là cùng.

Cả Kiều Phong nữa cũng chưa đủ một chục, thế thì đến chỗ anh hùng hội yến có khác chi chiếc thuyền con trong biển cả, làm trò trống gì được.

Trên đường ba người vừa đi vừa trò chuyện, gặp các bạn võ lâm mỗi lúc một nhiều, đều đi phó yến tại Tụ Hiền trang. Cuộc hội yến các vị anh hùng lần này rất đột ngột, ai tiếp được thiếp mời là lập tức lên ngựa đi ngay đêm để loan truyền

người nọ tiếp đến người kia.

Mới trong khoảng một ngày một đêm mà thiếp mời đã truyền đi rất xa.

Nhân vì thời gian cấp bách, quần hùng mời đến Tụ Hiền trang đại đa số nhân vật ở trong vòng chu vi vài trăm dặm chùa Thiếu Lâm tỉnh Hà Nam.

Nguyên chùa Thiếu Lâm đã phát thiếp đi mời các vị anh hùng thiên hạ đến thương nghị việc đối phó với Mộ Dung Phục, nhưng kỳ hạn còn đến hai mươi ngày nữa.

Phần lớn các vị anh hùng đang lên đường, tỷ dụ như nhân phụ Ðoàn Dự, tức Trấn Nam Vương Ðoàn Chính Thuần suất lĩnh bọn hào kiệt nước Ðại Lý cũng chưa tới nơi. Song đã được một số đông anh hùng hảo hán nóng tính đến Hà Nam sớm hơn hoặc để thăm bạn, hoặc du ngoạn sơn thuỷ nơi đây.

Những người này do đó mà nhận được thiếp trước mời đến Tụ Hiền trang của Du Thị Nhị Hùng cùng Diêm Vương Ðịch Tiết Thần Y.

Du Thị Nhị Hùng là Du Ký, Du Câu tuy trước kia tiếng tăm lừng lẫy nhưng đi ẩn đã lâu, mấy năm nay không qua lại với các nhân sỹ Thiếu Lâm, còn Tiết Thần Y thì thực là một nhân vật ai cũng biết tiếng và kính nể.

Nên biết rằng các hảo hán võ lâm chỉ tự phụ võ công mình cao cường mà ít ai dám tự tin mình là tay thiên hạ vô địch. Dù quả có người tin mình là thiên hạ vô địch, cũng không có thể giữ mình suốt đời cho không bệnh tật hoặc không bị

thương. Nếu kết giao với Tiết Thần Y thì giữ được tính mạng vững chắc.

Chỉ cần một điều là đưa đến ông ta lúc chưa chết, bất luận bệnh nặng thế nào ông cũng chữa được.

Có thể nói rằng ông chữa không sai một người.

Cuộc mời khách của Du Thị Song Hùng này, ai nhận được thiếp mời cũng lấy làm vinh dự.

Tấm thiếp ghi tên Tiết Thần Y có thể nói là cái bùa hộ mệnh.

Trong bụng người nào cũng nghĩ rằng: "Nay mình kết giao với Tiết, vạn nhất sau này có đau ốm hay bị thương tích, tất thế nào ông cũng phải ra tay chữa cho mình.

Nhất là những người sinh sống bằng nghề đao kiếm, ai dám chắc giữ mình được yên lành suốt đời."

Bảo Thiên Linh, Kỳ Lục, Hướng Vọng Thiên, ba người đến Tụ Hiền trang, Du lão nhị tức Du Câu ra nghênh tiếp.

Vào nhà đại sảnh thì thấy đã đầy tân khách,phần thì đang ăn cơm trong hậu sảnh, phần đang ngồi chơi tán chuyện ở vườn sau.

Bảo Thiên Linh quen biết khá nhiều.

Trong nhà đại sảnh chỗ nào cũng có tiếng người, số đông cất tiếng chào:

-Bảo lão gia có phát tài không?

-Bảo huynh! Mấy bữa nay làm ăn khá chứ?

Bảo Thiên Linh chắp tay thi lễ hết lượt.

Các vị anh hùng trong đám giang hồ tính tình khẳng khái rộng rãi dĩ nhiên là rất nhiều, những kẻ độ lượng hẹp hòi cũng

không phải ít.

Có người chỉ vì sơ ý một chút thiếu một nụ cười hay một cái gật đầu để đáp lễ là có thể xảy ra lắm chuyện lôi thôi, không khác gì cái sẩy nẩy cái ung,đi đến chỗ mất mạng cũng chưa biết chừng.

Du Câu dẫn Bảo Thiên Linh sang trước chỗ chư vị mé Ðông.

Tiết Thần Y đứng dậy chào:

-Bảo huynh, Kỳ huynh, Hướng huynh, sự hiện diện của ba vị hiền huynh bữa nay khiến cho lão hủ thêm phần vinh hạnh. Lão hủ rất là cảm kích!

Bảo Thiên Linh vội vàng đáp lễ, nói:

-Tiết lão gia có lệnh triệu thì dù Bảo Thiên Linh này có ốm liệt giường cũng bắt người khiêng tới.

Du lão đại tức Du Ký cười, nói:

-Nếu Bảo huynh bị bệnh liệt giường, lại càng cần người khiêng đến chỗ Tiết lão gia cho mau.

Mọi người nghe thấy nổi lên một trận cười hô hố. Du Câu nói:

-Ba vị đường đi nhọc mệt, xin mời vào hậu sảnh dùng điểm tâm.

Bảo Thiên Linh nói:

-Việc ăn uống hãy xin thong thả chưa vội, tại hạ có một việc xin hỏi.

Tiết lão gia cùng hai vị Du lão gia lần này phát thiếp mời các vị anh hùng, vậy có mời Kiều Phong không?

Bọn Tiết Thần Y vừa nghe đến hai chữ Kiều Phong đều biến sắc.

Du Câu hỏi:

-Bảo huynh gợi đến Kiều Phong là có ý gì? Phải chăng Bảo huynh có giao tình rất hậu với thằng cha đó?

Bảo Thiên Linh đáp:

-Tôi thấy y bảo cũng đến tham dự đại yến anh hùng ở Tụ Hiền trang đây.

Câu này nói ra khiến cho quần hùng đều phải sửng sốt.

Mấy chục người trong đại sảnh đang cao đàm hùng biện rất là huyên náo cũng đột nhiên dừng lại.

Ai nấy đều im lặng.

Những người ngồi xa không nghe tiếng Bảo Thiên Linh, nhưng vừa được tin này cũng đã bỏ dở câu nhuyện.

Nhà đại sảnh ngồi im phăng phắc, con ruồi bay qua cũng nghe rõ.

Bọn ngồi trong hậu sảnh đang ăn uống hay ngoài hành lang đang cười nói, được tin này cũng lắng tai nghe.

Tiết Thần Y hỏi:

-Sao Bảo huynh biết Kiều Phong cũng đến đây?

Bảo Thiên Linh đáp:

-Chính tại hạ cùng Kỳ huynh đều nghe y bảo vậy.

Nói ra lại xấu hổ, đêm qua ba người chúng tôi bị một vố rất cay.

Hướng Vọng Thiên luôn đưa mắt ra hiệu cho Bảo Thiên Linh đừng thuật lại câu chuyện xấu xa ấy.

Nhưng Bảo Thiên Linh là người khôn ngoan, hiểu rõ Tiết Thần Y cùng Du Thị Song Hùng cố nhiên rất tinh ý, mà trong đám anh hùng đây những người bậc trí năng cũng không phải ít.

Mình chỉ giấu giếm một mẩu cũng đủ khiến cho người ta phải nghi ngờ.

Ðây là một vụ động trời, mình đã bị lôi cuốn vào thì sơ ý một chút là đi đến chỗ thân danh tan nát ngay.

Nghĩ vậy, Bảo Thiên Linh từ từ cởi cây nhuyễn tiên ở sau lưng ra.

Trên cây nhuyễn tiên vẫn còn dán mảnh giấy viết bốn chữ "Kiều Phong bái kiến".

Bảo hai tay nâng cây nhuyễn tiên đưa lại cho Tiết Thần Y coi rồi nói:

-Kiều Phong nhờ ba người chúng tôi báo tin trước hôm nay y sẽ tới Tụ Hiền trang.

Ðoạn, Bảo thuật lại hết mọi việc xảy ra đêm qua cùng những lời đối đáp với Kiều Phong, không giấu một câu, không đổi một chữ, nói hết thực tình.

Hướng Vọng Thiên bấm chân luôn, song Bảo Thiên Linh cũng cứ kể làm cho Hướng Vọng Thiên thẹn đỏ mặt lên.

Bảo Thiên Linh thản nhiên kể hết đầu đuôi rồi nói:

-Thằng cha Kiều Phong là dòng giống chó má Khất Ðan.

Dù y có đại nhân, đại nghĩa, chúng ta cũng nên diệt đi.

Huống chi tội ác đã rõ rệt, hậu hoạ càng ngày càng lớn.

Nếu để y xa chạy cao bay thì khó mà tầm nã được.

Quả là lòng trời run rủi, y tự nhiên đâm đầu vào bẫy.

Du Câu trầm ngâm nói:

-Tôi nghe nói Kiều Phong trí dũng song toàn, tài y đủ che đậy những sự tàn ác.

Nhưng y đâu phải là một kẻ thất phu liều lĩnh, chẳng lẽ y dám dẫn xác đến hội anh hùng đại yến?

Bảo Thiên Linh nói:

-Chỉ sợ y có gian mưu, ta phải đề phòng cẩn thận.

Người ta thường nói kế hoạch có được nhiều người bàn định mới chu đáo.

Vậy tất cả chúng ta đây phải hợp nhau lại tính kế.

Trong khi đang nói chuyện, phía ngoài lại có vô số anh hùng hào kiệt tới nơi,nào Thiết diện phán quan Ðơn Chính cùng năm con, nào vợ chồng Ðàm công Ðàm bà cùng Triệu Tiền Tôn, nào Kim Ðại Bằng cùng Hắc Bạch Kiếm Sử An lũ lượt kéo đến.

Lát sau mấy vị cao tăng chùa Thiếu Lâm là Huyền Nạn, Huyền Tịch cũng tới nơi...

Trong hàng tân khách này, có người chưa tiếp được thiệp mời của Tiết Thần Y nhưng tự coi mình đáng mặt anh hùng đi dự yến, không cần đợi thiếp mời.

Tiết Thần Y cùng anh em họ Du nhất nhất hoan nghênh khoản đãi. Vừa nói đến những tội ác của Kiều Phong, hết thảy mọi người đều cực kỳ phẫn nộ.

Bỗng nhiên gã quản gia lật đật chạy vào bẩm:

-Từ trưởng lão bên Cái bang suất lĩnh.

Các vị trưởng lão truyền công, chấp pháp cùng Tống, Hồ, Trần, Ngô đến bái kiến.

Mọi người được tin đều rùng mình.

Hướng Vọng Thiên nói:

-Bọn Cái bang cử người đến đông như vậy, quả nhiên là để viện trợ cho Kiều Phong rồi.

Ðơn Chính nói:

-Kiều Phong đã ra khỏi bang, không còn là Bang chúa Cái bang.

Chính mắt tôi trông thấy bọn họ trở mặt với nhau rồi!

Hướng Vọng Thiên nói:

-Tình cố hựu của con người chưa chắc mỗi lúc đã quên ngay được.

Du Ký nói:

-Các vị trưởng lão Cái bang đều là những bậc đại trượng phu rất thẳng thắn,chẳng lẽ lại không phân biệt phải trái, o bế kẻ cừu thù? Nếu họ đến đây để giúp Kiều Phong, chẳng hoá ra là những tên Hán gian mại quốc ư?

Mọi người gật đầu khen phải, nói:

-Phải rồi! Người ta thà rằng chẳng làm nên công cán gì thì thôi, quyết không làm Hán gian bán nước.

Tiết Thần Y cùng Du Thị Song Hùng thân hành ra ngoài cửa trang nghênh tiếp những nhân vật đầu não Cái bang chừng mười hai, mười ba người.

Quần hùng thấy vậy cũng hơi yên tâm vì đều nghĩ rằng chẳng hiểu bọn này có giúp đỡ Kiều Phong hay không, dù cho họ có về phe với y thì mười hai, mười ba người này cũng chẳng làm trò gì được.

Du lão đại tức Du Ký ra người cẩn thận, khẽ dặn dò những tay môn đồ đắc lực để ý tra xét khắp bốn mặt Tụ Hiền trang xem Cái bang có kéo thêm người đến dòm dỏ gì không.

Quần hùng cùng các vị trưởng lão trao đổi mấy lời hàn huyên rồi tiến vào đại sảnh.

Ai cũng nhận thấy mọi người Cái bang đều lộ vẻ lo lắng dường như có tâm sự rất quan trọng.

Chủ khách an toạ rồi, Từ trưởng lão cất tiếng hỏi:

-Tiết huynh cùng hai vị Du lão đệ! Hôm nay tụ họp anh hùng khắp nơi ở đây,phải chăng là để đối phó với cái mầm hoạ Kiều Phong đang nảy nở trong võ lâm?

Quần hùng nghe Từ trưởng lão gọi Kiều Phong là cái mầm hoạ mới nảy nở trong võ lâm, đưa mắt nhìn nhau rồi thở phào nhẹ nhõm.

Du Ký nói:

-Chắc cũng vì việc này mà Từ trưởng lão cùng các vị trưởng lão nhất tề giá lâm,thật là đại hạnh cho võ lâm.

Chúng tôi trừ diệt tên mọi này cần được quý bang chứng kiến để khỏi có sự hiểu lầm, làm tổn thương đến hoà khí và không còn ân hận oán trách gì nữa.

Từ trưởng lão thở dài, nói:

-Y mất hết lương tâm thành kẻ điên rồi, nên có những hành vi tàn bạo.

Thực ra y có giúp tệ bang không biết bao nhiêu công lao.

Gần đây, bọn tôi có người bị gian nhân ám toán cũng được y ra tay giải cứu.

Nhưng bậc đại gia trượng phu ở đời phải lấy nghĩa lớn làm trọng, đành bỏ ra ngoài những điều ân oán nhỏ mọn.

Y là một tên tử thù của Ðại Tống, các vị trưởng lão bên tệ bang cũng chịu ơn y rất nhiều,nhưng không thể vì ơn riêng mà bỏ nghĩa công.

Cố nhân từng diệt người thân vì đại nghĩa, huống chi y không phải là thân nhân bổn bang.

Vừa dứt lời, quần hùng thi nhau vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Du Ký kể tiếp cho mọi người nghe về chuyện Kiều Phong tự ý đến tham dự anh hùng đại hội, các trưởng lão đều sửng sốt. Những vị này cộng sự với Kiều Phong đã lâu, biết ông là người làm việc đã sẵn lòng dũng cảm lại nhiều mưu trí. Nếu đã quả ông đơn thương độc mã đến đến Tụ Hiền trang thì thật là kỳ quái.

Hướng Vọng Thiên nói:

-Tôi tưởng Kiều Phong cố ý bày kế nghi binh này để quần hùng chờ ở đây mất công không rồi y tìm đường xa chạy cao bay chuồn đi lúc nào không hay biết.

Ðó là kế "kim thiền thoát xác".

Ngô trưởng lão đập tay xuống bàn, mắng:

-Ngươi nói "kim thiền thoát xác" cái con khỉ gì đó?

Kiều Phong là hạng người nào ngươi có biết không?

Ông ta đã nói thế nào là làm đúng như vậy.

Hướng Vọng Thiên bị Ngô trưởng lão mắng thẹn đỏ mặt lên, nói:

-Ngươi muốn Kiều Phong xuất đầu ư?

Hướng mỗ là người đầu tiên không chịu.

Ngươi lại đây tỷ võ với ta!

Ngô trưởng lão trong khi đi đường đã được tin Kiều Phong giết cha mẹ, giết thày, đại náo chùa Thiếu Lâm thì trong lòng rất làm buồn bực.

Trưởng lão xưa nay rất khâm phục Kiều Phong, những tin đó làm cho trưởng lão bực mình quá, lửa giận không biết trát vào ai cho được...

Người anh cả Ngô trưởng lão bị bọn Khất đan giết nên căm hận người Khất Ðan đến thấu xương.

Thốt nhiên trưởng lão nghe nói Kiều Phong, một nhân vật mà mình rất kính yêu, là người Khất Ðan, nỗi đau đớn không biết đến thế nào mà kể.

Lúc này Hướng Vọng Thiên lại đứng ra khiêu chiến, thật là một dịp để trưởng lão phát tiết nỗi căm hờn.

Lão liền tung mình nhảy vọt ra sân, lớn tiếng nói:

-Kiều Phong là giống chó má Khất Ðan hay đường đường là người Hán, đó là điều chưa rõ ràng.

Giả tỷ là người Khất Ðan, thật thà Ngô mỗ là người đầu tiên liều mạng với y, chứ ngươi là thứ gì mà hống hách ở chỗ này?

Ra đây! Ðể ta cho một bài học.

Hướng Vọng Thiên giận, mặt tái xanh, rút đơn đao ra khỏi vỏ đánh "soạt" một cái, lại trông thấy lưỡi đao của mình có chữ "Kiều Phong bái kiến" thì không khỏi rùng mình.

Du Ký dàn hoà:

-Hai vị đều là tân khách Du mỗ, xin nể mặt Do mỗ đừng để mất hoà khí.

Từ trưởng lão cũng can:

-Ngô huynh đệ chớ nên nóng nảy, phải giữ lấy thanh danh cho bản bang.

Trong đám đông bỗng có tiếng nhỏ nhẹ nói móc:

-Cái bang đã có một nhân vật như Kiều Phong thanh danh rất là tốt đẹp.

Phải cố mà giữ cho vẹn toàn cái thanh danh đó!

Quần hào Cái bang quát thét lên:

-Ai nói đó?

-Có phải người hào kiệt thì thò mặt ra, chui rúc vào sau lưng người ta thì còn chi là hảo hán?

-Thằng chó đểu nào thế?

Mỗi người một câu chửi, mắng om sòm lên một lúc rồi trở lại yên tĩnh.

Vì không tìm ra ai nói, quần hào Cái bang tuy căm giận vô cùng nhưng cũng không biết làm thế nào được.

Cái bang là một bang lớn nhất trong đám giang hồ, nhưng các bậc hào kiệt trong bang quen lối ăn xin, không cần gì đến lễ nghi của bậc thượng lưu,người thì quát tháo, người thì chửi bới đến ông tổ mười tám đời đứa hèn nhát.

Tiết Thần Y chau mày nói:

-Xin các vị hãy nén giận để nghe lão hủ một lời.

Quần hào Cái bang dần dần yên lặng trở lại thì trong đám đông giọng nói lạnh lùng lại phát ra:

-Hay lắm! Hay lắm! Kiều Phong phái bọn người khá đông này đến nằm vùng.

Ta thử chờ xem một tấn bi kịch.

Ngô trưởng lão nghe thấy câu này lại càng căm tức, những tiếng rút gươm đao sột soạt nổi lên, ánh đao sáng loáng. Bọn tân khách thấy mọi người Cái bang muốn động thủ cũng nhiều người rút binh khí ra, gọi nhau ơi ới loạn xạ cả lên. Tiết Thần Y cùng anh em họ Du khuyên can mọi người hãy bình tĩnh, nhưng ba người hò hét khản cổ chỉ tổ làm cho nhốn nháo thêm chứ chẳng ích lợi gì.

Trong lúc hỗn loạn thì có tên quản gia hốt hoảng chạy vào, đến bên Du Ký kề tai nói nhỏ mấy câu.

Du Ký biến sắc hỏi lại thì gã quản gia trỏ tay ra cổng, vẻ mặt cực kỳ kinh hãi.

Du Ký lại ghé tai nói thầm với Tiết Thần Y, Tiết Thần Y thốt nhiên thay đổi sắc mặt.

Du Câu chạy đến bên anh.

Du Ký nhìn em vừa nói một câu, Du Câu đã biến sắc liền.

Thế rồi người nọ truyền người kia, một truyền thành hai, hai truyền thành bốn,bốn truyền thành tám, tin đó lan ra rất mau. Chỉ trong khoảnh khắc, nhà đại sảnh đường đương nhốn nháo trở lại im phăng phắc, vì ai cũng đã nghe thấy bốn chữ "Kiều Phong bái trang".

Tiết Thần Y nhìn anh em Du Câu gật đầu rồi lại nhìn hai nhà sư Huyền Nạn, Huyền Tịch chùa Thiếu Lâm, nói:

-Xin lỗi các vị, tôi cần ra ngoài một chút.

Gã quản gia trở gót đi ra.

Quần hùng ai nấy trống ngực đánh thình thình.

Tuy ai cũng biết rõ bên mình người nhiều, thế mạnh, nếu Kiều Phong có một cử chỉ nào khác lạ là nhất tề nhảy xổ vào đâm chém, phân thây làm muôn đoạn.

Nhưng oai danh Kiều Phong lớn quá, cho là ông một mình đến đây, tất cậy mình có hậu thuẫn mới dám đàng hoàng như vậy.

Họ đoán mãi không ra, chẳng hiểu ông có âm mưu nguy hiểm gì nữa.

Ðang lúc yên tĩnh, bỗng nghe tiếng vó ngựa lộp cộp, bánh xe lăn trên đường kêu lọc cọc.

Một cỗ xe lừa từ từ đến trước cổng, vẫn không dừng bước cứ theo cổng chính tiến thẳng vào.

Anh em họ Du nhíu đôi lông mày tỏ vẻ rất khó chịu về thái độ nghênh ngang của Kiều Phong không coi ai ra gì.

Hai người đang bực mình thì bánh xe lừa lăn qua ngưỡng cổng kêu lạch cạch.

Một đại hán tay cầm roi ngồi vào chỗ xa phu.

Xe che rèm rủ thấp không biết trong chứa những ai.

Quần hào không ai bảo ai mà đều nhìn vào đại hán ngồi trên xe, thấy người mặt vuông chữ điền, thân thể cao lớn, ngực nở, vai vuông không giận mà rất oai, chính là cựu Bang chúa Cái bang tên gọi Kiều Phong.

Kiều Phong gác roi lên xe, nhảy xuống chắp tay chào:

-Nghe nói Tiết Thần Y cùng hai vị Du thiết yến quần hùng tại Tụ Hiền trang.

Kiều mỗ không phải là hào kiệt Trung Nguyên đâu dám mặt dầy đến đây phó yến.

Hôm nay gặp việc khẩn cấp phải cầu đến Tiết Thần Y nên mạo muội đến đây,mong liệt vị tha lỗi cho.

Nói xong vái dài, vẻ mặt rất cung kính.

Kiều Phong càng lễ độ bao nhiêu, Tiết Thần Y càng đề phòng bấy nhiêu vì sợ ông có âm mưu nguỵ kế gì chăng.

Du Câu vẫy tay một cái, bốn tên môn hạ lầm lũi đi ra để tăng cường việc phòng thủ ngoài cửa lớn.

Một là đề phòng những tay đến tiếp viện Kiều Phong xông vào, hai là ngăn trở nếu ông muốn trốn chạy.

Tiết Thần Y chắp tay đáp lễ, nói:

-Kiều huynh có việc chi cần đến sức mọn của tại hạ?

Kiều Phong lui lại hai bước, vén tấm màn cỗ xe lừa lên, ẵm A Châu ra, nói:

-Vì tại hạ làm việc lỗ mãng để liên luỵ đến vị tiểu cô nương đây bị trúng chưởng lực, thương tích cực kỳ trầm trọng. Hiện nay trừ Tiết Thần Y ra không ai có thể chữa được, nên đành phải liều lĩnh đến đây khẩn cầu Thần Y cứu mạng cho nàng.

Quần hào khi vừa thấy xe lừa đã chột dạ chú ý nhìn, đinh ninh trong đó có giấu những gì quái lạ.

Giờ thấy trong xe chỉ có mình cô gái mười sáu, mười bẩy tuổi, ai nấy đều chưng hửng.

Nghe Kiều Phong nói đem nàng đến để xin điều trị nội thương, mọi người càng sửng sốt.

Tiết Thần Y nghe Kiều Phong nói rất lấy làm kỳ dị.
Lục Mạch Thần Kiếm
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160(hết)