watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới-Aletta Jacobs - tác giả Nguyễn Bích Lan biên soạn Nguyễn Bích Lan biên soạn

Nguyễn Bích Lan biên soạn

Aletta Jacobs

Tác giả: Nguyễn Bích Lan biên soạn

Là con thứ tám trong một gia đình gồm mười hai người con của một cặp vợ chồng người Hà Lan thuộc tầng lớp trung lưu, từ nhỏ Aletta Jacobs đã mơ ước được đi theo con đường của cha mình, trở thành một nhà vật lý. Khác với nhiều bậc phụ huynh ở nửa cuối thể kỷ XIX cha mẹ của Aletta không những không ngăn cản con gái họ theo đuổi ước mơ mà còn cậy cục xin cho Aletta học dự thính ở các lớp học dành cho con trai để bà có thể học các môn tự nhiên thay vì chỉ học các môn xã hội và nữ công gia chánh.
Sau khi tốt nghiệp trung học và vượt qua kỳ thi tuyển phụ tá dược sĩ, Aletta viết thư cho thủ tướng Thorbecka xin ông ta can thiệp để bà được vào học đại học Groningen. Thủ tướng hẹn cho bà một năm thử thách. Đầu năm 1872 nghe tin thủ tướng ốm nặng Aletta sợ người kế nhiệm sẽ không chấp nhận lời thỉnh cầu của bà nên bà quyết định tham gia thi đại học ngay và gửi kết quả tới Thorbecka. Hai ngày sau khi Thorbecka qua đời, bà nhận được giấy cho phép nhập trường Groningen.
Tại trường Groningen, Aletta luôn nỗ lực hết mình trong học tập. Trong suốt bốn năm bà luôn là sinh viên xuất sắc của khoa toán và vật lý. Năm 1878 bà chuyển đến Amsterdam để theo học trường y và kết thúc chương trình học trong hai năm. Một số giáo viên của trường không chấp nhận việc một người phụ nữ trở thành bác sĩ đã tìm cách cản trở bà. Hai vị giám khảo đã xử thiếu công bằng với bà trong khi bà thi tốt nghiệp. Bà đã công khai lên tiếng đấu tranh phản đối hai vị giám khảo này và suýt nữa thì không nhận được bằng tốt nghiệp.
Khi còn là sinh viên, và đặc biệt là trong thời gian làm việc tại bệnh viện Amsterdam, Aletta đã chững kiến quá nhiều cảnh những người phụ nữ khổ sở vì đẻ dày đẻ nhiều. Họ nghèo túng và gầy mòn vì sinh đẻ. Cuộc sống của họ là một gánh nặng với những kì thai nghén đầy vất vả. Trò chuyện với những người phụ nữ ấy ở phòng hộ sinh, Aletta nhận thấy rằng đa số họ không muốn sinh nhiều con như vậy, không muốn sinh ra những đứa con ốm yếu và chết yểu, nhưng họ không biết làm thế nào để tránh thai. Họ luôn sống trong nỗi lo sợ sẽ mang thai và hoang mang không biết tương lai của những đứa con được sinh ra ngoài ý muốn sẽ ra sao. Aletta suy nghĩ rất nhiều về vấn đề này nhưng chưa tìm ra cách gì để giúp những người phụ nữ ấy. Nhiều lần bà đem băn khoăn của mình ra tâm sự với đồng nghiệp và chỉ nhận được những lời nói buông xuông đại loại như: “Cái số đàn bà nó thế” hay “Chẳng có cách tránh thai nào đâu, nếu có thì thế giới sụp đổ vì thiếu người rồi”.
Aletta nghĩ rằng chỉ có phương pháp chống thụ thai mới có thể giúp giải phóng người phụ nữ khỏi sự chịu đựng này. Bà tìm hiểu ý tưởng về biện pháp tránh thai của Malthus vốn đã được chú ý từ đầu thế kỷ XIX và liên lạc với những người đã vận dụng ý tưởng này theo cách riêng của họ. Năm 1882 bà đọc được một bài báo giới thiệu phương pháp đặt vòng tránh thai của bác sĩ Mensinga ở Flensburg. Bà lập tức viết thư cho bác sĩ Mensinga. Bà không những được bác sĩ Mensinga giải đáp mọi thắc mắc, mà còn nhận được nhiều mẫu vòng tránh thai. Tuy nhiên bà không vội vàng phổ biến phương pháp này mà thận trọng thử nghiệm trong một thời gian. Bà viết thư cho những người phụ nữ có nhu cầu bức thiết đề nghị họ tham gia thử nghiệm phương pháp đặt vòng, với điều kiện họ phải thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe trong những tháng đầu. Rất nhiều người phụ nữ sẵn sàng đi đặt vòng, nhờ thế mà chỉ sau một thời gian ngắn Aletta đã có thể khẳng định sự thành công của phương pháp đó.
Ý thức được những rào cản về tôn giáo và hạn chế về dân trí, Aletta không dám mong việc làm của bà sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ song bà không ngờ mình lại tạo ra một sự phản đối kịch liệt đến như vậy. Những người phản đối buộc tội bà tiếp tay cho lối sống vô đạo đức. Số ít những người đồng tình thì không dám tỏ thái độ vì sợ phải gánh chịu chung số phận với bà. Bạn bè của bà khuyên bà nên công khai thừa nhận việc làm của mình làm một sai lầm và tuyên bố sẽ không tiếp tục phổ biến phương pháp tránh thai nữa. Aletta không tiếp thu những ý kiến bàn lùi đó. Bà muốn cảm hóa những người phản đối bà, muốn tranh luận công bằng với những đồng nghiệp phủ nhận tính nhân đạo của việc bà làm. Tuy nhiên cũng có lúc Aletta cảm thấy dường như bà đơn độc đứng ở một phía, phía kia là cả hệ thống y tế và dư luận xã hội. Nhưng rồi bà nhận ra sự phản đối công khai kia chỉ là hành động đạo đức giả. Các mục sư trong các buổi giảng kinh thao thao bất tuyệt phản đối việc tránh thai nhưng chính họ lại đưa vợ mình tới phòng khám của Aletta để đặt vòng. Những bác sĩ miệng thì tìm đủ lời để chỉ trích Aletta, nhưng trong bụng chỉ muốn bà truyền lại cho mình những kỹ thuật đặt vòng tránh thai.
Aletta tiếp tục việc làm nhân đạo của mình và nhờ có sự kiên quyết của bà mà cuối cùng, việc sử dụng phương pháp tránh thai đã trở thành phổ biến ở khắp đất nước Hà Lan. Hơn ba mươi năm sau kể từ khi thực hiện ca đặt vòng tránh thai đầu tiên, bà thành lập một bệnh viện cung cấp dịch vụ tránh thai. Chính Margaret Sanger, người đi đầu trong phong trào đấu tranh đòi quyền kiểm soát việc sinh đẻ ở Mỹ, đã sang Hà Lan để tìm hiểu các phương pháp tránh thai mà Aletta đã áp dụng thành công.
Cuộc đời của Aletta Jacobs là cuộc đời dành cho những cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ. Đấu tranh cho nhân công nữ trong các cửa hàng được ngồi ghế thay vì đứng tám đến mười tiếng một ngày, đấu tranh đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, đấu tranh bảo vệ sức khỏe cho những phụ nữ làm nghề mại dâm, đấu tranh đòi quyền kiểm soát sinh đẻ cho những người phải mang nặng đẻ đau. Không có sự đóng góp của những người giàu cả về trí tuệ lẫn tâm huyết như Aletta Jacobs, quá trình giải phóng phụ nữ ở Hà Lan nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, chắc chắn sẽ diễn ra khó khăn và chậm chạp hơn rất nhiều, nếu không muốn nói là khó đạt được những thành quả mà những người phụ nữ thời nay đang được hưởng.
Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới
Đôi lời về soạn giả- Dịch giả Nguyễn Bích Lan
Augusta Ada Byron
Sofia Kovalevskaya
Aletta Jacobs
Edith Cavell
Emmeline Pankhurst
Marie Curie
Julia Morgan
Amelia Mary Earhart
Maria Montessori
Anne Frank
Mary Harris Jones
Anna Pavlova
Dorothy Crowfoot Hodgkin
Agnès Gonxha Bojaxhiu
Simone de Beauvoir
Beulah Louise Henry
Helen Keller
Gabrielle Chanel
Lise Meitner
Amy Biehl
Chiaki Mukai
Rosa Parks
Judy Feld Carr
Diana Frances Spencer
Frieda Fromm Reichmann
Alison Hargreaves
Maryam Bibi
Wangari Maathai
J.K. Rowling
Catherine Phiri
Jerri Nielsen
Judit Polgar
Trương Thụ Cầm
Julia Hill
Marguerite Barankitse
Evangelina Villegas
Adi Roche
Anita Roddick
Wardah Hafidz
Zahra Kazemi
Bethany Hamilton
Sadako Sasaki
Monica Caison
Inge Genefke
Sarah Flannery
Mihiri Tillakaratne
Ada Aharoni
Olya Melen
Mory Sanberg
Annalena Tonelli
Hope Bevilhymer