watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới-Lise Meitner - tác giả Nguyễn Bích Lan biên soạn Nguyễn Bích Lan biên soạn

Nguyễn Bích Lan biên soạn

Lise Meitner

Tác giả: Nguyễn Bích Lan biên soạn

Ai cũng biết giải Nobel là giải thưởng lớn nhất, danh giá nhất trong các giải thưởng được lập ra để tôn vinh những đóng góp của con người vì sự tiến bộ của nhân loại, nhưng không phải ai cũng biết xung quanh giải Nobel cũng có những câu chuyện gây tranh cãi, thậm chí có cả thiếu sót.


Một trong những thiếu sót ấy đã xảy ra vào năm 1944 khi hội đồng trao giải Nobel quyết định trao giải Nobel hoá học cho nhà hoá học người Đức Otto Hahn vì công phát hiện ra sự phân rã hạt nhân, mà lại không ghi nhận công lao của Lise Meitner, nhà khoa học đã cộng tác với Otto Hahn trong suốt quá trình phát hiện này và là người đầu tiên đưa ra giải thích lý thuyết và quá trình phân hạt nhân.


Lisa Meitner sinh ra ở Vienna, nước Áo vào năm 1878 trong một gia đình gốc Do Thái. Năm 1901khi lần đầu tiên cánh cửa trường đại học trong nước mở ra với nữ giới bà vào đại học Vienna theo học ngành vật lý. Sau khi giành học vị tiến sĩ vật lý bà sang Đức tiếp tục nghiên cứu về phóng xạ dưới sự hướng dẫn của Max Planck.


Vào ngày đó ít ai có thể đoán trước được rằng người phụ nữ trẻ say mê khoa học ấy sẽ gắn bó với nước Đức 31 năm và có những đóng góp to lớn cho nền khoa học của nước này. Viện hoá học Emil Fischer đã từ chối bà chỉ vì bà là phụ nữ. Mặc dù là nữ giáo sư vật lý đầu tiên ở Đức và liên tục được đề cử nhận giải Nobel vào những năm 20 và 30 bà vẫn phải buộc rời nước Đức vì gốc gác Do Thái của mình. Bà sang Đan Mạch rồi tới Thuỵ Điển. Mùa hè năm 1938 bà tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học tại viện Manne Siegbahn ở Stockholm. Nhưng có lẽ đến Thuỵ Điển là một sai lầm của bà. Tại đây môi trường làm việc không ủng hộ phụ nữ làm khoa học. Meitner không được tham gia nhóm nghiên cứu của Siegbahn, cũng không được cung cấp các điều kiện để lập nhóm nghiên cứu riêng. Người ta cho phép bà sử dụng phòng thí nghiệm nhưng trong cái phòng thí nghiệm đó bà không có lấy một cộng sự nào, không có trang thiết bị, thậm chí bà không có chìa khoá riêng. Giải nobel một lần nữa từ chối bà chỉ vì bà là dân lưu vong.


Quen biết và bắt đầu cộng tác nghiên cứu phóng xạ với Otto Hahn từ khi nhà hoá học này còn làm việc cho viện Emil Fischer và trong khi nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác có thành kiến với phụ nữ thì Hahn lại dành cho Meitner sự ủng hộ tích cực. Năm 1912 họ cùng nhau chuyển tới làm việc ở viện hoá học Kaiser Wilhelm và sát cánh bên nhau trong các công trình nghiên cứu quan trọng. Cho đến năm 1937, họ đã phát hiện ra ít nhất 9 nguyên tố có tính phóng xạ khác nhau. Trong thời gian Lise sống và làm việc ở Stockholm họ vẫn ấp ủ những dự định hợp tác nghiên cứu. Tháng mười năm 1938 họ bí mật gặp nhau tại Copenhagen và lập kế hoạch cho các thí nghiệm về phân rã hạt nhân, vấn đề đang được giới khoa học quan tâm. Trở ngại về không gian không ngăn cản được Meitner cộng tác chặt chẽ với Hahn. Lúc đầu Hahn tin rằng phân rã hạt nhân là điều không thể, nhưng Meitner đã chứng minh cho Hahn thấy rằng điều đó đã xảy ra. Meitner là người đầu tiên hiểu rằng nguyên tử hạt nhân chưa phải là nhỏ nhất mà các nguyên tử hạt nhân còn có thể chia thành các phần nhỏ hơn; các nguyên tử urani còn phân chia thành bari và kryton kèm theo sự giải phóng một số nơtron và một năng lượng rất lớn. Các thí nghiệm chứng minh sự phân rã hạt nhân được thực hiện ở phòng thí nghiệm của Hahn ở Berlin.


Thân phận lưu vong của Meitner không cho phép bà và Hahn cùng nhau công bố thành quả nghiên cứu của họ. Tháng Một năm 1939, Hahn công bố phát minh hoá học của mình về sự phân rã hạt nhân, một tháng sau Meitner công bố giải thích vật lý của mình về quá trình phân rã hạt nhân. Công bố của họ là một sự kiện nổi bật của thế giới vào thời điểm đó bởi nó mở ra những triển vọng ứng dụng vô cùng to lớn.


Năm 1944 Otto Hahn được trao giải Nobel hoá học cho thành công phát hiện sự phân rã hạt nhân. Nhiều nhà khoa học bất bình trước sự kiện này bởi họ cho rằng đáng lẽ Lise Meitner phải là người được chia sẻ giải thưởng này cùng Hahn. 22 năm sau, đóng góp của Lise Meitner trong việc phát hiện quá trình phân rã hạt nhân mới được ghi nhận khi bà cùng Hahn và Strassmann được trao giải thưởng Enrico Fermi, giải thưởng dành cho những cống hiến trong lĩnh vực phát triển năng lượng.


Giống như các nhà khoa học chân chính khác, Lise Meitner không lao động vì những giải thưởng. Điều bà theo đuổi là những đóng góp thiết thực cho nhân loại. Ba mươi năm cùng Hahn nghiên cứu hiện tượng phân rã hạt nhân bà chỉ nghĩ đến những khả năng ứng dụng làm lợi cho con người, chẳng hạn như triển vọng phát triển nguồn năng lượng mới cho tương lai của hành tinh. Khi phát hiện về quá trình phân rã hạt nhân được công bố, giới khoa học đã lo rằng nằm trong tay người Đức nó sẽ được sử dụng để chế tạo vũ khí huỷ diệt. Các nhân vật nổi tiếng như Leo Szilard, Edward Teller, và Eugene Wigner đã thuyết phục Albert Einstein viết một bức thư cảnh báo gửi lên tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và điều này đã dẫn tới việc thành lập dự án chế tạo bom nguyên tử mang tên Manhattan. Lise Meitner được mời tham gia dự án này nhưng bà kiên quyết từ chối. Bà nói: "Tôi sẽ không dính dáng gì tới bom hết".


Dù bị giải Nobel lãng quên, nhưng người phụ nữ sinh ra ở thành Vienne nước Áo vẫn được tôn vinh là người phụ nữ làm khoa học xuất sắc nhất của thế kỷ XX. Ngày 27 tháng Mười năm 1968 Lise Meitner qua đời lặng lẽ tại Cambrigde nước Anh. Năm 1992 thế giới đã làm tên tuổi của bà trở thành bất tử bằng cách lấy tên bà đặt cho nguyên tố hoá học thứ 109. Đó là một sự ghi danh xứng đáng đối với một nhà khoa học chân chính.
Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới
Đôi lời về soạn giả- Dịch giả Nguyễn Bích Lan
Augusta Ada Byron
Sofia Kovalevskaya
Aletta Jacobs
Edith Cavell
Emmeline Pankhurst
Marie Curie
Julia Morgan
Amelia Mary Earhart
Maria Montessori
Anne Frank
Mary Harris Jones
Anna Pavlova
Dorothy Crowfoot Hodgkin
Agnès Gonxha Bojaxhiu
Simone de Beauvoir
Beulah Louise Henry
Helen Keller
Gabrielle Chanel
Lise Meitner
Amy Biehl
Chiaki Mukai
Rosa Parks
Judy Feld Carr
Diana Frances Spencer
Frieda Fromm Reichmann
Alison Hargreaves
Maryam Bibi
Wangari Maathai
J.K. Rowling
Catherine Phiri
Jerri Nielsen
Judit Polgar
Trương Thụ Cầm
Julia Hill
Marguerite Barankitse
Evangelina Villegas
Adi Roche
Anita Roddick
Wardah Hafidz
Zahra Kazemi
Bethany Hamilton
Sadako Sasaki
Monica Caison
Inge Genefke
Sarah Flannery
Mihiri Tillakaratne
Ada Aharoni
Olya Melen
Mory Sanberg
Annalena Tonelli
Hope Bevilhymer