watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới-Inge Genefke - tác giả Nguyễn Bích Lan biên soạn Nguyễn Bích Lan biên soạn

Nguyễn Bích Lan biên soạn

Inge Genefke

Tác giả: Nguyễn Bích Lan biên soạn

Xem những bộ phim về thời cổ đại chúng ta không khỏi rùng mình trước đủ các kiểu tra tấn dã man mà những tù trưởng và các vị vua chúa có thể nghĩ ra, nhằm làm suy sụp sức khoẻ và ý chí của những tù nhân của họ. Những người tù bị rút móng tay, bị nhốt chung với những con thú dữ ăn thịt người, bị trói bằng những sợi dây thừng và cho ngựa kéo đi trên những con đường lởm chởm đá. Một số bức tranh còn lưu lại từ thời trung cổ cũng cho thấy những cảnh tra tấn rùng rợn không kém. Trong một bức tranh miêu tả cảnh giáo sĩ chủ trì một cuộc tra tấn một kẻ dị giáo ở Tây Ban Nha vào năm 1700, người ta thấy nạn nhân gần như bị lột truồng, bị trói hai tay lên một thanh xà treo trong khi hai kẻ tra tấn dùng những dụng cụ tra tấn trông giống như những chiếc kìm kẹp những cục than hồng gí vào bụng và bàn chân anh ta. Trong thế giới hiện đại, tra tấn đã bị quy là một việc làm phạm pháp. Theo điều 5 của bộ luật do Liên hợp quốc ban hành thì “Không ai là đối tượng của hành động tra tấn hoặc hình thức trừng phạt tàn bạo phi nhân tính”. Luật quy định như vậy, nhưng ở đâu đó trong làn sương mù u ám của những cuộc xung đột, những cuộc chiến tranh, đằng sau song sắt của không ít nhà tù thì nhiều con người vẫn trở thành nạn nhân của những cuộc tra tấn gây tổn hịa ghê gớm cả về tinh thần lẫn thể xác và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong suốt cuộc đời của họ.
Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Tổ chức Ân xá thế giới phải đối mặt với một sự thật đau lòng: Cho dù được ân xá nhưng nhiều tù nhân từng bị tra tấn không thể nào trở lại được cuộc sống bình thường. Tổ chức này kêu gọi các bác sĩ trên toàn thế giới hãy giúp đỡ những người đã từng bị tra tấn. Inge Genefke, một nữ bác sĩ người Đan Mạch, là người đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi này. Năm 1974 bà đứng lên thành lập một nhóm thầy thuốc chăm sóc các nạn nhân của các vụ tra tấn. Tại thời điểm đó trên thế giới chưa hề có một tổ chức phi chính phủ nào hoạt động trong lĩnh vực này. Nhóm thầy thuốc của Inge đã thu được những kết quả quan trọng, đủ để khích lệ nhiều thầy thuốc ở các nước khác trên thế giới đứng lên thành lập những nhóm hoạt động tương tự. Năm 1982, Inge phát triển tổ chức của bà thành một trung tâm nghiên cứu các hành động tra tấn và phục hồi cho những nạn nhân từng bị tra tấn. Mục tiêu hoạt động của trung tâm là tạo điều kiện phục hồi về thể xác và tinh thần cho những nạn nhân của các vụ tra tấn, thông qua những diễn đàn phổ biến phương pháp khám và điều trị phục hồi cho những nạn nhân từng bị tra tấn, tiến hành nghiên cứu về bản chất, mức độ và hậu quả của việc tra tấn, cung cấp tài liệu và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm phòng ngừa tra tấn trên toàn thế giới. Năm 1997, tổ chức này trở thành một tổ chức quốc tế mang tên IRCT.
Chỉ trong một năm từ năm 1999 đến năm 2000, Inge đã lãnh đạo IRCT thiết lập được 15 trung tâm phục hồi sức khoẻ cho những nạn nhân từng bị tra tấn ở những nước vừa mới trải qua nội chiến và xung đột quân sự. Sau cuộc khủng khoảng ở Kosovo, bà và các tình nguyện viên đã mở trung tâm chăm sóc các nạn nhân của các vụ tra tấn tại Pristina và sáu trung tâm vệ tinh khác ở khắp Kosovo. IRCT cũng thực hiện chương trình điều trị tâm lý cho 5000 trẻ em bị ảnh hưởng bởi các hành động bạo lực trong cuộc nội chiến ở Đông Timor và huấn luyện 125 giáo viên tại các trường học ở nước này thành những nhà tâm lý trị liệu ngay tại cộng đồng của họ. Hoạt động hỗ trợ nạn nhân của các hành động tra tấn cũng đã được triển khai ở Iraq, trong một chương trình mang tên “Đến với những nạn nhân bị tra tấn sau chiến tranh Iraq”. Chương trình này bắt đầu với một dự án thí điểm triển khai 15 trung tâm phục hồi trên khắp Iraq. Cáctrung tâm này cung cấp các dịch vụ phục hồi thể lực, phục hồi tâm lý, tư vấn luật pháp cho 1500 người đã từng bị tra tấn. Thành công của dự án này là tiền đề cho IRCT thành lập 75 hội chăm sóc sức khoẻ và 15 hội tư vấn pháp luật cho các nạn nhân trên khắp Iraq. Các trung tâm mở rộng sau các dự án tương tự cũng được phát triển ở Ukraine, Uganda, Kenya, Kuwait v.v…
Inge đã từng nói trên các diễn đàn: “Mục đích của hành động tra tấn là huỷ hoại một con người, huỷ hoại thể xác và tâm hồn người đó. Nó còn tệ hại hơn cả hành động giết người. Ngày nay chúng tôi biết rằng, những người sống sót sau những vụ tra tấn có thể được giúp đỡ để lấy lại sức khoẻ, sức mạnh tinh thần và để giúp họ, chúng tôi sẽ tước vũ khí của những kẻ tra tấn. Những kẻ tra tấn tìm cách huỷ hoại người khác nhưng chúng tôi đã chứng minh cho những kẻ đó thấy rằng họ đã không thành công”. Đúng như những gì bà nói, ngay từ những ngày đầu hoạt động, Inge đã hướng IRCT tới chương trình nghiên cứu mang tính cơ bản và toàn diện về vấn đề tra tấn trên thế giới, để tạo ra hệ thống kiến thức đầy đủ giúp ích cho công tác giáo dục và phòng ngừa tra tấn tại các quốc gia. Những hoạt động liên kết giữa IRCT với các tổ chức phi chính phủ khác đã giúp người dân tại các quốc gia ý thức sâu sắc hơn về thực trạng và hậu quả của việc tra tấn. Các tài liệu nghiên cứu mà Inge cho công bố bước đầu đã thúc đẩy một số nước trên thế giới đi đến xem xét, bổ sung các điều khoản luật có tác dụng ngăn ngừa các hành động tra tấn.
Từ việc chăm sóc sức khoẻ cho các bệnh nhân tại một cộng đồng ở Đan Mạch, Inge đã trở thành bác sĩ không biên giới. Hiện nay bà điều hành 180 dự án của 130 trung tâm tại 70 nước trên khắp các châu lục. Số nạn nhân may mắn được tổ chức của bà giúp đỡ lên tới hàng nghìn người. Thành công của IRCT đã khiến Inge trở thành một trong những người phụ nữ đáng khâm phục nhất ở châu Âu trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới
Đôi lời về soạn giả- Dịch giả Nguyễn Bích Lan
Augusta Ada Byron
Sofia Kovalevskaya
Aletta Jacobs
Edith Cavell
Emmeline Pankhurst
Marie Curie
Julia Morgan
Amelia Mary Earhart
Maria Montessori
Anne Frank
Mary Harris Jones
Anna Pavlova
Dorothy Crowfoot Hodgkin
Agnès Gonxha Bojaxhiu
Simone de Beauvoir
Beulah Louise Henry
Helen Keller
Gabrielle Chanel
Lise Meitner
Amy Biehl
Chiaki Mukai
Rosa Parks
Judy Feld Carr
Diana Frances Spencer
Frieda Fromm Reichmann
Alison Hargreaves
Maryam Bibi
Wangari Maathai
J.K. Rowling
Catherine Phiri
Jerri Nielsen
Judit Polgar
Trương Thụ Cầm
Julia Hill
Marguerite Barankitse
Evangelina Villegas
Adi Roche
Anita Roddick
Wardah Hafidz
Zahra Kazemi
Bethany Hamilton
Sadako Sasaki
Monica Caison
Inge Genefke
Sarah Flannery
Mihiri Tillakaratne
Ada Aharoni
Olya Melen
Mory Sanberg
Annalena Tonelli
Hope Bevilhymer