watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới-Maria Montessori - tác giả Nguyễn Bích Lan biên soạn Nguyễn Bích Lan biên soạn

Nguyễn Bích Lan biên soạn

Maria Montessori

Tác giả: Nguyễn Bích Lan biên soạn

Tờ nhật báo Brooklyn Eagle đã từng viết về Maria Montessori như sau: “Bà là người đã cải cách hệ thống giáo dục trên toàn thế giới… là người phụ nữ dạy cho những đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ biết đọc biết viết – phương pháp giáo dục của Montessori đã thành công đến nỗi nó được áp dụng ở khắp các nước trên thế giới, từ nơi xa xôi nhất ở phía đông bán cầu như Hàn Quốc, cho đến nơi xa xôi nhất ở phía tây là Honolulu, và cả nơi xa xôi nhất ở phía nam như Argentina..”. Đọc những lời khen ngợi trên chắc hẳn mỗi chúng ta đều tự hỏi phải chăng chúng ta cũng là những người trưởng thành nhờ những phương pháp giáo dục do Maria Montessori đã đúc kết nên. Vậy chúng ta biết gì về người phụ nữ này?
Maria Montessori sinh ra ở Chiaravalle, Italia vào năm 1870. Cha bà là một quân nhân, còn mẹ bà là người ham đọc sách. Vào cái thời khi mà một người chỉ cần viết được tên mình cũng đủ tự hào thì mẹ bà quả là người hiếm có. Chính mẹ bà là người đã có ảnh hưởng lớn đến niềm say mê tri thức của bà sau này. Hồi nhỏ Maria được coi là một cô bé tự tin, lạc quan và quan tâm đến sự thay đổi. Hàng ngày Maria phải hoàn thành một số lượng đan len nhất định. Lúc rỗi Maria thích dắt đứa bé gù của nhà hàng xóm đi chơi. Ở trường, Maria tiếp thu kiến thức rất nhanh, và luôn dẫn đầu trong các kì thi. Trong các trò chơi Maria cũng luôn là người số một. Bố mẹ của Maria thường bất đồng với nhau trong cách giáo dục cô con gái thông minh của họ.
Năm 1886 sau khi tốt nghiệp trường kỹ thuật với số điểm 137/150 Maria vào học tại viện Tecnico Leonardo da Vinci. Tại đó bà học ngôn ngữ hiện đại và khoa học tự nhiên. Mặc dầu toán học là ngành bà yêu thích nhất, nhưng khi sắp sửa tốt nghiệp bà lại quyết định học y. Bố của bà kịch liệt phản đối quyết định đó, còn trường đại học Rome thì không cho phép nữ giới học y khoa. Bà tìm đường vào trường đại học bằng cách thi vào khoa toán và vật lý, và khoa học tự nhiên. Bà miệt mài học tập để dành kết quả thuyết phục khiến nhà trường chấp nhận cho bà theo học y khoa. Năm 1896 bà bảo vệ luận án tốt nghiệp trước một hội đồng gồm mười người đàn ông và tất cả mười người đều bị luận án của bà thuyết phục. Maria trở thành nữ bác sĩ đầu tiên của Italia.


Maria làm bác sĩ điều trị rồi làm bác sĩ phụ mổ. Ở ví trí nào bà cũng hết lòng vì người bệnh. Bà là người được lựa chọn đại diện cho Italia tham gia hai diễn đàn về phụ nữ tại Berlin và London vào các năm 1896 và 1890. Bà cũng dành nhiều thời gian cho các công trình nghiên cứu ở đại học Rome trước khi bà tham gia đội ngũ nhân viên tình nguyện của đại học này.


Chính những hoạt động tình nguyện đã đưa bà tới một bước ngoặt đáng ngạc nhiên trong đời. Trong một lần đến thắm một viện tâm thần, bà gặp những trẻ em kém phát triển trí tuệ không thể đến trường. Bà thấy các em thật tội nghiệp và muốn làm gì đó giúp các em. Bà bắt đầu nghiên cứu về trí não. Năm 1906 bà bỏ công việc là giảng viên môn nhân loại học tại đại học Rome để lập một trung tâm dạy trẻ. Bà muốn tạo cho các em nhỏ một môi trường để các em có thể thể hiện những khả năng của mình. Làm việc với các em, bà đã phát hiện ra những điều thú vị ở trẻ, thúc đẩy bà theo đuổi việc cải cách giáo dục.


Maria tin rằng trẻ em thường không bộc lộ hết khả năng của chúng và vì thế người lớn không đánh giá đúng khả năng của trẻ. Bà cho rằng điều quan trọng là chúng ta phải hiểu trẻ; hiểu chiều sâu tâm hồn, khả năng tiềm tàng, và quy luật phát triển đầy bí ẩn của trẻ. Qua quan sát thực tế, Maria nhận thấy trẻ dễ dàng tiếp thu hiểu biết từ môi trường xung quanh như thế nào. Bà khám phá ra rằng, khi có được tự do ở một mức độ nào đó trong một môi trường có chuẩn bị với những hoạt động đa dạng, trẻ em từ bốn đến sáu tuổi tự giác học đọc và viết, tự chọn các công việc hơn là chỉ chơi, thích trật tự và yên tĩnh, và phát triển đời sống xã hội thực sự qua làm việc cùng nhau. Từ những phát hiện quan trọng đó, bà quyết tâm lập ra phương pháp cải cách giáo dục.
Phương pháp giáo dục của Maria được cho là khoa học và toàn diện. Bà lưu ý đến mọi yếu tố có thể góp phần tạo nên kết quả thành công từ kiến thức về tâm lý, về nhân học của giáo viên, môi trường cảnh quan của lớp học, đến các phương pháp giảng bài, phương pháp giáo dục phát triển các giác quan, cách thưởng phạt, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp v.v… Các khái niệm về giáo dục của Maria được áp dụng rông rãi cho tới ngày nay là: (1) giáo viên phải chú ý đến học sinh hơn là học sinh chú ý đến giáo viên; (2) học sinh tự tiến bộ trong một môi trường cung cấp các phương tiện tiếp thu kiến thức có kiểm soát; (3) các chất liệu giảng dạy gợi trí tưởng tượng là trung tâm của quá trình; (4) học sinh phải có cơ hội tự tiến lên bằng chính bước chân của mình và tự nhận ra những sai lầm của mình.
Maria Montessori chỉ ra rằng muốn có chất lượng bài giảng, người giáo viên phải coi trọng ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất, giáo viên phải tính toán kĩ mình sẽ nói những gì; càng giảm thiểu những từ vô nghĩa thì bài học càng trở nên hiệu quả. Thứ hai, giáo viên phải chú trọng đến tính đơn giản dễ hiểu của bài giảng: Phải loại bỏ tất cả những gì không hoàn toàn là chân lý, phải chọn những từ ngữ đơn giản nhất. Thứ ba, bài giảng phải khách quan: Tính cá nhân của giáo viên phải biến mất, điều được giảng dạy là đối tượng duy nhất giáo viên hướng học trò chú ý tới.
Thực tế chứng minh phương pháp giáo dục của Maria đã thành công rực rỡ ở mọi quốc gia trên thế giới. Nhờ có phương pháp của bà mà những trẻ em thiểu năng trí tuệ được coi là không thể học cũng có thể tiếp thu kiến thức và có thể vượt qua những kì thi dành cho trẻ em bình thường. Phương pháp của bà cũng góp phần to lớn giúp các phụ huynh phát hiện và nuôi dưỡng những trẻ có tài năng đặc biệt từ khi các em còn bé. Năm 1912 cuốn sách mô tả phương pháp giáo dục của Maria lần đầu tiên được xuất bản và chỉ trong bốn ngày đã có 5000 bản copy được mua. Năm 1913 bà sang thăm nước Mĩ và với sự giúp đỡ của những nhân vật nổi tiếng tâm huyết với giáo dục như vợ chồng Alexander Graham Bell, Helen Keller, Thomas Edison, bà đã lập Hội giáo dục Montessori ở Washington DC. Năm 1929 bà thành lập Hội giáo dục quốc tế Association Montessori Internationale viết tắt là AMI ở Đan Mạch. Sau đó các trung tâm AMI được mở ở nhiều quốc gia khác như Anh, Đức, Hà Lan… Trong các năm 1949, 1950, 1951, cái tên Maria Montessori nằm trong danh sách đề nghị xét tặng giải Nobel hòa bình.
Xét một cách toàn diện, nền giáo dục của mỗi quốc gia ở một mức độ nào đó đều được hưởng lợi từ phương pháp cải cách của Maria Montessori. Giờ đây khi mà tất cả các nhà hoạch định chính sách đều xác định rõ ràng rằng đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư khôn ngoan nhất, khi mà hầu hết các bậc cha mẹ đều ý thức được rằng, tài sản quý giá nhất mà có thể để lại cho con cái là sự giáo dục tốt thì những nhà cải cách giáo dục thành công như Maria Montessori càng được biết ơn và tôn vinh.
Những người phụ nữ làm thay đổi thế giới
Đôi lời về soạn giả- Dịch giả Nguyễn Bích Lan
Augusta Ada Byron
Sofia Kovalevskaya
Aletta Jacobs
Edith Cavell
Emmeline Pankhurst
Marie Curie
Julia Morgan
Amelia Mary Earhart
Maria Montessori
Anne Frank
Mary Harris Jones
Anna Pavlova
Dorothy Crowfoot Hodgkin
Agnès Gonxha Bojaxhiu
Simone de Beauvoir
Beulah Louise Henry
Helen Keller
Gabrielle Chanel
Lise Meitner
Amy Biehl
Chiaki Mukai
Rosa Parks
Judy Feld Carr
Diana Frances Spencer
Frieda Fromm Reichmann
Alison Hargreaves
Maryam Bibi
Wangari Maathai
J.K. Rowling
Catherine Phiri
Jerri Nielsen
Judit Polgar
Trương Thụ Cầm
Julia Hill
Marguerite Barankitse
Evangelina Villegas
Adi Roche
Anita Roddick
Wardah Hafidz
Zahra Kazemi
Bethany Hamilton
Sadako Sasaki
Monica Caison
Inge Genefke
Sarah Flannery
Mihiri Tillakaratne
Ada Aharoni
Olya Melen
Mory Sanberg
Annalena Tonelli
Hope Bevilhymer