watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hàn Phi Tử-THIÊN XL - tác giả Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

THIÊN XL

Tác giả: Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Thận Tử (tức Thận Đáo) bảo:


- Con phi long cưỡi mây mà bay (lên trời), con đằng xà (một loại rắn như rồng, không có chân) chế ngự sương mù mà lượn (trong đó). Mây tan sương tạnh rồi thì hai con đó cũng chỉ như con giun, con kiến vì mất chỗ dựa. Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu (tài đức kém) là vì quyền (thế) nhẹ, (địa) vị thấp; kẻ bất tiếu mà khuất phục được người hiền là vì quyền trọng, vị cao. Nghiêu hồi còn là dân thường thì không trị được ba người, mà Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ. Do đó tôi biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được, mà bậc hiền trí không đủ cho ta hâm mộ. Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi; kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng. Nghiêu khi còn là kẻ lệ thuộc, đi giảng dạy thì dân không nghe; đến khi ngồi quay mặt về phương Nam, làm vua thiên hạ, lệnh ban ra là người ta thi hành liền, cấm đoán là người ta phải ngừng ngay. Do đó mà xét thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tòng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục người hiền.


Có kẻ trả lời Thận Tử:[2]
- Con phi long cưỡi mây mà bay, con đằng xà chế ngự sương mù mà lượn, tôi đồng ý rằng hai con đó dựa vào cái thế của mây và sương mù. Tuy nhiên, nếu bỏ người hiền mà chuyên dựa thế lực, có đủ để trị nước không, thì tôi chưa được thấy đấy. Có cái thế của mây, sương mù mà cưỡi, lượn được, quả là con rồng, con rắn có tài cao. Có mây dày mà con giun không cưỡi được; có sương mù đặc mà con kiến không lượn được vì tài năng của chúng kém. Kiệt Trụ quay mặt về phương Nam, làm vua thiên hạ, dùng uy thế của ngôi thiên tử làm mây và sương mù, mà thiên hạ không khỏi đại loạn là vì tài năng của họ kém. Vả lại ông đó (tức Thận Tử) bảo cái thế của vua Nghiêu trị được thiên hạ, thì cái thế đó có khác gì cái thế Kiệt làm loạn thiên hạ đâu? Cái thế tự nó không thể khiến cho người hiền dùng nó, kẻ bất tiếu không dùng nó. Người hiền dùng nó thì thiên hạ trị, kẻ bất tiếu dùng nó thì thiên hạ loạn. Tính tình con người hiền thì ít, bất tiếu thì nhiều. Lấy cái lợi của uy thế mà giúp kẻ bất tiếu thời loạn thì kẻ dựa thế làm loạn thiên hạ sẽ rất đông, người nhờ thế làm cho thiên hạ trị rất ít. Cái thế rất tiện lợi cho việc trị mà cũng tiện lợi cho sự loạn. Cho nên Chu Thư[3] có câu: “Đừng chắp cánh cho cọp, cọp sẽ bay vào trong ấp, bắt người để ăn thịt”. Giúp cho kẻ bất tiếu có thế lực tức là chắp cánh cho cọp. Kiệt Trụ bắt dân xây đài cao, đào ao sâu, làm kiệt sức dân, dùng cực hình bào lạc[4] làm hại mạng dân. Kiệt Trụ làm được bốn việc đó[5] nhờ có cái uy thế thiên tử làm cánh cho họ. Nếu họ là thường nhân thì chưa làm được một (trong bốn việc đó) đã bị xử tử rồi. “Thế là cái nuôi lòng hổ lang để gây nên việc bạo loạn. Đó là mối hại lớn của thiên hạ. Thế có thể làm cho nước trị, cũng có thể gây loạn, chớ không nhất định. Như vậy mà chuyện nói rằng thế đủ để trị thiên hạ, thì kiến thức thực là nông cạn. Có ngựa tốt và xe chắc mà sai đầy tớ đánh xe thì bị thiên hạ cười, giao cho Vương Lương[6] đánh xe thì ngày đi được ngàn dặm. Cũng vẫn là ngựa ấy xe ấy mà người thì đi được ngàn dặm, người bị chê cười, chỉ do khéo vụng khác nhau xa vậy. Nay coi nước là chiếc xe, coi cái thế là con ngựa, coi hiệu lệnh là dây cương, hình phạt là ngọn roi, để ông Nghiêu, ông Thuấn đánh xe thì thiên hạ trị, để Kiệt, Trụ đánh xe thì thiên hạ loạn, chỉ do hiền và bất tiếu khác nhau xa vậy. Muốn đi nhanh và xa thì biết dùng[7] Vương Lương; mà muốn tiến lợi trừ hại lại không biết dùng người hiền năng, đó là cái hại của sự không biết suy luận về những cái giống nhau. Nghiêu, Thuấn chính là Vương Lương trong việc trị nước đấy.”


*
Lại có kẻ[8] trả lời câu trả lời trên:
- Ông ấy (Thận Tử) cho cái “thế” là đủ để vua dựa vào mà trị quan lại; mà ông (tức người bắt bẻ Thận Tử như trên) lại bảo: “Phải đợi có hiền thần rồi mới trị được”, như vậy không đúng. Cái thế, “danh” chỉ có một mà “thực” thì thay đổi rất nhiều[9] . Nếu cái thế tự nhiên[10] thì chẳng cần phải bàn. Nhưng cái tôi gọi là thế là cái thế do người thiết lập ra kia[11] . Ông bảo: Nghiêu, Thuấn đắc thế mà trị; Kiệt, Trụ đắc thế mà loạn. Tôi không bảo rằng dưới triều Nghiêu Thuấn (vua Kiệt, Trụ), không phải như vậy, nhưng cái đó không phải do người thiết lập ra. Nghiêu, Thuấn sinh ra mà đã làm vua thì có mười Kiệt, Trụ (ở dưới) cũng không làm cho loạn được vì đó là cái thế trị; Kiệt, Trụ sinh ra mà dã làm vua thì có mười Nghiêu, Thuấn (ở dưới) cũng không làm cho trị được, vì đó là cái thế loạn. Cho nên bảo: “Thế mà trị thì không thể làm cho loạn được, thế mà loạn thì không thể làm cho trị được”. Đó là cái thế tự nhiên, không phải con người thiết lập được. Cái tôi nói là cái thế mà con người có thể thiết lập được kia (tức là quyền thế). Mà cái này thì sự hiền minh có liên quan gì tới? Làm sao biết được điều ấy?
Có người kể chuyện: “Một người bán mâu và thuẫn, khoe thuẫn của mình chắc, không vật gì đâm thủng được. Một lát sau lại khen mâu của mình bén, không vật gì là không đâm thủng”. Có người hỏi lại anh ta: “Thế bây giờ lấy cây mâu của ông mà đâm cái thuẫn của ông thì sao” – Anh ta bí. Cái thuẫn không gì đâm thủng với cái mâu không gì là không đâm thủng, hai cái đó không cùng tồn tại một lúc được. Sự hiền minh thì không chịu sự cưỡng chế (như cái thuẫn), mà cái thế dùng làm đạo trị nước thì có tính cách công dụng cưỡng chế (như cái mâu). Hai cái đó để chung thì là mâu thuẫn. Hiền và thế, không thể dung nhau được, điều đó hiển nhiên[12] .


Vả lại, Nghiêu, Thuấn, Kiệt, Trụ ngàn đời mới xuất hiện một lần; số đó rất ít[13] . Mà cái thường thấy trên đời thì là hạng người trung bình[14] , cho nên tôi nói về thế là nói hạng trung bình. Hạng người trung bình thì trên không bằng Nghiêu, Thuấn, dưới không đến nỗi như Kiệt, Trụ. Nếu cứ giữ chặt pháp luật, dùng quyền thế thì nước trị, quay lưng lại pháp luật, bỏ quyền thế thì nước loạn. Nay bỏ quyền thế, quay lưng lại pháp luật mà đợi Nghiêu, Thuấn. Nghiêu, Thuấn tới là nước trị, thì ngàn đời loạn mới có một đời trị. Giữ chặt pháp luật, dùng quyền thế mà đợi Kiệt, Trụ. Kiệt, Trụ tới là nước loạn, thì ngàn đời trị mới có một đời loạn. Ngàn đời trị mà một đời loạn, với ngàn đời loạn mà một đời trị, hai cái đó ngược hẳn nhau như hai người cưỡi con ngựa Kí và con ngựa Nhĩ[15] , mà mỗi người phi nhanh về một phía vậy.


Bỏ đồ để uốn gỗ (ẩn quát)[16] , bỏ đồ đo lường mà sai Hề Trọng[17] đóng xe thì một cái bánh xe ông ta đóng cũng không xong. Không có sự khuyến khích khen thưởng, không có cái uy của hình phạt, bỏ quyền thế pháp luật, thì Nghiêu, Thuấn dù đi từng nhà thuyết phục, người ta cũng cãi lại, mà không trị nổi ba nhà. Vậy cái thế đủ để dùng được, điều đó hiển nhiên. Mà ông bảo: “Phải đợi có người hiền”, thì là sai. Vả lại không ăn một trăm ngày, đợi có thịt ngon mới ăn thì tất chết đói mất. Đợi có bậc hiền như Nghiêu, Thuấn để trị dân đời nay thì khác gì đợi có thịt ngon để cứu người chết đói không?


Ông bảo: “Có ngựa tốt xe chắc mà sai đầy tớ đánh xe thì bị thiên hạ cười; giao cho Vương Lương đánh thì ngày đi được ngàn dặm”. Tôi nghĩ không phải vậy. Một người Trung Quốc (tức ở Trung Nguyên, như miền Lỗ, Tề, Tấn, Chu…) chết đói mà đợi người nước Việt lội[18] giỏi tới cứu, thì người Việt lội giỏi đến đâu cứu cũng không được. Đợi ông Vương Lương thời cổ để đánh cỗ xe ngày nay thì cũng không khác gì đợi người nước Việt cứu ngưòi chết đuối vậy. Đợi làm sao được, lẽ đó là hiển nhiên. Có ngựa tốt, xe chắc cứ năm chục dặm đặt một trạm (để tiếp sức), rồi sai người trung bình đánh xe thì có thể chạy nhanh, đi xa, một ngày đi được ngàn dặm, cần gì phải đợi có ông Vương Lương thời cổ! Vả lại nói tới việc đánh xe, không đưa ra trường hợp dùng Vương Lương thì đưa ra những trường hợp dùng kẻ tôi tớ không biết đánh xe, nói về việc trị nước, không đưa ra trường hợp Nghiêu, Thuấn thì đưa ra trường hợp Kiệt, Trụ, làm loạn nước; như vậy tức như nói về khẩu vị, nếu không đưa ra đường mật, thì đưa ra rau đắng, rau đay, nghị luận như vậy là nói cho nhiều mà không hợp lý hợp phép vì đưa ra hai trường hợp cực đoan, làm sao có thể bắt bẻ những lời hợp đạo lí được? Lời ông bàn không bằng thuyết về thế trên kia của Thận Tử.





Chú thích:
[1] Vấn nạn là đặt câu hỏi để bắt bẻ.
[2] Hàn Phi thay lời Nho gia mà bác thuyết về thế của Thận Đáo.
[3] Phần trong kinh Thư chép về nhà Chu.
[4] Tương truyền do vua Trụ đặt ra nhưng không chắc đúng; Trụ sai bôi mỡ lên một cái trụ bằng đồng, dưới để than hồng, bắt tội nhân đi lên cái trụ (đặt nằm ngang), để hắn trượt chân té xuống than hồng, cho Đát Kỉ thấy mà cười. Có thuyết nữa cho rằng tội nhân bị cột vào một cái ống đồng rỗng, rồi người ta đổ than hồng vào cho nó đỏ lên làm cháy da thịt tội nhân.
[5] Trên chỉ mới kể ba việc: xây đài cao, đào ao sâu, dùng cực hình bào lạc, cho nên có người bảo bào và lạc là 2 cực hình (không đáng tin), có người bảo trên chép thiếu một việc (đáng tin hơn).
[6] Người nước Tấn giỏi đánh xe, thời Xuân Thu.
[7] Có bản thêm chữ bất : Muốn đi xa và nhanh mà không biết dùng Vương Lương… Chúng tôi cho là sai vì như vậy không hợp với kết luận ở cuối câu: cái hại của sự không biết suy luận về những cái giống nhau.
[8] Đây là ý kiến của Hàn Phi.
[9] Có sách giảng là ý nghĩa rất nhiều. Nguyên văn: biến vô số.
[10] Có học giả hiểu là thiên mệnh, có học giả lại hiểu là sự truyền ngôi.
[11] Có học giả hiểu là sự vận dụng chủ quyền (quyền thế).
[12] Cả đoạn này nguyên văn rất khó hiểu.
[13] Nguyên văn là: thị tị kiên, tuỳ chủng nhi sinh , dịch từng chữ là: là sánh vai nối gót mà sinh, mỗi sách giảng một khác, có sách ngờ là sai hay thiếu chữ. Chúng tôi theo Trần Khải Thiên đoán ý mà dịch.
[14] Nguyên văn là: thế chí trị giả, bất tuyệt ư trung ; mỗi sách cũng hiểu một khác, chúng tôi cũng đoán ý mà dịch.
[15] Những loài ngựa tốt, ngày đi ngàn dặm.
[16] Coi chú thích ở thiên Hiển học .
[17] Bề tôi vua Hạ Vũ, coi về xe cộ
[18] Có bản thêm chữ hải : lội bể giỏi.
Hàn Phi Tử
Lời mở đầu
PHẦN I - Chương 1
Chương 2
PHẦN II - Chương 1
Chương 2
P3 - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Kết
PHẦN IV
PHẦN V
THIÊN XLIX
THIÊN XL
THIÊN XLIII
THIÊN VII
THIÊN VI
THIÊN XLVIII
THIÊN XVIII
THIÊN XLV
THIÊN XLVI
THIÊN XVII
THIÊN IX
THIÊN XIV
THIÊN XIX
THIÊN XLVII
THIÊN XV
THIÊN XXX
THIÊN XXXI
THIÊN XXXII
THIÊN XXXIII
THIÊN XXXIV
THIÊN XXXV
THIÊN XXXVI
THIÊN XXXVII
THIÊN XXXVIII
THIÊN XXXIX
THIÊN XXII
THIÊN XXIII
THIÊN XLI
THIÊN XII
THIÊN III
THIÊN XI
THIÊN XIII