watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tuấn, chàng trai đất Việt-CHƯƠNG 60 - tác giả Nguyễn Vỹ Nguyễn Vỹ

Nguyễn Vỹ

CHƯƠNG 60

Tác giả: Nguyễn Vỹ

1940 – 1941
- Quân đội Nhật đóng tại Hà Nội, Hải Phòng, rôì chiếm lần vào Huế, Ðà Nẵng, Cam Ranh, Saigon.
- Thái độ của họ đối với dân chúng An nam .
- Xiêm la đổi tên là Thái Lan và Ðồng Minh với Nhật .
- Thái Lan tuyên chiến với Pháp
- Ở Cao Miên
- Mỹ tuyên chiến với Nhật .
- Những hoạt động chống Nhật và thân Nhật .
Tháng 9 năm 1940, Quân đội Nhật hoàng chỉ đến đóng ở Hà Nội và Hải Phòng và các tỉnh có đường xe lửa qua Trung Hoa, để “ kiểm soát “ các chuyến xe lửa không được chở khí giới qua các biên giới Tàu . Họ được quyền xử dụng ba sân bay ở Gia Lâm ( Hà Nội ), Lào Cay và Phủ Lạng Thương .
Lính Nhật mới chân ướt chân ráo đến Hà Nội để chứng tỏ một mặc cảm tự kiêu, tự đại, gây ra một thành kiến tàn bạo cho dân chúng “ An nam “ khiếp sợ . Thí dụ như tiếng đồn sâu rộng trong dân gian rằng khi người Nhật bắt được một kẻ trộm, kẻ cắp, thì họ sẽ chặt đứt 5 ngón tay của tội nhân . Người nào chống đối họ, họ chém đầu liền .
Cả những người Pháp ở Hà Nội cũng lo sợ …Một bà đầm gặp người lính Nhật ngoài phố, không chào hắn, hoặc nhìn hắn với cặp mắt khinh khỉnh, là bị hắn xấn tới đánh một tát tai nẩy lửa liền, và chửi tơi bời . Nghe nói một ông quan Toà Pháp bị một tên lính Nhật đánh ngay trước cổng Toà, cũng vì nguyên nhân ấy . Chánh quyền Pháp bất lực, can thiệp không hiệu quả, đành đăng báo khuyên dân chúng Pháp, Nam “đối xử nhã nhặn và thân thiện với quân đội Nhật hoàng “ ( Les soldats du Mikado ) .
Lính Nhật tổng số đóng ở Bắc kỳ là 6000 người, không được cảm tình của dân chúng, cả tụi con nít ngây thơ và hiếu kỳ thường bu theo họ để làm quen . Phần đông lính Nhật có điệu bộ cứng rắn, nghiêm nghị, khiến thường dân không dám tiếp xúc với họ . Ða số đeo kính trắng, ra vẻ người trí thức, và hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan đều đeo gươm, cái vỏ gươm bằng gỗ dài lòng thòng, mà họ kéo kêu lạch cạch trên đường phố .
Một năm sau, ngày 27-7-1941, một hiệp ước mới ký kết giữa Pháp và Nhật để cho quân đội Nhật hoàng vào đóng ở Huế, Ðà Nẵng, Cam Ranh, và cuối cùng vào Saigon và các tỉnh Nam kỳ . Tất cả vào khoảng 35.000 người .
Nước Xiêm ( Siam ) ký hiệp ước đồng minh với Nhật, và đổi tên là Thái Lan, ( Thailand ) được Nhật xúi dục tuyên chiến với chính phủ thuộc địa Pháp ở Ðông dương, để đòi lại hai tỉnh Battambang và Siemréap của Cao Miên, sát biên giới Xiêm . Thái Lan bảo là đất nguyên thủy của họ .
Lính khố đỏ An nam ở Hà Nội do bộ chỉ huy Pháp đưa đi xe lửa tốc hành vào Saigon để lên Cao Miên đánh giặc Xiêm .
Tuấn xen lẫn trong đám đông dân chúng Hà Nội đi xem cuộc huy động ồn ào náo nhiệt đó tại phố Sanh từ và nhà ga lớn ở Hà Nội, lúc 7 giờ tối một đêm Hè . Tuấn hỏi một anh lính :
- Ðánh giặc Xiêm thì có lính Cao Miên và lính Tây . Sao các anh cũng đi đánh ?
Người lính khố đỏ “ An nam “ thản nhiên đáp :
- Chúng tôi là lính, quan trên sai đi đâu thì đi đó, chứ biết thế nào mà nói .
Một thầy đội quen biết với Tuấn cũng trả lời y như thế .
Tuấn hỏi :
- Theo anh, thì tụi Xiêm sẽ thắng, hay là Ðông dương sẽ thắng ?
Ông đội khố đỏ cười :
- Có lính An nam mình dự trận, thì Xiêm làm sao thắng nổi ?
Chiến tranh bắt đầu tháng 11-1940, chỉ kéo dài không quá 2 tuần lễ . Lính khố đỏ An nam chiếm đóng biên giới Cao Miên . Lính Xiêm không dám tấn công . Một trận thủy chiến xẩy ra trên vịnh Thái Lan . 3 tàu chiến Xiêm bị Hải Quân Pháp đánh đắm . Thái Lan tổn thất nặng nề và hoàn toàn bại trận . Nhưng Nhật Bản nhẩy vào can thiệp, ép buộc Pháp phải nhượng bộ Thái Lan. Rốt cuộc, Thái Lan thua mà thắng !
Ðêm 22-11-1940, lợi dụng chiến cuộc đang bùng nổ giữa Pháp thuộc địa và Xiêm, Kỳ bộ Nam kỳ của Ðảng Cộng Sản Ðông Dương nổi dậy lập “ Chánh phủ nhân dân dân chủ cộng hòa Ðông Dương “, và tổng khởi nghĩa ở Hốc Môn, Mỹ Tho, Cần Thơ, Rạch Giá, Bạc Liêu …Toàn quyền Decoux ra lệnh đàn áp ác liệt bằng máy bay ném bom, y như Toàn quyền Robin hồi 1930 ở Cổ Am tàn sát VNQDÐ, 15 ngày sau, phong trào cộng sản ở Ðồng Tháp Mười và các tỉnh ở Nam Kỳ bị dập tắt, đánh đập, và đày đi Côn Lôn .
Ở Hà Nội, các lãnh tụ Cộng sản tìm cách thoát ly ra vùng biên giới Tàu để tiếp tục hoạt động .
Ðồng thời, Việt Nam Phục Quốc Hội của Kỳ ngoại hầu Cường Ðể đang hoạt động mạnh ở vùng Lạng Sơn, sau sau vụ phản bội của Trung Tá Nhật Sato .
Nghe tin Quân đội của V.N. Phục Quốc Hội phải bỏ Lạng Sơn mà chạy trốn qua Tàu, bị quân Pháp đuổi theo sát hại khá nhiều ( 10-1940 ), thanh niên cách mạng Việt Nam ở Hà Nội phẩn uất vô cùng .
Những người đã thù ghét Nhật lại càng chống Nhật quyết liệt hơn . Một số sinh viên, học sinh, thanh niên trí thức chống Nhật bèn chủ trương xúc tiến phong trào “ Quốc gia chống Nhật Pháp “ . Tuấn hăng hái gia nhập vào nhóm trẻ nầy . Một tờ truyền đơn được phân phát bí mật, “ Nhật phản bội Việt Nam Phục Quốc Quân từ Quảng Tây đã đánh chiếm được Lạng Sơn, cùng với đạo quân Quảng Ðông của Nhật, và đang tăng cường lực lượng để biến Lạng Sơn thành căn cứ Quân Ðội Việt Nam Cách mạng . Tại sao Tướng Nishihara lại qua Hà Nội thỏa thuận với Pháp, giao trả lại Lạng Sơn cho Pháp ?
Tại sao ? Dân tộc Việt Nam phẩn uất vì Nhật bổn đã phản bội Việt Nam, và đồng lỏa với thực dân Pháp để đàn áp Việt Nam ! “
Một trong những người hăng hái phát truyền đơn này trong giới Quân lính An nam ở Hà Nội, là viên đội khố đỏ Nguyễn Ngọc Lễ, sau làm Trung Tướng Quân Ðội Việt Nam Cộng Hoà ở Saigon năm 1963.
Tuấn đêm nào cũng đến với các bạn đồng chí, hoặc đi các tỉnh miền Bắc để quan sát tận mắt, không mấy khi về nhà .
Phe thân Nhật, trong nhóm “ Dân Chính Ðảng “ của Khái Hưng và Nguyễn Tường Tam họat động ráo riết . Nhưng đảng viên của họ cũng không đông đảo mấy . Một hôm, Tuấn hỏi Khái Hưng về cụ Lạng Sơn . Chủ tịch ban chấp hành Trung ương Dân Chính đảng cười gượng, trả lời :
- Làm sao chúng ta biết được bí mật quân sự của họ . Biết đâu là một chiến lược cao, có lợi cho chính sách khôn khéo của Nhật hoàng ?
Tuấn lại hỏi liền :
- Phản bội đồng minh, là khôn khéo thế nào ?
Sự thật, Dân Chính đảng không thu hút đa số thanh niên trí thức cách mạng . Họ chỉ tuyên truyền lôi kéo được một vài phần tử trưởng giả xu thời ở Hà Nội mà thôi . Cho nên sau đó, năm 1945, Nguyển Tường Tam và Khái Hưng phải bỏ rơi Dân Chính đảng, mà nhảy vào Việt Nam Quốc Dân Ðảng của Vũ Hồng Khanh . Lúc bấy giờ người Nhật đã bại trận và Trung Hoa Quốc Dân Ðảng của Tưởng Giới Thạch đang lên chân .
Ngày 8-12-1941, Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật . Nhưng ngoài những phần tử hoạt động Cách mạng, đời sống dân chúng An nam ở khắp ba Kỳ rất là yên tỉnh . Người ta theo dõi các chiến thắng của Nhật ở Pearl Harbor, HongKong, Manila, Singapore. Nhiều người phục, nhưng không mấy ai tin tưởng cuộc chiến thắng sẽ lâu dài .
Trừ những đồng bào theo đạo Cao Ðài ở Trung Kỳ và Nam Kỳ tin tưởng rằng Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể ( rể của Nhật hoàng ) sẽ là vị Cứu quốc tương lai của Việt Nam, còn thì đại đa số dân chúng vẫn cách biệt quân đội Mikado và giữ thái độ trung lập gần như hoài nghi, đối với Nhật bản .
Ðời sống vật chất của dân chúng trong hai năm 1940 và 1941 có phần khổ cực hơn trước chiến tranh, do sự chiến đóng của 35000 quân nhân Nhật mà chính quyền Pháp ở Ðông dương phải lo tiếp tế đầy đủ lương thực . Lính Nhật ăn khắc khổ và không biết ăn ngon, nhưng họ ăn dữ tợn, ăn gấp hai người mình .
Con gái An nam lấy Nhật cũng không có nhiều, trừ một thiểu số - rất ít - bọn gái điếm, hoặc gái nhẩy . Có lẽ một số phụ nữ Việt Nam thường hay ăn hiếp những người đàn ông hiền lành, mà lại ngán người tàn bạo, nhất là người Nhật .
Với những Quân Nhân và Sĩ Quan Nhật, bộ tịch hung dử luôn luôn đeo gươm dài lê thê bên cạnh mình, con gái An nam khiếp sợ, không dám làm thân .
Cho nên sau 1945, Nhật về xứ, số con nít An nam lai Nhật không có bao nhiêu.
Tuấn, chàng trai đất Việt
Lời Tựa
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
CHƯƠNG 35
CHƯƠNG 36
CHƯƠNG 37
CHƯƠNG 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
CHƯƠNG 43
CHƯƠNG 44
CHƯƠNG 45
CHƯƠNG 46
CHƯƠNG 47
CHƯƠNG 48
CHƯƠNG 49
CHƯƠNG 50
CHƯƠNG 51
CHƯƠNG 52
CHƯƠNG 53
CHƯƠNG 54
CHƯƠNG 55
CHƯƠNG 56
CHƯƠNG 57
CHƯƠNG 58
CHƯƠNG 59
CHƯƠNG 60
CHƯƠNG 61
CHƯƠNG 62