watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng-Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh

Tác giả: nhiều tác giả

Nếu là phái nữ và đã từng sinh sản, hẳn bạn đã biết qua mùi vị của chứng đau này. Đa số phụ nữ thụ thai sắp đến ngày sinh nở đều thấy ngực của mình ngày càng lớn lên, căng cứng và đau đớn khó chịu đến mức phải tìm một tư thế nằm ngủ sao cho ngực đừng bị đau đớn. Cũng có thể bạn chưa từng sinh nở, nhưng mỗi tháng vào lúc sắp có kinh nguyệt, bạn cảm thấy ngực mình hơi sưng, khó chịu... Chiếc áo ngực thường ngày rất mịn màng, rất tiện nghi, nay lại gây đau đớn.
Chứng này gây nên do chu kỳ tự nhiên của các kích thích tố trong người bạn. Chúng kích thích tế bào của các tuyến cung cấp sữa trong cơ thể người mẹ sắp phải cho con bú, hoặc các tuyến chất lỏng khác trong vú, làm cho các tuyến này trương căng lên. Sự trương căng này kích thích các hạch khác căng theo, nhằm cung cấp đủ máu nuôi nấng các tế bào... Nhìn chung, sự trương căng này giống như phản ứng dây chuyền, từ đó vú bị sưng to lên. Các tế bào thần kinh ở vú bị ảnh hưởng và tạo nên cảm giác đau đớn.
Hiện tượng này là tự nhiên và không thể tránh được mỗi khi có kinh nguyệt hoặc khi phải cho con bú. Nhưng với kiến thức y học ngày nay, bạn có thể giảm sự đau đớn bằng những phương pháp sau đây:
Thay đổi cách ăn uống
Hãy ăn ít những thực phẩm có chất mỡ, chất béo. Ăn nhiều rau cải, trái cây, gạo và đậu. Cách ăn uống này có tác dụng làm giảm kích thích tố oestrogen trong người bạn - một trong những nguyên nhân chính tạo nên sự đau đớn. Kinh nghiệm này được nữ bác sĩ Christian, Đại học y khoa Vermont, đúc kết.
Đừng để quá béo
Người phụ nữ càng béo bao nhiêu càng dễ bị đau đớn bấy nhiêu. Bác sĩ Gregory R. tại Pennsylvania (Mỹ) nhận định rằng, lượng mỡ thừa có tác dụng như các hạch chuyên sản xuất và dự trữ kích thích tố oestrogen. Càng nhiều mỡ càng có nhiều chất này, và đây là chất tạo nên sự đau nhức.
Dùng các sinh tố
Chất prolactin cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên chứng đau vú. Muốn ngăn chặn sự phát triển của chất này, bạn nên uống các sinh tố B, C và canxi.
Tác dụng của cà phê
Người ta chưa chứng minh được ảnh hưởng của chất cafein trên chứng đau vú của phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ dựa trên kinh nghiệm chẩn trị của họ đã khuyên bệnh nhân không nên uống cà phê hoặc những thứ chứa cafein như nước ngọt, kem, cacao, nhất là những thuốc làm giảm đau chứa cafein.
Giảm ăn muối
Chất muối có thể làm vú sưng đau hơn. Cố gắng giảm lượng muối lại trước khi có kinh nguyệt khoảng 1 tuần lễ.
Dùng phương pháp Lạnh & Nóng
Lạnh và nóng là một trong những phương pháp thần kỳ có thể làm dịu đi bất cứ chứng đau nhức nào. Hãy dùng nước đá bọc trong bao plastic rồi đắp lên chỗ đau qua một lớp khăn lông nhúng nước nóng vắt khô chừng 5 phút. Làm như vậy nhiều lần trong ngày để xoa dịu sự đau đớn và làm giảm hầu hết các bệnh sưng như đau lưng, bầm mắt, sưng vú.
Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng
...
Bầm mắt
Bệnh cảm
Bệnh cao huyết áp
Bệnh chán đời!
Chữa vết chích, vết cắn của côn trùng
Cúm
Bệnh đau bắp chân
Bệnh đau dạ dày
Chứng đau cổ họng
Đau khi đi tiểu và chứng viêm bàng quang
Đau lưng
Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh
Dị ứng (Allergies)
Gầu trên tóc
Bệnh hiếm muộn
Bệnh huyết trắng
Khô môi, nứt môi
Chứng "khó ở" trước kinh kỳ
Không thể kềm chế được việc bài tiết
Bệnh mỡ máu
Bệnh béo phì
Bệnh mất ngủ
Mùi hôi trong người
Mụn
Mụn cóc
Mụn nhọt
Nấc cụt
Chứng ngứa cỏ (ngứa mắt mèo)
Ngứa, mề đay
Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi
Tật ngủ ngáy
Nôn mửa
Bệnh khô, nứt nẻ tay chân
Chứng ợ nóng hay nhói tim (Heartburn)
Bỏng
Vết phồng nước trên da
Răng và lợi
Rụng tóc
Bệnh sỏi thận
Làm sao để giảm bớt cơn say?
Say sóng
Sổ mũi
Sốt
Hen
Táo bón
Tắt tiếng
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch
Sẹo
Bệnh tiểu đường
Tắt kinh
Bệnh trĩ
Vết bầm
Vết thương ngoài da
Vết ong chích
Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân
Chứng đau thắt trong kinh kỳ
Bột nổi trị chứng sình bụng
Bột than chữa được chất độc
Bị ong chích
Trị dứt bệnh mắt cườm, mắt có vảy, với sinh tố B2
Chứng Viễn Thị (mắt lão)
Chữa nghẹt mũi với sinh tố B5
Bị nổi nhọt trong miệng
Lấy ráy tai không đau
Nhức răng
Tăng cường hiệu quả của thuốc aspirin
Tránh nôn mửa khi có thai
Thuốc trị bệnh đãng trí, hay quên?
Sinh tố B5 - thần dược trị nhức mỏi
Bị nứt nơi góc miệng (rách khóe môi)