watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng-Chứng đau cổ họng - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Chứng đau cổ họng

Tác giả: nhiều tác giả

Đau cổ họng thường là triệu chứng bắt đầu của bệnh cúm. Cũng có khi họng đau vì bạn la hét quá độ, vì không khí quá khô, hoặc vì nhiễm vi khuẩn.
Chứng đau họng thường mỗi lúc một tệ hơn. Nó làm bạn vô cùng khó chịu, có khi bạn chỉ nuốt đồ ăn, uống nước, thậm chí nuốt nước bọt mà cũng thấy đau đớn.
Dù chứng đau cổ họng đến vì bất cứ lý do gì, việc thực hành những phương pháp dưới đây cũng sẽ giúp bạn làm giảm hoặc chấm dứt tình trạng khó chịu này.
Ngậm kẹo thuốc
Kẹo thuốc nhiều lúc có công dụng hay hơn thuốc kháng sinh trong việc điều trị chứng đau cổ họng. Thông thường, thuốc kháng sinh chỉ giết các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể bạn. Nhưng trong đa số trường hợp, các vi khuẩn chỉ đóng vào thành cổ họng mà thôi. Lúc đó, một viên kẹo có khả năng giết được những vi khuẩn bám bên ngoài. Nên đọc kỹ nhãn hiệu kẹo và tìm loại có chứa chất phenol.
Nếu bạn bị cảm, nên dùng loại kẹo có chứa chất kẽm (zinc). Theo kết quả nghiên cứu của bác sĩ Donald D. thuộc Đại học Austin, kẹo ngậm có chất kẽm không những xoa dịu chứng đau cổ họng mà còn trị được nhiều triệu chứng khác nữa của bệnh cảm.
Súc miệng bằng nước muối
Pha 1 thìa cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm. Ngậm một ngụm vào miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng (có thể bạn đã từng biết qua hành động này rồi, nhiều người có thói quen súc miệng tạo ra tiếng động như vậy).
Việc súc miệng bằng nước muối giúp giết được vi trùng đóng trên thành cổ họng và làm họng bớt đau sau vài ba lần súc (trừ khi chứng đau cổ họng đi đôi với bệnh ho khan tiếng). Trong trường hợp này, chỗ nhiễm vi trùng thường nằm sâu dưới cổ họng, việc súc miệng không thể đưa muối vào sâu tận chỗ bị nhiễm trùng.
Tắm nước nóng
Chứng đau cổ họng cũng có thể xuất hiện sau một đêm ngủ há miệng, khiến không khí ra vào qua miệng nhiều. Nếu không khí này khô, sáng đó bạn sẽ bị đau cổ họng.
Ngủ há miệng thường là hậu quả của chứng nghẹt mũi. Khi mũi bị nghẹt, phản ứng tự nhiên của cơ thể là há miệng ra để thở. Trong những mùa thời tiết trở nên khô, bạn bị nghẹt mũi, có thể dùng thuốc nghẹt mũi loại uống hay xịt trước khi ngủ.
Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng, hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên từ chậu nước. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cổ họng bớt đau.
Uống thuốc
Các loại thuốc cảm thông thường như Aspirin, Advil (ibuprofen), hoặc Tylenol (acetaminophen) đều có thể làm dịu chứng đau cổ họng. Đừng bao giờ cho trẻ em từ 21 tháng tuổi trở xuống uống thuốc Aspirin, có thể bị biến chứng nguy hiểm.
Hít không khí biển
Bạn có thể tản bộ trên bãi biển và hít không khí trong lành ở đây, cũng có thể... mua không khí biển đóng chai để dùng. Những chai này được bán tại các tiệm thuốc tây với các nhãn hiệu như Ocean Mist, Ayr, Nasal... Chúng là những chai có áp suất, chứa nước muối nồng độ nhẹ. Khi bạn xịt thuốc này vào cổ họng, muối có thể giúp sát trùng, hơi ẩm của nước xoa dịu được chứng đau.
Thủ phạm có thể là chiếc bàn chải đánh răng của bạn
Các vi khuẩn có thể sống một thời gian rất lâu trên bàn chải đánh răng vì bàn chải lúc nào cũng ẩm (nhất là với những người đánh răng trên một lần mỗi ngày). Có nhiều người vừa bớt bệnh đã trở nặng lại sau khi đánh răng do vi khuẩn còn sống sót trên bàn chải từ ngày hôm trước lại theo đường miệng xâm nhập cơ thể một lần nữa.
Một số người khác bị lây bệnh khi để bàn chải đánh răng của mình chạm vào bàn chải của người khác.
Để tránh tình trạng trên, bạn nên dùng nhiều bàn chải một lúc, một cái cho buổi sáng, một cái cho buổi tối chẳng hạn. Sau khi đánh răng, nhớ gõ bàn chải vào cạnh bồn rửa mặt cho nước văng ra hết. Tránh để các bàn chải chạm vào nhau.
Bác sĩ Richard G. thuộc Đại học nha khoa Oklahoma (Mỹ) khuyên rằng: "Khi bạn bắt đầu cảm thấy hơi khó chịu, hãy vứt bỏ bàn chải răng cũ đi; và thông thường chỉ hành động này đã đủ để ngăn chặn cơn bệnh".
Thủ phạm có thể là xôi ăn từ ngày hôm qua
Bạn từng bị ợ chua?... Chất chua này làm bạn cảm thấy xót ở cổ họng?... Rồi cảm giác xót xa này không dịu đi như những lần khác mà trở thành chứng đau cổ họng kéo dài vài ngày?...
Chứng ợ chua thường xuất hiện do việc ăn nhiều thực phẩm khó tiêu (như xôi chẳng hạn). Một số axit trong dạ dày (như HCl) bị trào lên cổ họng và đọng lại trong đó khi ngủ. HCl là loại axit rất mạnh, có thể ăn mòn sắt và nhiều kim loại. Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn bị đau cổ họng khi axit này tràn lên. Khi chúng lên đến phần dưới thực quản (gần dạ dày), bạn sẽ có cảm giác như bị thiêu đốt. Khi chúng tràn lên cổ họng, bạn sẽ bị xót họng.
Bạn vẫn có thể ăn xôi, nhưng đừng nên nhiều quá. Với các thực phẩm khác cũng vậy. Khi lỡ ăn quá no, hãy chờ 2-3 tiếng sau mới lên giường (vì lúc nằm, chất axit trong dạ dày dễ tràn lên hơn).
Mẹo vặt:
- Mỗi ngày uống 50 mg thuốc kẽm (zinc). Thuốc có thể làm giảm phân nửa triệu chứng đau cổ họng.
Nên xem kỹ công thức, chỉ nên mua loại Zinc-Gluconate hoặc các loại có đề chữ "Chelated". Loại khác thường làm cơ thể bị thiếu chất sắt và một số kim loại cần thiết.
Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng
...
Bầm mắt
Bệnh cảm
Bệnh cao huyết áp
Bệnh chán đời!
Chữa vết chích, vết cắn của côn trùng
Cúm
Bệnh đau bắp chân
Bệnh đau dạ dày
Chứng đau cổ họng
Đau khi đi tiểu và chứng viêm bàng quang
Đau lưng
Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh
Dị ứng (Allergies)
Gầu trên tóc
Bệnh hiếm muộn
Bệnh huyết trắng
Khô môi, nứt môi
Chứng "khó ở" trước kinh kỳ
Không thể kềm chế được việc bài tiết
Bệnh mỡ máu
Bệnh béo phì
Bệnh mất ngủ
Mùi hôi trong người
Mụn
Mụn cóc
Mụn nhọt
Nấc cụt
Chứng ngứa cỏ (ngứa mắt mèo)
Ngứa, mề đay
Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi
Tật ngủ ngáy
Nôn mửa
Bệnh khô, nứt nẻ tay chân
Chứng ợ nóng hay nhói tim (Heartburn)
Bỏng
Vết phồng nước trên da
Răng và lợi
Rụng tóc
Bệnh sỏi thận
Làm sao để giảm bớt cơn say?
Say sóng
Sổ mũi
Sốt
Hen
Táo bón
Tắt tiếng
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch
Sẹo
Bệnh tiểu đường
Tắt kinh
Bệnh trĩ
Vết bầm
Vết thương ngoài da
Vết ong chích
Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân
Chứng đau thắt trong kinh kỳ
Bột nổi trị chứng sình bụng
Bột than chữa được chất độc
Bị ong chích
Trị dứt bệnh mắt cườm, mắt có vảy, với sinh tố B2
Chứng Viễn Thị (mắt lão)
Chữa nghẹt mũi với sinh tố B5
Bị nổi nhọt trong miệng
Lấy ráy tai không đau
Nhức răng
Tăng cường hiệu quả của thuốc aspirin
Tránh nôn mửa khi có thai
Thuốc trị bệnh đãng trí, hay quên?
Sinh tố B5 - thần dược trị nhức mỏi
Bị nứt nơi góc miệng (rách khóe môi)