watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng-Hen - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Hen

Tác giả: nhiều tác giả

Cơn hen xuất hiện do sự co thắt bất chợt của khí quản. Khi đó, bạn cảm thấy lồng ngực mình bị thắt lại, hơi thở khó khăn, rồi bạn bị ho. Đó là lời mô tả khái quát về triệu chứng hen của bác sĩ Peter C. (Mỹ).
Dưới tuổi bốn mươi, bệnh hen phần lớn phát xuất từ các chứng dị ứng. Sau tuổi bốn mươi, một nửa trường hợp bệnh do dị ứng gây ra, số còn lại do các chứng bệnh có liên quan đến phổi.
Nhiều người nghĩ rằng hen là căn bệnh phải mang cả đời và từ đó người ta có khuynh hướng chấp nhận nó như một cố tật. Trên thực tế, đây hoàn toàn không phải là một bệnh nan y. Với một chút kiến thức y học, bạn có thể tự chữa trị cho mình không mấy khó khăn.
Điều bạn cần là một sự bền chí tương đối, cộng với việc thực hành những phương pháp sau:
Tránh hít khói
Đa số nam giới người châu Á đều hút thuốc; điều này hoàn toàn không có lợi nếu bạn bị bệnh hen. Trong một căn phòng đóng kín vào mùa đông, nếu có một người hút thuốc, tất cả những người có bệnh hen ở đó rất dễ lên cơn hen, nhất là trẻ em.
Càng bất lợi hơn nếu bạn có bệnh hen mà lại có thói quen đến quán cà phê mỗi buổi sáng. Không khí đầy khói thuốc trong các quán này có thể làm bệnh của bạn ngày càng trầm trọng hơn. Dĩ nhiên, việc đưa trẻ em vào quán cà phê đầy khói thuốc lại càng là một điều không bao giờ nên làm.
Bếp núc hoặc lò sưởi dùng củi cũng góp phần không nhỏ làm nặng hơn bệnh hen của bạn. Nếu bắt buộc phải dùng các lò củi này, nên giữ cho lửa cháy bùng để không tạo ra nhiều khói, và giữ được sự thoáng khí tối đa tại nơi bạn đang đốt lửa.
Tránh bị đầy bụng, ợ chua
Không bao giờ nên đi ngủ với dạ dày đầy ắp. Thường thì sự đầy bụng dẫn đến hiện tượng ợ chua. Trong lúc bạn ngủ, nếu bị ợ chua, chất chua trong bao tử sẽ tràn lên yết hầu, chỗ tiếp xúc giữa thực quản và khí quản. Khi chất chua này bị tràn một chút qua khí quản, bạn có thể bị hen. Cố không để bị ợ chua trong khi ngủ bằng cách:
- Đừng ăn no trước khi ngủ.
- Nếu lỡ ăn no, nên uống một viên thuốc antacid trước khi lên giường. Loại thuốc này có bán không cần đơn ở các tiệm thuốc dưới các nhãn hiệu như Tums, Mylanta... Đây cũng là loại thuốc dùng để xoa dịu các chứng đau dạ dày.
- Nằm gối cao hoặc nâng đầu giường lên cao để chất chua từ bao tử lên không bị tràn qua khí quản.
Tránh hít không khí lạnh
Bác sĩ Sidney F. thuộc Đại học y khoa Florida (Mỹ) đã xác nhận việc này qua kinh nghiệm khám chữa bệnh. Nếu bạn bị hen, cơn hen thường đến khi bạn tiếp xúc với không khí lạnh (như khi mở cửa sổ, bước ra ngoài vào mùa đông, khi mở tủ lạnh...).
Để tránh việc này, bạn không nên đứng quá sát tủ lạnh khi mở tủ; khi cần phải ra ngoài trời lạnh, nên dùng khăn che mặt mũi lại.
Tránh hít thở không khí có nhiều bụi bặm
Bụi bặm, các phấn hoa của mùa xuân, các sinh vật nhỏ li ti trong không khí cũng góp phần không nhỏ tạo nên cơn hen. Để tránh việc hít quá nhiều bụi bặm, nên đóng kín cửa lại khi ở nhà hoặc đang lái xe, nếu cần thì mở máy lạnh hoặc quạt gió lên. Nhưng nhớ đừng dùng nút "vent open" của máy lạnh, nếu bạn không muốn cho không khí bụi bặm bên ngoài lùa vào.
Cẩn thận trong ăn uống
Một số loại thực phẩm có thể làm bệnh nhân lên cơn hen dễ dàng hơn. Ảnh hưởng này tùy thuộc vào cơ thể từng người. Theo kinh nghiệm chung, những chất dễ làm lên cơn hen là: sữa, trứng gà, các loại đậu rang và hải sản. Bột ngọt, các thực phẩm chứa chất metabisulfile (như bia, rượu chát) và các thực phẩm phơi khô cũng có hại cho bệnh hen của bạn.
Cẩn thận với muối: Các bệnh viện ở London (Anh) có nhận xét rằng trong số những người bị chết vì lên cơn hen, phần lớn là những người có lượng tiêu thụ muối rất cao.
Đừng dùng thuốc có chất aspirin
Nếu bạn bị hen và có thêm một số bệnh khác về mũi và khí quản, tốt nhất không nên dùng những thuốc có aspirin hoặc những chất có gốc aspirin như ibuprofen (trong thuốc Advil). Những chất này có khuynh hướng làm bệnh hen trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây chết người. Lập luận này được bác sĩ Richard L. (Trưởng khoa Dị ứng và Miễn dịch của Đại học y khoa Florida, Mỹ) đưa ra.
Nếu bạn cần những thuốc làm dịu đau nhức, cảm cúm..., có thể dùng các thuốc có chứa chất acetaminophen như Tylenol, Non-Aspirin...
Dùng thuốc xịt đúng cách
Không phải tất cả mọi người đều có thẻ bảo hiểm y tế hoặc trợ giúp y tế của chính phủ. Rất nhiều người đã phải tự làm bác sĩ cho mình bằng cách tìm các thuốc bán không cần đơn trong các tiệm thuốc tây.
Người bệnh hen cũng vậy; một số lớn chưa hề tới bác sĩ, và cũng chưa từng được chỉ dẫn tường tận về cách sử dụng thuốc xịt khi lên cơn hen.
Thuốc xịt cũng có loại được bán tự do trong các tiệm thuốc tây không cần phải có đơn. Thông thường, trên chai thuốc có chỉ cách sử dụng rất đầy đủ. Tuy nhiên, có thể vì sơ ý không xem kỹ hoặc có dùng không đúng cách mà thuốc trở nên không có lợi cho căn bệnh, lại lãng phí (thuốc xịt này tương đối đắt tiền).
Những chỉ dẫn sau đây đúng với hầu hết các loại thuốc xịt (nếu muốn hiểu rõ hơn, nên đọc kỹ cách sử dụng trên chai thuốc):
- Đừng xịt quá sâu vào cổ họng.
- Nếu sau khi xịt, bạn có thể nhìn thấy hơi thuốc thoát ra khỏi miệng, bạn đã sử dụng không đúng cách.
- Đừng ngậm chai thuốc hoặc để chai thuốc sâu vào miệng.
- Đừng xịt hai lần liên tục.
Tốt nhất, bạn nên để chai thuốc cách miệng khoảng 1 inch (2 cm), há miệng ra và từ từ hít sâu vào. Ngay lúc đó (chừng nửa giây sau khi bắt đầu hít hơi), hãy xịt thuốc vào miệng, tiếp tục xịt hít vào và khi phổi đầy thì nín hơi lại chừng 3- 4 giây rồi từ từ thở ra.
Nếu cơn hen vẫn chưa hết, có thể lập lại tiến trình trên lần nữa sau vài ba phút. Việc xịt 2 lần cách nhau dưới 2 phút chỉ gây phí thuốc.
Uống cà phê khi cần thiết
Bác sĩ Allan B. (phụ giảng sư tại Đại học Y khoa Manitopa) nhận thấy, chất cafein và thuốc dùng để trị hen gần như giống hệt nhau; tác dụng của chúng trên cơ thể cũng giống nhau.
Hãy tưởng tượng bạn đang trên một chuyến đi chơi xa ngoài trời, nhưng chợt nhớ rằng mình quên mang thuốc xịt trị hen. Phải làm gì bây giờ? Lỡ lên cơn hen bất chợt thì sao đây? Bình tĩnh, hãy tìm một nơi có bán cà phê.
Bác sĩ Allan nói rằng trường hợp khẩn cấp, khi bạn lên cơn hen mà không có thuốc ngay, hãy uống hai tách cà phê đậm hoặc hai tách ca cao nóng, hay ăn hai thỏi chocolate. Những chất này có thể giúp bạn thoát khỏi cơn hen hiểm nghèo, và bạn sẽ có dư thì giờ tìm mua thuốc hen.
Dù sao, cà phê cũng có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nên bạn chỉ được dùng trong trường hợp khẩn cấp mà thôi. Hoàn toàn không nên để mình trở nên nghiện cà phê chỉ vì muốn giảm bệnh hen.
Dùng sinh tố B6
Hiệu quả thần kỳ của sinh tố B6 đối với bệnh hen được khám phá ra do một sự tình cờ. Khi các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về ảnh hưởng của sinh tố này trên những loại bệnh khác, họ nhận thấy những bệnh nhân bị bệnh hen bỗng ít lên cơn hơn khi dùng một liều 50 mg sinh tố B6 mỗi ngày. Sau đó, họ làm thêm những thí nghiệm sâu hơn và xác nhận quả thật sinh tố B6 có thể làm giảm sự lên cơn của bệnh nhân hen.
Dù sao, xin nhớ là sinh tố B6 có thể gây hại nếu dùng liều lượng quá mạnh. Bạn chỉ nên dùng chừng 50 mg mỗi ngày cho người lớn và ít hơn với trẻ em. Hãy xem kỹ những nhãn hiệu dán trên chai, và nhớ hỏi bác sĩ nếu bạn đang dùng một thứ thuốc trị một bệnh nào khác.
Có thể tiếp tế sinh tố B6 cho cơ thể bằng cách ăn nhiều những thực phẩm như gan, đậu nành, chuối, gà vịt, bò, cá thu, lạc, trái bơ... và khi nấu cơm đừng vo gạo.
Hãy chặn đứng ngay từ đầu
Không phải bất cứ người bị hen nào cũng phải mang kè kè chai thuốc xịt bên mình. Nếu bạn sớm phát hiện ra nó, bệnh này có thể chữa trị dứt hẳn. Nếu phát hiện những triệu chứng sơ khởi của bệnh hen như khó thở, co thắt lồng ngực, đừng để cho những triệu chứng này trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Hãy đến khám bác sĩ nếu bạn nghĩ bệnh của mình ở mức độ trầm trọng.
Ở mức nhẹ, những điều được đề cập đến ở chương này có lẽ đủ để tạo cho bạn một kiến thức hữu ích về bệnh trạng của mình. Việc làm theo những phương pháp trên trong một thời gian dài để có thể giúp tạo thành thói quen, và bạn sẽ thấy được bệnh này hoàn toàn không làm khó được bạn.
Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng
...
Bầm mắt
Bệnh cảm
Bệnh cao huyết áp
Bệnh chán đời!
Chữa vết chích, vết cắn của côn trùng
Cúm
Bệnh đau bắp chân
Bệnh đau dạ dày
Chứng đau cổ họng
Đau khi đi tiểu và chứng viêm bàng quang
Đau lưng
Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh
Dị ứng (Allergies)
Gầu trên tóc
Bệnh hiếm muộn
Bệnh huyết trắng
Khô môi, nứt môi
Chứng "khó ở" trước kinh kỳ
Không thể kềm chế được việc bài tiết
Bệnh mỡ máu
Bệnh béo phì
Bệnh mất ngủ
Mùi hôi trong người
Mụn
Mụn cóc
Mụn nhọt
Nấc cụt
Chứng ngứa cỏ (ngứa mắt mèo)
Ngứa, mề đay
Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi
Tật ngủ ngáy
Nôn mửa
Bệnh khô, nứt nẻ tay chân
Chứng ợ nóng hay nhói tim (Heartburn)
Bỏng
Vết phồng nước trên da
Răng và lợi
Rụng tóc
Bệnh sỏi thận
Làm sao để giảm bớt cơn say?
Say sóng
Sổ mũi
Sốt
Hen
Táo bón
Tắt tiếng
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch
Sẹo
Bệnh tiểu đường
Tắt kinh
Bệnh trĩ
Vết bầm
Vết thương ngoài da
Vết ong chích
Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân
Chứng đau thắt trong kinh kỳ
Bột nổi trị chứng sình bụng
Bột than chữa được chất độc
Bị ong chích
Trị dứt bệnh mắt cườm, mắt có vảy, với sinh tố B2
Chứng Viễn Thị (mắt lão)
Chữa nghẹt mũi với sinh tố B5
Bị nổi nhọt trong miệng
Lấy ráy tai không đau
Nhức răng
Tăng cường hiệu quả của thuốc aspirin
Tránh nôn mửa khi có thai
Thuốc trị bệnh đãng trí, hay quên?
Sinh tố B5 - thần dược trị nhức mỏi
Bị nứt nơi góc miệng (rách khóe môi)