watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng-Bệnh mỡ máu - tác giả nhiều tác giả nhiều tác giả

nhiều tác giả

Bệnh mỡ máu

Tác giả: nhiều tác giả

Đó là hiện tượng mức cholesterol trong máu cao hơn bình thường. Cholesterol là một loại chất sệt, màu vàng, có gốc mỡ, hiện diện trong máu của bất cứ người nào. Khi chất này có quá nhiều, nó có khuynh hướng bám vào thành của mạch máu, kết quả là đường đi của máu bị thu hẹp lại, có khi bị nghẽn, không lưu thông được... Người bệnh có thể bị những triệu chứng như đau tim cấp tính, trúng gió hay xuất huyết não, cao áp huyết và một số bệnh nguy hiểm khác.
Thật ra, chất cholesterol không phải hoàn toàn cần được loại trừ hẳn trong máu. Ngược lại, nó đóng một vai trò tương đối quan trọng trong cơ thể bạn. Chính chất này kích thích sự sản xuất các tế bào mới và kích thích tố của cơ thể; nó còn đóng vai trò lớp màng bảo vệ các tế bào thần kinh... Chất này không phải hoàn toàn có hại, nó chỉ gây nguy hại khi quá dư thừa.
Bạn không phải là bác sĩ, cũng như đa số những người bình thường khác, khi nghe nói đến chữ cholesterol là ít nhiều cũng có ác cảm với nó, và cũng phập phồng lo sợ về lượng cholesterol trong người mình có cao quá hay không?
Thật ra, cholesterol có nhiều loại, có loại tốt, loại xấu. Trước hết, người ta phân biệt cholesterol trong thực phẩm và cholesterol trong cơ thể. Đối với loại trong thực phẩm (dietary cholesterol), trung bình một người không nên tiêu thụ quá 300 mg mỗi ngày. Đối với loại trong cơ thể (serum cholesterol), mức tốt nhất là 180. Nếu con số này cao hơn 200, bạn bắt đầu phải cẩn thận.
Cholesterol trong cơ thể gồm LDL và HDL.
- LDL (Low Density Lipoprotein) là loại có hại, chính nó gây ra chứng nghẽn mạch máu, nguyên nhân chính của các bệnh tim và xuất huyết não.
- HDL (High Density Lipoprotein) có ích cho bộ máy tuần hoàn của cơ thể, có nhiều trong máu càng tốt.
Đến bác sĩ hay bệnh viện mỗi năm hai lần để đo mức cholesterol của mình là một chuyện rất cần thiết. Những phương pháp đề cập dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tự làm giảm mức cholesterol có hại trong cơ thể:
Bớt ăn mỡ lại
Bác sĩ John Larosa, Chủ tịch Ủy ban dinh dưỡng của Hiệp hội Bảo vệ tim Mỹ, tìm thấy trong thực phẩm có ba thứ ảnh hưởng rất lớn đến trên mức cholesterol trong cơ thể: Saturated fat (mỡ khó tan), Polyunsaturated fat (mỡ dễ tan) và Dietary cholesterol (cholesterol trong thực phẩm).
Qua các thí nghiệm và kinh nghiệm của các bác sĩ trên toàn thế giới, người ta đúc kết được các kết quả sau đây:
- Việc dùng nhiều Saturated fat sẽ làm mức cholesterol trong máu cao hơn.
- Việc dùng nhiều Polyunsaturated fat sẽ làm mức cholesterol trong máu giảm xuống.
- Dietary cholesterol cũng làm tăng mức cholesterol máu nhưng không bằng Saturated fat.
Một số chuyên gia khác cũng đồng ý rằng, Saturated fat là chất nguy hiểm nhất cho mức cholesterol của bạn, nó thường nâng mức cholesterol lên cao gấp ba lần so với Dietary cholesterol trong thực phẩm. Saturated fat thường có trong mỡ, thịt, và sữa của động vật, nước cốt dừa, trái bơ (avocado). Polyunsaturated fat có nhiều trong các loại dầu bắp, dầu đậu nành...
Kết quả trên đưa ra một kết luận rất rõ ràng: Trứng gà tuy có nhiều cholesterol nhưng sẽ không nâng mức cholesterol trong cơ thể bạn lên cao hơn chất mỡ.
Hãy nấu nướng bằng dầu Canola
Các loại dầu olive, dầu lạc, dầu Canola... chứa Monounsaturated fat. Trước đây, người ta nghĩ rằng chất này không ảnh hưởng đến mức cholesterol trong cơ thể người. Nhưng trong những nghiên cứu mới nhất, những người dùng nhiều Monunsaturated fat lại có mức cholesterol thấp hơn cả những người hoàn toàn không ăn chút mỡ nào! Monounsaturated fat còn có tác dụng làm giảm cholesterol xấu LDL và giữ nguyên loại tốt HDL.
Nhìn chung, cùng là dầu rán nhưng nếu dầu dừa hoàn toàn có hại thì dầu olive hoặc canola lại có lợi rất nhiều. Làm sao để phân biệt?... Cách duy nhất là bạn phải đọc bảng thành phần cấu của từng loại dầu. Hiện nay trong tất cả những loại dầu thì dầu Canola là ít mỡ nhất. Nó chứa nhiều Polyunsaturated và Monounsaturated fat và chỉ có 5% Saturated fat - bằng phân nửa các loại dầu khác.
Hãy để ý trọng lượng của bạn
Đa số đàn ông nghĩ rằng, giảm cân là chuyện lẩm cẩm của quý bà; đàn ông thì cần gì giữ cho thân hình đẹp! Họ đã sai lầm lớn khi nghĩ như vậy. Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu lớn cho thấy, khi một người lớn tăng thêm 1 kg, mức cholesterol của họ tăng lên 2 số. Điều này có nghĩa là nếu một người đàn ông có sức khỏe bình thường với số đo cholesterol 180, chỉ cần lên cân chừng 10 kg thôi, mức cholesterol đã vọt lên trên 200. Và người đó bắt đầu phải đề phòng những bệnh đau tim, cao huyết áp, xuất huyết não!!!
Bớt ăn trứng gà, tôm, cua
Lòng đỏ trứng gà chứa trung bình 250 - 300 mg cholesterol. Tôm, cua... thường chứa nhiều cholesterol hơn nữa. Những chất trên tuy nhiều cholesterol nhưng mức nguy hại vẫn còn thua mỡ, thịt và sữa, bơ, phó mát.
Mỗi tuần đừng ăn hơn 3 lòng đỏ trứng (lòng trắng thì ăn bao nhiêu cũng được, vì hoàn toàn không có cholesterol).
Cà-phê, thuốc lá có hại
Mọi nghiên cứu về y học đều khuyên chúng ta nên bỏ thói quen hút thuốc lá, và thật sự đã chứng minh rằng nó có tác dụng xấu trên hầu hết mọi chỗ của cơ thể. Hút thuốc lá khiến mức cholesterol cao hơn? Chuyện hơi khó tin, nhưng kết quả nghiên cứu tại Thụy Điển đã cho thấy điều này là đúng. Người hút thuốc thường có mức HDL thấp và mức LDL cao. Tại New Orleans, Louisiana, các thí nghiệm cho thấy chỉ cần hút 3-4 điếu thuốc mỗi ngày là có thể đưa mức cholesterol lên cao vọt.
Cà phê cũng không là ngoại lệ. Mức cholesterol sẽ cao hơn ở những người thường xuyên dùng nó, nhất là với người mỗi ngày uống hơn 2 ly cà phê.
Các thực phẩm, thuốc men có tác dụng hạ cholesterol
Một trong những yếu tố khiến đa số người châu Á ít chết vì bệnh tim và có mức cholesterol thấp hơn người châu Âu chính là gạo, loại thực phẩm họ ăn hằng ngày. Thí nghiệm trên loài chuột được ăn cám gạo trong thời gian dài cho thấy, chúng có số đo cholesterol thấp hơn 25% so với những con chuột không ăn cám gạo.
Người Mexico cũng vậy. Thức ăn chính của họ là đậu. Thí nghiệm tại Đại học y khoa Kentucky cho thấy, chỉ cần ăn hơn một bát đậu mỗi ngày, sau khoảng 20 ngày, mức cholesterol đã giảm được 20%.
Sả, món gia vị thông thường, cũng góp phần vào việc giảm mức cholesterol tương đối đáng kể, khoảng 12%.
Than hoạt tính (activated charoal) có tác dụng rất hữu hiệu trên cholesterol. Thí nghiệm cho thấy, có người đã giảm được gần 50% lượng cholesterol có hại LDL sau khi uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 7 g than nghiền nhỏ, liên tục trong một tháng.
Tỏi cũng là một trong những vị thuốc tốt cho mức cholesterol. Nếu bạn ăn tỏi sống đều đặn mỗi ngày chừng vài tép (khoảng 1,2 g), sau nửa năm sẽ thấy mức cholesterol hạ đi rất đáng kể (từ 20% đến 30%).
Ngoài ra, các thực phẩm khác như bắp, cà rốt, trà... cũng giúp giảm mức cholesterol rất nhiều. Các rau cải có màu xanh đậm và các trái cây chứa nhiều sinh tố C như cam, chanh, quít, bưởi, cà chua, dâu, khoai tây... có khả năng làm tăng lượng HDL (cholesterol tốt) lên.
Ngoài ra, một điều đáng ngạc nhiên là sữa gầy cũng có công dụng làm hạ cholesterol 10% - 20% sau vài tháng.
Tập thể dục
Vũ khí cuối cùng này có thể làm bạn kết thúc trận chiến mau lẹ hơn rất nhiều. Người ta đã làm thí nghiệm trên hai người, cùng ăn những thực phẩm giống nhau để làm giảm mức cholesterol, nhưng trong đó có một người tập thể dục bằng cách chạy bộ hằng ngày. Kết quảquả người không chạy bộ phải mất gấp 3 lần thời gian để đưa mức cholesterol thấp bằng người chạy bộ.
Tập thể dục và ăn uống điều độ vẫn là bí quyết dưỡng sinh tốt nhất, dù bạn sống trong bất cứ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu...
Mẹo vặt:
Muốn giảm nhanh lượng cholesterol trong cơ thể? Mỗi ngày uống một viên sinh tố E (từ 100 IU đến 400 IU). Một tháng sau đo lại mức cholesterol, sẽ thấy phép lạ. Căn cứ y học: Kết quả thí nghiệm cho thấy sinh tố E có tác dụng nâng cao lượng HDL trong cơ thể một cách rất nhanh chóng.
Cẩm nang mẹo vặt y khoa thực dụng
...
Bầm mắt
Bệnh cảm
Bệnh cao huyết áp
Bệnh chán đời!
Chữa vết chích, vết cắn của côn trùng
Cúm
Bệnh đau bắp chân
Bệnh đau dạ dày
Chứng đau cổ họng
Đau khi đi tiểu và chứng viêm bàng quang
Đau lưng
Bệnh đau vú khi sinh nở hoặc khi có kinh
Dị ứng (Allergies)
Gầu trên tóc
Bệnh hiếm muộn
Bệnh huyết trắng
Khô môi, nứt môi
Chứng "khó ở" trước kinh kỳ
Không thể kềm chế được việc bài tiết
Bệnh mỡ máu
Bệnh béo phì
Bệnh mất ngủ
Mùi hôi trong người
Mụn
Mụn cóc
Mụn nhọt
Nấc cụt
Chứng ngứa cỏ (ngứa mắt mèo)
Ngứa, mề đay
Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi
Tật ngủ ngáy
Nôn mửa
Bệnh khô, nứt nẻ tay chân
Chứng ợ nóng hay nhói tim (Heartburn)
Bỏng
Vết phồng nước trên da
Răng và lợi
Rụng tóc
Bệnh sỏi thận
Làm sao để giảm bớt cơn say?
Say sóng
Sổ mũi
Sốt
Hen
Táo bón
Tắt tiếng
Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch
Sẹo
Bệnh tiểu đường
Tắt kinh
Bệnh trĩ
Vết bầm
Vết thương ngoài da
Vết ong chích
Chứng chuột rút, tê lạnh ngón tay, chân
Chứng đau thắt trong kinh kỳ
Bột nổi trị chứng sình bụng
Bột than chữa được chất độc
Bị ong chích
Trị dứt bệnh mắt cườm, mắt có vảy, với sinh tố B2
Chứng Viễn Thị (mắt lão)
Chữa nghẹt mũi với sinh tố B5
Bị nổi nhọt trong miệng
Lấy ráy tai không đau
Nhức răng
Tăng cường hiệu quả của thuốc aspirin
Tránh nôn mửa khi có thai
Thuốc trị bệnh đãng trí, hay quên?
Sinh tố B5 - thần dược trị nhức mỏi
Bị nứt nơi góc miệng (rách khóe môi)