watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Liêu Trai Chí Dị II-- 215 - 216 - - tác giả Bồ Tùng Linh Bồ Tùng Linh

Bồ Tùng Linh

- 215 - 216 -

Tác giả: Bồ Tùng Linh

Quan Tể tướng Lưu Hồng Huấn người huyện Trường Sơn (tỉnh Liêu Ninh) cùng viên tướng Mỗ đi sứ Triều Tiên. Nghe nói đảo An Kỳ là nơi thần tiên ở, muốn sai thuyền chở tới đó chơi, nhưng các quan nước ấy đều nói là không được, bảo đợi Tiểu Trương. Đại khái đảo An Kỳ không đi lại với thế gian, chỉ có đệ tử là Tiểu Trương mỗi năm tới đó một lần, ai muốn tới đảo trước hết phải nói rõ với ông ta, nếu ông ta chịu thì một chiếc bè cũng tới nơi, nếu ông ta không chịu ắt sẽ có gió bão đánh chìm thuyền. Qua hai ba hôm, quốc vương gọi Lưu vào bệ kiến, thấy một người đeo kiếm đội nón tre ngồi trên điện, tuổi khoảng ba mươi, tướng mạo thanh kỳ, hỏi ra thì chính là Tiểu Trương. Lưu nhân đó tỏ ý muốn tới đảo, Tiểu Trương ưng thuận, nhưng nói viên Phó sứ không đi được. Lại ra ngoài nhìn ngắm bọn tùy từng suốt một lượt, chỉ có hai người có thể đi cùng Lưu, bèn sai lấy thuyền đưa Lưu đi.


Đường biển không biết xa hay gần, chỉ thấy gió thổi ào ạt, thuyền như lướt mù rẽ mây mà đi. Lúc ấy đang giữa mùa đông, nhưng tới đảo thì thấy khí trời ấm áp, hoa nở đầy núi. Tiểu Trương đưa bọn Lưu vào động phủ, thấy có ba ông già ngồi xếp bằng, hai người hai bên thấy khách vào vẫn thản nhiên như không hay biết, chỉ có người ngồi giữa đứng dậy đón chào thi lễ. Kế mời ngồi gọi lấy trà thì có đứa tiểu đồng cầm cái mâm đi ra, trên khe đá nhỏ ngoài động có cái dùi sắt cắm lút vào đá, tiểu đồng nhổ lên thì nước vọt ra, lấy chén hứng đầy rồi lại nút kín lại. Kế bưng vào, thấy sắc màu xanh nhạt, uống thử thì lạnh tê răng. Lưu sợ lạnh không uống, ông già đưa mắt ra hiệu cho tiểu đồng, tiểu đồng cầm cái chén ra, uống hết nước trong chén rồi tới chỗ cũ nhổ cái dùi lên hứng đầy nước quay vào, thấy nước nóng bốc lên nghi ngút như vừa đun sôi xong, Lưu vô cùng lạ lùng. Hỏi về việc hay dở sắp tới, ông già cười đáp “Người ngoài cõi đời ngay cả năm tháng cũng còn không biết, làm sao biết được việc người?". Hỏi tới thuật trường sinh, ông già đáp "Đó không phải là việc mà người trong trường phú quý làm được đâu.


Lưu cáo từ, Tiểu Trương lại đưa về, tới nơi kể lại mọi chuyện, quốc vương Triều Tiên than rằng “Tiếc là ông chưa uống chén nước lạnh, đó là Tiên thiên ngọc dịch, uống một chén có thể sống thêm trăm tuổi". Khi Lưu về nước, vương tặng một vật gói vải kín mít, dặn còn gần biển thì đừng mở ra xem. Lưu vừa lên tới bờ vội mở ra xem, tháo hết mấy trăm lớp vải bọc mới thấy một tấm gương, cầm lên xem thì Long cung thủy tộc đều rõ ràng trước mắt. Đang còn chăm chú nhìn, chợt có ngọn sóng cao như lầu gác sầm sập đổ tới, cả sợ bỏ chạy, ngọn sóng ầm ầm đuổi theo mau như mưa tuôn gió cuốn, khiếp đảm ném tấm gương lại, ngọn sóng bèn rút ngay.


216. Tiết Ủy Nương

(Tiết Ủy Nương)


Phong Ngọc Quế là nho sĩ ở Liêu Thành, nghèo khổ không có cách mưu sinh. Trong niên hiệu Sùng Trinh thời Minh (1628-1643) gặp năm mất mùa lớn, lẻ loi đi xa kiếm ăn. Hơn một năm định về, tới huyện Nghi (tỉnh Sơn Đông) thì mắc bệnh, cố sức đi mau được vài dặm, tới một đám mộ hoang phía nam thành thì quá mệt nên nằm xuống cạnh một ngôi mộ. Giây lát mê đi như nằm mơ, thấy tới một nhà nọ, có ông già trong cổng bước ra mời vào, nhà có hai gian đều xoàng xĩnh, trong phòng có một cô gái tuổi khoảng mười sáu mười bảy, dung mạo xinh đẹp ông già sai sắc thuốc, rót vào chén bằng đất đưa lên cho khách rồi hỏi quê quán tuổi tác, sinh đáp xong bèn nói "Ta là Lý Hồng Đô người huyện Bình Dương (tỉnh Sơn Tây) lưu ngụ ở đây đã ba mươi hai năm rồi. Xin ông nhớ kỹ nhà này, con cháu của ta nếu có tới hỏi xin làm phiền chỉ cho, lão phu không dám quên ơn. Nghĩa nữ đây tên Ủy Nương cũng không xấu xí lắm, xin gả cho bậc quân tử, hôm nào con thứ ba của ta tới sẽ đính ước".


Sinh mừng rỡ lạy nói "Thân trâu ngựa đã hai mươi hai tuổi vẫn chưa có vợ, được đội ơn cho làm thân thích thì may lắm, có điều không biết con cháu của cha chỗ nào để tìm tới?". Ông già đáp “Ông chỉ cần ở lại trong thôn này, chờ hơn một tháng sẽ có người tới, chỉ cần chúng cầu xin gì thì đừng từ chối thôi”. Sinh sợ là bất tín, đòi ông già phải cam kết, nói "Nói thật với cha, nhà ta chỉ có bốn bức vách, e ngày sau không làm được điều cha mong muốn, nửa chừng bỏ dở không làm được thì cũng không lấy được vợ, nên không dám không xin một lời hứa chắc chắn, chứ không ngại gì chuyện khác". Ông già cười nói "Ông muốn lão phu thề phải không? Ta vốn biết ông nghèo, nhờ việc này không phải để trói buộc ông đâu. Ủy Nương mồ côi không nơi nương tựa, ở với ta đã lâu, không nỡ để cho nó phải lưu lạc nên đem dâng cho bậc quân tử thôi, ông đừng nghi ngờ”. Kế cầm tay đưa sinh ra cửa, chắp tay chào rồi đóng cửa quay vào.


Sinh chợt tỉnh dậy, thấy mình đang nằm cạnh ngôi mộ mà trời đã gần trưa bèn gượng dậy lần vào thôn. Người trong thôn nhìn thấy đều hoảng sợ, nói đã chết cạnh đường hơn một ngày rồi, sinh mới sực hiểu ra rằng ông già tức là người chôn trong mộ, giữ kín không nói ra, chỉ xin họ cho ở trọ. Người trong thôn sợ sinh lại chết nên không ai dám cho ở, trong thôn có người Tú tài cùng họ với sinh nghe thấy tới hỏi gia thế, té ra là chú họ của sinh, mừng rỡ dắt về nhà lo cơm nước thuốc thang cho, vài hôm thì khỏi bệnh. Sinh thuật lại chuyện mình gặp, người chú cũng ngạc nhiên lạ lùng, bèn chờ xem ra sao.


Không bao lâu quả có vị quan nhân tới thôn hỏi thăm mộ cha chôn ở đâu, tự nói là Tiến sĩ Lý Thúc Hướng ở huyện Bình Dương. Trước đó Lý Hồng Đô đi buôn xa với người đồng hương là Giáp, chết ở đất Nghi, Giáp bèn chôn chỗ đám mộ hoang, vừa về tới nhà thì cũng chết. Lúc ấy ba con của Hồng Đô đều còn nhỏ, con lớn là Bá Nhân, sau thi đậu Tiến sĩ, làm Tri huyện Hoài Nam, mấy lần sai người tìm hỏi mộ cha nhưng không ai biết. Con kế là Trọng Đạo, sau thi đỗ Cử nhân. Thúc Hướng là con út cũng thi đỗ Tiến sĩ, lúc ấy đích thân đi tìm mộ cha, tới đất Nghi hỏi thăm khắp cả. Hôm ấy hỏi người trong thôn mà không ai biết, sinh bèn đưa tới chỗ ngôi mộ chỉ cho.


Thúc Hướng thấy sinh trẻ tuổi chưa dám tin hẳn, sinh bèn thuật lại chuyện mình đã gặp, Thúc Hướng lấy làm lạ, nhìn kỹ thì có hai ngôi mộ liền nhau, có người nói ba năm trước có vị quan chôn người thiếp ở đó. Thúc Hướng sợ đào nhầm mộ, sinh bèn chỉ chỗ mình đã nằm. Thúc Hướng liền sai đem quan tài tới để bên cạnh rồi mới cho đào, đào lên thì thấy xác một cô gái, quần áo đã mủn nát nhưng mặt mũi vẫn tươi tắn như còn sống. Thúc Hương thấy lầm, sợ quá không biết làm sao nhưng cô gái đã ngồi dậy nhìn quanh nói “Tam ca tới rồi”. Thúc Hướng ngạc nhiên tới gần hỏi han thì là Ủy Nương, liền cho nàng thay áo đổi giày đưa về nhà trọ, rồi vội đào ngôi mộ bên cạnh, mong cha cũng sống lại, nhưng đào lên thấy da thịt còn nguyên mà vỗ gọi vẫn cứng đờ, thương xót vô cùng, bèn mặc áo mới cho vào quan tài, cúng tế bảy hôm, cô gái cũng chít khăn để tang như con gái ruột.


Chợt nói với Thúc Hướng rằng "Trước cha có hai nén vàng, từng chia cho em một nén làm của hồi môn nhưng vì em yếu ớt không có chỗ cất giấu nên cha lấy vải màu buộc chặt trong lưng chưa từng rời ra, anh có nhặt được không?". Thúc Hướng không biết, bảo sinh quay lại chỗ ngôi mộ, quả nhiên tìm thấy đúng như lời cô gái nói. Thúc Hướng vẫn theo lời cha, chia tặng Ủy Nương một nén rồi hỏi han gia thế của nàng. Trước đây cha cô gái là Tiết Dần Hầu không có con trai, chỉ sinh được Ủy Nương nên rất thương yêu. Một hôm cô gái từ nhà cậu ở Kim Lăng về, cùng bà vú tới bến dò hỏi thuê thuyền, thì nhà thuyền là một người làm mai ở Kim Lăng.


Lúc ấy có vị quan hết hạn về kinh muốn tìm một người thiếp trẻ nhưng y giới thiệu mấy đám đều không vừa ý, nên định đi thuyền tới Quảng Lăng (huyện Giang Đô). Chợt gặp cô gái y nghĩ ra kế lừa gạt, vội gọi thuyền kia tới bên cạnh. Bà vú vốn quen y bèn đi cùng đường, giữa đường y bày tiệc bỏ thuốc độc vào thức ăn, cô gái và bà vú đều mê man, y bèn xô bà vú xuống sông, chở cô gái trở về bán cho vị quan nọ. Tới nơi, vợ cả hay được vô cùng tức giận, cô gái cũng ngơ ngác không biết làm lễ ra mắt, vợ cả đánh đập nhốt lại. Lên bờ đi được ba ngày cô gái mới tỉnh hẳn, đám tỳ nữ kể lại đầu đuôi, nàng òa lên khóc. Một đêm ngủ lại đất Nghi, nàng tự thắt cổ chết, họ bèn chôn ở đám mộ hoang. Cô gái tới bị đám ma ở đó trêu ghẹo ức hiếp, ông Lý ra quát đuổi chúng đi, nàng bèn nhận ông làm cha. Ông nói “Số con chưa phải chết, ta sẽ chọn cho một người chồng vừa ý".


Hôm sinh đã trở ra ông quay vào nói với nàng rằng “Người này nhân phẩm có thể nương dựa, chờ tam ca của con tới làm chủ hôn cho". Một hôm lại nói “Con có thể về, tam ca con sắp tới rồi”, đó là hôm quật mộ vậy. Cô gái thuật lại hết cho Thúc Hướng nghe, Thúc Hướng than thở hồi lâu rồi lập tức nhận nàng làm em gái, đổi theo họ Lý, mua sắm quần áo cho nàng rồi gả cho sinh, nói "Trên đường không có nhiều tiền bạc, không thể mua sắm đầy đủ cho em, muốn tất cả cùng về cho mẹ vui, em nghĩ sao?” Cô gái cũng vui vẻ, rồi đó vợ chồng theo Thúc Hướng đưa linh cửu về. Tới nhà, bà mẹ hỏi biết đầu đuôi, thương yêu Ủy Nương còn hon con ruột, cho ở một căn nhà riêng.


Lúc chôn cất, cô gái khóc thương còn hơn cả con cháu trong nhà, mẹ càng thương yêu, không cho về Sơn Đông, bảo các con trai mua nhà cho nàng. Vừa gặp lúc có họ Phùng bán nhà, ra giá sáu trăm đồng vàng, lúc gấp gáp chưa lo được đủ tiền bèn làm giấy tờ hẹn ngày trả đủ. Đến ngày hẹn, Phùng tới sớm, vừa gặp lúc cô gái cũng từ nhà riêng qua hầu mẹ, bất ngờ gặp nhau, thấy rất giống người nhà thuyền năm trước, Phùng cũng như e sợ cô gái, vội vã đi ra. Hai anh vì thấy mẹ khó ở cũng tới thăm hỏi, cô gái hỏi người thong thả đi trước phòng khách là ai, Trọng Đạo nói "Suýt nữa thì quên, đó ắt là kẻ bán nhà hôm trước”. Rồi lập tức đứng dậy bước ra, cô gái giữ lại nói rõ điều mình nghi ngờ, bảo anh căn vặn thử xem, Trọng Đạo gật đầu bước ra thì Phùng đã đi mất, chỉ còn ông thầy dạy học ở ngõ nam là Tiết tiên sinh ở đó. Nhân hỏi sao lại tới đây, Tiết đáp "Tối qua họ Phùng nhờ ta tới sớm làm chứng ký tên vào giấy bán nhà, vừa rồi gặp nhau trên đường, y nói là quên một việc ở nhà phải về rồi sẽ quay lại ngay, bảo ta cứ ngồi ở đây đợi". Giây lát sinh và Thúc Hướng cùng tới, cùng nhau trò chuyện. Ủy Nương vì việc gặp Phùng cũng núp sau bình phong nhìn trộm khách, nhìn kỹ thì té ra là cha mình bèn chạy ngay ra ôm cha khóc lớn.


Tiết kinh ngạc rơi lệ nói "Con ta sao lại tới đây mọi người mới biết Tiết là Dần Hầu. Trọng Đạo tuy có gặp mấy lần trên đường nhưng cũng chưa từng hỏi tên ông ta, đến lúc ấy rất mừng bèn kể lại chuyện trước, mở tiệc ăn mừng rồi giữ ở lại đó. Tiết kể lại chuyện mình, đại khái sau khi con gái thất tung thì vợ buồn rầu mà chết, ông ta góa vợ không còn ai để nhờ vả nên du học tới đây. Sinh hẹn mua nhà xong sẽ đón ông về ở cùng. Hôm sau đi dò xem thì Phùng đã dắt gia đình trốn mất, mới biết kẻ giết bà vú bán Ủy Nương là y. Lúc đầu Phùng tới Bình Dương buôn bán trở nên giàu có, năm ấy cờ bạc nên dần dần sa sút mới bán nhà, số tiền bán Ủy Nương kể như mất trắng. Ủy Nương được nhà ở cũng không căm hờn gì lắm, chỉ chọn ngày tới ở chứ không sai người tìm bắt y. Mẹ Lý liên tiếp sai mang đồ đạc qua cho, tất cả những thứ vật dụng thường ngày đều chu cấp đủ, sinh bèn ở lại luôn Bình Dương, chỉ về quê dự thi, lấy làm khổ cực nhưng may mắn thi đỗ Cử nhân khoa ấy.


Ủy Nương giàu có, thường nghĩ tới bà vú chết vì mình, vẫn nghĩ cách đền ơn cho con bà ta. Chồng bà vú họ Ân, có một con trai tên Phú, ưa cờ bạc, nghèo không có miếng đất cắm dùi. Một hôm Phú đánh bạc cãi nhau, lỡ tay giết người, chạy trốn tới Bình Dương, tuy không quen sinh nhưng biết Ủy Nương nên tới xin giúp đỡ. Sinh mừng rỡ giữ lại hỏi han cặn kẽ, Phú nói tên họ người bị mình giết, té ra là Phùng Mỗ. Sinh kinh sợ than thở hồi lâu rồi nói rõ, Phú mới biết Phùng là người giết mẹ mình, càng thêm vui mừng, bèn ở lại làm thuê hầu hạ cho nhà sinh, cũng ở gần đó. Tiết Dần Hầu tới ở nhà con rể, con rể cưới vợ cho, sinh được một trai một gái.
Liêu Trai Chí Dị II
Mục Lục
Đọc Và Dịch Liêu Trai Chí Dị
Quyển I -- 1 --
-- 2 --
-- 3 --
-- 4 --
-- 5 --
-- 6 --
-- 7 --
-- 8 --
-- 9 --
-- 10 --
-- 11 --
-- 12 --
-- 13 --
-- 14 --
-- 15 --
-- 16 --
-- 17 --
Quyển II -- 18 --
-- 19 --
-- 20 --
-- 21 --
-- 22 --
-- 23 --
-- 24 --
-- 25 --
-- 26 --
-- 27 --
-- 28 --
-- 29 --
-- 30 --
-- 31 --
-- 32 --
-- 33 --
-- 34 - 39 --
Quyển III--40 --
-- 41 --
-- 42 --
-- 43 - 45 --
-- 46 - 47 -
-- 48 - 49 -
- 50 -
- 51 - 52 -
- 53 -
- 54 - 55 -
- 56 - 62
Quyển IV - 63 -
- 64 -
- 65 -
- 66 -
- 67 -
- 68 -
- 70 -
- 71 -
- 72 -
- 73 -
- 74 -
- 75 -
- 76 -
- 77 - 81 -
Quyển V - 82 -
- 83 -
- 84 -
- 85 -
- 86 - 88 -
- 89 - 90 -
- 91 - 92 -
- 93 -
- 94 - 96 -
- 97 -
Quyển VI - 98 - 99
- 100 -
- 101 - 102 -
- 103 - 104 -
- 105 - 106 -
- 107 - 109 -
- 110 -
- 111 -
- 112 -
- 113 -
- 114 -
Quyển VII - 115 -
- 116 -
- 117 - 119 -
- 120 -
- 121 -
- 122 -
- 123 - 124
- 125 - 126 -
- 127 - 128 -
- 128 - 129 -
Quyển VIII - 130 -
- 131 - 132 -
- 133 -
- 134 - 135 -
- 136 - 137 -
- 138 - 139 -
- 140 - 141 -
- 142 - 143 -
- 143 - 144 -
- 145 - 146 -
- 147 - 148 -
Quyển IX - 149 -
- 150 - 151 -
- 152 -
- 153 -
- 154 -
- 155 - 156
- 157 - 158 -
- 159 - 160 -
- 161 - 162 -
- 163 - 168 -
Quyển X - 169 - 170 -
- 171 -
- 172 -
- 173 -
- 174 -
- 175 -
- 176 -
- 177 -
- 178 -
- 179 - 180 -
- 181 - 184 -
- 185 - 190 -
Quyển XI - 191 - 193-
- 194 -
- 195 -
- 196 -
- 197 - 198 -
- 199 - 200 -
- 201 -
- 202 -
- 203 -
- 204 -
- 205 -
Quyển XII - 212 -
- 213 -
- 214 -
- 215 - 216 -
- 217 -
- 218 -
- 219 - 220 -
- 220 - 221 -
- 224 - 225 -
- 225 - 226 -
- 227 - 233 -
Quyển XIII - 234 - 236
- 237 - 241 -
- 242 - 244 -
- 245 -
- 250 - 252 -
- 253 - 257 -
- 258 - 259 -
- 260 - 264 -
- 265 - 269 -
- 270 - 271
- 272 - 275 -
- 276 - 278
Quyển XIV - 279 -
- 280 - 284 -
- 285 - 287 -
- 288 - 289 -
- 290 - 293 -
- 294 - 299 -
- 300 - 304 -
- 305 - 312 -
- 313 - 320 -
- 321 - 332 -
- 333 - 339 -
Quyển XV - 340 -
- 341 - 345 -
- 346 - 351 -
- 352 - 356 -
- 357 - 362 -
- 363 - 370 -
- 371 - 375 -
- 376 - 380 -
- 381 - 391 -
QUYỂN XVI - 392 - 395-
- 396 - 395-
- 400 - 407 -
- 408 - 412 -
- 413 - 415 -
- 416 - 421 -
- 422 - 427 -
- 428 - 432 -
Liêu Trai Chí Dị Thập Di
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (tt)
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (III)
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (IV)
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (V)
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (VI)
Phụ Lục