watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Liêu Trai Chí Dị II-- 285 - 287 - - tác giả Bồ Tùng Linh Bồ Tùng Linh

Bồ Tùng Linh

- 285 - 287 -

Tác giả: Bồ Tùng Linh

Tú tài Lý Trung Chi ở Lai Vu (thuộc tỉnh Sơn Đông) tính ngay thẳng thành thật, cứ vài ngày lại chết đi nằm cứng đơ như cái xác, ba bốn ngày mới tỉnh lại. Có người hỏi lúc chết đi gặp những gì, Lý đều giấu kín không nói ra. Lúc ấy có Trương sinh cũng vài ngày lại chết đi một lần, nói với người ta rằng "Lý Trung Chi là Diêm Vương đấy. Ta xuống âm ty cũng làm thuộc lại của ông ta", lại kể rõ cả biển ngạch câu đối trong cung điện dưới đó. Có người hỏi vừa rồi Lý xuống âm ty làm gì, Trương đáp "Không nói rõ được, nhưng có việc là ông đi khám ngục Tào Tháo, lại phạt đánh hai mươi trượng".
Dị Sử thị nói: Một cái án của A Man* nghĩ chắc trải qua vài mươi đời Diêm Vương rồi. ở dưới đó thì lại đầu thai làm súc vật hay quăng vào vạc dầu núi kiếm cũng đâu thiếu cách, tội nào lại chẳng trị được, cần gì phải giam lâu, mà mấy ngàn năm vẫn chưa xử được, vì sao thế nhỉ? Hay là kẻ tù nhân chịu hình phạt rồi thì án đã quyết, nên làm thế để y có muốn chết cũng không được chăng? Lạ thật?
*A Man: tên tự của Tào Tháo, Thừa tướng cuối thời Đông Hán, sử sách xưa coi là kẻ gian hùng lấn hiếp Thiên tử.

286. Hoa Sen Mùa Lạnh
(Hàn Nguyệt Phù Dung)

Ở Tế Nam (tỉnh thành Sơn Đông) có một đạo nhân, không biết quê quán ở đâu, cũng không rõ tên họ là gì. Mùa đông mùa hè đều chỉ mặc một chiếc áo đơn, thắt dây lưng màu vàng, chẳng có áo quần gì khác, vẫn dùng nửa cái lược chải tóc, chải xong thì giắt luôn vào búi tóc như đội mũ. Ban ngày đi chân không ra chợ, tối thì ngủ ở đầu đường, băng tuyết cách người mấy thước đều chảy tan thành nước. Buối đầu mới tới vẫn làm phép thuật cho ngườí ta xem, người trong chợ tranh nhau cho tiền.
Trong chợ có tên vô lại đem rượu tới xin truyền phép cho, nhưng đạo nhân không chịu. Gặp lúc đạo nhân tắm ở bến sông, y tới vơ hết quần áo để bắt ép. Đạo nhân chắp tay vái, nói "Xin trả lại áo quần, ta không tiếc gì mà không truyền phép thuật". Tên vô lại sợ ông nói dối, không chịu đưa trả. Đạo nhân hỏi “Thật không chịu trả phải không?”, y đáp “Đúng thế!". Đạo nhân im lặng không nói gì nữa, chợt thấy chiếc dây lưng màu vàng biến thành con rắn to vài gang tay, quấn quanh sáu bảy vòng, trừng mắt cất đầu thè lưỡi nhìn y. Y hoảng sợ ngã khuỵu xuống đất, tái mặt đứt hơi xin tha mạng. Đạo nhân cầm lấy thì chiếc thắt lưng vẫn là thắt lưng, không phải là rắn, chỉ có một con rắn khác ngoằn ngoèo bò vào thành. Vì thế đạo nhân càng nổi tiếng, các nhà quyền quý nghe chuyện lạ đều mời mọc giao du.
Từ đó đạo nhân thường qua lại nhà các bậc tai mắt, quan lại trong hạt nghe danh, mỗi khi hội họp yến tiệc cũng mời đi cùng. Một hôm, đạo nhân mời các quan ăn tiệc ở thủy đình để đáp lễ. Đến ngày hẹn, người nào cũng nhận được thư mời đặt trên bàn, nhưng không biết từ đâu tới. Khách khứa tới nơi hẹn, đạo nhân cung kính ra đón, nhưng vào trong, thấy thủy đình trống không vắng vẻ, bàn ghế cũng chưa kê, có người ngờ là dối trá. Đạo nhân nói với các quan rằng "Bần đạo không có người hầu, xin các ông cho mượn vài vị tùy tùng giúp đỡ chút việc", các quan đều ưng thuận. Đạo nhân vẽ hai cánh cửa lên vách rồi lấy tay gõ bên trong có tiếng người đáp, bèn mở then nâng cửa lên. Mọi người chen lên nhìn ngó, thấy bên trong nườm nượp người đi lại ghế bàn màn trướng đều đầy đủ, kế có người chuyển tất cả ra ngoài cửa. Đạo nhân sai bọn người hầu của các quan đón lấy bày ra trong đình, lại dặn đừng nói chuyện với những người bên trong, bên trao bên nhận, chỉ nhìn nhau cười mà thôi. Giây lát mọi thứ bày ra khắp đình, vô cùng xa hoa lộng lẫy.
Kế đó là rượu ngon thơm phức, chả nướng nóng bỏng đều từ trong vách đưa ra, khách không ai không ngạc nhiên hoảng sợ. Ngôi thủy đình vốn kề bên hồ, cứ đến tháng sáu hàng năm thì hoa sen trải khắp vài mươi khoảnh, nhìn không thấy bờ. Nhưng bấy giờ đang giữa mùa đông, ngoài cửa sổ chỉ có khói xanh mịt mờ. Một viên quan chợt thở dài nói "Hôm nay vui vẻ thế này, mà tiếc là không có hoa sen Tô điểm?", mọi người cùng ồ lên tán đồng. Giây lát một người hầu chạy vào bẩm lá sen đã mọc đầy hồ rồi. Cả tiệc đều kinh ngạc, đẩy cửa sổ nhìn, quả thấy màu xanh ngút mắt, trong có những nụ sen chen lẫn. Trong chớp mắt, muôn cành ngàn đóa nhất tề nở rộ, gió bấc thổi tới, hương sen thấm vào tới tận tim óc, mọi người đều lấy làm lạ lùng. Sai một người lại dịch chèo thuyền ra hái sen, xa xa nhìn thấy thuyền vào sâu trong đám hoa, giây lát lại thấy chèo thuyền trở ra, tay không lên đình. Quan hỏi, người lại dịch thưa rằng "Tiểu nhân cưỡi thuyền tới, thấy hoa sen ở xa, gần tới bờ bắc ngoảnh lại lại thấy hoa sen xa xa phía nam". Đạo nhân cười nói "Đó chỉ là hoa giả trong ảo mộng thôi!". Không bao lâu tiệc tàn, gió bấc nổi mạnh thổi gảy hết cọng sen không còn sót cây nào.
Quan Quan sát sứ Tế Đông thích lắm, đưa đạo sĩ về dinh, hàng ngày trò chuyện vui chơi với nhau. Một hôm, quan cùng khách uống rượu. Quan vốn có thứ rượu ngon gia truyền, mỗi lần chỉ lấy ra một đấu. Hôm ấy khách uống thấy ngon, nài nỉ dốc vò uống cho hết, quan nhất định không nghe, chối từ là hết rồi. Đạo nhân cười nói với khách "Các ông muốn uống cho đã thèm, cứ hỏi bần đạo là được". Khách xin đưa ra. Đạo nhân cầm cái bầu bỏ vào tay áo, giây lát lấy ra rót cho tất cả khách khứa, so với rượu của quan thì không có gì khác. Quan ngờ vực, vào xem lại vò rượn, thì dấu niêm phong vẫn như cũ mà bên trong không còn gì. Trong lòng vừa thẹn vừa giận, bắt đạo sĩ cho là yêu quái, sai đánh đòn. Trượng vừa đập xuống, quan cảm thấy đùi chợt đau buốt, lại đánh trượng nữa, mông như rách toác ra. Tuy đạo nhân kêu la dưới thềm, mà Quan sát tóe máu trên ghế. Bèn thôi đánh trượng, đuổi đạo nhân đi. Đạo nhân bèn rời khỏi đất Tế, không biết là đi đâu. Sau có người gặp ở Kim Lăng, vẫn ăn mặc như xưa, hỏi thăm chỉ cười mà không đáp.

287. Dương Vũ Hầu
(Dương Vũ Hầu)

Dương Vũ hầu Tiết Lộc là người ở đảo họ Tiết. Cha là ông Tiết, rất nghèo, chăn trâu cho nhà giàu trong làng. Chủ có đám ruộng bỏ hoang, ông chăn trâu ở đó cứ thấy rắn và thỏ đánh nhau trong bãi cỏ rậm nên lấy làm lạ, xin chủ cho khoảnh đất ấy để chôn cất cha mẹ, nhân lợp một gian nhà tranh ở luôn tại đó. Vài năm sau vợ ông lâm bồn, gặp lúc mưa lớn, có hai viên Chỉ huy sứ vâng mệnh ra thanh tra hải đạo đi ngang, ghé vào tránh mưa dưới chái nhà. Thấy trên nóc nhà có đàn quạ tụ họp, tranh nhau xòe cánh che những chỗ mái bị dột, họ lấy làm lạ lùng. Kế đó ông bước ra, họ hỏi vừa rồi làm gì trong nhà, ông thưa về việc vợ sinh nở. Họ lại hỏi sinh con trai hay con gái, ông đáp "Con trai". Hai viên Chỉ huy rất hoảng sợ, nói "Thế thì đứa nhỏ này ắt rất quý hiển, nếu không làm sao mà được hai viên Chỉ huy sứ bọn ta giữ gìn cho ngoài cửa?", tấm tắc khen ngợi rồi đi.
Khi hầu lớn lên, mặt mày dơ dáy mũi dãi lòng thòng, chẳng có gì là thông minh đĩnh ngộ. Họ Tiết trong đảo vốn thuộc sổ quân, một năm tới lượt nhà ông Tiết cắt ra một đinh đi đóng thú ở huyện Liêu Dương (tỉnh Liêu Ninh), con trai lớn của ông rất lo lắng. Năm ấy hầu mười tám tuổi, ai cũng cho là ngốc nghếch không chịu gả con gái cho, chợt nói với anh rằng "Anh hai cứ thở dài sườn sượt, có phải vì việc đi lính không?” người anh đáp “Đúng thế". Hầu cười nói !Nếu anh chịu gả đứa tớ gái cho em, em sẽ đi thay anh". Người anh mừng rỡ, lập tức đem người tớ gái gả cho, hầu đưa cả vợ lên đường tới nơi đóng thú. Vừa đi được vài mươi dặm chợt gặp cơn mưa rào, bên đường có sườn núi cao, hai vợ chồng chạy mau tới đó tránh mưa. Giây lát mưa tạnh lại tiếp tục lên đường, đi được một đoạn thì đá núi lở ra rơi xuống, người ở đó nhìn thấy có hai con cọp nhảy ra đuổi sát tới hai người thì biến mất. Hầu từ đó khỏe mạnh phi thường, phong thái khác hẳn trước, sau nhờ quân công được phong tước Dương Vũ hầu, con cháu được thế tập.
Đến niên hiệu Thiên Khải, Sùng Trinh (1621-1627 và 1628-1643) thời Minh, hậu duệ là ông Mỗ tập tước, chết không có con trai, vợ đang có mang nên tạm lấy người ngành thứ thay. Phàm những nhà thế gia như vậy nếu vợ có mang phải báo lên triều đình, nên quan sai bà đỡ tới chăm sóc vợ ông, đến khi sinh nở xong mới thôi. Hơn một năm, phu nhân sinh được một gái, nhưng sinh rồi mà bụng vẫn đau quặn, mãi mười lăm năm sau, thay tới mấy bà đỡ nữa mới sinh ra một trai, lại được tập tước hầu của ngành trưởng. Ngành thứ đồn ầm lên rằng đó không phải là con ông Mỗ, quan bèn bắt tất cả các bà đỡ, gông cùm gạn hỏi trăm cách vẫn không ai nói gì khác, việc tập tước mới xong.

Phụ: Một Truyện Trong Trì Bắc Ngẫu Đàm
(Trì Bắc Ngẫu Đàm Nhất Tắc)

Cẩn quốc Trung Vũ công Tiết Lộc thời Minh là người huyện Giao Châu (tỉnh Sơn Đông). Cha sống trên đảo, chăn dê cho người ta, thường nghe ở chỗ thả dê có tiếng chuông trống dưới lòng đất vọng lên, biết đó là đất quý, dặn anh em Trung Vũ rằng "Ta chết rồi phải đem chôn ở đó", về sau các con làm như lời cha dặn. Lâu sau triều đình tuyển quân đi đóng thú ở Bắc Bình (thành Liêu Dương), người anh không chịu đi, Trung Vũ còn trẻ xin đi thay. Về sau theo quân dẹp loạn làm tới chức Đại Tướng quân, phong Dương Vũ hầu, lúc chết được truy phong Cẩn quốc công. Đất ông ở nay có tên là đảo họ Tiết (Tiết gia đảo)



Tú tài Lý Trung Chi ở Lai Vu (thuộc tỉnh Sơn Đông) tính ngay thẳng thành thật, cứ vài ngày lại chết đi nằm cứng đơ như cái xác, ba bốn ngày mới tỉnh lại. Có người hỏi lúc chết đi gặp những gì, Lý đều giấu kín không nói ra. Lúc ấy có Trương sinh cũng vài ngày lại chết đi một lần, nói với người ta rằng "Lý Trung Chi là Diêm Vương đấy. Ta xuống âm ty cũng làm thuộc lại của ông ta", lại kể rõ cả biển ngạch câu đối trong cung điện dưới đó. Có người hỏi vừa rồi Lý xuống âm ty làm gì, Trương đáp "Không nói rõ được, nhưng có việc là ông đi khám ngục Tào Tháo, lại phạt đánh hai mươi trượng".

Dị Sử thị nói: Một cái án của A Man* nghĩ chắc trải qua vài mươi đời Diêm Vương rồi. ở dưới đó thì lại đầu thai làm súc vật hay quăng vào vạc dầu núi kiếm cũng đâu thiếu cách, tội nào lại chẳng trị được, cần gì phải giam lâu, mà mấy ngàn năm vẫn chưa xử được, vì sao thế nhỉ? Hay là kẻ tù nhân chịu hình phạt rồi thì án đã quyết, nên làm thế để y có muốn chết cũng không được chăng? Lạ thật?
*A Man: tên tự của Tào Tháo, Thừa tướng cuối thời Đông Hán, sử sách xưa coi là kẻ gian hùng lấn hiếp Thiên tử.


286. Hoa Sen Mùa Lạnh
(Hàn Nguyệt Phù Dung)


Ở Tế Nam (tỉnh thành Sơn Đông) có một đạo nhân, không biết quê quán ở đâu, cũng không rõ tên họ là gì. Mùa đông mùa hè đều chỉ mặc một chiếc áo đơn, thắt dây lưng màu vàng, chẳng có áo quần gì khác, vẫn dùng nửa cái lược chải tóc, chải xong thì giắt luôn vào búi tóc như đội mũ. Ban ngày đi chân không ra chợ, tối thì ngủ ở đầu đường, băng tuyết cách người mấy thước đều chảy tan thành nước. Buối đầu mới tới vẫn làm phép thuật cho ngườí ta xem, người trong chợ tranh nhau cho tiền.

Trong chợ có tên vô lại đem rượu tới xin truyền phép cho, nhưng đạo nhân không chịu. Gặp lúc đạo nhân tắm ở bến sông, y tới vơ hết quần áo để bắt ép. Đạo nhân chắp tay vái, nói "Xin trả lại áo quần, ta không tiếc gì mà không truyền phép thuật". Tên vô lại sợ ông nói dối, không chịu đưa trả. Đạo nhân hỏi “Thật không chịu trả phải không?”, y đáp “Đúng thế!". Đạo nhân im lặng không nói gì nữa, chợt thấy chiếc dây lưng màu vàng biến thành con rắn to vài gang tay, quấn quanh sáu bảy vòng, trừng mắt cất đầu thè lưỡi nhìn y. Y hoảng sợ ngã khuỵu xuống đất, tái mặt đứt hơi xin tha mạng. Đạo nhân cầm lấy thì chiếc thắt lưng vẫn là thắt lưng, không phải là rắn, chỉ có một con rắn khác ngoằn ngoèo bò vào thành. Vì thế đạo nhân càng nổi tiếng, các nhà quyền quý nghe chuyện lạ đều mời mọc giao du.
Từ đó đạo nhân thường qua lại nhà các bậc tai mắt, quan lại trong hạt nghe danh, mỗi khi hội họp yến tiệc cũng mời đi cùng. Một hôm, đạo nhân mời các quan ăn tiệc ở thủy đình để đáp lễ. Đến ngày hẹn, người nào cũng nhận được thư mời đặt trên bàn, nhưng không biết từ đâu tới. Khách khứa tới nơi hẹn, đạo nhân cung kính ra đón, nhưng vào trong, thấy thủy đình trống không vắng vẻ, bàn ghế cũng chưa kê, có người ngờ là dối trá. Đạo nhân nói với các quan rằng "Bần đạo không có người hầu, xin các ông cho mượn vài vị tùy tùng giúp đỡ chút việc", các quan đều ưng thuận. Đạo nhân vẽ hai cánh cửa lên vách rồi lấy tay gõ bên trong có tiếng người đáp, bèn mở then nâng cửa lên. Mọi người chen lên nhìn ngó, thấy bên trong nườm nượp người đi lại ghế bàn màn trướng đều đầy đủ, kế có người chuyển tất cả ra ngoài cửa. Đạo nhân sai bọn người hầu của các quan đón lấy bày ra trong đình, lại dặn đừng nói chuyện với những người bên trong, bên trao bên nhận, chỉ nhìn nhau cười mà thôi. Giây lát mọi thứ bày ra khắp đình, vô cùng xa hoa lộng lẫy.

Kế đó là rượu ngon thơm phức, chả nướng nóng bỏng đều từ trong vách đưa ra, khách không ai không ngạc nhiên hoảng sợ. Ngôi thủy đình vốn kề bên hồ, cứ đến tháng sáu hàng năm thì hoa sen trải khắp vài mươi khoảnh, nhìn không thấy bờ. Nhưng bấy giờ đang giữa mùa đông, ngoài cửa sổ chỉ có khói xanh mịt mờ. Một viên quan chợt thở dài nói "Hôm nay vui vẻ thế này, mà tiếc là không có hoa sen Tô điểm?", mọi người cùng ồ lên tán đồng. Giây lát một người hầu chạy vào bẩm lá sen đã mọc đầy hồ rồi. Cả tiệc đều kinh ngạc, đẩy cửa sổ nhìn, quả thấy màu xanh ngút mắt, trong có những nụ sen chen lẫn. Trong chớp mắt, muôn cành ngàn đóa nhất tề nở rộ, gió bấc thổi tới, hương sen thấm vào tới tận tim óc, mọi người đều lấy làm lạ lùng. Sai một người lại dịch chèo thuyền ra hái sen, xa xa nhìn thấy thuyền vào sâu trong đám hoa, giây lát lại thấy chèo thuyền trở ra, tay không lên đình. Quan hỏi, người lại dịch thưa rằng "Tiểu nhân cưỡi thuyền tới, thấy hoa sen ở xa, gần tới bờ bắc ngoảnh lại lại thấy hoa sen xa xa phía nam". Đạo nhân cười nói "Đó chỉ là hoa giả trong ảo mộng thôi!". Không bao lâu tiệc tàn, gió bấc nổi mạnh thổi gảy hết cọng sen không còn sót cây nào.

Quan Quan sát sứ Tế Đông thích lắm, đưa đạo sĩ về dinh, hàng ngày trò chuyện vui chơi với nhau. Một hôm, quan cùng khách uống rượu. Quan vốn có thứ rượu ngon gia truyền, mỗi lần chỉ lấy ra một đấu. Hôm ấy khách uống thấy ngon, nài nỉ dốc vò uống cho hết, quan nhất định không nghe, chối từ là hết rồi. Đạo nhân cười nói với khách "Các ông muốn uống cho đã thèm, cứ hỏi bần đạo là được". Khách xin đưa ra. Đạo nhân cầm cái bầu bỏ vào tay áo, giây lát lấy ra rót cho tất cả khách khứa, so với rượu của quan thì không có gì khác. Quan ngờ vực, vào xem lại vò rượn, thì dấu niêm phong vẫn như cũ mà bên trong không còn gì. Trong lòng vừa thẹn vừa giận, bắt đạo sĩ cho là yêu quái, sai đánh đòn. Trượng vừa đập xuống, quan cảm thấy đùi chợt đau buốt, lại đánh trượng nữa, mông như rách toác ra. Tuy đạo nhân kêu la dưới thềm, mà Quan sát tóe máu trên ghế. Bèn thôi đánh trượng, đuổi đạo nhân đi. Đạo nhân bèn rời khỏi đất Tế, không biết là đi đâu. Sau có người gặp ở Kim Lăng, vẫn ăn mặc như xưa, hỏi thăm chỉ cười mà không đáp.


287. Dương Vũ Hầu
(Dương Vũ Hầu)


Dương Vũ hầu Tiết Lộc là người ở đảo họ Tiết. Cha là ông Tiết, rất nghèo, chăn trâu cho nhà giàu trong làng. Chủ có đám ruộng bỏ hoang, ông chăn trâu ở đó cứ thấy rắn và thỏ đánh nhau trong bãi cỏ rậm nên lấy làm lạ, xin chủ cho khoảnh đất ấy để chôn cất cha mẹ, nhân lợp một gian nhà tranh ở luôn tại đó. Vài năm sau vợ ông lâm bồn, gặp lúc mưa lớn, có hai viên Chỉ huy sứ vâng mệnh ra thanh tra hải đạo đi ngang, ghé vào tránh mưa dưới chái nhà. Thấy trên nóc nhà có đàn quạ tụ họp, tranh nhau xòe cánh che những chỗ mái bị dột, họ lấy làm lạ lùng. Kế đó ông bước ra, họ hỏi vừa rồi làm gì trong nhà, ông thưa về việc vợ sinh nở. Họ lại hỏi sinh con trai hay con gái, ông đáp "Con trai". Hai viên Chỉ huy rất hoảng sợ, nói "Thế thì đứa nhỏ này ắt rất quý hiển, nếu không làm sao mà được hai viên Chỉ huy sứ bọn ta giữ gìn cho ngoài cửa?", tấm tắc khen ngợi rồi đi.

Khi hầu lớn lên, mặt mày dơ dáy mũi dãi lòng thòng, chẳng có gì là thông minh đĩnh ngộ. Họ Tiết trong đảo vốn thuộc sổ quân, một năm tới lượt nhà ông Tiết cắt ra một đinh đi đóng thú ở huyện Liêu Dương (tỉnh Liêu Ninh), con trai lớn của ông rất lo lắng. Năm ấy hầu mười tám tuổi, ai cũng cho là ngốc nghếch không chịu gả con gái cho, chợt nói với anh rằng "Anh hai cứ thở dài sườn sượt, có phải vì việc đi lính không?” người anh đáp “Đúng thế". Hầu cười nói !Nếu anh chịu gả đứa tớ gái cho em, em sẽ đi thay anh". Người anh mừng rỡ, lập tức đem người tớ gái gả cho, hầu đưa cả vợ lên đường tới nơi đóng thú. Vừa đi được vài mươi dặm chợt gặp cơn mưa rào, bên đường có sườn núi cao, hai vợ chồng chạy mau tới đó tránh mưa. Giây lát mưa tạnh lại tiếp tục lên đường, đi được một đoạn thì đá núi lở ra rơi xuống, người ở đó nhìn thấy có hai con cọp nhảy ra đuổi sát tới hai người thì biến mất. Hầu từ đó khỏe mạnh phi thường, phong thái khác hẳn trước, sau nhờ quân công được phong tước Dương Vũ hầu, con cháu được thế tập.

Đến niên hiệu Thiên Khải, Sùng Trinh (1621-1627 và 1628-1643) thời Minh, hậu duệ là ông Mỗ tập tước, chết không có con trai, vợ đang có mang nên tạm lấy người ngành thứ thay. Phàm những nhà thế gia như vậy nếu vợ có mang phải báo lên triều đình, nên quan sai bà đỡ tới chăm sóc vợ ông, đến khi sinh nở xong mới thôi. Hơn một năm, phu nhân sinh được một gái, nhưng sinh rồi mà bụng vẫn đau quặn, mãi mười lăm năm sau, thay tới mấy bà đỡ nữa mới sinh ra một trai, lại được tập tước hầu của ngành trưởng. Ngành thứ đồn ầm lên rằng đó không phải là con ông Mỗ, quan bèn bắt tất cả các bà đỡ, gông cùm gạn hỏi trăm cách vẫn không ai nói gì khác, việc tập tước mới xong.


Phụ: Một Truyện Trong Trì Bắc Ngẫu Đàm
(Trì Bắc Ngẫu Đàm Nhất Tắc)


Cẩn quốc Trung Vũ công Tiết Lộc thời Minh là người huyện Giao Châu (tỉnh Sơn Đông). Cha sống trên đảo, chăn dê cho người ta, thường nghe ở chỗ thả dê có tiếng chuông trống dưới lòng đất vọng lên, biết đó là đất quý, dặn anh em Trung Vũ rằng "Ta chết rồi phải đem chôn ở đó", về sau các con làm như lời cha dặn. Lâu sau triều đình tuyển quân đi đóng thú ở Bắc Bình (thành Liêu Dương), người anh không chịu đi, Trung Vũ còn trẻ xin đi thay. Về sau theo quân dẹp loạn làm tới chức Đại Tướng quân, phong Dương Vũ hầu, lúc chết được truy phong Cẩn quốc công. Đất ông ở nay có tên là đảo họ Tiết (Tiết gia đảo)
Liêu Trai Chí Dị II
Mục Lục
Đọc Và Dịch Liêu Trai Chí Dị
Quyển I -- 1 --
-- 2 --
-- 3 --
-- 4 --
-- 5 --
-- 6 --
-- 7 --
-- 8 --
-- 9 --
-- 10 --
-- 11 --
-- 12 --
-- 13 --
-- 14 --
-- 15 --
-- 16 --
-- 17 --
Quyển II -- 18 --
-- 19 --
-- 20 --
-- 21 --
-- 22 --
-- 23 --
-- 24 --
-- 25 --
-- 26 --
-- 27 --
-- 28 --
-- 29 --
-- 30 --
-- 31 --
-- 32 --
-- 33 --
-- 34 - 39 --
Quyển III--40 --
-- 41 --
-- 42 --
-- 43 - 45 --
-- 46 - 47 -
-- 48 - 49 -
- 50 -
- 51 - 52 -
- 53 -
- 54 - 55 -
- 56 - 62
Quyển IV - 63 -
- 64 -
- 65 -
- 66 -
- 67 -
- 68 -
- 70 -
- 71 -
- 72 -
- 73 -
- 74 -
- 75 -
- 76 -
- 77 - 81 -
Quyển V - 82 -
- 83 -
- 84 -
- 85 -
- 86 - 88 -
- 89 - 90 -
- 91 - 92 -
- 93 -
- 94 - 96 -
- 97 -
Quyển VI - 98 - 99
- 100 -
- 101 - 102 -
- 103 - 104 -
- 105 - 106 -
- 107 - 109 -
- 110 -
- 111 -
- 112 -
- 113 -
- 114 -
Quyển VII - 115 -
- 116 -
- 117 - 119 -
- 120 -
- 121 -
- 122 -
- 123 - 124
- 125 - 126 -
- 127 - 128 -
- 128 - 129 -
Quyển VIII - 130 -
- 131 - 132 -
- 133 -
- 134 - 135 -
- 136 - 137 -
- 138 - 139 -
- 140 - 141 -
- 142 - 143 -
- 143 - 144 -
- 145 - 146 -
- 147 - 148 -
Quyển IX - 149 -
- 150 - 151 -
- 152 -
- 153 -
- 154 -
- 155 - 156
- 157 - 158 -
- 159 - 160 -
- 161 - 162 -
- 163 - 168 -
Quyển X - 169 - 170 -
- 171 -
- 172 -
- 173 -
- 174 -
- 175 -
- 176 -
- 177 -
- 178 -
- 179 - 180 -
- 181 - 184 -
- 185 - 190 -
Quyển XI - 191 - 193-
- 194 -
- 195 -
- 196 -
- 197 - 198 -
- 199 - 200 -
- 201 -
- 202 -
- 203 -
- 204 -
- 205 -
Quyển XII - 212 -
- 213 -
- 214 -
- 215 - 216 -
- 217 -
- 218 -
- 219 - 220 -
- 220 - 221 -
- 224 - 225 -
- 225 - 226 -
- 227 - 233 -
Quyển XIII - 234 - 236
- 237 - 241 -
- 242 - 244 -
- 245 -
- 250 - 252 -
- 253 - 257 -
- 258 - 259 -
- 260 - 264 -
- 265 - 269 -
- 270 - 271
- 272 - 275 -
- 276 - 278
Quyển XIV - 279 -
- 280 - 284 -
- 285 - 287 -
- 288 - 289 -
- 290 - 293 -
- 294 - 299 -
- 300 - 304 -
- 305 - 312 -
- 313 - 320 -
- 321 - 332 -
- 333 - 339 -
Quyển XV - 340 -
- 341 - 345 -
- 346 - 351 -
- 352 - 356 -
- 357 - 362 -
- 363 - 370 -
- 371 - 375 -
- 376 - 380 -
- 381 - 391 -
QUYỂN XVI - 392 - 395-
- 396 - 395-
- 400 - 407 -
- 408 - 412 -
- 413 - 415 -
- 416 - 421 -
- 422 - 427 -
- 428 - 432 -
Liêu Trai Chí Dị Thập Di
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (tt)
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (III)
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (IV)
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (V)
Liêu Trai Chí Dị Thập Di (VI)
Phụ Lục