Mạc Đình
Bạn đọc phát biểu về những bài phê bình
Tác giả: Mạc Đình
(Nhân văn số 2, ra ngày 30.9.1956)
Dưới đây chúng tôi trích đăng một số ý kiến bạn đọc về một vài bài của báo Nhân dân phê bình báo Nhân văn.
Báo Nhân dân đăng những bài phê bình gay gắt tập Giai phẩm mùa thu và báo Nhân văn có hơi sớm. Vì trong phong trào "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" tiếng nói của Đảng là tiếng nói tiêu biểu nhất được quần chúng tin tưởng nhất. Đăng như thế có khác gì là vừa cho phép người ta nói, vừa bịt miệng người ra lại. Vả lại tôi vẫn thường nghĩ rằng nguyên tắc phê bình xây dựng thật sự bao giờ cũng bắt đầu bằng tự phê bình, nghĩa là báo Nhân dân, tờ báo của lãnh đạo phải phê bình những sai lầm về lãnh đạo của Hội văn nghệ trước đã.
Đọc báo Nhân dân, nhiều người trong giới họa sĩ chúng tôi rất công phẫn. Tôi thấy Nguyễn Chương, Xuân Trường v.v... chỉ giải quyết vấn đề văn nghệ bằng lý luận chung chung, và thành kiến rõ ràng với báo Nhân văn. Đáng lẽ trước tiên, báo Nhân dân phải tìm hiểu thực tế văn nghệ, hoàn cảnh văn nghệ, lãnh đạo văn nghệ sai lầm như thế nào phải hiểu anh em văn nghệ trông đợi sự tự phê bình của lãnh đạo, và tha thiết với các vấn đề văn nghệ như thế nào, không nên kéo dài tình trạng thành kiến một chiều như thế nữa.
Đối với báo Nhân văn trước hoàn cảnh đó, tôi muốn nhắc đến một câu của Púc-kin: "Đội quân của những nhà bác học và những nhà văn phải luôn đứng hàng đầu mọi cuộc đột kích của văn minh. Họ không được hèn nhát run sợ rằng chính họ là những người sẽ vĩnh viễn chịu mọi quả đấm đầu tiên, mọi nghịch cảnh và mọi nguy hiểm".
Quang - Phòng
(Nhân văn số 2, ra ngày 30.9.1956)
Dưới đây chúng tôi trích đăng một số ý kiến bạn đọc về một vài bài của báo Nhân dân phê bình báo Nhân văn.
Báo Nhân dân đăng những bài phê bình gay gắt tập Giai phẩm mùa thu và báo Nhân văn có hơi sớm. Vì trong phong trào "trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng" tiếng nói của Đảng là tiếng nói tiêu biểu nhất được quần chúng tin tưởng nhất. Đăng như thế có khác gì là vừa cho phép người ta nói, vừa bịt miệng người ra lại. Vả lại tôi vẫn thường nghĩ rằng nguyên tắc phê bình xây dựng thật sự bao giờ cũng bắt đầu bằng tự phê bình, nghĩa là báo Nhân dân, tờ báo của lãnh đạo phải phê bình những sai lầm về lãnh đạo của Hội văn nghệ trước đã.
Đọc báo Nhân dân, nhiều người trong giới họa sĩ chúng tôi rất công phẫn. Tôi thấy Nguyễn Chương, Xuân Trường v.v... chỉ giải quyết vấn đề văn nghệ bằng lý luận chung chung, và thành kiến rõ ràng với báo Nhân văn. Đáng lẽ trước tiên, báo Nhân dân phải tìm hiểu thực tế văn nghệ, hoàn cảnh văn nghệ, lãnh đạo văn nghệ sai lầm như thế nào phải hiểu anh em văn nghệ trông đợi sự tự phê bình của lãnh đạo, và tha thiết với các vấn đề văn nghệ như thế nào, không nên kéo dài tình trạng thành kiến một chiều như thế nữa.
Đối với báo Nhân văn trước hoàn cảnh đó, tôi muốn nhắc đến một câu của Púc-kin: "Đội quân của những nhà bác học và những nhà văn phải luôn đứng hàng đầu mọi cuộc đột kích của văn minh. Họ không được hèn nhát run sợ rằng chính họ là những người sẽ vĩnh viễn chịu mọi quả đấm đầu tiên, mọi nghịch cảnh và mọi nguy hiểm".
Quang - Phòng