Văn Cao
Tác giả: Mạc Đình
Văn Cao là một người rất đặc biệt. Nhờ có bản năng thiên phú, mà tuy không học ở trường nào cả ông cũng trở thành một nghệ sĩ danh tiếng, hay cả về nhạc, hoạ và thợ Ông là một thứ nghệ sĩ "nhân dân" mà thời thế đã tạo nên.
Nguyễn văn Cao sinh vào khoảng năm 1920 trong một gia đình nông dân nghèo ở Lạch Trai, gần Hải phòng. Bố mất sớm, mẹ chỉ có vài sào ruộng nước mặn. Văn Cao sở dĩ ăn học được ít năm là nhờ có người anh làm gác dan, trông coi nhà máy bơm nước ở bờ sông Hải phòng. Vì nhà làm để chứa máy không phải để cho người ở nên Văn Cao phải học bài và ngủ trên một miếng ván bắc từ chiếc máy điệ.n sang chiếc máy bơm, suốt ngày suốt đêm phải chịu đựng tiếng kêu vo vo không ngớt của hai chiếc máy ở hai đầu giường. Có người nói chính vì tiếng máy kêu như ve sầu suốt ngày đêm đã gây cho Văn Cao một tâm hồn nhạc sĩ. Điều đó không biết có đúng không, nhưng chỉ biết rằng ngay từ nhỏ Văn Cao đã có khiếu về âm nhạc. Khi còn học ở tiểu học, và sau lên trường trung học tư thục Saint Charles, Văn Cao đã nổi tiếng là hát haỵ
Văn Cao mới học được hai năm ở trung học thì ông anh mất việc nên phải bỏ học đi kiếm việc làm. Ông xin được một chân điện thoại viên (telephoniste) ở Nha giám đốc thương cảng Hải phòng (Direction du Port) nhưng làm chưa được mộ tháng xin thôi vì tính ngang ngạnh không chịu được thái độ hống hách của "xếp Tây". Gặp được Phạm Duy ở Hà nội xuống hát ở Cảng. Văn Cao nghe lời Phạm Duy xách khăn gói lên Hà nội vì thời bấy giờ chỉ có thủ đô Hà nội mới có điều kiện nuôi sống văn nghệ sĩ.
Lên đến Hà nội Văn Cao được bạn bè giúp đỡ, thuê được một căn gác nhỏ, bắt đầu nhận vẽ tranh quảng cáo và sáng tác nhạc. Trong thời kỳ này Văn Cao sáng tác được nhiều bài hát hiện nay còn giá trị: bài Thu cô liêu và Đêm Xuân (nhạc của Văn Cao, lời của Đỗ hữu ích), bài Suối mơ và Đàn chim Việt (nhạc của Văn Cao, lời của Phạm Duy), bài Buồn tàn thu (do Phạm Duy mang đi phổ biến ở các tỉnh), bài Đêm sơn cước và bài Bắc Sơn .
Văn Cao bắt đầu được nổi tiếng từ năm 1943. Hai năm sau xẩy ra nạn đói kém; vùng ven biển là quê hương của Văn Cao bị chết đói nhiều nhất. Bà mẹ Văn Cao phải đi bắt cáy ở các ruộng nước mặn để nuôi các cháu, nhưng chẳng bao lâu cáy cũng không còn, vì mỗi ngày có hàng vạn người đi bắt, nên bà cụ phải bỏ làng mang mấy cháu nhỏ chạy lên Hải phòng rồi lên Hà nội, giữa đường thất lạc mất một đứa cháu lên bạ
Giữa lúc ấy thì một người đồng hương của Văn Cao, tên là Vũ Quý vì hoạt động cho Việt Minh ở Hải phòng nên bị Nhật lùng bắt. Anh ta trốn lên Hà nội, đến ở nhờ Văn Cao và tuyên truyền cho Văn Cao theo Việt Minh. Văn Cao được giới thiệu để viết bài và vẽ tranh cho tờ báo Lao Động là cơ quan của Việt Minh xuất bản ở ngoại ô Hà nội, đồng thời căn gác của Văn Cao được Vũ Quý dùng làm lớp học để giảng chính trị cho những thanh niên mới gia nhập đoàn thể Việt Minh.
Một hôm Vũ Quý đi Việt bắc về bảo Văn Cao soạn giúp một bài quân ca cho Việt Minh, vì trường chính trị quân sự của Việt Minh đang cần một bài để xuất quân. Văn Cao nhận lời và làm bài Tiến quân ca, giữa lúc ngồi trong cửa sổ nhìn ra thấy những xe chở xác chết đi quạ Lúc này ông cũng làm thêm một bài thơ nhan đề "Chiếc xe chết qua phường da lạc" nói lên nỗi đau khổ của tác giả trước cảnh chết đói của hàng vạn người giữa Hà nội, không ngớt ăn chơi và đoạ lạc.
Báo Lao Động đăng bài Tiến quân ca và cán bộ Việt Minh ở Hà nội bắt đầu học hát. ít hôm sau Văn Cao được Võ nguyên Giáp mời lên chiến khu để khen thưởng và ban cho một khẩu súng lục. Về Hà nội Văn Cao được giao công tác phụ trách đoàn Thanh niên Xung phong, nhưng hai tuần sau ông bị sốt rét. Giữa lúc đó thì Nhật đầu hàng Đồng Minh và Đại Việt tổ chức cuộc biểu tình công chức ở Hà nội, Việt Minh ra lệnh cho đoàn Thanh niên Xung phong cướp cuộc biểu tình của Đại Việt để biến thành cuộc biểu tình hoan nghênh Việt Minh. Văn cao đang lên cơn sốt nên phải giao khẩu súng cho người khác để điều khiển thay mình, tuy nhiên ông cũng ra đứng trước nhà Hát Lớn để chứng kiến công việc của bọn đàn em. Hai ngày sau, hết sốt Văn Cao đứng ra đánh nhịp cho đoàn Thanh niên Xung phong hát bài Tiến quân ca trong một cuộc biểu tình do Việt Minh tổ chức ở nhà Hát Lớn. Ngày hôm ấy là 19 tháng 8, 1945, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà nộị
Sau khi Việt Minh lên nắm chính quyền, văn cao được cử vào ban Thường vụ Hội văn Hoá Việt Nam. Lúc này ông làm thêm được bài Không quân Việt Nam và bài Hải quân Việt Nam . Thanh thế của Văn Cao lúc này lên đến tột bực. Ông tái bản những bản nhạc đã làm từ trước và giao cho nhà in Rạng Đông phụ trách ấn loát. Cô con gái ông chủ nhà in phải lòng nhà "nhạc sĩ Việt Minh" và hai người lấy nhaụ
Vì phạm tội lấy con gái nhà tư sản nên Văn Cao bị Đảng bỏ rơị Sau khi tác chiến bùng nổ, hai vợ chồng Văn Cao chạy lên Lào Kay, sau về Tuyên Quang và sau cùng về mở tiệm cà phê ở Phố Yến, thuộc Vĩnh Yên. Cán bộ Đảng nhận thấy gia đình Văn Cao cứ thuyên chuyển dần về mạn xuôi, sợ có ngày Văn Cao bị vợ quyến rũ về Hà nội, nên ra lệnh triệu Văn Cao lên Đại từ, giao cho công tác trong Hội Âm nhạc Việt Nam. Trong thời gian này văn Cao sáng tác được bài Trường ca Sông Lô và được kết nạp vào Đảng, được dự lớp huấn luyện dành riêng cho Đảng viên và sang năm 1952 được cử sang Mạc tư khoa, trong phái đoàn văn hoá do Trần huy Liệu cầm đầụ Trong dịp này Văn Cao được gặp nhà nhạc sĩ số một Liên sô là Chostakovitch. Đây là vinh hạnh lớn nhất trong đời của Văn Caọ
Tuy nhiên sau khi đi Mạc tư khoa về,Văn Cao bắt đầu tỏ ý thất vọng Liên sô không phải là thiên đường như ông vẫn tưởng tượng. Thêm vào đấy, khi ông về nước thì cuộc đấu tố địa chủ cũng vừa bắt đầu, ông được cử đi tham quan mấy vụ đấu tố điển hình ở Việt Bắc, trong số có cuộc đấu tố ông bố vợ Nguyễn kháng Toàn ở Tuyên Quang, khiến ông nghi ngờ chân giá trị của chủ nghĩa cộng sản.
Về Hà nội su khi hoà bình lập lại, Văn Cao phụ trách ban nhạc ở Đài phát thanh Hà nội, nhưng ông chán nản không sáng tác gì hết. Năm 1956 ông tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, làm những bài thơ chống Đảng như bài Anh có nghe không và bài Những ngày báo hiệu mùa Xuân mà chúng tôi trích sau đâỵ Lúc đầu thì Dảng làm ngơ không vấn tội vì Đảng không muốn hạ bệ người nghệ sĩ đã có công sáng tác bài "Quốc ca" nên trong năm 1957 Văn Cao vẫn được đề caọ Nhưng qua cuộc chỉnh huấn Đảng khám phá thấy Văn Cao không những chỉ có viết bài chống Đảng mà còn bí mật vận động các nhạc sĩ khác chống Đảng, nên sang năm nay (1958) Văn Cao bị đả kích dữ dội và bị đưa đi học tập lao động. Trong tờ Văn Nghệ số 14 tháng 7, 1958 Xuân Diệu viết một bài nhan đề Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao tố cáo Văn Cao là "con người phản phúc hai mặt giả dối như con mèo, là một tên phù thủy toan dùng âm binh để chọi nhau với Đảng".
Sau đây chúng tôi xin trích bài Anh có nghe không và bài Những ngày báo hiệu mùa Xuân để các độc giả nhận xét. Theo ý riêng chúng tôi, Văn Cao không phải là phù thủy mà chỉ là một con thiêu thân, một con thiêu thân điển hình nhất.
Cửa đóng lại từ chín giờ
Không một cuốn sách chờ đợi
Dù những ngôi sao đang nở trên trời
Dù` đêm mùa Xuân bắt đầu trở lại
Tất cả hướng về biển
Bọt cứ tan trên bãi cát xa
Mà cửa bể vẫn im lìm chưa mở
Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả
Những con người không phải của chúng ta
Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống
Chúng nó còn ở lại
Trong những áo dài đen nham hiểm
Bẻ cổ bẻ chân đeo tội ác cho người
Chúng nó còn ở lại
Trong những tủ sách gia đình
ở điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
Từng bước chân các cô gái
Từng con đường từng bãi cỏ từng bóng tối
Mắt quầng thâm còn nhớ mãi đêm
Chúng nó còn ở lại
Trong những tuổi bốn mươi
Đang đi vào cuộc sống
Như nấm mọc trên các thân gỗ mục
Người bán giấy cũ
Đã hết những trang tiểu thuyết ế
Những trang sách báo ngày xưa
Đang bán đến những trang sách mới
Những bài thơ mới nhất của anh
Anh muốn giơ tay lên mặt trời
Để vui da mình hồng hồng sắc máu
Mấy năm một điệu sáo
Như giọng máy nước thâu đêm chảy
Chung quanh còn những người khôn ngoan
Khi có mồm
Mắt không bao giờ nhìn thẳng
Những con mèo ngủ yên trên ghế
Trong một cuộc dọn nhà
Những con sên chưa dám ló đầu ra
Những cây leo càng ngày càng tốt lá
Một nửa thế giới
Một nửa tâm hồn
Một nửa thế kỷ
Chưa khai thác xong
Bây giờ không còn những tiếng nổ to
Nhưng còn những tiếng rạn vỡ
Có thể thu hết những khẩu súng phản động
Nhưng vẫn còn
Những khẩu chúng đưa người tự tử
Anh có thấy không
Chỗ nào cũng có tiếng
Chưa nói lên
Những người của chúng ta
Đang mờ mờ xuất hiện
Le lói hi vọng
Trên những cánh đồng lầy
Nghìn năm cũ phủ mất nhiều giá trị
Đốt nghìn kinh chưa thắp sáng cuộc đời
Vaò một cuộc đấu tranh mới
Với những người không phải của chúng ta
Anh có nghe thấy không
Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cửa sổ
Mở tung cả cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những người thật của chúng ta
VĂN CAO
là một đoạn trong bài thơ dài Những người trên cửa biển của Văn Cao, in trong tập thơ của bốn người:Hoàng Cầm, Văn Cao, Trần Dần, Lê Đạt, do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành.
Nước biển đổ vào quanh Hải phòng ngày bão
Làng mạc bồng bềnh trời đất bềnh bồng
ở những ngọn tre xác xơ mốc lên chất muối
Còn lại ít rơm khô của mái nhà trôi
Những mảnh lưới thuyền ai bay tan tác
Xe gạo ngày đêm từ Hải phòng về các xóm
Chúng tôi đêm ngày vét nước nối đê
Tưới ngọt lại ruộng đồng, dựng lại từng thôn xóm
Tìm lại những nụ cười ở môi người sống sót
Lửa đỏ đêm đêm trên bãi biển bập bùng
Trong những ngày khó khăn chồng chất
Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
Những con ròng đất khi đỏ khi xanh
Lẩn trong hàng ngũ
Những con bói cá
Đậu trên những chiếc giây buồm
Đang đo mực nước
Những con bạch tuộc
Bao nhiêu tay chân dìm chết một con người
Đất nước đang lên da lên thịt
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu nằm tròn trong cuống
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người, lùi dần niềm hi vọng
Héo dần mầm sáng tạo, mất phẩm giá con người
Chúng nó ở bên ta, trong ta lẻn lút
Đào rỗng từng kho tiền, gạo, thuốc, men
Tôi đã thấy từng mặt, từng tên sâu chuỗi
Tô sẽ vạch từng tên từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn làm cây to che cớm mầm non.
Con đường ta đi tự hào lực lượng
Con đường nước nguồn thành sông thành biển
Con đường ta đi tự hào duy nhất
Con đường đi trái đất quanh mặt trời
Văn Cao
là một đoạn trong bài thơ dài Những người trên cửa biển của Văn Cao, in trong tập thơ của bốn người:Hoàng Cầm, Văn Cao, Trần Dần, Lê Đạt, do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành.
Nước biển đổ vào quanh Hải phòng ngày bão
Làng mạc bồng bềnh trời đất bềnh bồng
ở những ngọn tre xác xơ mốc lên chất muối
Còn lại ít rơm khô của mái nhà trôi
Những mảnh lưới thuyền ai bay tan tác
Xe gạo ngày đêm từ Hải phòng về các xóm
Chúng tôi đêm ngày vét nước nối đê
Tưới ngọt lại ruộng đồng, dựng lại từng thôn xóm
Tìm lại những nụ cười ở môi người sống sót
Lửa đỏ đêm đêm trên bãi biển bập bùng
Trong những ngày khó khăn chồng chất
Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
Những con ròng đất khi đỏ khi xanh
Lẩn trong hàng ngũ
Những con bói cá
Đậu trên những chiếc giây buồm
Đang đo mực nước
Những con bạch tuộc
Bao nhiêu tay chân dìm chết một con người
Đất nước đang lên da lên thịt
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu nằm tròn trong cuống
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người, lùi dần niềm hi vọng
Héo dần mầm sáng tạo, mất phẩm giá con người
Chúng nó ở bên ta, trong ta lẻn lút
Đào rỗng từng kho tiền, gạo, thuốc, men
Tôi đã thấy từng mặt, từng tên sâu chuỗi
Tô sẽ vạch từng tên từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn làm cây to che cớm mầm non.
Con đường ta đi tự hào lực lượng
Con đường nước nguồn thành sông thành biển
Con đường ta đi tự hào duy nhất
Con đường đi trái đất quanh mặt trời
Văn Cao
Văn Cao là một người rất đặc biệt. Nhờ có bản năng thiên phú, mà tuy không học ở trường nào cả ông cũng trở thành một nghệ sĩ danh tiếng, hay cả về nhạc, hoạ và thợ Ông là một thứ nghệ sĩ "nhân dân" mà thời thế đã tạo nên.
Nguyễn văn Cao sinh vào khoảng năm 1920 trong một gia đình nông dân nghèo ở Lạch Trai, gần Hải phòng. Bố mất sớm, mẹ chỉ có vài sào ruộng nước mặn. Văn Cao sở dĩ ăn học được ít năm là nhờ có người anh làm gác dan, trông coi nhà máy bơm nước ở bờ sông Hải phòng. Vì nhà làm để chứa máy không phải để cho người ở nên Văn Cao phải học bài và ngủ trên một miếng ván bắc từ chiếc máy điệ.n sang chiếc máy bơm, suốt ngày suốt đêm phải chịu đựng tiếng kêu vo vo không ngớt của hai chiếc máy ở hai đầu giường. Có người nói chính vì tiếng máy kêu như ve sầu suốt ngày đêm đã gây cho Văn Cao một tâm hồn nhạc sĩ. Điều đó không biết có đúng không, nhưng chỉ biết rằng ngay từ nhỏ Văn Cao đã có khiếu về âm nhạc. Khi còn học ở tiểu học, và sau lên trường trung học tư thục Saint Charles, Văn Cao đã nổi tiếng là hát haỵ
Văn Cao mới học được hai năm ở trung học thì ông anh mất việc nên phải bỏ học đi kiếm việc làm. Ông xin được một chân điện thoại viên (telephoniste) ở Nha giám đốc thương cảng Hải phòng (Direction du Port) nhưng làm chưa được mộ tháng xin thôi vì tính ngang ngạnh không chịu được thái độ hống hách của "xếp Tây". Gặp được Phạm Duy ở Hà nội xuống hát ở Cảng. Văn Cao nghe lời Phạm Duy xách khăn gói lên Hà nội vì thời bấy giờ chỉ có thủ đô Hà nội mới có điều kiện nuôi sống văn nghệ sĩ.
Lên đến Hà nội Văn Cao được bạn bè giúp đỡ, thuê được một căn gác nhỏ, bắt đầu nhận vẽ tranh quảng cáo và sáng tác nhạc. Trong thời kỳ này Văn Cao sáng tác được nhiều bài hát hiện nay còn giá trị: bài Thu cô liêu và Đêm Xuân (nhạc của Văn Cao, lời của Đỗ hữu ích), bài Suối mơ và Đàn chim Việt (nhạc của Văn Cao, lời của Phạm Duy), bài Buồn tàn thu (do Phạm Duy mang đi phổ biến ở các tỉnh), bài Đêm sơn cước và bài Bắc Sơn .
Văn Cao bắt đầu được nổi tiếng từ năm 1943. Hai năm sau xẩy ra nạn đói kém; vùng ven biển là quê hương của Văn Cao bị chết đói nhiều nhất. Bà mẹ Văn Cao phải đi bắt cáy ở các ruộng nước mặn để nuôi các cháu, nhưng chẳng bao lâu cáy cũng không còn, vì mỗi ngày có hàng vạn người đi bắt, nên bà cụ phải bỏ làng mang mấy cháu nhỏ chạy lên Hải phòng rồi lên Hà nội, giữa đường thất lạc mất một đứa cháu lên bạ
Giữa lúc ấy thì một người đồng hương của Văn Cao, tên là Vũ Quý vì hoạt động cho Việt Minh ở Hải phòng nên bị Nhật lùng bắt. Anh ta trốn lên Hà nội, đến ở nhờ Văn Cao và tuyên truyền cho Văn Cao theo Việt Minh. Văn Cao được giới thiệu để viết bài và vẽ tranh cho tờ báo Lao Động là cơ quan của Việt Minh xuất bản ở ngoại ô Hà nội, đồng thời căn gác của Văn Cao được Vũ Quý dùng làm lớp học để giảng chính trị cho những thanh niên mới gia nhập đoàn thể Việt Minh.
Một hôm Vũ Quý đi Việt bắc về bảo Văn Cao soạn giúp một bài quân ca cho Việt Minh, vì trường chính trị quân sự của Việt Minh đang cần một bài để xuất quân. Văn Cao nhận lời và làm bài Tiến quân ca, giữa lúc ngồi trong cửa sổ nhìn ra thấy những xe chở xác chết đi quạ Lúc này ông cũng làm thêm một bài thơ nhan đề "Chiếc xe chết qua phường da lạc" nói lên nỗi đau khổ của tác giả trước cảnh chết đói của hàng vạn người giữa Hà nội, không ngớt ăn chơi và đoạ lạc.
Báo Lao Động đăng bài Tiến quân ca và cán bộ Việt Minh ở Hà nội bắt đầu học hát. ít hôm sau Văn Cao được Võ nguyên Giáp mời lên chiến khu để khen thưởng và ban cho một khẩu súng lục. Về Hà nội Văn Cao được giao công tác phụ trách đoàn Thanh niên Xung phong, nhưng hai tuần sau ông bị sốt rét. Giữa lúc đó thì Nhật đầu hàng Đồng Minh và Đại Việt tổ chức cuộc biểu tình công chức ở Hà nội, Việt Minh ra lệnh cho đoàn Thanh niên Xung phong cướp cuộc biểu tình của Đại Việt để biến thành cuộc biểu tình hoan nghênh Việt Minh. Văn cao đang lên cơn sốt nên phải giao khẩu súng cho người khác để điều khiển thay mình, tuy nhiên ông cũng ra đứng trước nhà Hát Lớn để chứng kiến công việc của bọn đàn em. Hai ngày sau, hết sốt Văn Cao đứng ra đánh nhịp cho đoàn Thanh niên Xung phong hát bài Tiến quân ca trong một cuộc biểu tình do Việt Minh tổ chức ở nhà Hát Lớn. Ngày hôm ấy là 19 tháng 8, 1945, Việt Minh cướp chính quyền ở Hà nộị
Sau khi Việt Minh lên nắm chính quyền, văn cao được cử vào ban Thường vụ Hội văn Hoá Việt Nam. Lúc này ông làm thêm được bài Không quân Việt Nam và bài Hải quân Việt Nam . Thanh thế của Văn Cao lúc này lên đến tột bực. Ông tái bản những bản nhạc đã làm từ trước và giao cho nhà in Rạng Đông phụ trách ấn loát. Cô con gái ông chủ nhà in phải lòng nhà "nhạc sĩ Việt Minh" và hai người lấy nhaụ
Vì phạm tội lấy con gái nhà tư sản nên Văn Cao bị Đảng bỏ rơị Sau khi tác chiến bùng nổ, hai vợ chồng Văn Cao chạy lên Lào Kay, sau về Tuyên Quang và sau cùng về mở tiệm cà phê ở Phố Yến, thuộc Vĩnh Yên. Cán bộ Đảng nhận thấy gia đình Văn Cao cứ thuyên chuyển dần về mạn xuôi, sợ có ngày Văn Cao bị vợ quyến rũ về Hà nội, nên ra lệnh triệu Văn Cao lên Đại từ, giao cho công tác trong Hội Âm nhạc Việt Nam. Trong thời gian này văn Cao sáng tác được bài Trường ca Sông Lô và được kết nạp vào Đảng, được dự lớp huấn luyện dành riêng cho Đảng viên và sang năm 1952 được cử sang Mạc tư khoa, trong phái đoàn văn hoá do Trần huy Liệu cầm đầụ Trong dịp này Văn Cao được gặp nhà nhạc sĩ số một Liên sô là Chostakovitch. Đây là vinh hạnh lớn nhất trong đời của Văn Caọ
Tuy nhiên sau khi đi Mạc tư khoa về,Văn Cao bắt đầu tỏ ý thất vọng Liên sô không phải là thiên đường như ông vẫn tưởng tượng. Thêm vào đấy, khi ông về nước thì cuộc đấu tố địa chủ cũng vừa bắt đầu, ông được cử đi tham quan mấy vụ đấu tố điển hình ở Việt Bắc, trong số có cuộc đấu tố ông bố vợ Nguyễn kháng Toàn ở Tuyên Quang, khiến ông nghi ngờ chân giá trị của chủ nghĩa cộng sản.
Về Hà nội su khi hoà bình lập lại, Văn Cao phụ trách ban nhạc ở Đài phát thanh Hà nội, nhưng ông chán nản không sáng tác gì hết. Năm 1956 ông tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, làm những bài thơ chống Đảng như bài Anh có nghe không và bài Những ngày báo hiệu mùa Xuân mà chúng tôi trích sau đâỵ Lúc đầu thì Dảng làm ngơ không vấn tội vì Đảng không muốn hạ bệ người nghệ sĩ đã có công sáng tác bài "Quốc ca" nên trong năm 1957 Văn Cao vẫn được đề caọ Nhưng qua cuộc chỉnh huấn Đảng khám phá thấy Văn Cao không những chỉ có viết bài chống Đảng mà còn bí mật vận động các nhạc sĩ khác chống Đảng, nên sang năm nay (1958) Văn Cao bị đả kích dữ dội và bị đưa đi học tập lao động. Trong tờ Văn Nghệ số 14 tháng 7, 1958 Xuân Diệu viết một bài nhan đề Những tư tưởng nghệ thuật của Văn Cao tố cáo Văn Cao là "con người phản phúc hai mặt giả dối như con mèo, là một tên phù thủy toan dùng âm binh để chọi nhau với Đảng".
Sau đây chúng tôi xin trích bài Anh có nghe không và bài Những ngày báo hiệu mùa Xuân để các độc giả nhận xét. Theo ý riêng chúng tôi, Văn Cao không phải là phù thủy mà chỉ là một con thiêu thân, một con thiêu thân điển hình nhất.
Cửa đóng lại từ chín giờ
Không một cuốn sách chờ đợi
Dù những ngôi sao đang nở trên trời
Dù` đêm mùa Xuân bắt đầu trở lại
Tất cả hướng về biển
Bọt cứ tan trên bãi cát xa
Mà cửa bể vẫn im lìm chưa mở
Bao giờ nghe được bản tình ca
Bao giờ bình yên xem một tranh tĩnh vật
Bao giờ
Bao giờ chúng nó đi tất cả
Những con người không phải của chúng ta
Vẫn ngày ngày ngang nhiên sống
Chúng nó còn ở lại
Trong những áo dài đen nham hiểm
Bẻ cổ bẻ chân đeo tội ác cho người
Chúng nó còn ở lại
Trong những tủ sách gia đình
ở điếu thuốc trên môi những em bé mười lăm
Từng bước chân các cô gái
Từng con đường từng bãi cỏ từng bóng tối
Mắt quầng thâm còn nhớ mãi đêm
Chúng nó còn ở lại
Trong những tuổi bốn mươi
Đang đi vào cuộc sống
Như nấm mọc trên các thân gỗ mục
Người bán giấy cũ
Đã hết những trang tiểu thuyết ế
Những trang sách báo ngày xưa
Đang bán đến những trang sách mới
Những bài thơ mới nhất của anh
Anh muốn giơ tay lên mặt trời
Để vui da mình hồng hồng sắc máu
Mấy năm một điệu sáo
Như giọng máy nước thâu đêm chảy
Chung quanh còn những người khôn ngoan
Khi có mồm
Mắt không bao giờ nhìn thẳng
Những con mèo ngủ yên trên ghế
Trong một cuộc dọn nhà
Những con sên chưa dám ló đầu ra
Những cây leo càng ngày càng tốt lá
Một nửa thế giới
Một nửa tâm hồn
Một nửa thế kỷ
Chưa khai thác xong
Bây giờ không còn những tiếng nổ to
Nhưng còn những tiếng rạn vỡ
Có thể thu hết những khẩu súng phản động
Nhưng vẫn còn
Những khẩu chúng đưa người tự tử
Anh có thấy không
Chỗ nào cũng có tiếng
Chưa nói lên
Những người của chúng ta
Đang mờ mờ xuất hiện
Le lói hi vọng
Trên những cánh đồng lầy
Nghìn năm cũ phủ mất nhiều giá trị
Đốt nghìn kinh chưa thắp sáng cuộc đời
Vaò một cuộc đấu tranh mới
Với những người không phải của chúng ta
Anh có nghe thấy không
Vào một cuộc đấu tranh mới
Để mở tung các cửa sổ
Mở tung cả cửa bể
Và tung ra hàng loạt hàng loạt
Những người thật của chúng ta
VĂN CAO
là một đoạn trong bài thơ dài Những người trên cửa biển của Văn Cao, in trong tập thơ của bốn người:Hoàng Cầm, Văn Cao, Trần Dần, Lê Đạt, do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành.
Nước biển đổ vào quanh Hải phòng ngày bão
Làng mạc bồng bềnh trời đất bềnh bồng
ở những ngọn tre xác xơ mốc lên chất muối
Còn lại ít rơm khô của mái nhà trôi
Những mảnh lưới thuyền ai bay tan tác
Xe gạo ngày đêm từ Hải phòng về các xóm
Chúng tôi đêm ngày vét nước nối đê
Tưới ngọt lại ruộng đồng, dựng lại từng thôn xóm
Tìm lại những nụ cười ở môi người sống sót
Lửa đỏ đêm đêm trên bãi biển bập bùng
Trong những ngày khó khăn chồng chất
Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
Những con ròng đất khi đỏ khi xanh
Lẩn trong hàng ngũ
Những con bói cá
Đậu trên những chiếc giây buồm
Đang đo mực nước
Những con bạch tuộc
Bao nhiêu tay chân dìm chết một con người
Đất nước đang lên da lên thịt
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu nằm tròn trong cuống
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người, lùi dần niềm hi vọng
Héo dần mầm sáng tạo, mất phẩm giá con người
Chúng nó ở bên ta, trong ta lẻn lút
Đào rỗng từng kho tiền, gạo, thuốc, men
Tôi đã thấy từng mặt, từng tên sâu chuỗi
Tô sẽ vạch từng tên từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn làm cây to che cớm mầm non.
Con đường ta đi tự hào lực lượng
Con đường nước nguồn thành sông thành biển
Con đường ta đi tự hào duy nhất
Con đường đi trái đất quanh mặt trời
Văn Cao
là một đoạn trong bài thơ dài Những người trên cửa biển của Văn Cao, in trong tập thơ của bốn người:Hoàng Cầm, Văn Cao, Trần Dần, Lê Đạt, do nhà xuất bản Văn Nghệ phát hành.
Nước biển đổ vào quanh Hải phòng ngày bão
Làng mạc bồng bềnh trời đất bềnh bồng
ở những ngọn tre xác xơ mốc lên chất muối
Còn lại ít rơm khô của mái nhà trôi
Những mảnh lưới thuyền ai bay tan tác
Xe gạo ngày đêm từ Hải phòng về các xóm
Chúng tôi đêm ngày vét nước nối đê
Tưới ngọt lại ruộng đồng, dựng lại từng thôn xóm
Tìm lại những nụ cười ở môi người sống sót
Lửa đỏ đêm đêm trên bãi biển bập bùng
Trong những ngày khó khăn chồng chất
Kẻ thù của chúng ta xuất hiện
Những con ròng đất khi đỏ khi xanh
Lẩn trong hàng ngũ
Những con bói cá
Đậu trên những chiếc giây buồm
Đang đo mực nước
Những con bạch tuộc
Bao nhiêu tay chân dìm chết một con người
Đất nước đang lên da lên thịt
Đất nước còn đang nhỏ máu ngày ngày
Ta muốn gói cuộc đời gọn gàng như trái vải
Đã thấy loài sâu nằm tròn trong cuống
Chúng muốn các em nhỏ mới biết đi phải rụng
Mòn mỏi dần sức vỡ đất khai hoang
Làm rỗng những con người, lùi dần niềm hi vọng
Héo dần mầm sáng tạo, mất phẩm giá con người
Chúng nó ở bên ta, trong ta lẻn lút
Đào rỗng từng kho tiền, gạo, thuốc, men
Tôi đã thấy từng mặt, từng tên sâu chuỗi
Tô sẽ vạch từng tên từng mặt
Hãy dừng lại
Những tên muốn ôm cây mùa xuân không cho mọc
Những tên muốn làm cây to che cớm mầm non.
Con đường ta đi tự hào lực lượng
Con đường nước nguồn thành sông thành biển
Con đường ta đi tự hào duy nhất
Con đường đi trái đất quanh mặt trời
Văn Cao