Không Phải Chuyện Cười
Tác giả: Mạc Đình
(Nhân văn, số 4, ra ngày 5.11.1956)
Cho tôi cảm tưởng
Trong một nhà nọ có phố K.T. anh bạn tôi đang say mê đọc báo Nhân văn thì chợt cửa mở, đồng chí hộ khẩu vào chơi. Qua chén trà, điếu thuốc , đồng chí hộ khẩu cất cao giọng:
-Nhà mày cũng đọc báo Nhân Văn à?
Không đợi trả lời, đồng chí hộ khẩu đã oang oang:
- Đọc xong, ngày mai cho tôi cảm tưởng nhé !
Nói rồi đi ra thẳng.
Anh bạn tôi ngồi bóp trán suy nghĩ mãi về câu nói đó, và cuối cùng đánh diêm châm đốt tờ báo cho được ... bình yên vô sự !
Có mà chết sớm...
Một ông khách vào hiệu sách ở Hồng Quảng.
- Ơ đây có báo Nhân Văn không ạ?
- Không ạ.
- Thấy báo ấy viết hay lắm, sao ông không đại lý ?
Ông chủ hiệu vuốt sợi ria mép, thủng thẳng:
- Bán báo gì chứ bán Nhân Văn có mà... chết sớm !
Lộ ra thì tao chết
Mười lăm năm nay tôi mới gặp T. Gặp nhau mừng mừng, tủi tủi.
Bỗng T. cất giọng:
- Mày dám viết cho Nhân Văn cơ à?
Câu nói của T. làm tôi suy nghĩ. Rồi T. chậm rãi:
- Tiếc quá tao không được đọc số 1.
- Khó gì, về tao gửi xuống cho. T. sua tay nói vội :
- Chớ, chớ ! Lộ ra thì tao chết. Ơ đây đọc cũng phải "bem" đấy.
Đừng đọc báo phản động đấy.
Chị cán bộ phụ trách khu phố đến từng nhà làm công tác dân vận. Hết chuyện ta ra chuyện người, thao thao bất tuyệt .
Rồi chị ra bàn lục lọi, một lát giơ cao tờ Nhân Văn nói:
- Chết ! đừng đọc báo này, báo phản động đấy !
Bà chủ nhà thảm nhiên:
- Thế à? Em tưởng chỉ ở trong Nam mới có báo phản động thôi chứ ?
- Không phản động hẳn nhưng mà là do một số văn nghệ sĩ đại bất mãn, địa vị, bực tức cá nhân viết đấy mà, có hay gì đâu cơ chứ !
Bà chủ nhà nhịn cười mời khéo chị cán bộ ra cửa.
Sang nhà bên cạnh, hỏi dò mới vỡ lẽ ra: bà chủ nhà vừa rồi là vợ ông T. một người trong ban biên tập báo Nhân Văn.
Có oái oăm không !?
Trúc Lam
Vậy thì... ghét hay yêu ?
Cũng chưa oái oăm bằng cái việc báo gửi qua bưu điện cứ thường bị mất. Bạn đọc, nhất là các anh em bộ đội đóng ở nơi xa hay viết thư về toà soạn phàn nàn. Rằng:" Thư từ và sách báo là món quà tinh thần của những người ở xa Thủ đô tráng lệ vậy mà sao bưu điện khôg chú trọng cứ lơ là như thế ?"
Có một ông bạn bảo:"Có khi anh em bưu điện yêu Nhân Văn nên giữ lại để đọc đấy".
Lại có một ông bạn bảo:"Có khi anh em họ ghét báo Nhân Văn nên huỷ đi đấy !!...
Vậy thì... ghét hay yêu ?
Sự Thật Về Vụ Xúc Phạm Thi- Bính Và Báo"Trăm Hoa"
(Nhân văn, số 4, ra ngày 5.11.1956)
Bước đầu để thực hiện Thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt- Nam. Tăng cường kiểm tra để bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân và trừng trị kịp thời đúng mức những hành động vi phạm pháp luật.
Chúng tôi đề nghị có những biện pháp thích đáng trừng trị Nguyễn Văn Tổ tức Thiết Vũ trong việc hành hung chủ nhiệm báo Trăm Hoa.
Sở báo chí Trung ương phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này.
Đúng như lời Nguyễn Bính, chủ nhiệm báo Trăm hoa, đây là một" chuyện đáng tiếc".Không những "đáng tiếc"mà thực sự đã làm cho nhiều người công phẫn, nhất là trong giới báo chí. văn nghệ và trí thức ở thủ đô.
Báo Trăm hoa số 2 có phản ánh vụ này nhưng chưa chắc đã đúng sự thực.
Theo lời ông Nguyễn Bính chính thức báo cáo trong hai buổi toạ đàm của đại diện Trung ương Đảng Lao động thì trước khi báo Trăm hoa loại mới ra số 1, Nguyễn văn Tổ, cán bộ của sở Báo chí đến đưa cho ông hai bài đả kích báo Nhân văn yêu cầu đăng và đồng thời cũng mập mờ lấy danh nghĩa cơ quan (1) hứa hẹn cấp giấy rẻ cho báo Trăm hoa thừa ra hai"ram" để in không hết, ông sẽ bán đi với giá thị trường rất cao) mà tiêu dùng.
Ông Bính không chối từ ngay việc mua chuộc đó nhưng cũng không đăng hai bài báo kia lấy cớ vì không hay. Sau đó, khi báo Trăm hoa xin cấp giấy cho số 2 thì bị Sở Báo chí rút đi hai "ram" mà báo thì định in tăng nên thiếu. Khiếu nại nhiều lần chẳng được, bất đắc dĩ ông Bính đã phải báo cáo với đại diện Trung ương Đảng trong một buổi toạ đàm ngày 20.10.
Thế là chiều hôm thứ hai 21.10, Nguyễn văn Tổ đến trụ sở báo Trăm hoa vẫn lấy danh nghĩa Sở Báo chí mà chất vấn ông Bính về chuyện báo cáo hôm qua rồi dùng những lời thô bỉ, thậm tệ mà lãng mạ ông, lại toan hành hung ông nữa. Ông Bính phải chạy ra ngoài cửa hô hoán lên, hàng phố kéo đến, người qua đường dừng bước, thành một đám đông. Sau đó ông Bính nhờ người đi báo công an, các bạn đồng nghiệp. Hội Văn nghệ và Sở Báo chí. Thế rồi có cuộc thương lượng giữa ông Trần minh Tước, giám đốc Sở Báo chí và ông Bính. Kết quả chúng ta đã biết: Nguyễn văn Tổ viết một bức thư xin lỗi đăng trên báo Trăm hoa số 2 và đến tự kiểm thảo trong một buổi họp nhân dân khu phố.
Đến đây, câu chuyện xoay chiếu. Vì những lý do bí ẩn nào chúng tôi không rõ. Chúng tôi chỉ biết bức thư xin lỗi và cuộc kiểm thảo kia đưa ra những sự việc khác hẳn những sự việc mà ông Bính đã chính thức báo cáo trong hai buổi toạ đàm ngày 21.10 và tối 23.10.
Nghĩa là nhất định phải có một sự xuyên tạc : hoặc ông Bính đã báo cáo sai, hoặc bức thư xin lỗi và buổi kiểm thảo kia là bố trí giả sao, còn nói rõ ngoài ông Bính ra không ai có thể trả lời.
Riêng chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với thi sĩ Nguyễn Bính khi ông nhận định về cái tầm quan trọng của vụ này
"Những hành động và lời nói thiếu lễ độ của anh Tổ không những chỉ xâm phạm đến danh dự cá nhân tôi, đến danh dự toà báo Trăm hoa, mà còn tổn thương đến danh dự chung của các người làm báo chí văn nghệ , tổn thương chug đến danh dự các báo chí ấy là chưa kể nó đã xâm phạm đến quyền tự do dân chủ nói chung ".(Trăm hoa số 2)
Nói khác ra, cách sửa chữa đối với cá nhân ông Bính và báo Trăm hoa đã hợp lý hay chưa, không đáng cho chúng ta quan tâm nữa nếu chính bản thân ông Bính không yêu cầu gì thêm. Vấn đề còn có thực và sôi nổi không ai có thể dấu đi hoặc dèm pha những người nêu ra bằng những danh từ vu cáo quen thuộc:"thổi phồng", "khoét sâu", "bàn tay địch" v.v...
Người ta biết rằng chủ nhiệm báo Trăm hoa vì đi dự toạ đàm với đại diện Trung ương Đảng, có báo cáo chuyên mua chuộc và trả thù bỉ ổi nên khi trở về bị lăng mạ và xuýt bị hành hung. Việc đó có một ý nghĩa xúc phạm gián tiếp đến cuộc toạ đàm không còn ra thể thống gì nữa .
Người ta lại biết rằng gần đây các giới văn nghệ và trí thức thắc mắc rất nhiều về vấn đề bảo vệ nhân phẩm của văn nghệ sỹ, trí thức và quyền tự do dân chủ, giữa lúc này mà ở ngay sát cạnh Trung ương Đảng và Chính phủ, một cán bộ của sở báo chí ngang nhiên láo xược, hung hãn đối với một văn nghệ sỹ lại là chủ nhiệm kiêm chủ bút một tờ báo, thì hãy hỏi ý muốn chứng minh điều gì có lợi cho chính sách, cho chế độ ?
Người ta lại biết rằng Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương Đảng Lao động vừa mới quyết định "bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân và trừng trị kịp thời đúng mức những hành vi phạm pháp luật "và những cơ quan chính trị và tư nhân có trách nhiệm và thẩm quyền đối với vụ này phải có thái độ rõ ràng và biện pháp cụ thể để chứng tỏ với nhân dân cả nước rằng quyết định trên có được thi hành đúng đắn. Nếu không thì những hành động côn đồ, manh động sẽ có thể xẩy ra luôn luôn và ngay cái an ninh trật tự thông thường giữa thủ đô cũng bị tổn thương, chưa nói đến tự do dân chủ vội.
Tội Nguyễn Văn Tổ như thế mà giải quyết bằng một buổi kiểm thảo chiêu lệ ở khu phố và một bức thư xin lỗi chung chung sơ lược thì chưa phải là xử trí thích dáng, chỉ càng làm cho các giới báo chí, văn nghệ và trí thức công phẫn thêm và không thể có tác dụng giáo dục "răn trước ngừa sau"hiệu quả.
Kẻ nào nói"làm thế là xong, là ổn thoả rồi"là kẻ nói một câu khôi hài khinh miệt quần chúng.
Trước khi chấm hết bài này, chúng tôi đề nghị ba điều:
1- Thủ tướng Phủ cần điều tra xem vai trò của Sở Báo chí trong vụ này thế nào. Chúng tôi không thể công nhận rằng Sở Báo chí ở ngoài cuộc.(Làm sao cắt nghĩa được việc cấp thừa giấy và rút bớt giấy ?)
2- Ông Xuân Thuỷ, Hội trưởng "Hội những người viết báo Việt nam" và ông Nguyễn Tuân, Tổng thư ký "Hôi Văn -nghệ Việt nam "không nên tiếp tục làm thinh đối với vụ này. Quần chúng và anh em báo chí, văn nghệ rất chú ý đến thái độ của các ông.
3-Những bạn hay lo địch lợi dụng để phần tuyên truyền ta hãy lên tiếng đòi nghiêm khắc trừng trị Nguyễn Văn Tổ. Vì muốn cho địch hết đường lợi dụng thì không thể dùng cách yếu ớt là che dấu mà chỉ có một cách đường hoàng là trừng trị nghiêm khắc những kẻ làm bậy để tỏ rõ chế độ ta tốt đẹp không bao giờ dung túng lòai sâu mọt .
Người Quan Sát
(1) Chúng tôi nói"mập mờ lấy danh nghĩa cơ quan "vì nếu dứt khoát lấy danh nghĩa cá nhân thì rất vô lý:cá nhân Nguyễn Văn Tổ làm gì có quyền cấp giấy ban ơn?
(Nhân văn, số 4, ra ngày 5.11.1956)
Cho tôi cảm tưởng
Trong một nhà nọ có phố K.T. anh bạn tôi đang say mê đọc báo Nhân văn thì chợt cửa mở, đồng chí hộ khẩu vào chơi. Qua chén trà, điếu thuốc , đồng chí hộ khẩu cất cao giọng:
-Nhà mày cũng đọc báo Nhân Văn à?
Không đợi trả lời, đồng chí hộ khẩu đã oang oang:
- Đọc xong, ngày mai cho tôi cảm tưởng nhé !
Nói rồi đi ra thẳng.
Anh bạn tôi ngồi bóp trán suy nghĩ mãi về câu nói đó, và cuối cùng đánh diêm châm đốt tờ báo cho được ... bình yên vô sự !
Có mà chết sớm...
Một ông khách vào hiệu sách ở Hồng Quảng.
- Ơ đây có báo Nhân Văn không ạ?
- Không ạ.
- Thấy báo ấy viết hay lắm, sao ông không đại lý ?
Ông chủ hiệu vuốt sợi ria mép, thủng thẳng:
- Bán báo gì chứ bán Nhân Văn có mà... chết sớm !
Lộ ra thì tao chết
Mười lăm năm nay tôi mới gặp T. Gặp nhau mừng mừng, tủi tủi.
Bỗng T. cất giọng:
- Mày dám viết cho Nhân Văn cơ à?
Câu nói của T. làm tôi suy nghĩ. Rồi T. chậm rãi:
- Tiếc quá tao không được đọc số 1.
- Khó gì, về tao gửi xuống cho. T. sua tay nói vội :
- Chớ, chớ ! Lộ ra thì tao chết. Ơ đây đọc cũng phải "bem" đấy.
Đừng đọc báo phản động đấy.
Chị cán bộ phụ trách khu phố đến từng nhà làm công tác dân vận. Hết chuyện ta ra chuyện người, thao thao bất tuyệt .
Rồi chị ra bàn lục lọi, một lát giơ cao tờ Nhân Văn nói:
- Chết ! đừng đọc báo này, báo phản động đấy !
Bà chủ nhà thảm nhiên:
- Thế à? Em tưởng chỉ ở trong Nam mới có báo phản động thôi chứ ?
- Không phản động hẳn nhưng mà là do một số văn nghệ sĩ đại bất mãn, địa vị, bực tức cá nhân viết đấy mà, có hay gì đâu cơ chứ !
Bà chủ nhà nhịn cười mời khéo chị cán bộ ra cửa.
Sang nhà bên cạnh, hỏi dò mới vỡ lẽ ra: bà chủ nhà vừa rồi là vợ ông T. một người trong ban biên tập báo Nhân Văn.
Có oái oăm không !?
Trúc Lam
Vậy thì... ghét hay yêu ?
Cũng chưa oái oăm bằng cái việc báo gửi qua bưu điện cứ thường bị mất. Bạn đọc, nhất là các anh em bộ đội đóng ở nơi xa hay viết thư về toà soạn phàn nàn. Rằng:" Thư từ và sách báo là món quà tinh thần của những người ở xa Thủ đô tráng lệ vậy mà sao bưu điện khôg chú trọng cứ lơ là như thế ?"
Có một ông bạn bảo:"Có khi anh em bưu điện yêu Nhân Văn nên giữ lại để đọc đấy".
Lại có một ông bạn bảo:"Có khi anh em họ ghét báo Nhân Văn nên huỷ đi đấy !!...
Vậy thì... ghét hay yêu ?
Sự Thật Về Vụ Xúc Phạm Thi- Bính Và Báo"Trăm Hoa"
(Nhân văn, số 4, ra ngày 5.11.1956)
Bước đầu để thực hiện Thông cáo của Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt- Nam. Tăng cường kiểm tra để bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân và trừng trị kịp thời đúng mức những hành động vi phạm pháp luật.
Chúng tôi đề nghị có những biện pháp thích đáng trừng trị Nguyễn Văn Tổ tức Thiết Vũ trong việc hành hung chủ nhiệm báo Trăm Hoa.
Sở báo chí Trung ương phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này.
Đúng như lời Nguyễn Bính, chủ nhiệm báo Trăm hoa, đây là một" chuyện đáng tiếc".Không những "đáng tiếc"mà thực sự đã làm cho nhiều người công phẫn, nhất là trong giới báo chí. văn nghệ và trí thức ở thủ đô.
Báo Trăm hoa số 2 có phản ánh vụ này nhưng chưa chắc đã đúng sự thực.
Theo lời ông Nguyễn Bính chính thức báo cáo trong hai buổi toạ đàm của đại diện Trung ương Đảng Lao động thì trước khi báo Trăm hoa loại mới ra số 1, Nguyễn văn Tổ, cán bộ của sở Báo chí đến đưa cho ông hai bài đả kích báo Nhân văn yêu cầu đăng và đồng thời cũng mập mờ lấy danh nghĩa cơ quan (1) hứa hẹn cấp giấy rẻ cho báo Trăm hoa thừa ra hai"ram" để in không hết, ông sẽ bán đi với giá thị trường rất cao) mà tiêu dùng.
Ông Bính không chối từ ngay việc mua chuộc đó nhưng cũng không đăng hai bài báo kia lấy cớ vì không hay. Sau đó, khi báo Trăm hoa xin cấp giấy cho số 2 thì bị Sở Báo chí rút đi hai "ram" mà báo thì định in tăng nên thiếu. Khiếu nại nhiều lần chẳng được, bất đắc dĩ ông Bính đã phải báo cáo với đại diện Trung ương Đảng trong một buổi toạ đàm ngày 20.10.
Thế là chiều hôm thứ hai 21.10, Nguyễn văn Tổ đến trụ sở báo Trăm hoa vẫn lấy danh nghĩa Sở Báo chí mà chất vấn ông Bính về chuyện báo cáo hôm qua rồi dùng những lời thô bỉ, thậm tệ mà lãng mạ ông, lại toan hành hung ông nữa. Ông Bính phải chạy ra ngoài cửa hô hoán lên, hàng phố kéo đến, người qua đường dừng bước, thành một đám đông. Sau đó ông Bính nhờ người đi báo công an, các bạn đồng nghiệp. Hội Văn nghệ và Sở Báo chí. Thế rồi có cuộc thương lượng giữa ông Trần minh Tước, giám đốc Sở Báo chí và ông Bính. Kết quả chúng ta đã biết: Nguyễn văn Tổ viết một bức thư xin lỗi đăng trên báo Trăm hoa số 2 và đến tự kiểm thảo trong một buổi họp nhân dân khu phố.
Đến đây, câu chuyện xoay chiếu. Vì những lý do bí ẩn nào chúng tôi không rõ. Chúng tôi chỉ biết bức thư xin lỗi và cuộc kiểm thảo kia đưa ra những sự việc khác hẳn những sự việc mà ông Bính đã chính thức báo cáo trong hai buổi toạ đàm ngày 21.10 và tối 23.10.
Nghĩa là nhất định phải có một sự xuyên tạc : hoặc ông Bính đã báo cáo sai, hoặc bức thư xin lỗi và buổi kiểm thảo kia là bố trí giả sao, còn nói rõ ngoài ông Bính ra không ai có thể trả lời.
Riêng chúng tôi, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với thi sĩ Nguyễn Bính khi ông nhận định về cái tầm quan trọng của vụ này
"Những hành động và lời nói thiếu lễ độ của anh Tổ không những chỉ xâm phạm đến danh dự cá nhân tôi, đến danh dự toà báo Trăm hoa, mà còn tổn thương đến danh dự chung của các người làm báo chí văn nghệ , tổn thương chug đến danh dự các báo chí ấy là chưa kể nó đã xâm phạm đến quyền tự do dân chủ nói chung ".(Trăm hoa số 2)
Nói khác ra, cách sửa chữa đối với cá nhân ông Bính và báo Trăm hoa đã hợp lý hay chưa, không đáng cho chúng ta quan tâm nữa nếu chính bản thân ông Bính không yêu cầu gì thêm. Vấn đề còn có thực và sôi nổi không ai có thể dấu đi hoặc dèm pha những người nêu ra bằng những danh từ vu cáo quen thuộc:"thổi phồng", "khoét sâu", "bàn tay địch" v.v...
Người ta biết rằng chủ nhiệm báo Trăm hoa vì đi dự toạ đàm với đại diện Trung ương Đảng, có báo cáo chuyên mua chuộc và trả thù bỉ ổi nên khi trở về bị lăng mạ và xuýt bị hành hung. Việc đó có một ý nghĩa xúc phạm gián tiếp đến cuộc toạ đàm không còn ra thể thống gì nữa .
Người ta lại biết rằng gần đây các giới văn nghệ và trí thức thắc mắc rất nhiều về vấn đề bảo vệ nhân phẩm của văn nghệ sỹ, trí thức và quyền tự do dân chủ, giữa lúc này mà ở ngay sát cạnh Trung ương Đảng và Chính phủ, một cán bộ của sở báo chí ngang nhiên láo xược, hung hãn đối với một văn nghệ sỹ lại là chủ nhiệm kiêm chủ bút một tờ báo, thì hãy hỏi ý muốn chứng minh điều gì có lợi cho chính sách, cho chế độ ?
Người ta lại biết rằng Hội nghị lần thứ 10 của Trung ương Đảng Lao động vừa mới quyết định "bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân và trừng trị kịp thời đúng mức những hành vi phạm pháp luật "và những cơ quan chính trị và tư nhân có trách nhiệm và thẩm quyền đối với vụ này phải có thái độ rõ ràng và biện pháp cụ thể để chứng tỏ với nhân dân cả nước rằng quyết định trên có được thi hành đúng đắn. Nếu không thì những hành động côn đồ, manh động sẽ có thể xẩy ra luôn luôn và ngay cái an ninh trật tự thông thường giữa thủ đô cũng bị tổn thương, chưa nói đến tự do dân chủ vội.
Tội Nguyễn Văn Tổ như thế mà giải quyết bằng một buổi kiểm thảo chiêu lệ ở khu phố và một bức thư xin lỗi chung chung sơ lược thì chưa phải là xử trí thích dáng, chỉ càng làm cho các giới báo chí, văn nghệ và trí thức công phẫn thêm và không thể có tác dụng giáo dục "răn trước ngừa sau"hiệu quả.
Kẻ nào nói"làm thế là xong, là ổn thoả rồi"là kẻ nói một câu khôi hài khinh miệt quần chúng.
Trước khi chấm hết bài này, chúng tôi đề nghị ba điều:
1- Thủ tướng Phủ cần điều tra xem vai trò của Sở Báo chí trong vụ này thế nào. Chúng tôi không thể công nhận rằng Sở Báo chí ở ngoài cuộc.(Làm sao cắt nghĩa được việc cấp thừa giấy và rút bớt giấy ?)
2- Ông Xuân Thuỷ, Hội trưởng "Hội những người viết báo Việt nam" và ông Nguyễn Tuân, Tổng thư ký "Hôi Văn -nghệ Việt nam "không nên tiếp tục làm thinh đối với vụ này. Quần chúng và anh em báo chí, văn nghệ rất chú ý đến thái độ của các ông.
3-Những bạn hay lo địch lợi dụng để phần tuyên truyền ta hãy lên tiếng đòi nghiêm khắc trừng trị Nguyễn Văn Tổ. Vì muốn cho địch hết đường lợi dụng thì không thể dùng cách yếu ớt là che dấu mà chỉ có một cách đường hoàng là trừng trị nghiêm khắc những kẻ làm bậy để tỏ rõ chế độ ta tốt đẹp không bao giờ dung túng lòai sâu mọt .
Người Quan Sát
(1) Chúng tôi nói"mập mờ lấy danh nghĩa cơ quan "vì nếu dứt khoát lấy danh nghĩa cá nhân thì rất vô lý:cá nhân Nguyễn Văn Tổ làm gì có quyền cấp giấy ban ơn?