Chống bè phái trong văn nghệ(2)
Tác giả: Mạc Đình
Trần Công
(Nhân văn số 2, ra ngày 30.9.1956)
(Tiếp theo kỳ trước)
ll - Nguyên nhân và tai hại
Nói đến văn nghệ, người ta thường nghĩ tới học phái này học phái nọ. Người ta nghĩ đến những cuộc bút chiến, tranh luận nảy lửa mục đích là càng ngày càng làm giầu thêm kho tàng văn học của nhân loại. Chính ra phải nói đến bè phái là cả một sự đau lòng. Có phải là chuyện "vụn vặt giải quyết vài ngày trong nội bộ" như lời gần đây của Thúc-Đại không? Sự thực nó không dễ như anh nghĩ đâu. Hiện tượng bè phái trong văn nghệ nghiêm trọng vì bè phái đó lại là một số lớn những người lãnh đạo văn nghệ có vị và có quyền.
Trong kháng chiến, trái tim của con người gần gũi nhau hơn. Cũng mặc áo nâu ngồi bên vỉa đường hút chung điếu thuốc lào, con người văn nghệ hiểu nỗi thống khổ của nhau thấm thía hơn. Hôm tổng kết học tập, đồng chí Tố-Hữu cũng có nhận khuyết điểm là hai năm nay ít gần gũi anh em. Đấy là hiện tượng xa rời quần chúng. Xa quần chúng thì nhất định không rõ tâm lý quần chúng, không rõ tâm lý quần chúng thì những điều chỉ thị xuống chỉ mơ hồ, máy móc không thích hợp. Huống chi bên cạnh mình lại còn thêm một số cá nhân hẹp hòi, thiển cận thì đồng chí Tố-Hữu bây giờ có thấy anh em phê bình là bè phái, cũng chỉ cho là lời đả kích của "mấy thằng bất mãn"
Một nguyên nhân của bè phái là kém lý luận. Những người lãnh đạo văn nghệ sở dĩ đã phải cố kết thành một khối để củng cố địa vị, chống đỡ với quần chúng, là vì không có cơ sở lý luận. Do đó, họ đã không "đem trả về cho quần chúng những cái của quần chúng". Người kém lý luận thường nhìn sự đời bằng con mắt chủ quan, một lối chủ quan duy tâm. Lối nhìn chủ quan duy tâm này rất nguy hiểm vì nó chỉ dựa trên cảm tính vu vơ, không biện chứng. Tôi xin lấy một đoạn của Hoài-Thanh tự phê bình về vụ Trần-Dần đăng trong Văn nghệ số 139 để dẫn chứng lối nhìn đời bằng con mắt chủ quan duy tâm đó: " Trong trí tôi nẩy ra ý nghĩ: Trung quốc có Hồ-Phong, biết đâu chúng ta lại không có một Hồ-Phong", và rồi Hoài-Thanh suy diễn: "Lúc đầu đọc bài Nhất định thắng tôi chỉ có cảm giác đây là một tâm trạng âm u... Nhưng chẳng mấy chốc tôi đã chuyển sang nghĩ đây là một sự cố tình vu khống".
Cũng có những người lãnh đạo vốn không bè phái, nhưng do chỗ ở một cương vị lãnh đạo phải giải quyết những yêu cầu của quần chúng văn nghệ sĩ, mà năng lực thì đuối nên rốt cuộc cũng phải dựa vào bè phái để chống chế đối với anh em. Đó là trường hợp đấu tranh chính sách ở Phòng Văn nghệ Quân đội 1955. Lúc anh em văn nghệ sĩ đưa ra thảo luận một bản đề án về chính sách văn nghệ, đại cương có ba điểm lớn:
- Quan hệ giữa văn nghệ và chính trị.
- Chủ trương sáng tác rộng rãi, trăm hoa đua nở.
- Những điều kiện cần yếu về sinh hoạt của văn nghệ sĩ.
Thì một số những người lãnh đạo văn nghệ trong Quân đội (trong đó có cả văn nghệ sĩ) luống cuống vì không nhìn rõ bước tiến tất nhiên của thực tế, không nhìn được xa rộng vấn đề sẽ đi tới đâu. Về sau, khi kiểm điểm sai lầm, một trong những nhà lãnh đạo đó đã thành khẩn nói: "Khi thấy anh em đề ra chính sách tôi thấy là đúng; nhưng khi thấy cấp trên bảo là sai, tôi cũng lại thấy lời cấp trên là đúng". Rồi đàn áp, chia để trị, bằng mọi biện pháp như kiểu Hoài-Thanh: "Y³ thức của tôi trong khi tham gia điều khiển cuộc họp là muốn cô lập Trần Dần và tranh thủ những người khác có bài trong Giai Phẩm. Cái lối cô lập và tranh thủ ấy dựa trên ý định lấy nhiều người đàn áp một người..."
Nguyên nhân thứ hai của bè phái, quan trọng hơn là đầu óc sùng bái cá nhân. Khi đã kém lý luận, suy nghĩ theo lối chủ quan duy tâm, thì phải dựa vào ý kiến của cấp trên. Do đó mà một câu nói vu vơ hay nhẹ dạ của một cán bộ cấp trên cũng được những người nặng đầu óc sùng bái cho là một chỉ thị, và cứ thế áp dụng. Cũng anh cán bộ lãnh đạo văn nghệ trong Quân đội trên kia nói: "Trong tình thế ý kiến anh em và ý kiến cấp trên mâu thuẫn thì bao giờ tôi cũng làm theo ý kiến cấp trên chứ không cần suy xét gì nữa". Cũng cần nói đến đầu óc địa vị của một số văn nghệ sĩ trong Quân đội đã nhẩy lên ghế lãnh đạo phong trào, thừa thế kết bè "làm láo, báo cáo hay", kìm hãm phong trào văn nghệ trong Quân đội đang lớn mạnh. Tại sao, khi có lệnh gửi ra nước bạn những tác phẩm giá trị của Quân đội để giới thiệu Quân đội Việt Nam anh dũng lại thấy thiếu hai cuốn truyện Người người lớp lớp của Trần-Dần và Vượt côn đảo của Phùng-Quán mà chỉ thấy một số sách mà toàn quân ít hưởng ứng của một số bè phái văn nghệ sĩ trong Quân đội? Nên xét lại xem việc Tú-Nam tự động đóng dấu, lấy quyền ký tên hạ lệnh cho nhà xuất bản Quân đội in hàng vạn cuốn Mất con mất cháu của mình có phải là một hành động lũng đoạn không? Trước đó, nhà xuất bản của Hội đã không nhận in vì Mất con mất cháu dở quá. Bài "Một vài sai lầm của lãnh đạo văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi (Văn nghệ số 140) không công nhận có bè phái. Nhưng cũng trong bài đó, anh viết: "Số ít người nắm quyền quyết định trở thành tự mãn, độc đoán", "Bộ phận lãnh đạo trở thành một nhóm đóng cửa, hẹp hòi, cô độc, nể nang lẫn nhau; khi có khuyết điểm thì xuê xoa không thẳng thắn đấu tranh nội bộ và mạnh dạn tự phê bình trước quần chúng". Đành rằng tình trạng bè phái của lãnh đạo văn nghệ không xuất phát từ một âm mưu lũng đoạn từ đầu. Nhưng trên hiện tượng do anh Thi tự thú và hàng mấy trăm anh em văn nghệ sĩ đã vạch ra trong đợt học tập tháng tám vừa qua tôi tưởng không cần phải chứng minh thêm gì nữa tính chất bè phái cũng đã quá rõ rệt rồi. Bây giờ đã đến lúc vấn đề không còn là nhận hay không nhận một danh từ nữa mà phải bắt cho đúng mạch, tìm cho đúng bệnh để cứu người ốm. Đừng kéo dài mà tốn tiền, tốn thuốc, lại hại người.
Đảng ta giầu kinh nghiệm đấu tranh. Trung ương ta bao gồm những người con ưu tú của dân tộc. Tại sao xẩy ra tình trạng rối ren này? Một phần lớn của vấn đề là do bè phái trung gian đã ngăn cách Trung ương với quần chúng. Đành rằng vì Đảng ta chưa có một chính sách văn nghệ cụ thể. Nhưng giá những người trung gian cứ làm việc đúng công tâm con người cách mạng, rộng rãi, biết nâng đỡ mọi người, thẳng thắn không bao che khuyết điểm thì đâu đến nỗi! Giá thử những năm vừa qua họ trung thành với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm, đừng gạt bỏ ý kiến xây dựng của những người tốt, đừng sống giả dối, thích nghe những lời nịnh hót hay tâng bốc lẫn nhau, thì chúng ta đã có thể cống hiến nhiều sáng tác tốt hơn cho nhân dân và góp cả phần giúp Trung ương xây dựng chính sách văn nghệ nữa.
Cũng do đó mà phong trào văn nghệ chúng ta ì ạch, một chiều, tình thân giữa văn nghệ sĩ với nhau sút kém nặng nề, nhiều văn nghệ sĩ trẻ bị bỏ quên, nhân phẩm văn nghệ sĩ vẫn bị coi rẻ, đời sống văn nghệ sĩ không được bình thường. Văn nghệ là của quần chúng. Phải trả về cho quần chúng Đảng chỉ khơi nguồn, giúp cho khả năng quần chúng dễ phát huy. Người chịu trách nhiệm lãnh đạo văn nghệ phải lắng nghe ý kiến quần chúng đặng thi hành chính sách của Đảng đúng đường lối quần chúng.
Anh em không cầu mong gì hơn một thái độ thành khẩn của những người lãnh đạo văn nghệ, để sẵn sàng cùng nhau xây dựng một nền văn nghệ phong phú cho dân tộc. Cơn sóng gió hiện nay có yên thì mới nói chuyện sáng tác và tiến hành chuẩn bị Đại hội tốt được. Nhưng, muốn được thế, những người lãnh đạo văn nghệ phải có thái độ rõ rệt hơn, đừng úp mở nữa; bè phái phải giải thể đi, thì mới tạo nên điều kiện tốt cho Trung ương gần gũi văn nghệ sĩ hơn để lãnh đạo họ bằng một đường lối sát đúng và một chính sách cụ thể.
Trần Công.
Trần Công
(Nhân văn số 2, ra ngày 30.9.1956)
(Tiếp theo kỳ trước)
ll - Nguyên nhân và tai hại
Nói đến văn nghệ, người ta thường nghĩ tới học phái này học phái nọ. Người ta nghĩ đến những cuộc bút chiến, tranh luận nảy lửa mục đích là càng ngày càng làm giầu thêm kho tàng văn học của nhân loại. Chính ra phải nói đến bè phái là cả một sự đau lòng. Có phải là chuyện "vụn vặt giải quyết vài ngày trong nội bộ" như lời gần đây của Thúc-Đại không? Sự thực nó không dễ như anh nghĩ đâu. Hiện tượng bè phái trong văn nghệ nghiêm trọng vì bè phái đó lại là một số lớn những người lãnh đạo văn nghệ có vị và có quyền.
Trong kháng chiến, trái tim của con người gần gũi nhau hơn. Cũng mặc áo nâu ngồi bên vỉa đường hút chung điếu thuốc lào, con người văn nghệ hiểu nỗi thống khổ của nhau thấm thía hơn. Hôm tổng kết học tập, đồng chí Tố-Hữu cũng có nhận khuyết điểm là hai năm nay ít gần gũi anh em. Đấy là hiện tượng xa rời quần chúng. Xa quần chúng thì nhất định không rõ tâm lý quần chúng, không rõ tâm lý quần chúng thì những điều chỉ thị xuống chỉ mơ hồ, máy móc không thích hợp. Huống chi bên cạnh mình lại còn thêm một số cá nhân hẹp hòi, thiển cận thì đồng chí Tố-Hữu bây giờ có thấy anh em phê bình là bè phái, cũng chỉ cho là lời đả kích của "mấy thằng bất mãn"
Một nguyên nhân của bè phái là kém lý luận. Những người lãnh đạo văn nghệ sở dĩ đã phải cố kết thành một khối để củng cố địa vị, chống đỡ với quần chúng, là vì không có cơ sở lý luận. Do đó, họ đã không "đem trả về cho quần chúng những cái của quần chúng". Người kém lý luận thường nhìn sự đời bằng con mắt chủ quan, một lối chủ quan duy tâm. Lối nhìn chủ quan duy tâm này rất nguy hiểm vì nó chỉ dựa trên cảm tính vu vơ, không biện chứng. Tôi xin lấy một đoạn của Hoài-Thanh tự phê bình về vụ Trần-Dần đăng trong Văn nghệ số 139 để dẫn chứng lối nhìn đời bằng con mắt chủ quan duy tâm đó: " Trong trí tôi nẩy ra ý nghĩ: Trung quốc có Hồ-Phong, biết đâu chúng ta lại không có một Hồ-Phong", và rồi Hoài-Thanh suy diễn: "Lúc đầu đọc bài Nhất định thắng tôi chỉ có cảm giác đây là một tâm trạng âm u... Nhưng chẳng mấy chốc tôi đã chuyển sang nghĩ đây là một sự cố tình vu khống".
Cũng có những người lãnh đạo vốn không bè phái, nhưng do chỗ ở một cương vị lãnh đạo phải giải quyết những yêu cầu của quần chúng văn nghệ sĩ, mà năng lực thì đuối nên rốt cuộc cũng phải dựa vào bè phái để chống chế đối với anh em. Đó là trường hợp đấu tranh chính sách ở Phòng Văn nghệ Quân đội 1955. Lúc anh em văn nghệ sĩ đưa ra thảo luận một bản đề án về chính sách văn nghệ, đại cương có ba điểm lớn:
- Quan hệ giữa văn nghệ và chính trị.
- Chủ trương sáng tác rộng rãi, trăm hoa đua nở.
- Những điều kiện cần yếu về sinh hoạt của văn nghệ sĩ.
Thì một số những người lãnh đạo văn nghệ trong Quân đội (trong đó có cả văn nghệ sĩ) luống cuống vì không nhìn rõ bước tiến tất nhiên của thực tế, không nhìn được xa rộng vấn đề sẽ đi tới đâu. Về sau, khi kiểm điểm sai lầm, một trong những nhà lãnh đạo đó đã thành khẩn nói: "Khi thấy anh em đề ra chính sách tôi thấy là đúng; nhưng khi thấy cấp trên bảo là sai, tôi cũng lại thấy lời cấp trên là đúng". Rồi đàn áp, chia để trị, bằng mọi biện pháp như kiểu Hoài-Thanh: "Y³ thức của tôi trong khi tham gia điều khiển cuộc họp là muốn cô lập Trần Dần và tranh thủ những người khác có bài trong Giai Phẩm. Cái lối cô lập và tranh thủ ấy dựa trên ý định lấy nhiều người đàn áp một người..."
Nguyên nhân thứ hai của bè phái, quan trọng hơn là đầu óc sùng bái cá nhân. Khi đã kém lý luận, suy nghĩ theo lối chủ quan duy tâm, thì phải dựa vào ý kiến của cấp trên. Do đó mà một câu nói vu vơ hay nhẹ dạ của một cán bộ cấp trên cũng được những người nặng đầu óc sùng bái cho là một chỉ thị, và cứ thế áp dụng. Cũng anh cán bộ lãnh đạo văn nghệ trong Quân đội trên kia nói: "Trong tình thế ý kiến anh em và ý kiến cấp trên mâu thuẫn thì bao giờ tôi cũng làm theo ý kiến cấp trên chứ không cần suy xét gì nữa". Cũng cần nói đến đầu óc địa vị của một số văn nghệ sĩ trong Quân đội đã nhẩy lên ghế lãnh đạo phong trào, thừa thế kết bè "làm láo, báo cáo hay", kìm hãm phong trào văn nghệ trong Quân đội đang lớn mạnh. Tại sao, khi có lệnh gửi ra nước bạn những tác phẩm giá trị của Quân đội để giới thiệu Quân đội Việt Nam anh dũng lại thấy thiếu hai cuốn truyện Người người lớp lớp của Trần-Dần và Vượt côn đảo của Phùng-Quán mà chỉ thấy một số sách mà toàn quân ít hưởng ứng của một số bè phái văn nghệ sĩ trong Quân đội? Nên xét lại xem việc Tú-Nam tự động đóng dấu, lấy quyền ký tên hạ lệnh cho nhà xuất bản Quân đội in hàng vạn cuốn Mất con mất cháu của mình có phải là một hành động lũng đoạn không? Trước đó, nhà xuất bản của Hội đã không nhận in vì Mất con mất cháu dở quá. Bài "Một vài sai lầm của lãnh đạo văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi (Văn nghệ số 140) không công nhận có bè phái. Nhưng cũng trong bài đó, anh viết: "Số ít người nắm quyền quyết định trở thành tự mãn, độc đoán", "Bộ phận lãnh đạo trở thành một nhóm đóng cửa, hẹp hòi, cô độc, nể nang lẫn nhau; khi có khuyết điểm thì xuê xoa không thẳng thắn đấu tranh nội bộ và mạnh dạn tự phê bình trước quần chúng". Đành rằng tình trạng bè phái của lãnh đạo văn nghệ không xuất phát từ một âm mưu lũng đoạn từ đầu. Nhưng trên hiện tượng do anh Thi tự thú và hàng mấy trăm anh em văn nghệ sĩ đã vạch ra trong đợt học tập tháng tám vừa qua tôi tưởng không cần phải chứng minh thêm gì nữa tính chất bè phái cũng đã quá rõ rệt rồi. Bây giờ đã đến lúc vấn đề không còn là nhận hay không nhận một danh từ nữa mà phải bắt cho đúng mạch, tìm cho đúng bệnh để cứu người ốm. Đừng kéo dài mà tốn tiền, tốn thuốc, lại hại người.
Đảng ta giầu kinh nghiệm đấu tranh. Trung ương ta bao gồm những người con ưu tú của dân tộc. Tại sao xẩy ra tình trạng rối ren này? Một phần lớn của vấn đề là do bè phái trung gian đã ngăn cách Trung ương với quần chúng. Đành rằng vì Đảng ta chưa có một chính sách văn nghệ cụ thể. Nhưng giá những người trung gian cứ làm việc đúng công tâm con người cách mạng, rộng rãi, biết nâng đỡ mọi người, thẳng thắn không bao che khuyết điểm thì đâu đến nỗi! Giá thử những năm vừa qua họ trung thành với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm, đừng gạt bỏ ý kiến xây dựng của những người tốt, đừng sống giả dối, thích nghe những lời nịnh hót hay tâng bốc lẫn nhau, thì chúng ta đã có thể cống hiến nhiều sáng tác tốt hơn cho nhân dân và góp cả phần giúp Trung ương xây dựng chính sách văn nghệ nữa.
Cũng do đó mà phong trào văn nghệ chúng ta ì ạch, một chiều, tình thân giữa văn nghệ sĩ với nhau sút kém nặng nề, nhiều văn nghệ sĩ trẻ bị bỏ quên, nhân phẩm văn nghệ sĩ vẫn bị coi rẻ, đời sống văn nghệ sĩ không được bình thường. Văn nghệ là của quần chúng. Phải trả về cho quần chúng Đảng chỉ khơi nguồn, giúp cho khả năng quần chúng dễ phát huy. Người chịu trách nhiệm lãnh đạo văn nghệ phải lắng nghe ý kiến quần chúng đặng thi hành chính sách của Đảng đúng đường lối quần chúng.
Anh em không cầu mong gì hơn một thái độ thành khẩn của những người lãnh đạo văn nghệ, để sẵn sàng cùng nhau xây dựng một nền văn nghệ phong phú cho dân tộc. Cơn sóng gió hiện nay có yên thì mới nói chuyện sáng tác và tiến hành chuẩn bị Đại hội tốt được. Nhưng, muốn được thế, những người lãnh đạo văn nghệ phải có thái độ rõ rệt hơn, đừng úp mở nữa; bè phái phải giải thể đi, thì mới tạo nên điều kiện tốt cho Trung ương gần gũi văn nghệ sĩ hơn để lãnh đạo họ bằng một đường lối sát đúng và một chính sách cụ thể.
Trần Công.