Hồ sơ nhân văn giai phẩm
Tác giả: Mạc Đình
(Tao Đàn, số 3)
Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) là phong trào đòi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam có tầm vóc lớn trong thế kỷ này. Phong trào đã bị dập tắt từ hơn 30 năm nay, nhưng ảnh hưởng và hệ quả đối với đời sống văn hóa và chính trị ở VN vẫn còn kéo dài đến ngày nay. Hôm nay, 38 năm sau, mở lại hồ sơ NVGP, chúng tôi nghĩ rằng không sớm mà cũng chưa muộn.
Theo phát biểu mới đây của nhà thơ Lê Đạt trên RFI thì NVGP là cố gắng nghiêm túc đầu tiên của văn nghệ sĩ để đối thọai với nhà nước. Tiếc rằng cuộc đối thoại đã chấm dứt một cách bi kịch. Cuộc đối thoại này khởi nguồn từ đầu năm 1955 và kết thúc vào tháng Sáu năm 1958 với lao tù và cải tạo. Đầu năm 58, có 2 hội nghị quan trọng của những người làm công tác văn nghệ, hội nghị đầu vào tháng 2 năm 1958 gồm có 172 người tham dự, hội nghị sau vào tháng 3 có 304 người tham dự với mục đích: Nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính Trị, Ban chấp hành Trung ương đảng kết hợp với 2 bản tuyên ngôn và tuyên bố của hội nghị các đảng Cộng Sản và các đảng Công nhân họp tại Mạc Tư Khoa cuối năm 1957.
Qua hai hội nghị trên đây, những người dính líu tới phong trào NVGP bị phát hiện, bị tố giác. Một danh sách nhiều tên tuổi được thành hình: Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Mão, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phát, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Phùng Quán, Hoàng Tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Phan Vũ, Hoàng Huế, Huy Phương, Vĩnh Mai tức Châm văn Biếm, Hữu Thung, Nguyễn Đắc Dực, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Yến, Thanh Bình, Yến Lan, Nguyễn Thành Long, Trần Lê Văn, Lê Đại Thanh...
Vẫn theo ngôn ngữ chính thống thì... trận chiến đấu chống bọn phá hoại NVGP đã kết thúc bằng hội nghị của ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật VN, họp lần thứ 3 tại Hà Nội ngày 4.6.1958 với báo cáo tổng kết của Tố Hữu và nghị quyết của ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật lên án nhóm NVGP. Ngày 5.6.1958 tại Hà Nội, hơn 800 văn nghệ sĩ bàn thảo nghị quyết gọi là: Nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ phụ họa với nghị quyết của liên hiệp. Sau đó từ 21. 6 đến 3.7. 1958, lần lượt các ban chấp hành hội Nhạc sĩ, hội Mỹ Thuật, hội Nhà văn hùa nhau thi hành biện pháp kỷ luật đối với các thành viên của hội có chân trong trong trào NVGP: Hội nhà văn khai trừ Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh khỏi ban chấp hành, hội Mỹ thuật cảnh cáo Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng rút khỏi ban chấp hành, hội Nhạc sĩ chấp nhận Văn Cao, Nguyễn Văn Tý rút khỏi ban chấp hành và cả 3 hội quyết định khai trừ Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An ra khỏi hội Nhà văn, Trần Duy ra khỏi hội Mỹ thuật, khai trừ trong thời hạn 3 năm Trần Dần, Lê Đạt khỏi hội Nhà văn, Tử Phát, Đặng Đình Hưng ra khỏi hội Nhạc sĩ sáng tác và cảnh cáo một số hội viên khác đã ủng hộ phong trào NVGP.
Những điều vừa trình bầy trên đây, rút ra từ quyển sách dầy 370 trang tựa đề: Bọn Nhân Văn Giai Phẩm Trước Tòa án Dư Luận do nhà xuất bản Sự Thật phát hành tại Hà Nội năm 1959.
Tập sách này tập hợp những nghị quyết của các buổi họp, những lời... thú tội của những thành viên trong NVGP. Những bài viết lên án và mạ lỵ phong trào NVGP, cùng những lời buộc tội của đoàn thể, cá nhân, quần chúng cũng như của các vị trong ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nhưng cũng nhờ vào cuốn sách này, nhờ vào những bài viết đả kích Lê Đạt và Văn Cao in trong tập tiểu luận: Dao có mài mới sắc của Xuân Diệu và cuốn: Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của Hoàng Văn Chí mà ngày nay chúng ta có thể biết rõ hơn về tổ chức và hình thức tranh đấu kéo dài của nhóm NVGP trong những năm 55, 56, 57 và 58.
Rời Hà Nội đầu năm 1955, trong hai năm từ 56 đến 58, Hoàng Văn Chí thu nhập tài liệu nhờ một người bạn làm việc ở ủy ban Kiểm soát Đình chiến đem báo chí từ Bắc vào Nam. Tập sách này xuất bản tháng giêng năm 1959 tại miền Nam qui tụ phần lớn những tác phẩm tiêu biểu, xuất hiện trong thời kỳ NVGP với tiểu sử tác giả. Nhờ đó mà độc giả miền Nam nhiều người thuộc lòng thơ Trần Dần, Phùng Quán...
Phong trào NVGP manh nha từ đầu năm 55. Trong quân đội có Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phát, Hoàng Cầm... đã bắt đầu phản đối Đảng bằng hai con đường: một mặt lên tiếng phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu; một mặt đòi trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ, thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội, thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong Văn nghệ Quân đội, thành lập trong quân đội một Chi hội văn nghệ trực thuộc hội Văn nghệ, không qua cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị. (Theo lời buộc tội của Tố Hữu - trang 23).
Cùng lúc đó báo Nói Thật của Hoàng Công Khanh trích đăng bài: Sự chia tay giữa Chính Trị và Văn nghệ của Lỗ Tấn. Đến tháng 6. 1956 văn nghệ sĩ mới thực sự chống đối công khai. Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời do Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Sĩ Ngọc, Tử Phát, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Tô Vũ sáng lập. Ngoài những bài đả kích lãnh đạo văn nghệ của đảng còn có bài: Nhất định thắng của Trần dần. Giai phẩm mùa xuân bị tịch thu ngay tức khắc. Trần Dần bị bắt. Trong cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật, Hồng Cương xác nhận rằng: ...nhân cơ hội đó, tất cả các lực lương đối lập với CNXH đều ngóc đầu dậy chống lại sự lãnh đạo của đảng và chính phủ. bọn phản động trong công giáo hành động phá rối ở Nghệ An, Nam Định...
Ba tháng sau đảng phát động chính sách sửa sai. Lợi dụng thời cơ, văn nghệ sĩ cho ra đời Giai phẩm mùa thu, tập một ngày 29.8.1956 có bài Phê bình Lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi. Ngày 15.9.56, bán nguyệt san Nhân Văn số 1 ra đời và cuối tháng 10 năm 1956, ở các trường đại học, giáo sư Trương Tửu, Trần Đức Thảo huy động sinh viên cho ra tờ Đất Mới với Phùng Quán, Bùi Quang Đoàn. Đất Mới ra được số 1 thì bị đình bản. Cuối tháng 11.56, đảng hạ lệnh đóng cửa tờ Nhân Văn, và Nhân Văn số 6 bị tịch thu. Sắc lệnh ngày 15.12.56 cấm tự do báo chí, trừ những báo của đảng, chấm dứt số phận của những tờ Giai Phẩm, Trăm Hoa, Đất Mới. Đảng cho ra tuần báo Văn, thay thế Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân và Nguyên Hồng. Chẳng bao lâu báo Văn cũng đổi thái độ, bỏ bớt những bài ca tụng, thêm dần những bài chỉ trích. Những cây bút cũ của NVGP lại thấy xuất hiện trên báo Văn. Sau khi Văn số 36 ra ngày 10.1.58 đăng bài Ông Năm Chuột của Phan Khôi thì Văn bị đình bản hẳn, chấm dứt phong trào NVGP.
Về hoạt động của phong trào, theo lời buộc tội của Tố Hữu, sự phân công công tác được chia ra như sau: Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm hoạt động trong hội Nhà văn; Trần Duy, Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng ở hội Mỹ Thuật; Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh ở hội Nghệ sĩ Sân khấu; Tử Phát, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Đặng Đình Hưng ở hội Âm nhạc; Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Đức Thảo là những nhà tư tưởng của phong trào; Thụy An, Nguyễn Hữu Đang liên lạc, huy động và khuyến khích anh em; Trần Thiếu Bảo, chủ nhà in Minh Đức, in các giai phẩm, giúp đỡ tiền bạc và phương tiện để phát hành báo Nhân Văn. Nhà in Minh Đức còn là trụ sở của các cuộc họp báo Nhân văn và Đất Mới.
Theo lời buộc tội của Nguyễn Đình Thi thì chủ trương của nhóm NVGP dựa trên 6 điểm:
- Cho chủ nghĩa Cộng Sản là: không nhân văn, là trà đạp con người, coi những người Cộng Sản là những người khổng lồ không tim... Văn học XHCN là công thức giả tạo đẻ ra những thi sĩ máy... đem bục công an đặt giữa tim người...
- Phản đối chuyên chính, đòi dân chủ tự do trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa; đả kích mậu dịch, quản lý hộ khẩu, các bộ máy nhà nước đòi tự do đối lập.
- Chống sùng bái cá nhân, cho sự lãnh đạo của đảng là đảng trị, độc đoán, mâu thuẫn với quyền lợi cơ bản của con người. Trong Ông Bình Vôi của Lê Đạt có những câu:
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại...
- Đề cao chủ nghĩa quốc gia tư sản, đả kích Liên Xô, cho sự giáo dục con người ở Liên Xô là dập khuôn, văn học nghệ thuật Liên Xô là công chức.
- Chống chính sách cải cách ruộng đất. (Ngày 30.10.1956, trước Mặt trận Tổ quốc Hà Nội, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn quan trọng có tựa đề: Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo. Nguyễn Mạnh Tường phân tích những sai lầm của chế độ đi từ cải cách ruộng đất ở thôn quê, sang sai lầm trong chế độ mậu dịch ở thị thành, đến chính sách kinh tế có tính bóc lột. Ông truy nguyên nguồn gốc các sai lầm và trình bầy những nguyên tắc mới để sửa sang lại guồng máy luật pháp, chính trị, văn học, kinh tế...)
- Điểm thứ 6 và là điểm sau cùng, về văn nghệ NVGP chủ trương phát triển: Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, chối bỏ sự lãnh đạo văn nghệ của đảng, nêu cao khẩu hiệu trả lại văn nghệ cho văn nghệ sĩ, nhược bằng bắt mọi người phải viết theo một lối thì đến một ngày kia: Hàng trăm thứ hoacúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết... (Phan Khôi).
Những thành viên của phong trào NVGP nhiều người đã khuất, và thế hệ ngày nay ít ai biết rõ về con người, về cuộc sống của họ. Những ký ức văn học may mắn không bị thời gian lôi cuốn đi, nhờ đó mà số phận của tác giả dù có trải những dặm trường, văn bản của họ vẫn sống, vẫn được người đời đọc, và viết lại.
Thụy An, trong vụ án NVGP tên bà được nêu lên hàng đầu với cái tựa: Con phù thủy xảo quyệt cùng bản cáo trạng nặng nề và bản án độc ác nhất dành cho bà. Thụy An là ai ? Tên thật là Lưu Thị Yến , trong địa hạt tiểu thuyết, bà là nhà văn nữ đi tiên phong với cuốn Một Linh Hồn. Thụy An đã cộng tác với báo Phụ Nữ Tân Văn và là chủ nhiệm các báo Đàn Bà Mới ở Sài Gòn và Đàn Bà ở Hà Nội. Là phóng viên chiến tranh, bà đã tham dự nhiều cuộc nhảy dù ra mặt trận để cung cấp tài liệu cho báo chí. Bà Thụy An đã từng giữ chức quyền giám đốc Việt Tấn Xã. Cuối năm 53, Thụy An liên lạc với Hồ Hữu Tường, cổ động cho báo Đông Phương và thuyết Trung lập chí. Về cuốn tiểu thuyết Một Linh Hồn, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận định trong tờ Nhà Văn Hiện Đại như sau:.. Một Linh Hồn chính là một tiểu thuyết tình cảm, tác giả Thụy An lại vốn là một nhà thơ, Hàn Mặc Tử Đã đem vào thi ca VN lòng tin tưởng ở đạo Gia Tô với một giọng say sưa, đầm ấm. Thụy An đã xây dựng cho tiểu thuyết của bà, có những nhân vật tin cậy ở Đấng Cứu Thế, ở Đức Mẹ Đồng Trinh và sẵn lòng nhịn nhục hy sinh. Hãy đọc bà diễn tả những tin tưởng êm đẹp của người con gái dòng Thức Đường:
... Trên bàn thờ Chúa và những bàn thờ nhỏ cung quanh. Vài ngọn nến le lói trong bóng nửa tối, nửa sáng, ánh nến dập dờn làm linh động những pho tượng, những bức tranh. Mặt Đức Bà như càng lúc càng rầu rĩ thêm và cứ dần dần sát xuống mặt Vân, và hai bàn tay mềm dẻo của người thường chắp lại nay từ từ rời ra và đang xoa trên cái trán nóng bừng và rạo rực của Vân. Vân tưởng hít thấy cái hơi thở thiêng liêng của người và nghe người thì thào như một cơn gió: Hỡi con, hãy đem nỗi đau khổ gửi vào lòng ta đây... Vân ngả hẳn đầu, tựa vào bức tuợng mà bấy giờ Vân mơ màng thấy âm ấm như tựa vào ngực Đức Bà...
Một câu chuyện bắt đầu giữa nguồn an ủi và nỗi đớn đau cực điểm, và Vũ Ngọc Phan kết luận: Một Linh Hồn đáng kể là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ VN từ trước đến nay, tác giả đã giầu tưởng tượng, lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn.
Thời kỳ NVGP, theo lời khuyên của Nguyễn Hữu Đang, Thụy An không lộ mặt trên báo, Tuy vậy, cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật có nói đến 2 bài viết của bà: Bích Xu Va và Trường hợp Tòng quân của Thiếu úy Lâm. Thụy An thường ra vào hội nhà văn, mạt sát chế độ bần cùng hóa nhân dân và Thụy An liên lạc, giúp đỡ quần áo, tiền bạc cho văn nghệ sĩ. Thụy An có một ảnh hưởng lớn đối với họ. Trong bản tự kiểm điểm, Lê Đạt viết về Thụy An: Mỗi lần ở nhà Thụy An ra, là mỗi lần tôi thấy mình tài giỏi thêm, và chán nản thêm, lòng tin tưởng của tôi mất dần khi Thụy An nói đến những con người không đất đứng và tôi cũng tư hỏi đất đứng của mình ở đâu? Không chịu đi chỉnh huấn, Thụy An bị bắt giam vào Hỏa Lò Hà Nội.
Người được nêu tên hàng thứ nhì trong vụ án NVGP ngay sau tên Thụy An là Nguyễn Hữu Đang với cái tựa: Tên quân sư quạt mo với lời buộc tội nặng nề và thô thiển. Nguyễn Hữu Đang quê ở Thái Bình, ông tham gia những phong trào ái quốc rất sớm. Trước năm 42, ông hoạt động trong phong trào truyền bá quốc ngữ. Năm 42 tham gia Văn hóa Cứu quốc, ngay từ 45, Nguyễn Hữu Đang đã liên lạc mật thiết với Trần Thiếu Bảo, sau này là chủ nhà xuất bản Minh Đức. Trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, Nguyễn Hữu Đang tổ chức thanh niên xung phong và sau đó làm thanh tra bình dân học vụ. Năm 47, ông mới chính thức vào đảng, năm 51 ly khai đảng và lên tiếng đả kích đường lối của đảng.
Theo lời buộc tội, thì Nguyễn Hữu Đang là linh hồn của tờ Nhân văn, ông tìm tiền, kiếm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài, nhưng lại ký tên người khác, che lấp những nguồn tài chính, những người cung cấp phương tiện bằng hình thức nêu danh những người góp tiền in báo có 1 nhân lên gấp 10. Trong bản tự kiểm điểm, Trần Dần viết về Nguyễn Hữu Đang: Nếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được, sẽ không những tham luận đề nghị gặp trung ương, cũng không có tờ Nhân văn. Nguyễn Hữu Đang chủ trương tranh đấu triệt để và trực tiếp. Nhân lớp học 18 ngày do hội Văn Nghệ tổ chức, ông đọc bản tham luận đả kích đường lối văn nghệ lãnh đạo đảng. Nguyễn Hữu Đang không chịu đi chỉnh huấn, bị bắt giam ở Hỏa Lò.
Trần Thiếu Bảo xuất thân trong một gia đình giầu có ở Thái Bình. Sau này mở nhà sách Minh Đức sau trở thành nhà xuất bản, trước ở Thái Bình, năm 54 dời về phố Phan Bội Châu Hà Nội. Trần Thiếu Bảo không theo cách mạng ngay từ đầu, và ông có tiếng là mạnh thường quân đối với văn nghệ sĩ. Cùng với Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, ông tổ chức lễ kỷ niệm Vũ Trọng Phụng khi ấy Vũ Trọng Phụng chưa được vinh thăng như bây giờ. Nhà xuất bản Minh Đức lợi dụng chuyện khai thác vốn cổ để tái bản những sách của Tự lực văn đoàn như Tiêu sơn tráng sĩ... Nhà xuất bản Minh Đức cũng là trụ sở các cuộc họp báo Nhân Văn, in giai phẩm Đất Mới. Trần Thiếu Bảo xuất tiền bạc phương tiện in ấn và phát hành.
Ba giáo sư đại học đã tham gia phong trào NVGP là Trương Tửu, Trần đức Thảo, Đào Duy Anh, cả ba đều bị cất chức và bị quản thúc gần như hết đời.
Trương Tửu là nhà phê bình, nhà văn, giáo sư đại học và lý thuyết gia. Trương Tửu bước vào làng văn với loạt bài phê bình những tác phẩm của Tự lực văn đoàn trên báo Loa, Hà Nội năm 1935. Ông còn là tác giả của những tập tiểu thuyết tranh đấu và xã hội. Khi mặt trận dân chủ của Việt Minh bắt đầu phát động, ông đã viết bài đả kích mặt trận trên các báo Quốc Gia, và Thời thế. Trương Tửu tuyên bố: Văn nghệ không làm chính trị để giữ độc lập của trí thức. Cùng với Nguyễn Đức Tùng ông thành lập nhóm Hàn Thuyên. Nhóm Hàn Thuyên theo chủ chương Cộng sản Đệ tứ in những sách của Lương Đức Thiện, Nguyễn Bách khoa, Thái Văn tam, Nguyễn Tế mỹ, Lý Hải Âu... Ngày 10.9.45, Trương Tửu cho xuất bản cuốn Tưong Lai Văn Nghệ VN, và muợn lời của André Gide khuyên các văn nghệ sĩ hãy gieo rắc vào tâm trí mọi người chất men bất phục tùng và phản kháng. Tuy vậy, ông cũng đi theo kháng chiến theo trào lưu trong 9 năm trời.
Về hoạt động của Trương Tửu trong thơi kỳ NVGP, Hoài Thanh tố cáo: Trong 3 tập giai phẩm liên tục, nó (tức Trương Tửu) đả kích thậm tệ vào cán bộ đảng phụ trách công tác văn nghệ, phủ nhận tính Mác xít, tính vô sản của đảng... Bàng Sĩ Nguyên viết: ... Tửu đã nói gì khi giảng dậy Tửu đã vu khống đảng là hiện tượng tha hóa, trường đại học có đảng trị, có đảng cụ thể và có đảng trừu tượng. Cụ thể bao giờ cũng có sai lầm, vậy mỗi giai đoạn cần có một đảng mới. Tửu gây ý thức thoát ra sự lãnh đạo của đảng cụ thể là tấn công vào cán bộ đảng, Tửu đề cao Vũ Trọng Phụng để nói rằng không có đảng lãnh đạo nhà văn vẫn viết được những tác phẩm có giá trị...
Trần Đức Thảo nổi tiếng về tài học, đỗ đầu vào trường Normal Supérieur ở Pháp năm 1936, thạc sĩ triết học. Trong thời kỳ ở Pháp, ông cộng tác với Jean Paul Sartre tham gia nhóm Les temps modernes. Sau này ông kiện Sartre về cuốn sách viết chung mà Sartre không muốn xuất bản. Năm 44, 45 ông hoạt động cho hội Việt Kiều theo lời buộc tội của Phạm Huy Thông. Khi phái đoàn Việt Minh sang Pháp năm 46, Trần Đức Thảo đả kích phái đoàn, cho chính sách ngoại giao của Việt minh là đầu hàng và phản bội, đảng cộng sản Pháp có đầu óc đế quốc thực dân. Trần Đức Thảo chống lại hiệp định sơ bộ 6.3.46. Năm 49, tại đại hội hòa bình thế giới ở Paris, Trần Đức Thảo lên tiếng cảnh báo đại biểu Liên Xô và đại biểu Pháp là phản bội các dân tộc thuộc địa. Năm 51, Trần Đức Thảo về nước, năm 56 tham gia phong trào NVGP. Sau khi Nhân Văn bị cấm, Trần Đức Thảo vẫn tiếp tục hoạt động, che chở và giúp đỡ các sinh viên. Ông mở diễn đàn tự do ở đại học để truyền bá tinh thần tự do dân chủ. Hai bài viết quan trọng của ông trong thời kỳ NVGP là bài: Nội dung xã hội và hình thức Tự Do đăng trong Giai phẩm Mùa Đông, tập 1. Năm 56, lên án sai lầm trong cải cách ruộng đất là bài: Nỗ lực phát triển Tự do Dân chủ, đăng trên Nhân Văn số 3 tháng 10 năm 1956, được coi như một đề cương đấu tranh cho tự do dân chủ của nhóm NVGP. Trần Đức Thảo viết: .. Cái tự do, mà họ, những người lao động trí thức và chân tay muốn phát triển là tự do của toàn dân phê bình lãnh đạo. Cái tự do đó là quyền của người công dân đã được hoàn toàn công nhận và bảo đảm trong chế độ ta. Tự do không phải là cái gì đó có thể ban ơn. Người trí thức hoạt động văn hóa cần tự do như cần khí trời để thở, có tự do thì mới đẩy mạnh được sáng tác văn nghệ, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật. Phát triển tự do là nhu cầu cần thiết đồng thời là nhiệm vụ số 1 của người trí thức cũng như của toàn dân. Hình thức tự do là tự do cá nhân, cá nhân phục tùng tập thể, nhưng tập thể cũng có cá nhân xây dựng. Xét đến tình hình thế giới mới đây, Lý tưởng của tự do cá nhân là lý tưởng của những ngày tiến tới. Lý tưởng của CNCS bắt đầu thành một thực tế ở Liên Xô...
Học giả Đào Duy Anh đóng góp tiếng nói của mình trong Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 năm 56 với bài: Muốn phát triển học thuật. Nội dung phân tích những sai lầm trong nguyên tắc dùng chính trị để lãnh đạo học thuật, ông viết:.. Sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn, cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Cái điều kiện không thể thiếu được để cho học thuật phát triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh 2 hình thức hạn chế tự do tư tưởng tác hại nặng nhất đối với học thuật là bệnh giáo điều, và biến chứng của nó là bệnh sùng bái cá nhân. ở nước ta, thì các bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại còn trầm trọng hơn khiến người ta vô luận bàn về vấn đề gì đều cũng phải bắt dẫn những đề án của Marx, Angel và Lenin, hoặc những ý kiến của Stalin hay các lãnh tụ khác. Bệnh giáo điều và bệnh sùng bái cá nhân, lại dẫn đến cái hệ tư tưởng độc tôn, hễ thấy ai có ý kiến gì vượt ra ngoài những công thức cũ, những khuôn khổ sẵn có, thì người ta chụp cho ngay những cái mũ dễ sợ như danh hiệu - cải biến chủ nghĩa chẳng hạn để bịt mồn, bịt miệng người khác.
Tư tưởng không tự do thì không thể tự do thảo luận, mặc dù không ai cấm tranh luận, các nhà lãnh đạo vẫn thường nói nên mở rộng tranh luận, nhưng trong thực tế thì sự tranh luận đã bị thủ tiêu từ gốc rồi. Nghiên cứu hay nghị luận 1 vấn đề gì, người người chỉ nơm nớp lo sợ, không khéo thì trật ra ngoài đường lối tư tưởng chính thống độc tôn. Đối với những người ấy công tác học thuật trở thành trò xiếc leo giây. Con đường học thuật là con đường cái thênh thang cho mọi người tự do đi lại chứ không phải là sợi giây căng cho người làm xiếc. Phải trừ bỏ những bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân để trả lại tự do cho học thuật.
Trong phần cuối về NVGP, chúng tôi xin giới thiệu với quí vị vài nét phác họa về 3 nhà thơ: Trần Dần, Hoàng Cầm và Lê Đạt, 3 người trong nhóm tiên phong của phong trào hoạt động từ thời kỳ trong bộ đội và cũng là 3 tên tuổi được nhắc nhở nhiều nhất trong cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật. Trần Dần là 1 trường hợp đặc biệt quả cảm, bất phục tùng và đã chịu sự trù dập nặng nề nhất. Hăng say theo kháng chiến từ thời Điện Biên, Trần Dần viết Người người lớp lớp. Năm 54 yêu 1 người con gái thuộc thành phần tiểu tư sản ở phố Sinh Từ, gia đình đã di cư vào Nam. Bất chấp sự ngăn cấm của đảng, Trần Dần vẫn kết hôn với người yêu. Đầu năm 1955 cùng với Hoàng Cầm, Lê Đạt, Từ Phát chủ trương việc phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và phản đối chính sách cai trị trong quân đội, Trần Dần bị kiểm thảo và bị bắt giam. Giai phẩm mùa Xuân ra đời vào tháng 3 năm 1956 in bài Ông Bình Vôi của Lê Đạt, Cái chổi quét rác rưởi của Phùng Quán và bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần. Đây là bài trường ca tha thiết và u uẩn về số phận của đất nước và con người, nói lên cái hận chia đôi đất nước:
Trời vẫn quần muôn vàn tảng gió
Bắc Nam ơi đứt ruột chia đôi
Tôi cúi xuống quì xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi
...........
Ôi xưa nay người vẫn thiếu tin người
Người vẫn thường kinh hoảng trước tương lai
Giai phẩm Mùa Xuân bị tịch thu, Trần Dần bị kiểm thảo nặng nề và bị bắt giam vào hỏa lò Hà Nội. Trần Dần lấy dao cứa cổ tự vận nhưng không chết. Mấy tháng sau, đảng phát động phong trào sửa sai, giai phẩm Mùa Thu và Nhân Văn số 1 ra đời, Phan Khôi viết bài Phê bình lãnh đạo Văn nghệ, bên vực Trần Dần. Trong Nhân Văn số 1, ngoài bức chân dung của Trần Dần do Nguyễn Sáng vẽ, với vết sẹo ở cổ, còn có bài viết tha thiết của Hoàng Cầm về con người Trần Dần. Đảng xét lại trường hợp của Trần Dần, Trần Dần được thả và hội Văn nghệ phải viết bài tự kiểm thảo đăng trên các báo. Đến cuối năm 57, báo Văn in bài Hãy Đi Mãi của Trần Dần, tính cách tranh đấu quyết liệt hơn:
Tôi có thể mặc thay ngàn tiếng chửi tục tằn
Trừ tiếng chửi sống không sáng tạo...
Trong bài tự kiểm thảo, Trần Dần viết về hoạt động của mình: .."Những sáng tác của tôi đều là cái loại đả kích vào các chính sách của đảng cả. Nếu đọc cả một đống như thế, người ta sẽ cảm thấy sự lãnh đạo của đảng là một sự ngột ngạt không thể nào sống nổi. Người sáng tác phải có quyền và có gan như nhà viết sử thời xưa, vua chém đi sáu người đến người thứ bẩy vẫn chép sử đúng như sự thật, vua đành chịu vậy. Riết bây giờ lỡ nên làm xô đổ thôi, tức là đả kích xen ca ngợi thì lãnh đạo cũng phải bằng lòng, tôi hay nói với anh em, võ phải kín mới được, trước hở quá rồi, đấu tranh bộ đội, giai phẩm Mùa Xuân, Nhân Văn đều manh động cả, chỉ có chui vào sáng tác, tức là cái xác chủ dẫn nhất đánh cũng không chết..."
Hoàng Cầm sinh năm 1921, tại Hải Dương. Trước kháng chiến, Hoàng Cầm nổi tiếng trong văn đàn với ba vở kịch thơ: Viễn Khách, Kiều Loan, và Lên Đường. Thời kỳ NVGP, cùng với Trần Dần và Lê Đạt, Hoàng Cầm là những trụ cột của tờ Nhân Văn và Giai Phẩm, những sáng tác của ông trong thời kỳ này được in lại trong cuốn sách của hội báo chí có hai bài là bài thơ Em bé lên sáu tuổi nói về hoàn cảnh đau thương của một em bé con địa chủ, bố bị đấu tố, mẹ bỏ đi Nam: "Chi đội bỗng lùi lại nhìn đứa bé mồ côi cố tìm vết thù địch, chỉ thấy một con người..." và kịch thơ Tiếng hát Trương Chi mượn hình ảnh tiếng hát để nói về nghệ thuật và khẳng định "...không thể cưỡng bức được nghệ thuật" . Bài Con Người Trần Dần được George boudarein dịch ra tiếng Pháp.
Lê Đạt là người chủ trương đổi mới tư duy văn học, đổi mới thơ ngày từ thời NVGP. Chủ trương này được Tố Hữu gắn cho biệt hiệu: "Cái thùng sắt tây Lê Đạt" và Xuân Diệu viết bài "Những biến hóa của chủ nghĩa cá nhân tư sản qua thơ Lê Đạt". Qua bài tự kiểm thảo, Lê Đạt xác nhận: Tôi tham gia Nhân Văn với ý thức là người lãnh đạo lý luận của tờ báo, vì tôi cho tôi vững vàng hơn Nguyễn Hữu Đang. BBT lúc gồm có bốn người: Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, Hoàng Cầm và tôi. Để tấn công quan điểm vô sản chuyên chính của đảng, tôi vận động Thanh Châu viết bài Mậu Dịch, tôi góp ý, vẽ tranh một người đẽo chân cho vừa giầy mậu dịch. Nhân văn bị đóng cửa, nhưng tư tưởng Nhân Văn, tư tưởng chống đối vẫn chưa hết. Sau một thời gian các báo ngớt đánh, tình hình trở lại bình thường, chúng tôi lại vẫn gặp nhau đả kích, cho là độc đoán. Thơ Lê Đạt có những lời lẽ rất tiên tri:
Lịch sử vẫn muôn đời duyệt lại
Không ai lừa được cuộc đời...
Khuôn mặt văn học tiêu biểu sau cùng mà chúng tôi gợi lại và tưởng niệm là Phan Khôi. Phan Khôi, bút hiệu Trương Dân, nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, nhà báo, nhà biên khảo, là một trong những cây bút tiên phong sắc và dạn nhất của văn học VN cùng thời với Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh. Phan Khôi sinh năm 1887 tại Quảng Nam, mất năm 1959, cháu ngoại của Hoàng Diệu. Năm 1907, Phan Khôi ra Hà Nội tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục và viết cho tạp chí Nam Cổ Tùng Báo, ít lâu sau, phong trào bị khủng bố, Phan Khôi trở lại Quảng Nam, hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với Huỳnh Thúc Kháng. Bị Pháp bắt, ông học tiếng Pháp trong tù. Năm 1914, ra tù, ông làm nghề viết báo.
Trong nửa thế kỷ từ Bắc chí Nam, ngọn bút sắc bén của Phan Khôi tung hoành trên các báo Nam Phong, rồi Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Phụ Nữ Tân Văn, Trung Lập, Thực Nghiệp Dân Báo...
Tác phẩm đầu tiên của Phan Khôi là tập Nam Âm Thi Thoại ra đời năm 1920 ở Hà Nội, đến năm 1936 tái bản tại Huế. Bài thơ Tình Già của Phan Khôi đăng lần đầu tiên trên báo Phụ Nữ Tân Văn tháng 3 năm 32 được coi như bài thơ mở đường cho phong trào thơ mới. Là nhà hán học, lý luận khúc chiếc và đanh thép theo phương pháp Tây phương, những bài bút chiến của Phan Khôi với Hải Triều gây không khí sôi nổi trên văn đàn những năm 1930. Khó có người nào xứng đáng hơn Phan Khôi về kiến thức cũng như về tài năng trong vai trò Ngự sử Văn Đàn.
Trong thời kỳ NVGP, ông đứng tên chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Nhân Văn, để bao che cho các cây bút trẻ. Trong bài Phê bình lãnh đạo Văn nghệ trong Giai phẩm Mùa Thu tập 1 với tác phong Ngự sử Văn đàn, ông chỉ trích Trường Chinh ăn nói bừa bãi, chấp vấn gắt gao Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi. Những người chủ chốt trong vụ kết tội Trần Dần. Sau khi tách bạch hai giai cấp lãnh đạo văn nghệ và quần chúng văn nghệ, Phan Khôi nhắm ba tiều đề:
Thứ nhất vấn đề tự do của văn nghệ sĩ, sau những dẫn chứng những trường hợp cụ thể về việc lãnh đạo nghiệt ngã bắt bẻ người viết phải theo đúng đường lối. Phan Khôi hỏi lãnh đạo: chính trị muốn đạt đến cái đích của nó, thì cứ dùng khẩu hiệu, biểu ngữ, thông tri, chỉ thị không được hay sao mà phải cần dùng đến văn nghệ? Rồi ông cảnh cáo: Lãnh đạo đã xâm phạm mỗi ngày một hơn vào quyền riêng nghệ thuật, vào văn nghệ sĩ.
Về vụ Giai phẩm Mùa Xuân. Phan Khôi chất vấn ban chủ tọa hội Văn Nghệ: Hỏi độc tội một Trần Dần thôi là cái ngón chính trị tài tình lắm đấy, để cô lập Trần Dần và phân hóa những người trong Giai Phẩm, cái ngón ấy đã thành công. Tôi còn nhớ có vị bắt lỗi trong bài thơ Trần Dần có chữ Người viết hoa, lấy lẽ rằng chữ Người viết hoa chỉ để xưng Hồ Chủ Tịch, thế mà Trần Dần lại viết hoa chữ Người không phải để xưng hô Hồ Chủ Tỵch. Tôi ngồi nghe mà tưởng ở chiêm bao thấy mình đứng ở một sân rộng nọ, ông Lê Ngỗ tố cáo ông Nguyễn Mỗ trước ngai vàng: trong phép viết chỉ có chữ nào thuộc về Hoàng Thượng mới phải đai, thế mà tên Nguyễn Mỗ viết thư cho bạn dám xài những chữ không phải thuộc về Hoàng thượng. Nhân may cho tôi, tôi tỉnh ngay ra là mình đang ngồi trong phòng họp của hội Văn Nghệ...
Truyện Ông Bình Vôi của Phan Khôi đăng trong giai phẩm mùa thu tập 1 ngẫu hứng từ bài thơ Ông Bình Vôi của Lê Đạt. Phan Khôi viết để bênh vực Lê Đạt, đồng thời nhạo báng lãnh tụ, gọi lãnh tụ là ông cọp, ông trưởng, ông đầu rau... Trong bài Ông Năm Chuột Phan Khôi đòi trả văn nghệ cho văn nghệ, chuyên môn cho chuyên môn, ông nhắn lãnh đạo qua lời người thợ bạc rằng: Người ta cái gì biết ít thì chỉ nên nghe chứ không nên nói, tôi không nói chuyện văn chương chữ nghĩa với ông, cũng như ông không dậy nghề làm thợ bạc cho tôi...
Theo bài viết của Đoàn Giỏi, đăng trên báo Văn Nghệ số 15.8.58 thì tháng 12 năm 57, Phan Khôi đưa đến nhà xuất bản Hội nhà văn một tập bản thảo dầy, bên ngoài đề hai chữ Nắng Chiều gồm nhiều bài bút ký, tạp văn, viết từ đầu kháng chiến Việt Bắc đến năm 57. Đoàn Giỏi trích những đoạn bài viết của Phan Khôi cố ý đả phá, đồng thời cho độc giả biết những nét đại cương của tác phẩm. Ngay trong hai bài đầu tựa đề Cầm Vịt và Tiếng Chim, Phan Khôi đã khẳng định: Xã hội không có đấu tranh giai cấp, của ai người nấy ăn. Vấn đề đấu tranh giai cấp chỉ là rình phần của kẻ khác. Về bài viết Cây Cộng Sản, Đoàn Giỏi tự hỏi tại sao Phan Khôi lại đem cây cứt lợn cũng gọi là cây chó đẻ và bọ xít toàn những tên không nhã tí nào hết để gọi nó là cây Cộng Sản... Đến bài giới thiệu Nguyễn Trường Tộ, Phan Khôi viết: ... Vua thì như thế, còn đám quan liêu từ triều đình đến các tỉnh phần nhiều là hủ nho, dưới vua, hai hạng người này nắm quyền lợi một nước trong tay, họ cấu kết với nhau để giữ lấy quyền lợi thì còn ai mà làm gì được. Đoàn Giỏi bị kiểm thảo về tội "... vờ đả kích Phan Khôi để công bố nét đại cương của một tác phẩm bị cấm". Bản thảo tập Nắng Chiều hiện nay ở đâu, còn hay mất, đó là công việc của những nhà sưu tầm và nghiên cứu văn bản học, trách nhiệm trước hết với Phan Khôi và sau nữa với văn học VN.
Phong trào NVGP là một cuộc tranh đấu lớn lao của trí thức và văn nghệ sĩ nhằm mục đích dân chủ hóa và canh tân đất nước về mọi mặt chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội văn hóa tư tưởng. Chính quyền miền Bắc đã dập tắt phong trào, chính quyền miền Nam đã lợi dụng phong trào để làm vũ khí tuyên truyền chống cộng, đất nước đã rơi vào cảnh xáo trộn, chiến tranh, lạc hậu, và chuyên chính trong gần nửa thế kỷ qua. Trở lại hồ sơ NVGP, tìm lại những văn bản bị tịch thu, thất lạc là trách nhiệm của người làm văn học nghệ thuật, trách nhiệm đối với dĩ vãng và để rút tỉa bài học cho hiện tại và tương lai.
(Tao Đàn, số 3)
Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) là phong trào đòi tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam có tầm vóc lớn trong thế kỷ này. Phong trào đã bị dập tắt từ hơn 30 năm nay, nhưng ảnh hưởng và hệ quả đối với đời sống văn hóa và chính trị ở VN vẫn còn kéo dài đến ngày nay. Hôm nay, 38 năm sau, mở lại hồ sơ NVGP, chúng tôi nghĩ rằng không sớm mà cũng chưa muộn.
Theo phát biểu mới đây của nhà thơ Lê Đạt trên RFI thì NVGP là cố gắng nghiêm túc đầu tiên của văn nghệ sĩ để đối thọai với nhà nước. Tiếc rằng cuộc đối thoại đã chấm dứt một cách bi kịch. Cuộc đối thoại này khởi nguồn từ đầu năm 1955 và kết thúc vào tháng Sáu năm 1958 với lao tù và cải tạo. Đầu năm 58, có 2 hội nghị quan trọng của những người làm công tác văn nghệ, hội nghị đầu vào tháng 2 năm 1958 gồm có 172 người tham dự, hội nghị sau vào tháng 3 có 304 người tham dự với mục đích: Nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính Trị, Ban chấp hành Trung ương đảng kết hợp với 2 bản tuyên ngôn và tuyên bố của hội nghị các đảng Cộng Sản và các đảng Công nhân họp tại Mạc Tư Khoa cuối năm 1957.
Qua hai hội nghị trên đây, những người dính líu tới phong trào NVGP bị phát hiện, bị tố giác. Một danh sách nhiều tên tuổi được thành hình: Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Trần Thiếu Mão, Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phát, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Phùng Quán, Hoàng Tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Phan Vũ, Hoàng Huế, Huy Phương, Vĩnh Mai tức Châm văn Biếm, Hữu Thung, Nguyễn Đắc Dực, Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Yến, Thanh Bình, Yến Lan, Nguyễn Thành Long, Trần Lê Văn, Lê Đại Thanh...
Vẫn theo ngôn ngữ chính thống thì... trận chiến đấu chống bọn phá hoại NVGP đã kết thúc bằng hội nghị của ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật VN, họp lần thứ 3 tại Hà Nội ngày 4.6.1958 với báo cáo tổng kết của Tố Hữu và nghị quyết của ban chấp hành hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật lên án nhóm NVGP. Ngày 5.6.1958 tại Hà Nội, hơn 800 văn nghệ sĩ bàn thảo nghị quyết gọi là: Nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ phụ họa với nghị quyết của liên hiệp. Sau đó từ 21. 6 đến 3.7. 1958, lần lượt các ban chấp hành hội Nhạc sĩ, hội Mỹ Thuật, hội Nhà văn hùa nhau thi hành biện pháp kỷ luật đối với các thành viên của hội có chân trong trong trào NVGP: Hội nhà văn khai trừ Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh khỏi ban chấp hành, hội Mỹ thuật cảnh cáo Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng rút khỏi ban chấp hành, hội Nhạc sĩ chấp nhận Văn Cao, Nguyễn Văn Tý rút khỏi ban chấp hành và cả 3 hội quyết định khai trừ Phan Khôi, Trương Tửu, Thụy An ra khỏi hội Nhà văn, Trần Duy ra khỏi hội Mỹ thuật, khai trừ trong thời hạn 3 năm Trần Dần, Lê Đạt khỏi hội Nhà văn, Tử Phát, Đặng Đình Hưng ra khỏi hội Nhạc sĩ sáng tác và cảnh cáo một số hội viên khác đã ủng hộ phong trào NVGP.
Những điều vừa trình bầy trên đây, rút ra từ quyển sách dầy 370 trang tựa đề: Bọn Nhân Văn Giai Phẩm Trước Tòa án Dư Luận do nhà xuất bản Sự Thật phát hành tại Hà Nội năm 1959.
Tập sách này tập hợp những nghị quyết của các buổi họp, những lời... thú tội của những thành viên trong NVGP. Những bài viết lên án và mạ lỵ phong trào NVGP, cùng những lời buộc tội của đoàn thể, cá nhân, quần chúng cũng như của các vị trong ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nhưng cũng nhờ vào cuốn sách này, nhờ vào những bài viết đả kích Lê Đạt và Văn Cao in trong tập tiểu luận: Dao có mài mới sắc của Xuân Diệu và cuốn: Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc của Hoàng Văn Chí mà ngày nay chúng ta có thể biết rõ hơn về tổ chức và hình thức tranh đấu kéo dài của nhóm NVGP trong những năm 55, 56, 57 và 58.
Rời Hà Nội đầu năm 1955, trong hai năm từ 56 đến 58, Hoàng Văn Chí thu nhập tài liệu nhờ một người bạn làm việc ở ủy ban Kiểm soát Đình chiến đem báo chí từ Bắc vào Nam. Tập sách này xuất bản tháng giêng năm 1959 tại miền Nam qui tụ phần lớn những tác phẩm tiêu biểu, xuất hiện trong thời kỳ NVGP với tiểu sử tác giả. Nhờ đó mà độc giả miền Nam nhiều người thuộc lòng thơ Trần Dần, Phùng Quán...
Phong trào NVGP manh nha từ đầu năm 55. Trong quân đội có Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phát, Hoàng Cầm... đã bắt đầu phản đối Đảng bằng hai con đường: một mặt lên tiếng phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu; một mặt đòi trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ, thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội, thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong Văn nghệ Quân đội, thành lập trong quân đội một Chi hội văn nghệ trực thuộc hội Văn nghệ, không qua cục Tuyên huấn và Tổng cục Chính trị. (Theo lời buộc tội của Tố Hữu - trang 23).
Cùng lúc đó báo Nói Thật của Hoàng Công Khanh trích đăng bài: Sự chia tay giữa Chính Trị và Văn nghệ của Lỗ Tấn. Đến tháng 6. 1956 văn nghệ sĩ mới thực sự chống đối công khai. Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời do Hoàng Cầm, Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Sĩ Ngọc, Tử Phát, Phùng Quán, Nguyễn Sáng, Tô Vũ sáng lập. Ngoài những bài đả kích lãnh đạo văn nghệ của đảng còn có bài: Nhất định thắng của Trần dần. Giai phẩm mùa xuân bị tịch thu ngay tức khắc. Trần Dần bị bắt. Trong cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật, Hồng Cương xác nhận rằng: ...nhân cơ hội đó, tất cả các lực lương đối lập với CNXH đều ngóc đầu dậy chống lại sự lãnh đạo của đảng và chính phủ. bọn phản động trong công giáo hành động phá rối ở Nghệ An, Nam Định...
Ba tháng sau đảng phát động chính sách sửa sai. Lợi dụng thời cơ, văn nghệ sĩ cho ra đời Giai phẩm mùa thu, tập một ngày 29.8.1956 có bài Phê bình Lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi. Ngày 15.9.56, bán nguyệt san Nhân Văn số 1 ra đời và cuối tháng 10 năm 1956, ở các trường đại học, giáo sư Trương Tửu, Trần Đức Thảo huy động sinh viên cho ra tờ Đất Mới với Phùng Quán, Bùi Quang Đoàn. Đất Mới ra được số 1 thì bị đình bản. Cuối tháng 11.56, đảng hạ lệnh đóng cửa tờ Nhân Văn, và Nhân Văn số 6 bị tịch thu. Sắc lệnh ngày 15.12.56 cấm tự do báo chí, trừ những báo của đảng, chấm dứt số phận của những tờ Giai Phẩm, Trăm Hoa, Đất Mới. Đảng cho ra tuần báo Văn, thay thế Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân và Nguyên Hồng. Chẳng bao lâu báo Văn cũng đổi thái độ, bỏ bớt những bài ca tụng, thêm dần những bài chỉ trích. Những cây bút cũ của NVGP lại thấy xuất hiện trên báo Văn. Sau khi Văn số 36 ra ngày 10.1.58 đăng bài Ông Năm Chuột của Phan Khôi thì Văn bị đình bản hẳn, chấm dứt phong trào NVGP.
Về hoạt động của phong trào, theo lời buộc tội của Tố Hữu, sự phân công công tác được chia ra như sau: Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm hoạt động trong hội Nhà văn; Trần Duy, Sĩ Ngọc, Nguyễn Sáng ở hội Mỹ Thuật; Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh ở hội Nghệ sĩ Sân khấu; Tử Phát, Văn Cao, Nguyễn Văn Tý, Đặng Đình Hưng ở hội Âm nhạc; Phan Khôi, Trương Tửu, Trần Đức Thảo là những nhà tư tưởng của phong trào; Thụy An, Nguyễn Hữu Đang liên lạc, huy động và khuyến khích anh em; Trần Thiếu Bảo, chủ nhà in Minh Đức, in các giai phẩm, giúp đỡ tiền bạc và phương tiện để phát hành báo Nhân Văn. Nhà in Minh Đức còn là trụ sở của các cuộc họp báo Nhân văn và Đất Mới.
Theo lời buộc tội của Nguyễn Đình Thi thì chủ trương của nhóm NVGP dựa trên 6 điểm:
- Cho chủ nghĩa Cộng Sản là: không nhân văn, là trà đạp con người, coi những người Cộng Sản là những người khổng lồ không tim... Văn học XHCN là công thức giả tạo đẻ ra những thi sĩ máy... đem bục công an đặt giữa tim người...
- Phản đối chuyên chính, đòi dân chủ tự do trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa; đả kích mậu dịch, quản lý hộ khẩu, các bộ máy nhà nước đòi tự do đối lập.
- Chống sùng bái cá nhân, cho sự lãnh đạo của đảng là đảng trị, độc đoán, mâu thuẫn với quyền lợi cơ bản của con người. Trong Ông Bình Vôi của Lê Đạt có những câu:
Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại...
- Đề cao chủ nghĩa quốc gia tư sản, đả kích Liên Xô, cho sự giáo dục con người ở Liên Xô là dập khuôn, văn học nghệ thuật Liên Xô là công chức.
- Chống chính sách cải cách ruộng đất. (Ngày 30.10.1956, trước Mặt trận Tổ quốc Hà Nội, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn quan trọng có tựa đề: Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo. Nguyễn Mạnh Tường phân tích những sai lầm của chế độ đi từ cải cách ruộng đất ở thôn quê, sang sai lầm trong chế độ mậu dịch ở thị thành, đến chính sách kinh tế có tính bóc lột. Ông truy nguyên nguồn gốc các sai lầm và trình bầy những nguyên tắc mới để sửa sang lại guồng máy luật pháp, chính trị, văn học, kinh tế...)
- Điểm thứ 6 và là điểm sau cùng, về văn nghệ NVGP chủ trương phát triển: Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, chối bỏ sự lãnh đạo văn nghệ của đảng, nêu cao khẩu hiệu trả lại văn nghệ cho văn nghệ sĩ, nhược bằng bắt mọi người phải viết theo một lối thì đến một ngày kia: Hàng trăm thứ hoacúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết... (Phan Khôi).
Những thành viên của phong trào NVGP nhiều người đã khuất, và thế hệ ngày nay ít ai biết rõ về con người, về cuộc sống của họ. Những ký ức văn học may mắn không bị thời gian lôi cuốn đi, nhờ đó mà số phận của tác giả dù có trải những dặm trường, văn bản của họ vẫn sống, vẫn được người đời đọc, và viết lại.
Thụy An, trong vụ án NVGP tên bà được nêu lên hàng đầu với cái tựa: Con phù thủy xảo quyệt cùng bản cáo trạng nặng nề và bản án độc ác nhất dành cho bà. Thụy An là ai ? Tên thật là Lưu Thị Yến , trong địa hạt tiểu thuyết, bà là nhà văn nữ đi tiên phong với cuốn Một Linh Hồn. Thụy An đã cộng tác với báo Phụ Nữ Tân Văn và là chủ nhiệm các báo Đàn Bà Mới ở Sài Gòn và Đàn Bà ở Hà Nội. Là phóng viên chiến tranh, bà đã tham dự nhiều cuộc nhảy dù ra mặt trận để cung cấp tài liệu cho báo chí. Bà Thụy An đã từng giữ chức quyền giám đốc Việt Tấn Xã. Cuối năm 53, Thụy An liên lạc với Hồ Hữu Tường, cổ động cho báo Đông Phương và thuyết Trung lập chí. Về cuốn tiểu thuyết Một Linh Hồn, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận định trong tờ Nhà Văn Hiện Đại như sau:.. Một Linh Hồn chính là một tiểu thuyết tình cảm, tác giả Thụy An lại vốn là một nhà thơ, Hàn Mặc Tử Đã đem vào thi ca VN lòng tin tưởng ở đạo Gia Tô với một giọng say sưa, đầm ấm. Thụy An đã xây dựng cho tiểu thuyết của bà, có những nhân vật tin cậy ở Đấng Cứu Thế, ở Đức Mẹ Đồng Trinh và sẵn lòng nhịn nhục hy sinh. Hãy đọc bà diễn tả những tin tưởng êm đẹp của người con gái dòng Thức Đường:
... Trên bàn thờ Chúa và những bàn thờ nhỏ cung quanh. Vài ngọn nến le lói trong bóng nửa tối, nửa sáng, ánh nến dập dờn làm linh động những pho tượng, những bức tranh. Mặt Đức Bà như càng lúc càng rầu rĩ thêm và cứ dần dần sát xuống mặt Vân, và hai bàn tay mềm dẻo của người thường chắp lại nay từ từ rời ra và đang xoa trên cái trán nóng bừng và rạo rực của Vân. Vân tưởng hít thấy cái hơi thở thiêng liêng của người và nghe người thì thào như một cơn gió: Hỡi con, hãy đem nỗi đau khổ gửi vào lòng ta đây... Vân ngả hẳn đầu, tựa vào bức tuợng mà bấy giờ Vân mơ màng thấy âm ấm như tựa vào ngực Đức Bà...
Một câu chuyện bắt đầu giữa nguồn an ủi và nỗi đớn đau cực điểm, và Vũ Ngọc Phan kết luận: Một Linh Hồn đáng kể là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ VN từ trước đến nay, tác giả đã giầu tưởng tượng, lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn.
Thời kỳ NVGP, theo lời khuyên của Nguyễn Hữu Đang, Thụy An không lộ mặt trên báo, Tuy vậy, cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật có nói đến 2 bài viết của bà: Bích Xu Va và Trường hợp Tòng quân của Thiếu úy Lâm. Thụy An thường ra vào hội nhà văn, mạt sát chế độ bần cùng hóa nhân dân và Thụy An liên lạc, giúp đỡ quần áo, tiền bạc cho văn nghệ sĩ. Thụy An có một ảnh hưởng lớn đối với họ. Trong bản tự kiểm điểm, Lê Đạt viết về Thụy An: Mỗi lần ở nhà Thụy An ra, là mỗi lần tôi thấy mình tài giỏi thêm, và chán nản thêm, lòng tin tưởng của tôi mất dần khi Thụy An nói đến những con người không đất đứng và tôi cũng tư hỏi đất đứng của mình ở đâu? Không chịu đi chỉnh huấn, Thụy An bị bắt giam vào Hỏa Lò Hà Nội.
Người được nêu tên hàng thứ nhì trong vụ án NVGP ngay sau tên Thụy An là Nguyễn Hữu Đang với cái tựa: Tên quân sư quạt mo với lời buộc tội nặng nề và thô thiển. Nguyễn Hữu Đang quê ở Thái Bình, ông tham gia những phong trào ái quốc rất sớm. Trước năm 42, ông hoạt động trong phong trào truyền bá quốc ngữ. Năm 42 tham gia Văn hóa Cứu quốc, ngay từ 45, Nguyễn Hữu Đang đã liên lạc mật thiết với Trần Thiếu Bảo, sau này là chủ nhà xuất bản Minh Đức. Trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến, Nguyễn Hữu Đang tổ chức thanh niên xung phong và sau đó làm thanh tra bình dân học vụ. Năm 47, ông mới chính thức vào đảng, năm 51 ly khai đảng và lên tiếng đả kích đường lối của đảng.
Theo lời buộc tội, thì Nguyễn Hữu Đang là linh hồn của tờ Nhân văn, ông tìm tiền, kiếm giấy, thu xếp việc ấn loát và viết bài, nhưng lại ký tên người khác, che lấp những nguồn tài chính, những người cung cấp phương tiện bằng hình thức nêu danh những người góp tiền in báo có 1 nhân lên gấp 10. Trong bản tự kiểm điểm, Trần Dần viết về Nguyễn Hữu Đang: Nếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được, sẽ không những tham luận đề nghị gặp trung ương, cũng không có tờ Nhân văn. Nguyễn Hữu Đang chủ trương tranh đấu triệt để và trực tiếp. Nhân lớp học 18 ngày do hội Văn Nghệ tổ chức, ông đọc bản tham luận đả kích đường lối văn nghệ lãnh đạo đảng. Nguyễn Hữu Đang không chịu đi chỉnh huấn, bị bắt giam ở Hỏa Lò.
Trần Thiếu Bảo xuất thân trong một gia đình giầu có ở Thái Bình. Sau này mở nhà sách Minh Đức sau trở thành nhà xuất bản, trước ở Thái Bình, năm 54 dời về phố Phan Bội Châu Hà Nội. Trần Thiếu Bảo không theo cách mạng ngay từ đầu, và ông có tiếng là mạnh thường quân đối với văn nghệ sĩ. Cùng với Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu, ông tổ chức lễ kỷ niệm Vũ Trọng Phụng khi ấy Vũ Trọng Phụng chưa được vinh thăng như bây giờ. Nhà xuất bản Minh Đức lợi dụng chuyện khai thác vốn cổ để tái bản những sách của Tự lực văn đoàn như Tiêu sơn tráng sĩ... Nhà xuất bản Minh Đức cũng là trụ sở các cuộc họp báo Nhân Văn, in giai phẩm Đất Mới. Trần Thiếu Bảo xuất tiền bạc phương tiện in ấn và phát hành.
Ba giáo sư đại học đã tham gia phong trào NVGP là Trương Tửu, Trần đức Thảo, Đào Duy Anh, cả ba đều bị cất chức và bị quản thúc gần như hết đời.
Trương Tửu là nhà phê bình, nhà văn, giáo sư đại học và lý thuyết gia. Trương Tửu bước vào làng văn với loạt bài phê bình những tác phẩm của Tự lực văn đoàn trên báo Loa, Hà Nội năm 1935. Ông còn là tác giả của những tập tiểu thuyết tranh đấu và xã hội. Khi mặt trận dân chủ của Việt Minh bắt đầu phát động, ông đã viết bài đả kích mặt trận trên các báo Quốc Gia, và Thời thế. Trương Tửu tuyên bố: Văn nghệ không làm chính trị để giữ độc lập của trí thức. Cùng với Nguyễn Đức Tùng ông thành lập nhóm Hàn Thuyên. Nhóm Hàn Thuyên theo chủ chương Cộng sản Đệ tứ in những sách của Lương Đức Thiện, Nguyễn Bách khoa, Thái Văn tam, Nguyễn Tế mỹ, Lý Hải Âu... Ngày 10.9.45, Trương Tửu cho xuất bản cuốn Tưong Lai Văn Nghệ VN, và muợn lời của André Gide khuyên các văn nghệ sĩ hãy gieo rắc vào tâm trí mọi người chất men bất phục tùng và phản kháng. Tuy vậy, ông cũng đi theo kháng chiến theo trào lưu trong 9 năm trời.
Về hoạt động của Trương Tửu trong thơi kỳ NVGP, Hoài Thanh tố cáo: Trong 3 tập giai phẩm liên tục, nó (tức Trương Tửu) đả kích thậm tệ vào cán bộ đảng phụ trách công tác văn nghệ, phủ nhận tính Mác xít, tính vô sản của đảng... Bàng Sĩ Nguyên viết: ... Tửu đã nói gì khi giảng dậy Tửu đã vu khống đảng là hiện tượng tha hóa, trường đại học có đảng trị, có đảng cụ thể và có đảng trừu tượng. Cụ thể bao giờ cũng có sai lầm, vậy mỗi giai đoạn cần có một đảng mới. Tửu gây ý thức thoát ra sự lãnh đạo của đảng cụ thể là tấn công vào cán bộ đảng, Tửu đề cao Vũ Trọng Phụng để nói rằng không có đảng lãnh đạo nhà văn vẫn viết được những tác phẩm có giá trị...
Trần Đức Thảo nổi tiếng về tài học, đỗ đầu vào trường Normal Supérieur ở Pháp năm 1936, thạc sĩ triết học. Trong thời kỳ ở Pháp, ông cộng tác với Jean Paul Sartre tham gia nhóm Les temps modernes. Sau này ông kiện Sartre về cuốn sách viết chung mà Sartre không muốn xuất bản. Năm 44, 45 ông hoạt động cho hội Việt Kiều theo lời buộc tội của Phạm Huy Thông. Khi phái đoàn Việt Minh sang Pháp năm 46, Trần Đức Thảo đả kích phái đoàn, cho chính sách ngoại giao của Việt minh là đầu hàng và phản bội, đảng cộng sản Pháp có đầu óc đế quốc thực dân. Trần Đức Thảo chống lại hiệp định sơ bộ 6.3.46. Năm 49, tại đại hội hòa bình thế giới ở Paris, Trần Đức Thảo lên tiếng cảnh báo đại biểu Liên Xô và đại biểu Pháp là phản bội các dân tộc thuộc địa. Năm 51, Trần Đức Thảo về nước, năm 56 tham gia phong trào NVGP. Sau khi Nhân Văn bị cấm, Trần Đức Thảo vẫn tiếp tục hoạt động, che chở và giúp đỡ các sinh viên. Ông mở diễn đàn tự do ở đại học để truyền bá tinh thần tự do dân chủ. Hai bài viết quan trọng của ông trong thời kỳ NVGP là bài: Nội dung xã hội và hình thức Tự Do đăng trong Giai phẩm Mùa Đông, tập 1. Năm 56, lên án sai lầm trong cải cách ruộng đất là bài: Nỗ lực phát triển Tự do Dân chủ, đăng trên Nhân Văn số 3 tháng 10 năm 1956, được coi như một đề cương đấu tranh cho tự do dân chủ của nhóm NVGP. Trần Đức Thảo viết: .. Cái tự do, mà họ, những người lao động trí thức và chân tay muốn phát triển là tự do của toàn dân phê bình lãnh đạo. Cái tự do đó là quyền của người công dân đã được hoàn toàn công nhận và bảo đảm trong chế độ ta. Tự do không phải là cái gì đó có thể ban ơn. Người trí thức hoạt động văn hóa cần tự do như cần khí trời để thở, có tự do thì mới đẩy mạnh được sáng tác văn nghệ, nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật. Phát triển tự do là nhu cầu cần thiết đồng thời là nhiệm vụ số 1 của người trí thức cũng như của toàn dân. Hình thức tự do là tự do cá nhân, cá nhân phục tùng tập thể, nhưng tập thể cũng có cá nhân xây dựng. Xét đến tình hình thế giới mới đây, Lý tưởng của tự do cá nhân là lý tưởng của những ngày tiến tới. Lý tưởng của CNCS bắt đầu thành một thực tế ở Liên Xô...
Học giả Đào Duy Anh đóng góp tiếng nói của mình trong Giai Phẩm Mùa Thu tập 3 năm 56 với bài: Muốn phát triển học thuật. Nội dung phân tích những sai lầm trong nguyên tắc dùng chính trị để lãnh đạo học thuật, ông viết:.. Sự xâm phạm của những cán bộ chính trị vào địa hạt chuyên môn, cố nhiên là rất trở ngại cho công tác chuyên môn, nhất là công tác nghiên cứu khoa học. Cái điều kiện không thể thiếu được để cho học thuật phát triển là tự do tư tưởng, tự do thảo luận. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh 2 hình thức hạn chế tự do tư tưởng tác hại nặng nhất đối với học thuật là bệnh giáo điều, và biến chứng của nó là bệnh sùng bái cá nhân. ở nước ta, thì các bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân lại còn trầm trọng hơn khiến người ta vô luận bàn về vấn đề gì đều cũng phải bắt dẫn những đề án của Marx, Angel và Lenin, hoặc những ý kiến của Stalin hay các lãnh tụ khác. Bệnh giáo điều và bệnh sùng bái cá nhân, lại dẫn đến cái hệ tư tưởng độc tôn, hễ thấy ai có ý kiến gì vượt ra ngoài những công thức cũ, những khuôn khổ sẵn có, thì người ta chụp cho ngay những cái mũ dễ sợ như danh hiệu - cải biến chủ nghĩa chẳng hạn để bịt mồn, bịt miệng người khác.
Tư tưởng không tự do thì không thể tự do thảo luận, mặc dù không ai cấm tranh luận, các nhà lãnh đạo vẫn thường nói nên mở rộng tranh luận, nhưng trong thực tế thì sự tranh luận đã bị thủ tiêu từ gốc rồi. Nghiên cứu hay nghị luận 1 vấn đề gì, người người chỉ nơm nớp lo sợ, không khéo thì trật ra ngoài đường lối tư tưởng chính thống độc tôn. Đối với những người ấy công tác học thuật trở thành trò xiếc leo giây. Con đường học thuật là con đường cái thênh thang cho mọi người tự do đi lại chứ không phải là sợi giây căng cho người làm xiếc. Phải trừ bỏ những bệnh giáo điều và sùng bái cá nhân để trả lại tự do cho học thuật.
Trong phần cuối về NVGP, chúng tôi xin giới thiệu với quí vị vài nét phác họa về 3 nhà thơ: Trần Dần, Hoàng Cầm và Lê Đạt, 3 người trong nhóm tiên phong của phong trào hoạt động từ thời kỳ trong bộ đội và cũng là 3 tên tuổi được nhắc nhở nhiều nhất trong cuốn sách của nhà xuất bản Sự Thật. Trần Dần là 1 trường hợp đặc biệt quả cảm, bất phục tùng và đã chịu sự trù dập nặng nề nhất. Hăng say theo kháng chiến từ thời Điện Biên, Trần Dần viết Người người lớp lớp. Năm 54 yêu 1 người con gái thuộc thành phần tiểu tư sản ở phố Sinh Từ, gia đình đã di cư vào Nam. Bất chấp sự ngăn cấm của đảng, Trần Dần vẫn kết hôn với người yêu. Đầu năm 1955 cùng với Hoàng Cầm, Lê Đạt, Từ Phát chủ trương việc phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu và phản đối chính sách cai trị trong quân đội, Trần Dần bị kiểm thảo và bị bắt giam. Giai phẩm mùa Xuân ra đời vào tháng 3 năm 1956 in bài Ông Bình Vôi của Lê Đạt, Cái chổi quét rác rưởi của Phùng Quán và bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần. Đây là bài trường ca tha thiết và u uẩn về số phận của đất nước và con người, nói lên cái hận chia đôi đất nước:
Trời vẫn quần muôn vàn tảng gió
Bắc Nam ơi đứt ruột chia đôi
Tôi cúi xuống quì xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi
...........
Ôi xưa nay người vẫn thiếu tin người
Người vẫn thường kinh hoảng trước tương lai
Giai phẩm Mùa Xuân bị tịch thu, Trần Dần bị kiểm thảo nặng nề và bị bắt giam vào hỏa lò Hà Nội. Trần Dần lấy dao cứa cổ tự vận nhưng không chết. Mấy tháng sau, đảng phát động phong trào sửa sai, giai phẩm Mùa Thu và Nhân Văn số 1 ra đời, Phan Khôi viết bài Phê bình lãnh đạo Văn nghệ, bên vực Trần Dần. Trong Nhân Văn số 1, ngoài bức chân dung của Trần Dần do Nguyễn Sáng vẽ, với vết sẹo ở cổ, còn có bài viết tha thiết của Hoàng Cầm về con người Trần Dần. Đảng xét lại trường hợp của Trần Dần, Trần Dần được thả và hội Văn nghệ phải viết bài tự kiểm thảo đăng trên các báo. Đến cuối năm 57, báo Văn in bài Hãy Đi Mãi của Trần Dần, tính cách tranh đấu quyết liệt hơn:
Tôi có thể mặc thay ngàn tiếng chửi tục tằn
Trừ tiếng chửi sống không sáng tạo...
Trong bài tự kiểm thảo, Trần Dần viết về hoạt động của mình: .."Những sáng tác của tôi đều là cái loại đả kích vào các chính sách của đảng cả. Nếu đọc cả một đống như thế, người ta sẽ cảm thấy sự lãnh đạo của đảng là một sự ngột ngạt không thể nào sống nổi. Người sáng tác phải có quyền và có gan như nhà viết sử thời xưa, vua chém đi sáu người đến người thứ bẩy vẫn chép sử đúng như sự thật, vua đành chịu vậy. Riết bây giờ lỡ nên làm xô đổ thôi, tức là đả kích xen ca ngợi thì lãnh đạo cũng phải bằng lòng, tôi hay nói với anh em, võ phải kín mới được, trước hở quá rồi, đấu tranh bộ đội, giai phẩm Mùa Xuân, Nhân Văn đều manh động cả, chỉ có chui vào sáng tác, tức là cái xác chủ dẫn nhất đánh cũng không chết..."
Hoàng Cầm sinh năm 1921, tại Hải Dương. Trước kháng chiến, Hoàng Cầm nổi tiếng trong văn đàn với ba vở kịch thơ: Viễn Khách, Kiều Loan, và Lên Đường. Thời kỳ NVGP, cùng với Trần Dần và Lê Đạt, Hoàng Cầm là những trụ cột của tờ Nhân Văn và Giai Phẩm, những sáng tác của ông trong thời kỳ này được in lại trong cuốn sách của hội báo chí có hai bài là bài thơ Em bé lên sáu tuổi nói về hoàn cảnh đau thương của một em bé con địa chủ, bố bị đấu tố, mẹ bỏ đi Nam: "Chi đội bỗng lùi lại nhìn đứa bé mồ côi cố tìm vết thù địch, chỉ thấy một con người..." và kịch thơ Tiếng hát Trương Chi mượn hình ảnh tiếng hát để nói về nghệ thuật và khẳng định "...không thể cưỡng bức được nghệ thuật" . Bài Con Người Trần Dần được George boudarein dịch ra tiếng Pháp.
Lê Đạt là người chủ trương đổi mới tư duy văn học, đổi mới thơ ngày từ thời NVGP. Chủ trương này được Tố Hữu gắn cho biệt hiệu: "Cái thùng sắt tây Lê Đạt" và Xuân Diệu viết bài "Những biến hóa của chủ nghĩa cá nhân tư sản qua thơ Lê Đạt". Qua bài tự kiểm thảo, Lê Đạt xác nhận: Tôi tham gia Nhân Văn với ý thức là người lãnh đạo lý luận của tờ báo, vì tôi cho tôi vững vàng hơn Nguyễn Hữu Đang. BBT lúc gồm có bốn người: Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, Hoàng Cầm và tôi. Để tấn công quan điểm vô sản chuyên chính của đảng, tôi vận động Thanh Châu viết bài Mậu Dịch, tôi góp ý, vẽ tranh một người đẽo chân cho vừa giầy mậu dịch. Nhân văn bị đóng cửa, nhưng tư tưởng Nhân Văn, tư tưởng chống đối vẫn chưa hết. Sau một thời gian các báo ngớt đánh, tình hình trở lại bình thường, chúng tôi lại vẫn gặp nhau đả kích, cho là độc đoán. Thơ Lê Đạt có những lời lẽ rất tiên tri:
Lịch sử vẫn muôn đời duyệt lại
Không ai lừa được cuộc đời...
Khuôn mặt văn học tiêu biểu sau cùng mà chúng tôi gợi lại và tưởng niệm là Phan Khôi. Phan Khôi, bút hiệu Trương Dân, nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, nhà báo, nhà biên khảo, là một trong những cây bút tiên phong sắc và dạn nhất của văn học VN cùng thời với Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Tố, Đào Duy Anh. Phan Khôi sinh năm 1887 tại Quảng Nam, mất năm 1959, cháu ngoại của Hoàng Diệu. Năm 1907, Phan Khôi ra Hà Nội tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục và viết cho tạp chí Nam Cổ Tùng Báo, ít lâu sau, phong trào bị khủng bố, Phan Khôi trở lại Quảng Nam, hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với Huỳnh Thúc Kháng. Bị Pháp bắt, ông học tiếng Pháp trong tù. Năm 1914, ra tù, ông làm nghề viết báo.
Trong nửa thế kỷ từ Bắc chí Nam, ngọn bút sắc bén của Phan Khôi tung hoành trên các báo Nam Phong, rồi Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Pháp Thời Báo, Thần Chung, Phụ Nữ Tân Văn, Trung Lập, Thực Nghiệp Dân Báo...
Tác phẩm đầu tiên của Phan Khôi là tập Nam Âm Thi Thoại ra đời năm 1920 ở Hà Nội, đến năm 1936 tái bản tại Huế. Bài thơ Tình Già của Phan Khôi đăng lần đầu tiên trên báo Phụ Nữ Tân Văn tháng 3 năm 32 được coi như bài thơ mở đường cho phong trào thơ mới. Là nhà hán học, lý luận khúc chiếc và đanh thép theo phương pháp Tây phương, những bài bút chiến của Phan Khôi với Hải Triều gây không khí sôi nổi trên văn đàn những năm 1930. Khó có người nào xứng đáng hơn Phan Khôi về kiến thức cũng như về tài năng trong vai trò Ngự sử Văn Đàn.
Trong thời kỳ NVGP, ông đứng tên chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ Nhân Văn, để bao che cho các cây bút trẻ. Trong bài Phê bình lãnh đạo Văn nghệ trong Giai phẩm Mùa Thu tập 1 với tác phong Ngự sử Văn đàn, ông chỉ trích Trường Chinh ăn nói bừa bãi, chấp vấn gắt gao Tố Hữu, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi. Những người chủ chốt trong vụ kết tội Trần Dần. Sau khi tách bạch hai giai cấp lãnh đạo văn nghệ và quần chúng văn nghệ, Phan Khôi nhắm ba tiều đề:
Thứ nhất vấn đề tự do của văn nghệ sĩ, sau những dẫn chứng những trường hợp cụ thể về việc lãnh đạo nghiệt ngã bắt bẻ người viết phải theo đúng đường lối. Phan Khôi hỏi lãnh đạo: chính trị muốn đạt đến cái đích của nó, thì cứ dùng khẩu hiệu, biểu ngữ, thông tri, chỉ thị không được hay sao mà phải cần dùng đến văn nghệ? Rồi ông cảnh cáo: Lãnh đạo đã xâm phạm mỗi ngày một hơn vào quyền riêng nghệ thuật, vào văn nghệ sĩ.
Về vụ Giai phẩm Mùa Xuân. Phan Khôi chất vấn ban chủ tọa hội Văn Nghệ: Hỏi độc tội một Trần Dần thôi là cái ngón chính trị tài tình lắm đấy, để cô lập Trần Dần và phân hóa những người trong Giai Phẩm, cái ngón ấy đã thành công. Tôi còn nhớ có vị bắt lỗi trong bài thơ Trần Dần có chữ Người viết hoa, lấy lẽ rằng chữ Người viết hoa chỉ để xưng Hồ Chủ Tịch, thế mà Trần Dần lại viết hoa chữ Người không phải để xưng hô Hồ Chủ Tỵch. Tôi ngồi nghe mà tưởng ở chiêm bao thấy mình đứng ở một sân rộng nọ, ông Lê Ngỗ tố cáo ông Nguyễn Mỗ trước ngai vàng: trong phép viết chỉ có chữ nào thuộc về Hoàng Thượng mới phải đai, thế mà tên Nguyễn Mỗ viết thư cho bạn dám xài những chữ không phải thuộc về Hoàng thượng. Nhân may cho tôi, tôi tỉnh ngay ra là mình đang ngồi trong phòng họp của hội Văn Nghệ...
Truyện Ông Bình Vôi của Phan Khôi đăng trong giai phẩm mùa thu tập 1 ngẫu hứng từ bài thơ Ông Bình Vôi của Lê Đạt. Phan Khôi viết để bênh vực Lê Đạt, đồng thời nhạo báng lãnh tụ, gọi lãnh tụ là ông cọp, ông trưởng, ông đầu rau... Trong bài Ông Năm Chuột Phan Khôi đòi trả văn nghệ cho văn nghệ, chuyên môn cho chuyên môn, ông nhắn lãnh đạo qua lời người thợ bạc rằng: Người ta cái gì biết ít thì chỉ nên nghe chứ không nên nói, tôi không nói chuyện văn chương chữ nghĩa với ông, cũng như ông không dậy nghề làm thợ bạc cho tôi...
Theo bài viết của Đoàn Giỏi, đăng trên báo Văn Nghệ số 15.8.58 thì tháng 12 năm 57, Phan Khôi đưa đến nhà xuất bản Hội nhà văn một tập bản thảo dầy, bên ngoài đề hai chữ Nắng Chiều gồm nhiều bài bút ký, tạp văn, viết từ đầu kháng chiến Việt Bắc đến năm 57. Đoàn Giỏi trích những đoạn bài viết của Phan Khôi cố ý đả phá, đồng thời cho độc giả biết những nét đại cương của tác phẩm. Ngay trong hai bài đầu tựa đề Cầm Vịt và Tiếng Chim, Phan Khôi đã khẳng định: Xã hội không có đấu tranh giai cấp, của ai người nấy ăn. Vấn đề đấu tranh giai cấp chỉ là rình phần của kẻ khác. Về bài viết Cây Cộng Sản, Đoàn Giỏi tự hỏi tại sao Phan Khôi lại đem cây cứt lợn cũng gọi là cây chó đẻ và bọ xít toàn những tên không nhã tí nào hết để gọi nó là cây Cộng Sản... Đến bài giới thiệu Nguyễn Trường Tộ, Phan Khôi viết: ... Vua thì như thế, còn đám quan liêu từ triều đình đến các tỉnh phần nhiều là hủ nho, dưới vua, hai hạng người này nắm quyền lợi một nước trong tay, họ cấu kết với nhau để giữ lấy quyền lợi thì còn ai mà làm gì được. Đoàn Giỏi bị kiểm thảo về tội "... vờ đả kích Phan Khôi để công bố nét đại cương của một tác phẩm bị cấm". Bản thảo tập Nắng Chiều hiện nay ở đâu, còn hay mất, đó là công việc của những nhà sưu tầm và nghiên cứu văn bản học, trách nhiệm trước hết với Phan Khôi và sau nữa với văn học VN.
Phong trào NVGP là một cuộc tranh đấu lớn lao của trí thức và văn nghệ sĩ nhằm mục đích dân chủ hóa và canh tân đất nước về mọi mặt chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội văn hóa tư tưởng. Chính quyền miền Bắc đã dập tắt phong trào, chính quyền miền Nam đã lợi dụng phong trào để làm vũ khí tuyên truyền chống cộng, đất nước đã rơi vào cảnh xáo trộn, chiến tranh, lạc hậu, và chuyên chính trong gần nửa thế kỷ qua. Trở lại hồ sơ NVGP, tìm lại những văn bản bị tịch thu, thất lạc là trách nhiệm của người làm văn học nghệ thuật, trách nhiệm đối với dĩ vãng và để rút tỉa bài học cho hiện tại và tương lai.