Lời tựa(a)
Tác giả: Mạc Đình
Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng là dịch nôm câu chữ Hán: Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh, trong cổ văn.
Đây là một câu mà các học giả đời Hán đặt ra để vừa ca tụng vừa tỏ ý luyến tiếc nền văn học cổ điển của Trung quốc, sáng ngời trong mấy thế kỷ trước, về thời Đông Chụ
Văn học Trung Hoa về thời Đông Chu quả thật xứng đáng cho các thế hệ sau ca ngợi, vì trong vòng ba thế kỷ (từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch kỷ nguyên), các học giả thời Đông Chu đã đưa nền văn học Trung quốc từ chỗ thấp nhất đến chỗ cao nhất mà hai nghìn năm sau, không tài nào vươn tới:
Gần như cùng một lúc, Lão học, Khổng học và Mạc học đua nhau ra đời, tiếp theo là những học thuyết uyên thâm của Mạnh tử, Tuân tử và Dương chụ Có thể nói được rằng hầu hết các lý thuyết hiện nay còn đương tranh dành ảnh hưởng trong nhân loại, như chủ nghĩa dân chủ, lãng mạn, vô chính phủ, duy vật, xã hội, quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến, phát xít, v.v... đều đã có đại diện từ thời bấy giờ. Tính theo thời gian thì nền văn học Trung quốc đã bỏ xa nền văn học Âu châu vào khoảng 20 thế kỷ.
Vì vậy nên ngày nay, những học giả nghiên cứu về lịch sử văn hoá á đông đều phải thắc mắc về một điểm: Tại sao một nền văn hoá đương phát triển một cách tốt đẹp như vậy lại bỗng nhiên đứng dừng lại, khiến trong suốt hai nghìn năm về sau, Trung quốc chỉ có lùi mà không có tiến về phương diện tư tưởng ?
Ông Tibor Mende, một học giả Tây phương, chuyên nghiên cứu về các vấn đề á đông, đã ví nền văn hoá Trung quốc và ấn độ như hai con sông lớn, đã mang sinh lực tưới khắp miền Đông Nam á, bỗng dưng bị cạn hết nước. Nguyên nhân gì đã làm tịt ngòi ? Ông nêu ra câu hỏi mà không trả lờị (1)
Nói một cách rõ ràng hơn thì: Tại sao về thời Đông Chu lại có Khổng, Mạnh, Lão, Mạc,.. mà hai nghìn năm sau không có vị thánh hiền nào cả ? Hoặc dùng một hình ảnh tượng trưng thì: tại sao trong một thời đại loạn ly như thời Xuân Thu, Chiến quốc, Trăm hoa lại đua nở mà từ thời ấy về sau hoa lại không nở ?
Chúng tôi nghĩ rằng nếu ôn lại lịch sử chính trị Trung quốc, chúng ta có thể tìm ra câu giải đáp.
Về thời Đông Chu, Trung quốc bị phân chia thành nhiều nước chư hầu, luôn luôn đánh lẫn nhau để tranh đành ngôi bá chủ, nên nước nào cũng lo thu phục nhân tài để mở mang thế lực. Vì vậy nên kẻ sĩ đương thời được trọng đãị Một mặt khác vì nước nào cũng yếu, nên không ông vua nào có đủ quyền lực để thiết lập chế độ độc tàị Do đó ngôn luận không bị kiềm chế vì các nhà học giả, nếu chẳng may bị vua chúa trong nước khủng bố vì tội đã phát biểu một ý kiến trái ngược với đường lối của triều đình, thì cũng dễ dàng vượt biên giới chạy sang nước đối nghịch, có người sẵn sàng dung nạp ngaỵ Vì vậy nên mới có quang cảnh "Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng". Nếu hoa không nở được ở khí hậu này, có thể nở được ở khí hậu khác. Nếu một học giả không phổ biến được tư tưởng của mình ở Tề, thì có thể di cư sang Sở chẳng hạn, để truyền bá học thuyết của mình.
Thời Đông Chu tuy là một thời loạn lạc, nhưng chính vì loạn lạc mà tư tưởng không bị kiểm soát.
Trái lại, sau khi Thương Ưởng đưa ra thuyết quân chủ chuyên chế và Lý Tư, học trò của Thương Ưởng giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc, thì từ ngày ấy về sau không một vị thánh hiền nào xuất hiện trên đdất Trung quốc nữạ Một lẽ rất dễ hiểu là không có tự do tư tưởng thì không có nhà tư tưởng, cũng như hễ không có nước thì không thể nào có cá được.
Lý Tư, môn đệ của phái Pháp gia, được Tần Thủy Hoàng bổ làm Thượng thư, làm sớ tâu đại khái như sau:
"Từ trước tới nay, thiên hạ sống trong cảnh phân chia, nên tư tưởng bị hỗn loạn... Ngày nay Bệ hạ đã thống nhất sơn hà mà vẫn còn nhiều người ngang nhiên mở trường dạy học, mang ý kiến riêng của mình ra chê bai luật pháp và chính sách của triều đình... Nếu Bệ hạ không mau ngăn cấm thì kỷ cương sẽ sụp đổ từ trên xuống dưới và đảng phái sẽ mọc từ dưới lên trên"
Năm 213 trước Tây lịch, Tần Thủy Hoàng nghe theo Lý Tư đốt hết sách vở có phương hại đến đường lối của Tần triều và chôn sống 460 nhà trí thức đối lập (1). Họ bị chôn sống vì bờ cõi của đế quốc Tần rộng quá, không tài nào chạy thoát. Từ ngày ấy Trung quốc có một chính phủ duy nhất, một luât pháp duy nhất, nhưng cũng có một lối nghĩ duy nhất. Trăm hoa hết đua nở và Trăm nhà đdều im tiếng.
Sau Tần đến Hán. Các vua triều Hán, khôn ngoan hơn vua Tần, không cấm đoán tư tưởng, nhưng hạn chế tư tưởng bằng cách đưa Khổng giáo lên địa vị quốc giáo, khiến các học thuyết khác phải lùi bước. Triều đình chỉ tuyển lựa những người thông hiểu ngũ kinh, tứ thư để bổ làm quan lại, nên nho học trở thành bậc thang cho giới trí thức bước lên đàn sĩ hoạn (2). Nhưng cũng vì vậy mà triết lý của Khổng tử bị xuyên tạc và Khổng học chỉ còn là một lợi khí của giới thống trị. Nói theo kiểu cụ Phan Khôi thì "Trăm hoa" đã trở thành hoa cúc vạn thọ hết thẩy (3)
Suốt trong 20 thế kỷ về sau, trí thức Trung hoa luôn luôn bị khủng bố. Tư mã Thiên bị thiến, Ban Cố bị chết trong ngục, Pham Việp vị xử tử... cho đến người cuối là Lương Khải Siêu, phải chạy sang Nhật bản mới thoát thân.
Từ ngày ông Mao Trạch Đông lên kế nghiệp Tần Thủy Hoàng, ông đã giết Hồ Phong, và nhiều học giả khác, nhưng gần đây ông lại tuyên bố cho phép.."Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng".
Không ai biết rõ chủ định của ông Mao như thế nào, nhưng mọi người đều nhận thấy rằng trên toàn cõi Trung cộng hiện nay, không có thứ hoa nào khác hơn là hoa Mác Xít.
Tóm lại dù là chuyên chế kiểu quân chủ hay kiểu cộng sản, chế độ tập quyền vẫn tiêu diệt tự do tư tưởng. Ngày nay cũng như suốt hai nghìn năm về trước, trí thức Trung hoa vẫn bị bịt mồm, bịt miệng.
Từ ngày Bắc Việt trở thành một "vệ tinh" của khối Cộng sản, trí thức ở Bắc Việt cũng lâm vào tình trạng chung của đồng bạn ở khắp trong bức màn sắt.
Nhưng "40 năm một thuở", trong dịp hạ bệ Stalin vừa qua, họ đều đứng dậy đấu tranh chống Đảng, đòi phục quyền tự do tư tưởng. Trong phong trào quật khởi này, trí thức ở Bắc Việt cũng đã góp một phần quan trọng. Suốt trong thời gian hai năm, 1956 và 1957, trí thức ở miền Bắc đã sản xuất trên một trăm bản văn có giá trị. Cộng sản coi những bản văn ấy là những "cỏ độc", nhưng chúng tôi coi những tác phẩm của họ như một "trăm hoa" thực sự
Vì vậy nên chúng tôi sưu tầm và kết lại thành một "bó hoa" để cống hiến độc giả, hòng góp sức vào công việc làm sáng tỏ thêm nền văn học hiện đại của dân tộc Việt nam.
Đối với độc giả trong Thế giới tự do chúng tôi cũng muốn nói một câu: Không nên nghĩ rằng cần phải chuyên chế mới có đủ phương tiện để thực hiện những công trình vĩ đại, vì xưa kia Tần Thủy Hoàng cũng đã thực hiện những công cuộc vĩ đại, xây đắp Vạn lý trường thành, thiết lập xa lộ thế mà nhà Tần vẫn bị mất nghiệp; một mặt khác, chính vì Tần Thủy Hoàng khởi đầu việc đàn áp tư tưởng mà văn hoá Trung quốc đã bị đứng dừng trong hai ngàn năm naỵ Lợi nhất thời không bằng hại muôn thuở.
Saigon. Tháng Giêng 1959
Hoàng Văn Chí
Trưởng Ban Biên Tập của
Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá
độ Cộng sản từ mùa Xuân năm 1956 mà mãi đến cuối Thu năm ấy báo chí ở Sài gòn mới được tin vì nhà cầm quyền miền Bắc đã dùng mọi biện pháp để cố tình bưng bít một cuộc nội biến đánh dấu sự suy sụp của hệ thống tư tưởng Cộng sản. Suốt trong thời gian mấy tháng, trong khi trí thức ở miền Bắc đã anh dũng vùng dậy đánh những đòn chí mạng vào uy tín của Đảng thì báo chí và đài phát thanh của Đảng hoàn toàn làm ngơ . Đảng chỉ mải miết dùng lực lượng công an để đe doạ những người đọc báo, bán báo và ra lệnh cho công đoàn xui dục công nhân nhà in không in báo đối lập.
Cho mãi đến khi những "đòn ngầm" đó không hạ nổi địch thủ, và cũng đến khi phe đối lập dồn Đảng vào chân tường, không có thế lui, Đảng mới chỉ thị cho các đoàn thể ở khắp mọi nơi viết kiến nghị đòi đóng cửa các báo đối lập. Chính những lúc kiến nghị đồng loạt đó xuất hiện trên mặt báo Nhân Dân, thì dư luận ở Sài gòn mới biết là có báo đối lập ở miền Bắc. Chỉ một tháng sau thông tín viên hãng AFP ở hà nội loan tin cho Thế giới biết việc nông dân ở Nghệ an đã bạo động nổi dậy, dùng gậy tre và những võ khí thô sơ khác đánh nhau với bộ độị Tin đó làm nhiều người sửng sốt.
Sửng sốt là phải, vì trước đó một tháng các báo chí của Đảng và đài phát thanh Hà nội hãy còn say sưa ca khúc khải hoàn sau đợt Cải cách ruộng đất "hoàn toàn thắng lợi".
Đùng một cái, ông Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng, ông Hồ viết Thắng, Thứ trưởng phụ trách Cải cách ruộng đất đột nhiên bị cất chức: ông Võ nguyên Giáp phải đứng ra thay mặt trung ương Đảng công khai thú nhận sai lầm và hứa hẹn sửa chữa . Tiếp đến là tin cán bộ tập kết phá bóp cảnh sát Bờ Hồ, tin học sinh tập kết khởi loạn ở Ngã tư sở, và cuối cùng là "vụ Quỳnh Lưu".
Nhiều người ở Sài gòn không ngờ có những chuyện lạ lùng như vậỵ Ngạc nhiên trước tiên là số người trước kia có tham gia kháng chiến, và hiện còn lưu luyến chiến khu . Họ không phân biệt kháng chiến với Cộng sản, nên cứ yên trí rằng chế độ miền Bắc thực sự là chế độ "dân chủ cộng hoà" và ông Hồ là một người chân thành ái quốc. Họ cũng đinh ninh rằng những phần tử nhiệt thành như họ, trước kia đã tích cực tham gia kháng chiến thì ngày nay vẫn phục vụ chính sách của "Bác" cho đến cùng. Họ không ngờ rằng "giá" họ được đi tập kết thì chính họ cũng sẽ phải dự vào cuộc phá bóp cảnh sát Bờ hồ (Hà nội) để giải thoát cho một số "tập kết" bị giam cùm trong đó.
Những người thông thường, có đôi chút kinh nghiệm đau xót với Cộng sản, kể cả những đồng bào Bắc Việt di cư cũng không ngờ rằng trong một thời gian không đầy hai năm tình hình ở nơi quê cha đất tổ có sự thay đổi quá nhanh chóng như vậỵ Họ nhớ ngày nào quân đội của "Cụ" kéo vào chiếm đóng Hà nội, nhân dân thủ đô còn đón rước tưng bừng. Nào cờ quạt, nào biểu ngữ, nào cổng chào, nào kéo nhau đi xem văn công, (*) xem triển lãm. Họ không ngờ rằng chỉ một năm sau khi họ bỏ nhà cửa ra đi, bộ đội oai hùng đó lại bị chính ngay nông dân vác gậy phang vỡ đầu.
Giới quan sát ở Sài gòn thì không ngạc nhiên khi nhận được những tin tức kể trên. Họ đã tiên đóan rằng sớm muộn thế nào Cộng sản cũng phải "sửa sai" để vớt vát lòng dân vì từ năm 1926 Mao Trạch Đông, trong bài "Cuộc đấu tranh của nông dân Hồ nam" đã chủ trương rằng: "Muốn nắn một vật cong thì phải nắn quá mức, để khi buông tay ra thì vừa".. Nhưng phải thú thực rằng ít người ngờ rằng khi buông tay ra, vật cong đó lại bật trở lại quá mạnh, và bật đúng vào mặt người đã "uốn quá mức".
Vì dân tộc Việt Nam vốn dĩ là một dân tộc có truyền thống chịu đựng để tồn tại. Trong khi chịu đựng, họ luôn luôn chăm chú chờ dịp kẻ thù yếu thế là lập tức quật trở lại. Đối với Cộng sản ngày nay cũng như đối với Phong kiến Trung quốc thuở xưa, dân Việt nam vẫn dùng chính sách dĩ nhu nhược thắng cương cường. Họ giả vờ gãi đầu gãi tai, vâng vâng, dạ dạ, làm cho kẻ thống trị ăn no ngủ yên, lâu ngày sinh ra chủ quan khinh địch. Bệnh chủ quan này người Hán, người Minh, người Pháp ngày xưa đã mắc phảị Ngày nay Việt cộng và các cố vấn "vĩ đại" cũng không sao tránh được.
Vì nếu thực dân và đế quốc có chủ quan của thực dân đế quốc, thì Cộng sản cũng có chủ quan đặc biệt của Cộng sản. Mặc dù đã học thuộc biện chứng pháp, họ vẫn quên không nhớ rằng mọi vật đều biến chuyển, nên chi họ không ngờ rằng ngay trong hàng ngũ của họ đã phát sinh ra những "mâu thuẫn đối kháng" đưa dần đến sự "hủy thể của hủy thể"..
Nói một cách khác, Việt cộng không tính đến hai việc: Một việc là giới trí thức đã tham gia kháng chiến dưới quyền lãnh đạo của họ lại dám ngang nhiên nổi dậy chống họ, hai là họ không ngờ rằng đồng chí Krushchev lại "nỡ lòng"hạ bệ cố đồng chí Stalin vĩ đại.
Chúng ta thử xét xem hai việc này có liên quan mật thiết như thế nàọ
*
* *
Nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng đều có thể chia làm hai loại: Khách quan và chủ quan.
Những nguyên nhân khách quan là những biến chuyển quốc tế quốc nội đột nhiên làm giảm uy thế của giai cấp thống trị và nguyên nhân chủ quan là đời sống mỗi ngày một đen tối của giai cấp bị trị, bị áp bức và bóc lột tới một mức không thể chịu đựng lâu hơn.
A- Những nguyên nhân khách quan
Những nguyên nhân này có thể chia làm hai loại: Một là ảnh hưởng quốc tế do bài diễn văn của Kruschev hạ bệ Stalin gây nên, hai là ảnh hưởng của chiến dịch Cải cách ruộng đất mà giới trí thức miền Bắc đã mệnh danh là một cuộc "ám sát tập thể".
a) Việc hạ bệ Stalin
Ngay sau khi Stalin nhắm mắt thì những mâu thuẫn nội bộ đã phát sinh từ ngay trong bốn bức tường của điện Kremlin. Nào thanh trừng Beria, lật đổ Malenkov, rồi đến hạ bệ uy tín của mồ ma Stalin.
Hiện nay chưa ai biết đích xác tại sao Kruschev lại dở cái trò hạ bệ uy tín của một người đã mồ yên mả đẹp một cách kỳ quặc như vậỵ Nhưng phần lớn các nhà quan sát quốc tế cho rằng Kruschev muốn làm khuây khoả lòng dân Nga giữa lúc những nỗi khổ cực của họ đã chồng chất tới một mức họ không thể chịu nổi. Đổ tất cả tội lỗi lên đầu một kẻ đã quá cố là một diệu kế để xây dựng uy tín của người mới kế nghiệp và tạo cơ hội để thanh trừng nội bộ.
Các đại biểu dự cuộc Hội nghị lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên sô quả đã giật mình khi thấy Kruschev kể ra nào Stalin đã lưu đầy các dân tộc thiểu số, thủ tiêu hàng vạn đảng viên đối lập, hàng ngàn sĩ quan của Hồng quân. Kruschev vạch ra nào là sự u mê của Stalin trước hiểm hoạ xâm lăng của Đức Quốc xã, nào là sự ngu độn trong việc điều khiển chiến tranh. Lãnh tụ mới tuyên bố trước Hội nghị rằng nguyên nhân duy nhất của tất cả những sai lầm và tội lỗi mà Nga sô đã mắc phải trong triều đại Stalin là bệnh sùng bái cá nhân. Kruschev định nghĩa sự sùng bái cá nhân là: đề cao một vị lãnh tụ thành một thánh sống có tài triệt thấu mọi việc trong thiên hạ, giải quyết được mọi việc cho mọi người mà không hề mảy may sai lầm.
Hội nghị lần thứ 20 cũng sửa đổi lại luận thuyết Stalin, ấy là từ bỏ quan niệm quá khích của Stalin nói rằng "cách mạng nhất thiết phải bạo động và càng tiến tới xã hội chủ nghĩa thì đấu tranh giai cấp càng quyết liệt". Thay vì chính sách "quá tả" của Stalin, Krushchev đưa ra một chính sách mềm dẻo hơn, đối ngoạu cũng như đối nội, Krushchev tuyên bố sẽ dân chủ hoá chế độ và hứa hẹn từ nay sẽ lãnh đạo "tập thể". Đợi mãi không thấy Krushchev ban bố một biện pháp gì khả dĩ mang lại ít nhhiều dân chủ, ngoài việc Krushchev đi đâu cũng cập kè với Bulganin cho có bạn đồng hành, các nhà văn Nga bắt đầu lên tiếng đòi hỏị Người cầm đầu phong trào là Dundinsev. Ông viết một loạt bài báo lấy nhan đề là "Cơm áo không đủ", trong đó ông trình bày những bất công của chế độ , nhưng khi xin phép xuất bản thành sách thì nhà cầm quyền Nga không cho. Quyển sách này phải gửi sang Anh xuất bản.
So với các nước Đông Âu thì phong trào đòi hỏi tự do ở Nga tiến chậm hơn, nên chưa kịp gây ảnh hưởng sâu rộng, thì vụ Budapest đã xẩy ra, khiến Krushchev vội vã trở lại chính sách cứng rắn của Stalin và thẳng tay đàn áp.
b) Khẩu hiệu Trăm hoa đua nở
Tuy các lãnh tụ Trung cộng phải tuân theo chỉ thị của Đệ tam Quốc tế và công bố tân chính sách, nhưng vì tình hình nội bộ không đến nỗi khẩn trương như ở Nga sô, nên họ chỉ thi hành một cách hời hợt cho đủ lệ, nghĩa là chỉ tung ra một khẩu hiệu rất lờ mờ là "Trăm hoa đua nở". Ngoài ra họ tránh không áp dụng một biện pháp nào có tính cách nới rộng tự do dân chủ.
Ngày 25 tháng 5 năm 1956, cục trưởng cục Tuyên huấn của Đảng Cộng sản Trung quốc là Lục Định nhất triệu tập các nhà khoa học, xã hội học, các văn nghệ sĩ, các đại diện đảng phái bù nhìn và một số"nhân sĩ tiến bộ" đến viện Hoài Nhân Đường ở Bắc kinh để đọc cho họ nghe một bài diễn văn nhan đề là "Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh". Họ Lục nói rằng hai câu tám chữ đó là ông Mao đã trích ở cổ văn ra và giao cho ông công tác giải thích.
Họ Lục nói rằng:
"Nếu không có nhiều môn phái, nhiều chủ trương thì văn nghệ không thể trở nên phong phú được".
Vừa mới nói ra, họ Lục lại vội vàng khép lại:
"Hai nghìn năm về trước, trong thời Xuân thu và Chiến quốc, Trung quốc có nhiều học phái khác nhau. Hồi đó các học phái đều tự ý phát triển, không phục tòng một hệ thống tư tưởng nào cả, nhưng ngày nay... chính quyền của nhân dân đã thành lập và vững mạnh thì sự tranh luận của bách gia ngày nay phải nằm trong khuôn khổ một chương trình chung".
Nói về những tương quan giữa văn học và chính trị họ Lục cũng tuyên bố nước đôi như sau:
"Cần phải đề cao sự tự do tranh luận và bênh vực ý kiến trong mọi ngành học thuật nhưng đồn thời cũng không nên lẫn lộn những cuộc tranh luận xây dựng torng nội bộ Đảng với những cuộc tranh đấu để tiêu diệt những phần tử phản động... Có hai lối phê bình: Phê bình kẻ thù và phê bình những đồng chí phạm sai lầm. Phê bình kẻ thù là đập cho nó một trùy vỡ sọ chết tươi, còn phê bình một một đồng chí phạm sai lầm là lấy khoan hồng đưa dần họ về với chính nghĩa".
Ông Lục Định Nhất nói rất nhiều, nhưng quên không định nghĩa thế nào là "kẻ thù" và thế nào là "phạm sai lầm" nên không ai dám đụng chạm đến Đảng, sợ nhỡ bị"một trùy vỡ sọ chết tươi" như ông Lục đã cảnh cáọ Vì vậy nên phong trào chống đối ở Trung quốc chậm phát hơn ở các nước Cộng sản khác. Mãi đến 1957 nhóm La Long Cơ mới khởi sự chống Đảng.
c) Tình hình ở các nước Đông Âu, ở Ba Lan
Ba Lan vốn dĩ là một nước có truyền thống quốc gia rất mạnh , nên phong trào chống đối Nga bộc phát trước tiên. Sau vụ Poznan (28-6-56) các nhà cầm quyền Sô viết nhận thấy sức mạnh của lý tưởng quốc gia nên cố tìm cách đàn áp phong tràọ Nhưng đảng Cộng sản Ba lan tranh chấp quyền hành với Nga sô, tự ý đón Gomulka từ nhà tù về và đưa lên nắm chính quyền. Đứng trước sự đã rồi, Krushchev đành nuốt hận làm lành và tiếp đón Gomulka một cách gượng gạọ Về phần Gomulka ông cũng khéo léo cố tránh không làm gì khiến Nga sô phải bẽ mặt và kiếm cớ can thiệp.
d) ở Hung gia Lợi
Chỉ vài tháng sau các nhà lãnh tụ Sô viết phải đối phó ngay với cuộc khởi nghĩa của dân chúng Hung. Trong mấy ngày đầu họ yên trí rằng họ có thể thu hẹp phạm vi ảnh hưởng như việc đã xẩy ra ở Ba lan, nhưng đến khi đân chúng đòi độc lập và dân chủ hoàn toàn thì Krushchev ra lệnh cho bộ đội quay trở lại đàn áp. Vụ Budapest đã vang dội khắp thế giới và có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần dân chúng ở Bắc Việt.
e) Tình hình ở Bắc Việt năm 1956
Nếu mang so sánh thì chúng ta có thể nhận thấy các lãnh tụ ở Bắc Việt trong nă m 1956 quả đã vất vả hơn các vị đàn anh của họ ở Trung quốc. Lý do là vì Trung cộng đã hoàn thành chiến dịch Cải cách ruộng đất từ mấy năm trước khi Đệ tam Quốc tế ban hành đường lối mới nên tình hình chính trị tương đối đã được ổn định. Hơn nữa Trung cộng đã thanh trừng hết mọi phần tử trí thức đối lập trong vụ án Hồ Phong nên nắm vững được tình hình nội bộ để đối phó với làn sóng cách mạng từ Đông Âu tràn sang.
Trái lại, khi Mikoyan, sứ giả của điện Kremlin sang Hà Nội để giải thích về "tân chính sách" thì cuộc cách mạng ruộng đất ở miền Bắc còn đang dở dang, và đang ở giai đoạn chót và mạnh nhất. Đứng trước tình thế đó ông Hồ chí Minh đành trì hoãn việc ban bố chính sách mới và cứ để yên cho cuộc đấu tố tiếp diễn, vì không có lý gì (theo lời ông Hồ) lại "dội một gáo nước lạnh vào đầu cán bộ"
Do đó mãi đến tháng tám năm 1956 Việt cộng mới phổ biến quyết định quan trọng của Hội nghị lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên sô, đồng thời tuyên bố "Sửa sai", vì mãi đến cuối tháng Bảy mới hoàn thành đợt chót của chiến dịch Cải cáchruộng đất, gọi là đợt Điện Biên phủ. Vì để quá lâu mới mở "súp páp" nên khi mở thì hơi sì phải mạnh hơn. Những nỗi oan ức mỗi ngày một chồng chất thêm đã gây trong dân chúng một không khí căm thù đối với chế độ mỗi ngày một sâu rộng. Đồng thời tình hình Đông Âu mỗi ngày một căng thẳng. Vụ Poznan đã xẩy ra ngày 28-6-1956 và kế đến vụ Budapest, ngày 23-10-1956 làm rung chuyển bộ máy thống trị của Đệ Tam Quốc tế ở khắp các nước chư hầụ
Chiến dịch sửa sai
Chiến dịch này bắt đầu bằng việc giải thích bằng báo chí và bằng "học tập" về quyết nghị của Hội nghị lần thú 20 trong đó có nói đến "bệnh tôn sùng cá nhân" và "chính sách tập thể". Việc thứ hai là "hạ bệ" ông Trường Chinh và ông Hồ viết Thắng, và thả ra 12000 đảng viên bị cầm tù vì bị quy lầm là địa chủ trong số đó có nhiều người đã bị lên án tử hình.
ảnh hưởng của "sửa sai" ở nông thôn
Sau khi các đảng viên trung kiên được tha từ nhà tù về, được khôi phục công quyền, khôi phục đảng tịch và chức vụ thì họ tìm ngay đến các "đồng chí" đã "tố sai" để trả thù. Do đó tình trạng xung đột giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của Đảng bị xụp đổ, cán bộ đâm ra hoang mang. Trong dịp này nhà văn Nguyễn Sáng có nói một cách hài hước: "Lạc quan sai; bi quan cũng sai; chỉ có hoang mang mới đúng". Nhân đân được dịp đòi lại ruộng nương, nhà cửa bị tịch thụ
ở nông thôn các đảng viên đi họp phải mang búa theo để "thảo luận" với nhaụ Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình "tiểu tư sản" hồi kháng chiến đã trú ngụ tại nhà mình. Các bần cố nông, chót nghe lời Đảng "tố điêu" nay sợ bị rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp cyclo và đi ở. Vì vậy nên dân số ở Hà nội, Nam định đột nhiên tăng gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, lây cho công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức. Đáp lại vụ nổi loạn của nông dân ở Quỳnh lưu, thanh niên và công nhân "Nam bộ tập kết" đập phá bót cảnh sát Bờ Hồ Hà nội (bên cạnh ga tầu điện, đầu phố Cầu gỗ).
B. Những nguyên nhân chủ quan
Trí thức ở miền Bắc trước kia đã chân thành hợp tác với Cộng sản để kháng chiến mà ngày nay phải dứng dậy chống lại chính quyền Cộng sản, một phần vì nhiệm vụ thiêng liêng của họ bắt họ phải luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ mà chế độ Cộng sản cũng chỉ hẹn hò nhưng thực sự không mang lạị Một phần khác cũng vì chính bản thân họ bị bóc lột và bị áp bức tới mức độ mà không ai chịu nổị Nhìn xung quanh mình, người trí thức chỉ thấy chém giết và khủng bố, dã man hơn cả những thời kỳ mà sử sách đã ghi chép , nhìn vào bản thân, họ thấy họ trở thành một thứ tôi đòi, vừa bị bóc lột vừa bị chà đạp. Từ giai cấp tiểu tư sản họ tụt xuống trở thành vô sản. Từ địa vị lãnh đạo tư tưởng và học thuật họ đã trở thành một thứ người mà ông Mao ngang nhiên gọi là "không ích lợi bằng cục phân ".
a) Đời sống vật chất của giới trí thức ở miền Bắc
Ai cũng biết trong thời gian kháng chiến giới trí thức đã phải sốngmột đời sống cơ cực. Câu chuyện cụ Phan Khôi khi trở về Hà nội, được bạn thân đdãi cơm có thịt gà, cầm đũa chỉ vào miếng thịt trên mâm mà nói đùa: "Chín năm nay tao lại mới gặp mày", đã trở thành một giai thoạị
Nhưng không phải tất cả văn nghệ sĩ về Hà nội đều gặp được thịt gà. Một đoạn trong bản đề án của ông Hoàng Huế, một thi sĩ tập kết, gửi Đại hội văn nghệ toàn quốc, đăng trong tập Giai Phẩm đã tả cho chúng ta biết tình hình sinh hoạt vật chất của đa số văn nghệ sĩ ở chiến khu trở về Hà Nộị
Ông Hoàng Huế viết:
"Ai cũng biết rằng đời sống của chúng ta thiếu thốn quá. Đây là một sự thật buồn bã vẫn hàng ngày đập vào mặt chúng ta làm cho những kẻ đơn giản nhất cũng phải suy nghĩ.
"Chúng ta không thắc mắc về cảnh sống trong kháng chiến. Nhưng trở về Hà Nội, giữa những phố xá đầy nhung lụa, tủ kính và ánh đèn xanh đỏ, có lẽ chưa bao giờ người nghệ sĩ cảm thấy cay đắng như lúc này. Cần phải nói thẳng rằng ở một toà soạn báo Văn Nghệ, trong số 8 biên tập viên có vợ, thì 6 người đã thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Những trang giấy trắng đáng lẽ chỉ dùng để chép thơ cũng đã bao lần biến thành đơn xin việc. Những lá đơn ấy gởi đi rồi im lặng không nghe một tiếng trả lời.
"Sự thật đã có những nhà văn viết đêm, không có một tách cà phê để uống. Đã có những thi sĩ không làm thế nào mua được dăm điếu thuốc lá trong cơn nghiện, và đã có một kịch sĩ bán chiếc đồng hồ đeo tay của mình để bồi dưỡng viết cho xong cuốn sách, nhưng in ra không đủ tiền để chuộc chiếc đồng hồ.
"Hữu Loan có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Nằm trong bóng tối của một gian nhà nhỏ ở ngoại ô Hà nội khi không có tiếng vợ kêu con khóc, Hữu Loan chỉ mơ ước có một ngọn đèn dầu để thức màviết. Văn Ký cũng có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Buổi sớm mai không có củ khoai luộc cho con ăn, nghe tiếng con kêu khóc mà đứt ruột".
Đoạn văn kể trên là lời phát biểu của thi sĩ Hoàng Huế về đời sống vật chất của giai cấp mà Cụ Phan Khôi mệnh danh là "quần chúng văn nghệ". Căn cứ vào những lời trình bày của ông Hoàng Huế thì đời sống của văn nghệ sĩ sau khi họ về Hà nội còn cực hơn thời kỳ họ nằm gai nếm mật ở chiến khu gấp bội lần. Nhưng không phải mọi văn nghệ sĩ đều sống một cách đen tối như vậỵ Đây là lời ông Hoàng Huế tả về đời sống của cấp lãnh đạo, một giai cấp mà Milovan Djilas gọi là "giai cấp thống trị mới":
"Hai năm hoà bình, chúng ta thấy có nhiều nhà văn (trước kia) có tài, (ngày nay) bị buộc chặt vào địa vị bằng những sợi lụa có tẩm thuốc độc. Tác phẩm của họ (ngày nay) chỉ là chỉ thị, kế hoạch, công văn, thông cáo. Họ trịnh trọng thắt cà vạt đỏ, đi giày da vàng, đọc đít cua và nhồm nhoàm ăn tiệc, rồi lại xách va ly, bay đó bay đây, trên mây trên gió".
Đây là thi sĩ Hoàng Huế muốn nói đến các nhà văn như Nguyễn công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyễn đình Thi, Hoài Thanh, Xuân Diệu vân vân... Họ là cấp lãnh đạo, chuyên môn ra chỉ thị, kế hoạch cho quần chúng văn nghệ thi hành, nghĩa là sản xuất theo "com măng" của Đảng đặt. Còn bọn quần chúng văn nghệ thì nai lưng sáng tác để bán rẻ văn chương cho Đảng lấy mỗi tháng vài chục kí lô gạo.
Hiện nay trong giới văn nghệ sĩ ở miền Bắc có hai giai cấp, sống hai đời sống quá chênh lệch. Cụ Phan Khôi gọi giai cấp trên là giai cấp lãnh đdạo và giai cấp dưới là giai cấp quần chúng văn nghệ. Cụ Phan Khôi gọi như vậy vì cụ muốn nói cho có văn vẻ. Sự thực thì nhiều người gọi một cách nôm na là "cai văn nghệ" và "cu ly văn nghệ". Gọi bằng hai danh từ đó mới thực sự nêu lên được tình trạng "người bóc lột người". Người bóc lột hiện nay không phải là một nhân vật cầ m ba tơng, ngậm xì gà mà là Đảng, một vật vô hình, bóc lột hàng triệu nô lệ làm việc bằng chân tay hay bằng trí óc, để nuôi một lũ cán bộ "thắt cà vạt đỏ và ăn tiệc nhồm nhoàm".
Đây quả thật là một cuộc đấu tranh giai cấp, giữa một giai cấp thống trị ngồi mát ăn bát vàng và một giai cấp bị trị, bị bóc lột đến tận xương tủỵ
Trong khi bọn văn nghệ sĩ dám can đảm sống với lý tưởng của mình để không có củ khoai mà ăn thì Nguyễn Tuân sang Helsinki dự Hội nghị Hoà Bình Thế giới, ở một khách sạn lớn vào bực nhất mà còn chê là cơm ở khách sạn đó không hợp khẩu vị Nguyễn Tuân viết:
"Mỗi ngày ăn ba bữa, khẩu phần thừa thãi bổ béo; nghi thức lúc ăn thực là sang trọng; đồ sứ, pha lê, khăn bàn trắng muốt, quanh bàn ăn chốc chốc lại cử nhạc, những chị đưa món ăn trông đẹp như rượu rót trong các truyện huyền thoạị..Nhưng tôi ăn uống sao không thấy ngon...".
(Xem bài Phở của Nguyễn Tuân trong phần tài liệu).
Còn Nguyễn công Hoan khi sang dự Hội nghị Văn hoá á châu lại đương nhiên vào nằm ở khách sạn Asoka là khách sạn nổi tiếng là nơi trú ngụ của các bậc đế vương trên thế giớị
b) Đời sống tinh thần của Văn nghệ sĩ ở miền Bắc
Sự chênh lệch không những chỉ thể hiện trên đời sống vật chất, mà còn thể hiện sâu sắc hơn trong cuộc sống tinh thần. Trong khi quần chúng văn nghệ phải làm việc như tôi mọi, thì một thiểu số, vừa thiếu đức vừa thiếu tài, chỉ khéo nịnh hót để ăn trên ngồi chốc, tác oai tác quáị Một văn nghệ sĩ dấu tên đã làm bài thơ sau đây đăng trong báo Văn số 24 ngày 10-10-1957.
Ông "Vỗ ngực"
Học thuật văn chương chửa sạch nghề
Tập toè lên lớp cũng khen chê
Giáo điều khó nuốt lèn thô bạo
Lý luận không tiêu kéo nặng nề
Tình cảm khô khan như củi gộc
Phê bình nồng nặc tựa cơm khệ
Anh em vặn lại, cùng kỳ lý,
Vỗ ngực, ông giơ Đảng chực loè
Không phải chỉ có loè không mà còn mắng thực sự. Chứng cớ là Nguyễn công Hoan, tên lý trưởng văn nghệ đã từng nằm ở khách sạn Asoka mắng cụ Phan Khôi, tên cu ly văn nghệ đáng tuổi bố .
Sự thể là nhân dịp cụ Phan Khôi thượng thọ 70 tuổi, giữa lúc cụ đương bị Đảng quy vào tội phản động, không một ai dám lai vãng đến chúc thọ cụ vì sợ bị liên quan, cụ bèn làm một bài thơ để kỷ niệm ngày thượng thọ của cụ. Trong bài thơ đó có hai câu như sau:
Lên bảy mươi rồi mẹ nó ơi
Thọ ta, ta chúc nọ phiền ai.
Bài thơ này không xuất bản, nhưng cũng đến tai Nguyễn công Hoan, Hoan liền làm một bài thơ hoạ lại như sau:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc chớ hòng ai.
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc!
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lô dích, trước cam làm kiếp chó,
Nhân văn, nay lại hít gì voi,
Sống dai thêm tuổi, cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời, chẳng thấy gai.
Đại khái thì toàn bộ giai cấp mới đều đểu cáng và hèn hạ như vậy.
Trên đây là thơ, còn những đoạn văn xuôi chứng nhận rằng hiện nay ở miền Bắc đã phát xuất những hạng người thô bạo và hống hách như vậy thì có rất nhiềụ
Cụ Phan Khôi, trong bài "Phê bình lãnh dạo văn nghệ" (xem phần tài liệu) mang Cộng sản ra so sánh với Phong kiến và kết luận rằng Cộng sản còn tàn bạo và quan liêu hơn Phong kiến gấp nhiều lần.
Trần Dần trong bài "Những người khổng lồ" (xem phần tài liệu) ví bọn cán bộ Cộng sản như một lũ người "không tim".
Ngoài ra ông còn vẽ bức tranh khôi hài nhan đề "Một phương pháp xây dựng văn nghệ", đăng trong báo Văn số 30 ra ngày 29-11-1957, trong đó ông chế diễu sự can thiệp thô bạo của chính trị vào lĩnh vực văn nghệ
Nhưng đặc biệt nhất là bài " Thi sĩ máy" của Như Mai đăng trong tờ Nhân Văn số chót trong đó ông chế diễu sự ngu dốt của cán bộ Cộng sản về văn nghệ và cách chúng đối xử với văn nghệ sĩ sau này như thế nào. Ông viết:
Nhạc sĩ ảo Huyền được cử đi học lớp "nghiên cứu nghề làm nước mắm"; hoạ sĩ Lập Thể được điều động sang Mậu dịch; nữ sĩ Trong Trắng ném bút làm nghề đỡ đẻ, thi sĩ Mây Nước ra Bờ Hồ làm nghề bói Kiều, tán róc về thành phần giai cấp cho những người có óc mê tín.
Văn sĩ Đắng văn Cay phải ra chợ Giời làm nghề bán văn kiêm bán săm lốp. Săm lốp vì cần được khuyến khích nên miễn thuế, còn văn của Đắng văn Cay thì bị liệt vào hạng vô dụng và phải chịu thuế bốn phần trăm. Rất ít người chịu quăng tiền ra muạ Đôi ba vị khó tính lại còn rỉa rói:" Văn chương anh thì ra cái đếch gì! Không ích lợi bằng chiếc đế dép cao su của tôi nữa kìa!".
Nhà đạo diễn Kinh Kha được chuyển sang ngành nuôi cá vàng, mỗi khi luyến tiếc sân khấu, thường ngắm cá bơi lội rồi tưởng tượng con cá vây bạc óng ả này là Điêu Thuyền, con cá mặt đen nọ là Bao Công, cặp cá đuôi cờ lồi mắt kia là đôi nhân vật tiểu tư sản v.v..."
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Viết mấy giòng này Như Mai có ý nhắn nhủ những trí thức nào còn mê "thiên đường Cộng sản" thì hãy nên biết trước số phận mà Cộng sản sẽ dành cho mình trên cõi thiên đường đó.
c) Tâm trạng của giới trí thức ở miền Bắc
Tâm trạng của đại đa số trí thức ở miền Bắc, nhất là những tir' thức đã dầy công theo đuổi kháng chiến, là thấy mình bị lợi dụng tài năng, bị bạc đãi, khinh miệt và cuối cùng là ruồng bỏ, và khủng bố. Tâm trạng đó giống hệt tâm trạng một người đàn bà đẹp, bị rơi vào phận lẽ mọn, và bị chồng và vợ cả vùi dập. Nếu ngày xưa Hồ xuân Hương đã cám cảnh vợ lẽ mà thốt ra câu:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Thì ngày nay cụ Phan Khôi cũng phải ngán cảnh "kháng chiến ngõ ngoài" mà ngâm mấy vần thơ sau đây:
Tuổi già thêm bệnh hoạn
Kháng chiến thấy thừa ta
Mối sầu như tóc bạc
Hễ cắt lại dài ra.
Ông Nguyễn mạnh Tường trong bài diễn văn của ông nói về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất cũng phải nêu lên câu hỏi sau đây:
Có một chỗ nào mà người trí thức ngoài Đảng nắm được thực quyền hay không ? Tác dụng "hiếu hỉ" hay "cười gật" thì có, mà lại có nhiềụ Nhưng ngay ở các cương vị ấy, ngoài vai trò hiếu hỉ, cười gật, người trí thức có một trách nhiệm gì không ? Có quyền nói gì, làm gì không ? Quần chúng đã biết và tôi miễn giả lời.
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Trí thức "sống chung" với Cộng sản, chỉ được đặt vào địa vị "hầu non" cưới về để tô điểm cho nhà cửa thêm sáng sủa, còn thực quyền thì bao giờ cũng do vợ cả nắm. Vợ cả đây, ai cũng biết là bần cố nông, vì Cộng sản chẳng hề dấu diếm điều đó.
Tâm trạng thứ hai của trí thức là thấy sự hy sinh của mình trong chín mười năm trời không đưa lại mảy may hạnh phúc. Trong chế độ "dân chủ cộng hoà" ngày nay vẫn đầy rẫy một lũ chuyên môn nịnh hót để chấm mút và tác oai tác quái.
Hữu Loan đã phải rên rỉ như sau:
"Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ "Dân chủ Cộng hoà"
Những thằng nịnh hót còn thênh thang đất sống...".
Rồi ông hô hào mọi người hãy đứng lên làm "tổng vệ sinh" quét sạch lũ chúng, ông hô:
Những người
.đã đánh bại
xâm lăng;
Đỏ bừng mặt
vì những tên quốc sỉ
Ngay giữa thời nô lệ
Là người, chúng ta
không ai biết cúi đầu
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Vì đỏ bừng mặt, không chịu được sự khinh mạn của Cộng sản, nên họ phải vùng dậỵ Cụ Phan Khôi phẫn uất quá chừng nên nói liều như sau:
Làm sao cũng chẳng làm sao,
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.
Làm chi cũng chẳng làm chi,
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao.
Từ chỗ uất ức đó tiến tới chỗ ra báo để ngang nhiên chống lại Đảng chỉ có một bước.
Lịch Trình Đấu Tranh Của Trí Thức ở Miền Bắc
Chúng ta đều biết rằng trí thức ở miền Bắc mới nổi dậy tấn công ào ạt vào lãnh đạo từ mùa Xuân 1956, nhưng nếu ta kể cả những cuộc chống đối lẻ tẻ và ngấm ngầm thì ta phải công nhận rằng cuộc đấu tranh giữa Đảng và quần chúng văn nghệ đã có từ lâu . Sở dĩ ta không nghe nói đến là vì trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ không dám đứng lên công khai chống chọi với Đảng, vì hồi đó hơi một tí là đảng có thể khép vào tội Việt gian phản quốc.
Vả lại, lúc bấy giờ đa số trí thức tham gia kháng chiến cũng chưa muốn công khai chống lại Đảng. Họ vẫn biết Đảng là Đảng cộng sản, ông Hồ Chí Minh là tên ngụy trang của Nguyễn ái Quốc, nhưng vì lòng chân thành ái quốc, và vì chưa ý thức được cái nguy cơ cộng sản, họ vẫn thụ động để cho cộng sản lãnh đạo, vì họ quan niệm rằng, sau khi đánh đuổi được Pháp ra khỏi bờ cõi, thì sẽ quay trở lại chống Cộng cũng vừa .
Điển hình của thái độ này là kỹ sư Hồ Đắc Liên, em ông Hồ Đắc Điềm. Ông Liên trong lúc mới tham gia kháng chiến có giơ cao nắm tay trước mặt người bạn thân mà tuyên bố rằng : " Còn phải chống Pháp thì tôi còn đi với chúng ( ám chỉ Cộng sản ) khi nào độc lập rồi thì chúng sẽ biết tay tôi ".
Ông Liên là một trí thức du học ở bên Pháp về nên ngây thơ đến mức đó . Những người khác sinh trưởng trong nước, không đến nỗi ngây thơ như ông . Tuy nhiên, ai cũng mắc phải cái lỗi là không ngờ rằng chế độ cộng sản dã man quá mức. Nhiều người đã đọc cuốn Retour de l'URSS của André Gide, nhưng ai cũng hy vọng rằng Cộng sản ở Nga lúc xưa khác, Cộng sản ở Việt Nam bây giờ khác.
Nói chung ai cũng nghĩ rằng Việt Minhh tuy là Cộng sản, nhưng nhiêm vụ của họ là kháng chiến chống Pháp trước đã, khi nào độc lập rồi mà Việt Minh thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản , lúc bấy giờ họ xoay sở cũng kịp . ít ai ngờ rằng Cộng sản sẽ phản bội Quốc Gia trước khi kháng chiến thành công, vì không mấy người nhớ rằng ngày xưa, khi Cộng sản Trung Hoa liên kết với Quốc Dân Đảng trong cuộc Bắc phạt, họ đã bị Quốc Dân Đảng trở tay trước và tiêu diệt họ .
ít ai nhớ rằng Nguyễn ái Quốc lúc bấy giờ phải chạy long tóc gáy mới thoát nạn , nên rút kinh nghiệm, lần này họ liên kết với những người kháng chiến có tinh thần Quốc gia, họ Hồ phải trở mặt trước. Cũng vì sự xao nhãng đó nên giới trí thức ở miền Bắc, như Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, là những người chỉ tham gia kháng chiến vì lý tưởng Quốc Gia, ngày nay lâm vào tình trạng khó khăn .
TìNH HìNH VĂN NGHệ TRONG VùNG KHáNG CHIếN 1946 - 1954
Thời kỳ ấy là thời kỳ kháng chiến của nước ta, nhưng nếu đem so với lịch Cộng sản quốc tế thì có thể gọi thời đại ấy là Triều đại Stalin . Ngay từ thời bấy giờ văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến đã chia làm hai phái . Một phái đảng viên, và một phái không đảng viên . Tuy chưa có xung đột công khai, nhưng hai phái vẫn không ưa nhau .
Phần lớn những văn nghệ sĩ đảng viên như Tố Hữu, Hoài Thanh, Xuân Diệu đều tập trung ở Việt Bắc, gần trung ương, gần Đảng để nắm vai lãnh đạo . Còn quần chúng văn nghệ sĩ thì phần đông đều cố ý muốn tránh trung ương, tránh đảng, nên họ vẫn lẩn quất ở miền xuôi, miền đồng bằng, gọi là khu Ba, và sau khi khu Ba bị quân Pháp chiếm cứ thì họ tản cư vào Thanh Hóạ
Lúc bấy giờ các văn nghệ sĩ không Đảng này được Nguyễn Sơn, một thiếu tướng Việt cộng trọng dụng , biệt đãi, nên họ có dịp tụ hội lại một nơi và gây thành một sức mạnh . Ngày nay nói đến vụ án Nhân Văn tưởng cũng nên nói đến vai trò của Nguyễn Sơn, vì nhóm Nhân Văn coi Nguyễn Sơn như một ân nhân . Chứng cớ là hồi Nguyễn Sơn chết tháng 10 năm 1956, báo Nhân Văn có đăng một bài khóc Nguyễn Sơn.
Tuy Nguyễn Sơn là 1 tay Cộng sản đã nổi danh ở bên Trung quốc, nhưng Nguyễn Sơn vẫn chưa gột hết tinh thần quốc gia . Thấy nước nhà kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sơn nằng nặc xin với Mao Trạch Đông cho về để giúp nước, và khi về nước thì chỉ chú trọng đến việc đánh Pháp, không chú trọng đến việc bành trướng Đảng. Sau này Nguyễn Sơn ngang nhiên chống lại đảng vì phản đối chủ trương nhận viện trợ của Trung cộng . Nói cho đúng thì Nguyễn Sơn là một thứ Tito trong hàng ngũ Cộng sản Việt Nam .
Khi Nguyễn Sơn làm khu trưởng khu Bốn, ông ta tập trung tất cả các văn nghệ sĩ ở Khu Bốn lại một nơi rồi giúp cho họ phương tiện để sinh sống, để sáng tác vì Nguyễn Sơn đề cao văn nghệ, và yêu mến văn nghệ . Nhưng từ 1950 trở đi, sau khi Nguyễn Sơn bị đuổi về Tàu thì cuộc đời của nhóm văn nghệ sĩ khu Bốn bắt đầu đen tốị Họ bị bạc đãi nên họ không chịu sáng tác nữạ
Mỗi lần cấp bộ lãnh đạo đòi hỏi thì họ cứ khất lần, họ nói rằng họ còn " đương thai nghén " chưa sản xuất được, và cuối cùng trong mấy năm, từ 1950 cho đến 1954 chẳng có văn nghệ sĩ nào sản xuất gì hết . Thái độ " đình công tập thể " này được chứng minh bằng một câu của cụ Phan Khôi trong bài : " Phê bình lãnh đạo văn nghệ " của cụ .
Nói về Thế Lữ cụ viết : "Còn Thế Lữ có lần tôi hỏi tại sao anh không làm thơ như trước kia . Anh trả lời rằng đợi đến bao giờ anh "chỉnh" được tâm hồn, cảm thông được với quần chúng cần lao, bấy giờ anh sẽ làm ". Thái độ này không phải chỉ riêng Thế Lữ. Văn Cao, tác giả bài "Tiến quân ca" cũng đã thốt ra rằng : " Nay Đảng bảo phải, mai Đảng bảo sai, ai còn biết đường nào mà sáng tác " .
Nói chung từ 1950 trở đi, nghĩa là từ khi chính sách của Việt cộng thay đổi và các cố vấn Tàu đã sang Việt Nam thì các văn nghệ sĩ không Đảng đã đình chỉ mọi công việc sáng tác . Vì vậy nên từ 1950 trở đi các văn nghệ si kháng chiến không sản xuất được một tác phẩm nào có giá trị, ngoài những bài thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác, của nhóm văn nghệ sĩ thuộc thành phần lãnh đạo viết. Tuy có viết, có xuất bản, nhưng những thơ văn nịnh hót đó cũng chẳng có ai đọc .
Đây là 1 bài Tố Hữu tán dương Hồ chí Minh và Sít-ta-lin :
Hoan hô Hồ chí Minh
Cây hải đăng vô sản
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ cách mạng
Hoan hô Sít-ta-lin
Đời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát hòa-bình .
Hoặc là :
Chúng ta có bác Hồ
Thế giới : Sít ta Lin
Đảng ta phải mạnh to
Thế giới phải đỏ mình
ở một chỗ khác, thi sĩ khát máu hô :
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt , thuế mau xong ,
Cho Đảng bền lâu , cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ-tịch , thờ Sít-ta-lin ... bất diệt .
Trên đây là thơ của Tố Hữu , còn sau đây là thơ của Xuân Diệu :
Mỗi lần đấu tranh gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm ,
Nghe lời bác dạy khuyên răn ,
Chúng con ước muốn theo chân của người ...
Chúng con thề nguyện một lời :
Quyết tâm thành khẩn ... lột người từ đây .
Trên đây là thơ Xuân Diệu nịnh bác, còn sau đây là lời Xuân Diệu nạt nhân dân . Ta hãy nghe lời hò hét :
Anh em ơi ! quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
Địa hào , đối lập ra tro ,
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương .
Thắp đuốc cho sáng khắp đường ,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay .
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống , đọa đày chết thôi ...
Đại khái thì từ 1950 cho đến 1954, trong vùng cộng sản kiểm soát chỉ có 1 lối thơ khát máu như vậy thôi . Là những người văn nghệ sĩ chân chính, còn giữ vững bản tính cao quý của con người, dĩ nhiên ai cũng phải tạm thời gát bút , vì không thể nào hòa điệu được với một hạng người như vậy .
Tóm lại, các văn nghệ sĩ ở vùng kháng chiến đã đình công dài hạn từ 1950 trở đi, để tỏ ý không tán thành đường lối của Đảng, chế độ độc tài của Đảng, và nhất là chính sách " đấu tố " do các cố vấn Trung quốc nhập cảnh vào Bắc Việt .
Những triệu chứng báo hiệu cuộc nổi loạn
Sau khi Việt cộng về Hà Nội, thì báo chí, sách vở xuất bản ở Hà Nội vẫn đầy rẫy những bài ca tụng đảng, ca tụng Bác, những bài "anh hùng ca" kêu gọi nông dân đứng dậy tàn sát địa chủ, phản động, lừng thừng . Nhưng hình như từ ngày bác Malenkov bị hạ bệ thì uy tín của Đảng có bị giảm mất một phần .
Trên mặt báo giới tuy chưa có bài nào công kích hẳn chế độ, nhưng báo Thời Mới, 1 tờ báo của tư nhân còn sót lại nêu ra nhiều vấn đề để độc giả thảo luận , trong số đó có vấn đề " Yêu nhau có cần tiêu chuẩn hay không ? " , nghĩa là : Có nhất thiết phải là cán bộ Đảng mới đáng đươc. các cô con gái yêu không ?
Ngụ ý của người đưa ra vấn đề này là đả phá cái tệ mới phát hiện ở Hà Nội là các cô gái chưa chồng đua nhau lấy cán bộ Đảng, cán bộ "Bốn túi" (Cán bộ bốn túi là cán bộ cao cấp, vì cán bộ cấp dưới chỉ được mặc áo có hai túi). Lúc bấy giờ có khẩu hiệu " Phi bốn túi bất thành phu phụ"
Những bài này không đả động đến đường lối chính sách của Đảng, nhưng một phần nào cũng đã làm giảm uy tín của cán bộ lãnh đạo .
Thế rồi cụ Phan Khôi xuất đầu lộ diện . Nhà Nho bảy mươi tuổi bắt đầu đả kích chế độ bằng một mưu mẹo mà cán bộ Cộng sản mắc ngay tức khắc. Cụ được cán bộ giao cho dịch một cuốn sách có chữ Pháp sang tiếng Việt, trong đó có 1 chữ " Pomme de terre ", cụ dịch ngay ra là " khoai nhạc ngựa ". Cuốn sách cụ dịch được xuất bản, và sau đó ít lâu báo Cứu Quốc viết một bài phê bình cụ là lẩm cẩm, bảo cụ : " Sao không dịch là "khoai tây" mà lại dịch là khoai nhạc ngựa . Khoai nhạc ngựa là cái quái gì ?"
Báo Cứu Quốc cứ yên trí rằng cụ Phan đã 70 tuổi đầu nên cụ đã lẩm cẩm . Không ngờ trẻ mắc mưu già . Cụ trả lời ngay bài phê bình đó . Cụ nhận ngay là lẩm cẩm, nhưng cụ phân bua rằng : Cán bộ phụ trách lâu nay cấm cụ dùng chữ "tây" . Có lần cụ dùng chữ " đường tây " chúng xoá đi mà thay vào chữ "đường kính". Cụ dùng chữ "chè Tàu" thì chúng chữa là "chè Trung quốc", chữ "thịt kho tàu" thì chúng chữa là "thịt kho Trung quốc". Lần này để chiêù ý chúng, cái gì cũng phải Trung quốc mới hay, thì cụ dịch "pomme de terre" ra "khoai nhạc ngựa" vì người Trung quốc gọi nó là "mã linh thư".
Đấy là lần đầu tiên cụ Phan Khôi mang cái dốt của cán bộ ra diễu trên mặt báo chí . Việc này chứng tỏ rằng uy tín của cán bộ đã bắt đầu bị suy sụp .
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu
Ngày 20 tháng 2 năm 1956 Krushchev đọc bài diễn văn hạ bệ Stalin . Tuy bài diễn văn này đọc trong một khóa họp bí mật, nhưng tài liệu đó cũng lọt ra ngoài, và không bao lâu toàn thể thế giới đều biết. Việt cộng cố dấu, nhưng giới văn nghệ miền Bắc vẫn biết được, vì họ đọc một vài tờ báo Pháp lọt vào tay họ .
Không khí chống lại Đảng dưới hình thức chống tinh thần Stalin bắt đầu .
Vào khoảng tháng 3 năm 1956 nhà xuất bản Minh Đức ở chiến khu về cho ra ngay một cuốn sách nhan đề " GIAI PHẩM 1956 ". Trong cuốn này có nhiều bài nêu lên những thối nát của chế độ . Phùng Quán viết một bài nhan đề là " Cái chổi quét rác rưởi " trong đó anh nói rằng chệ độ miền Bắc đầy những rác rưởi dơ bẩn và anh, lấy tư cách là nhà văn, tình nguyện làm cái chổi quét cho sạch những rác rưởi đó. Cũng trong số đó Lê Đạt có viết một bài nhan đề là " Ông Bình vôi ", trong đó có câu :
Những kiếp người đã sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Bề ngoài thì bài này chỉ công kích những cán bộ nhiều tuổi Đảng, sống lâu lên lão làng, nhưng kỳ thực người dân Bắc Việt có thể hiểu ngay là ám chỉ ông Hồ chí Minh, càng sống, càng tồi, vì ngày nay ông Hồ không còn thương nước thương nòi như ông còn là Nguyễn ái Quốc nữa .
Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng là dịch nôm câu chữ Hán: Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh, trong cổ văn.
Đây là một câu mà các học giả đời Hán đặt ra để vừa ca tụng vừa tỏ ý luyến tiếc nền văn học cổ điển của Trung quốc, sáng ngời trong mấy thế kỷ trước, về thời Đông Chụ
Văn học Trung Hoa về thời Đông Chu quả thật xứng đáng cho các thế hệ sau ca ngợi, vì trong vòng ba thế kỷ (từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch kỷ nguyên), các học giả thời Đông Chu đã đưa nền văn học Trung quốc từ chỗ thấp nhất đến chỗ cao nhất mà hai nghìn năm sau, không tài nào vươn tới:
Gần như cùng một lúc, Lão học, Khổng học và Mạc học đua nhau ra đời, tiếp theo là những học thuyết uyên thâm của Mạnh tử, Tuân tử và Dương chụ Có thể nói được rằng hầu hết các lý thuyết hiện nay còn đương tranh dành ảnh hưởng trong nhân loại, như chủ nghĩa dân chủ, lãng mạn, vô chính phủ, duy vật, xã hội, quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến, phát xít, v.v... đều đã có đại diện từ thời bấy giờ. Tính theo thời gian thì nền văn học Trung quốc đã bỏ xa nền văn học Âu châu vào khoảng 20 thế kỷ.
Vì vậy nên ngày nay, những học giả nghiên cứu về lịch sử văn hoá á đông đều phải thắc mắc về một điểm: Tại sao một nền văn hoá đương phát triển một cách tốt đẹp như vậy lại bỗng nhiên đứng dừng lại, khiến trong suốt hai nghìn năm về sau, Trung quốc chỉ có lùi mà không có tiến về phương diện tư tưởng ?
Ông Tibor Mende, một học giả Tây phương, chuyên nghiên cứu về các vấn đề á đông, đã ví nền văn hoá Trung quốc và ấn độ như hai con sông lớn, đã mang sinh lực tưới khắp miền Đông Nam á, bỗng dưng bị cạn hết nước. Nguyên nhân gì đã làm tịt ngòi ? Ông nêu ra câu hỏi mà không trả lờị (1)
Nói một cách rõ ràng hơn thì: Tại sao về thời Đông Chu lại có Khổng, Mạnh, Lão, Mạc,.. mà hai nghìn năm sau không có vị thánh hiền nào cả ? Hoặc dùng một hình ảnh tượng trưng thì: tại sao trong một thời đại loạn ly như thời Xuân Thu, Chiến quốc, Trăm hoa lại đua nở mà từ thời ấy về sau hoa lại không nở ?
Chúng tôi nghĩ rằng nếu ôn lại lịch sử chính trị Trung quốc, chúng ta có thể tìm ra câu giải đáp.
Về thời Đông Chu, Trung quốc bị phân chia thành nhiều nước chư hầu, luôn luôn đánh lẫn nhau để tranh đành ngôi bá chủ, nên nước nào cũng lo thu phục nhân tài để mở mang thế lực. Vì vậy nên kẻ sĩ đương thời được trọng đãị Một mặt khác vì nước nào cũng yếu, nên không ông vua nào có đủ quyền lực để thiết lập chế độ độc tàị Do đó ngôn luận không bị kiềm chế vì các nhà học giả, nếu chẳng may bị vua chúa trong nước khủng bố vì tội đã phát biểu một ý kiến trái ngược với đường lối của triều đình, thì cũng dễ dàng vượt biên giới chạy sang nước đối nghịch, có người sẵn sàng dung nạp ngaỵ Vì vậy nên mới có quang cảnh "Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng". Nếu hoa không nở được ở khí hậu này, có thể nở được ở khí hậu khác. Nếu một học giả không phổ biến được tư tưởng của mình ở Tề, thì có thể di cư sang Sở chẳng hạn, để truyền bá học thuyết của mình.
Thời Đông Chu tuy là một thời loạn lạc, nhưng chính vì loạn lạc mà tư tưởng không bị kiểm soát.
Trái lại, sau khi Thương Ưởng đưa ra thuyết quân chủ chuyên chế và Lý Tư, học trò của Thương Ưởng giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc, thì từ ngày ấy về sau không một vị thánh hiền nào xuất hiện trên đdất Trung quốc nữạ Một lẽ rất dễ hiểu là không có tự do tư tưởng thì không có nhà tư tưởng, cũng như hễ không có nước thì không thể nào có cá được.
Lý Tư, môn đệ của phái Pháp gia, được Tần Thủy Hoàng bổ làm Thượng thư, làm sớ tâu đại khái như sau:
"Từ trước tới nay, thiên hạ sống trong cảnh phân chia, nên tư tưởng bị hỗn loạn... Ngày nay Bệ hạ đã thống nhất sơn hà mà vẫn còn nhiều người ngang nhiên mở trường dạy học, mang ý kiến riêng của mình ra chê bai luật pháp và chính sách của triều đình... Nếu Bệ hạ không mau ngăn cấm thì kỷ cương sẽ sụp đổ từ trên xuống dưới và đảng phái sẽ mọc từ dưới lên trên"
Năm 213 trước Tây lịch, Tần Thủy Hoàng nghe theo Lý Tư đốt hết sách vở có phương hại đến đường lối của Tần triều và chôn sống 460 nhà trí thức đối lập (1). Họ bị chôn sống vì bờ cõi của đế quốc Tần rộng quá, không tài nào chạy thoát. Từ ngày ấy Trung quốc có một chính phủ duy nhất, một luât pháp duy nhất, nhưng cũng có một lối nghĩ duy nhất. Trăm hoa hết đua nở và Trăm nhà đdều im tiếng.
Sau Tần đến Hán. Các vua triều Hán, khôn ngoan hơn vua Tần, không cấm đoán tư tưởng, nhưng hạn chế tư tưởng bằng cách đưa Khổng giáo lên địa vị quốc giáo, khiến các học thuyết khác phải lùi bước. Triều đình chỉ tuyển lựa những người thông hiểu ngũ kinh, tứ thư để bổ làm quan lại, nên nho học trở thành bậc thang cho giới trí thức bước lên đàn sĩ hoạn (2). Nhưng cũng vì vậy mà triết lý của Khổng tử bị xuyên tạc và Khổng học chỉ còn là một lợi khí của giới thống trị. Nói theo kiểu cụ Phan Khôi thì "Trăm hoa" đã trở thành hoa cúc vạn thọ hết thẩy (3)
Suốt trong 20 thế kỷ về sau, trí thức Trung hoa luôn luôn bị khủng bố. Tư mã Thiên bị thiến, Ban Cố bị chết trong ngục, Pham Việp vị xử tử... cho đến người cuối là Lương Khải Siêu, phải chạy sang Nhật bản mới thoát thân.
Từ ngày ông Mao Trạch Đông lên kế nghiệp Tần Thủy Hoàng, ông đã giết Hồ Phong, và nhiều học giả khác, nhưng gần đây ông lại tuyên bố cho phép.."Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng".
Không ai biết rõ chủ định của ông Mao như thế nào, nhưng mọi người đều nhận thấy rằng trên toàn cõi Trung cộng hiện nay, không có thứ hoa nào khác hơn là hoa Mác Xít.
Tóm lại dù là chuyên chế kiểu quân chủ hay kiểu cộng sản, chế độ tập quyền vẫn tiêu diệt tự do tư tưởng. Ngày nay cũng như suốt hai nghìn năm về trước, trí thức Trung hoa vẫn bị bịt mồm, bịt miệng.
Từ ngày Bắc Việt trở thành một "vệ tinh" của khối Cộng sản, trí thức ở Bắc Việt cũng lâm vào tình trạng chung của đồng bạn ở khắp trong bức màn sắt.
Nhưng "40 năm một thuở", trong dịp hạ bệ Stalin vừa qua, họ đều đứng dậy đấu tranh chống Đảng, đòi phục quyền tự do tư tưởng. Trong phong trào quật khởi này, trí thức ở Bắc Việt cũng đã góp một phần quan trọng. Suốt trong thời gian hai năm, 1956 và 1957, trí thức ở miền Bắc đã sản xuất trên một trăm bản văn có giá trị. Cộng sản coi những bản văn ấy là những "cỏ độc", nhưng chúng tôi coi những tác phẩm của họ như một "trăm hoa" thực sự
Vì vậy nên chúng tôi sưu tầm và kết lại thành một "bó hoa" để cống hiến độc giả, hòng góp sức vào công việc làm sáng tỏ thêm nền văn học hiện đại của dân tộc Việt nam.
Đối với độc giả trong Thế giới tự do chúng tôi cũng muốn nói một câu: Không nên nghĩ rằng cần phải chuyên chế mới có đủ phương tiện để thực hiện những công trình vĩ đại, vì xưa kia Tần Thủy Hoàng cũng đã thực hiện những công cuộc vĩ đại, xây đắp Vạn lý trường thành, thiết lập xa lộ thế mà nhà Tần vẫn bị mất nghiệp; một mặt khác, chính vì Tần Thủy Hoàng khởi đầu việc đàn áp tư tưởng mà văn hoá Trung quốc đã bị đứng dừng trong hai ngàn năm naỵ Lợi nhất thời không bằng hại muôn thuở.
Saigon. Tháng Giêng 1959
Hoàng Văn Chí
Trưởng Ban Biên Tập của
Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá
độ Cộng sản từ mùa Xuân năm 1956 mà mãi đến cuối Thu năm ấy báo chí ở Sài gòn mới được tin vì nhà cầm quyền miền Bắc đã dùng mọi biện pháp để cố tình bưng bít một cuộc nội biến đánh dấu sự suy sụp của hệ thống tư tưởng Cộng sản. Suốt trong thời gian mấy tháng, trong khi trí thức ở miền Bắc đã anh dũng vùng dậy đánh những đòn chí mạng vào uy tín của Đảng thì báo chí và đài phát thanh của Đảng hoàn toàn làm ngơ . Đảng chỉ mải miết dùng lực lượng công an để đe doạ những người đọc báo, bán báo và ra lệnh cho công đoàn xui dục công nhân nhà in không in báo đối lập.
Cho mãi đến khi những "đòn ngầm" đó không hạ nổi địch thủ, và cũng đến khi phe đối lập dồn Đảng vào chân tường, không có thế lui, Đảng mới chỉ thị cho các đoàn thể ở khắp mọi nơi viết kiến nghị đòi đóng cửa các báo đối lập. Chính những lúc kiến nghị đồng loạt đó xuất hiện trên mặt báo Nhân Dân, thì dư luận ở Sài gòn mới biết là có báo đối lập ở miền Bắc. Chỉ một tháng sau thông tín viên hãng AFP ở hà nội loan tin cho Thế giới biết việc nông dân ở Nghệ an đã bạo động nổi dậy, dùng gậy tre và những võ khí thô sơ khác đánh nhau với bộ độị Tin đó làm nhiều người sửng sốt.
Sửng sốt là phải, vì trước đó một tháng các báo chí của Đảng và đài phát thanh Hà nội hãy còn say sưa ca khúc khải hoàn sau đợt Cải cách ruộng đất "hoàn toàn thắng lợi".
Đùng một cái, ông Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng, ông Hồ viết Thắng, Thứ trưởng phụ trách Cải cách ruộng đất đột nhiên bị cất chức: ông Võ nguyên Giáp phải đứng ra thay mặt trung ương Đảng công khai thú nhận sai lầm và hứa hẹn sửa chữa . Tiếp đến là tin cán bộ tập kết phá bóp cảnh sát Bờ Hồ, tin học sinh tập kết khởi loạn ở Ngã tư sở, và cuối cùng là "vụ Quỳnh Lưu".
Nhiều người ở Sài gòn không ngờ có những chuyện lạ lùng như vậỵ Ngạc nhiên trước tiên là số người trước kia có tham gia kháng chiến, và hiện còn lưu luyến chiến khu . Họ không phân biệt kháng chiến với Cộng sản, nên cứ yên trí rằng chế độ miền Bắc thực sự là chế độ "dân chủ cộng hoà" và ông Hồ là một người chân thành ái quốc. Họ cũng đinh ninh rằng những phần tử nhiệt thành như họ, trước kia đã tích cực tham gia kháng chiến thì ngày nay vẫn phục vụ chính sách của "Bác" cho đến cùng. Họ không ngờ rằng "giá" họ được đi tập kết thì chính họ cũng sẽ phải dự vào cuộc phá bóp cảnh sát Bờ hồ (Hà nội) để giải thoát cho một số "tập kết" bị giam cùm trong đó.
Những người thông thường, có đôi chút kinh nghiệm đau xót với Cộng sản, kể cả những đồng bào Bắc Việt di cư cũng không ngờ rằng trong một thời gian không đầy hai năm tình hình ở nơi quê cha đất tổ có sự thay đổi quá nhanh chóng như vậỵ Họ nhớ ngày nào quân đội của "Cụ" kéo vào chiếm đóng Hà nội, nhân dân thủ đô còn đón rước tưng bừng. Nào cờ quạt, nào biểu ngữ, nào cổng chào, nào kéo nhau đi xem văn công, (*) xem triển lãm. Họ không ngờ rằng chỉ một năm sau khi họ bỏ nhà cửa ra đi, bộ đội oai hùng đó lại bị chính ngay nông dân vác gậy phang vỡ đầu.
Giới quan sát ở Sài gòn thì không ngạc nhiên khi nhận được những tin tức kể trên. Họ đã tiên đóan rằng sớm muộn thế nào Cộng sản cũng phải "sửa sai" để vớt vát lòng dân vì từ năm 1926 Mao Trạch Đông, trong bài "Cuộc đấu tranh của nông dân Hồ nam" đã chủ trương rằng: "Muốn nắn một vật cong thì phải nắn quá mức, để khi buông tay ra thì vừa".. Nhưng phải thú thực rằng ít người ngờ rằng khi buông tay ra, vật cong đó lại bật trở lại quá mạnh, và bật đúng vào mặt người đã "uốn quá mức".
Vì dân tộc Việt Nam vốn dĩ là một dân tộc có truyền thống chịu đựng để tồn tại. Trong khi chịu đựng, họ luôn luôn chăm chú chờ dịp kẻ thù yếu thế là lập tức quật trở lại. Đối với Cộng sản ngày nay cũng như đối với Phong kiến Trung quốc thuở xưa, dân Việt nam vẫn dùng chính sách dĩ nhu nhược thắng cương cường. Họ giả vờ gãi đầu gãi tai, vâng vâng, dạ dạ, làm cho kẻ thống trị ăn no ngủ yên, lâu ngày sinh ra chủ quan khinh địch. Bệnh chủ quan này người Hán, người Minh, người Pháp ngày xưa đã mắc phảị Ngày nay Việt cộng và các cố vấn "vĩ đại" cũng không sao tránh được.
Vì nếu thực dân và đế quốc có chủ quan của thực dân đế quốc, thì Cộng sản cũng có chủ quan đặc biệt của Cộng sản. Mặc dù đã học thuộc biện chứng pháp, họ vẫn quên không nhớ rằng mọi vật đều biến chuyển, nên chi họ không ngờ rằng ngay trong hàng ngũ của họ đã phát sinh ra những "mâu thuẫn đối kháng" đưa dần đến sự "hủy thể của hủy thể"..
Nói một cách khác, Việt cộng không tính đến hai việc: Một việc là giới trí thức đã tham gia kháng chiến dưới quyền lãnh đạo của họ lại dám ngang nhiên nổi dậy chống họ, hai là họ không ngờ rằng đồng chí Krushchev lại "nỡ lòng"hạ bệ cố đồng chí Stalin vĩ đại.
Chúng ta thử xét xem hai việc này có liên quan mật thiết như thế nàọ
*
* *
Nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng đều có thể chia làm hai loại: Khách quan và chủ quan.
Những nguyên nhân khách quan là những biến chuyển quốc tế quốc nội đột nhiên làm giảm uy thế của giai cấp thống trị và nguyên nhân chủ quan là đời sống mỗi ngày một đen tối của giai cấp bị trị, bị áp bức và bóc lột tới một mức không thể chịu đựng lâu hơn.
A- Những nguyên nhân khách quan
Những nguyên nhân này có thể chia làm hai loại: Một là ảnh hưởng quốc tế do bài diễn văn của Kruschev hạ bệ Stalin gây nên, hai là ảnh hưởng của chiến dịch Cải cách ruộng đất mà giới trí thức miền Bắc đã mệnh danh là một cuộc "ám sát tập thể".
a) Việc hạ bệ Stalin
Ngay sau khi Stalin nhắm mắt thì những mâu thuẫn nội bộ đã phát sinh từ ngay trong bốn bức tường của điện Kremlin. Nào thanh trừng Beria, lật đổ Malenkov, rồi đến hạ bệ uy tín của mồ ma Stalin.
Hiện nay chưa ai biết đích xác tại sao Kruschev lại dở cái trò hạ bệ uy tín của một người đã mồ yên mả đẹp một cách kỳ quặc như vậỵ Nhưng phần lớn các nhà quan sát quốc tế cho rằng Kruschev muốn làm khuây khoả lòng dân Nga giữa lúc những nỗi khổ cực của họ đã chồng chất tới một mức họ không thể chịu nổi. Đổ tất cả tội lỗi lên đầu một kẻ đã quá cố là một diệu kế để xây dựng uy tín của người mới kế nghiệp và tạo cơ hội để thanh trừng nội bộ.
Các đại biểu dự cuộc Hội nghị lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên sô quả đã giật mình khi thấy Kruschev kể ra nào Stalin đã lưu đầy các dân tộc thiểu số, thủ tiêu hàng vạn đảng viên đối lập, hàng ngàn sĩ quan của Hồng quân. Kruschev vạch ra nào là sự u mê của Stalin trước hiểm hoạ xâm lăng của Đức Quốc xã, nào là sự ngu độn trong việc điều khiển chiến tranh. Lãnh tụ mới tuyên bố trước Hội nghị rằng nguyên nhân duy nhất của tất cả những sai lầm và tội lỗi mà Nga sô đã mắc phải trong triều đại Stalin là bệnh sùng bái cá nhân. Kruschev định nghĩa sự sùng bái cá nhân là: đề cao một vị lãnh tụ thành một thánh sống có tài triệt thấu mọi việc trong thiên hạ, giải quyết được mọi việc cho mọi người mà không hề mảy may sai lầm.
Hội nghị lần thứ 20 cũng sửa đổi lại luận thuyết Stalin, ấy là từ bỏ quan niệm quá khích của Stalin nói rằng "cách mạng nhất thiết phải bạo động và càng tiến tới xã hội chủ nghĩa thì đấu tranh giai cấp càng quyết liệt". Thay vì chính sách "quá tả" của Stalin, Krushchev đưa ra một chính sách mềm dẻo hơn, đối ngoạu cũng như đối nội, Krushchev tuyên bố sẽ dân chủ hoá chế độ và hứa hẹn từ nay sẽ lãnh đạo "tập thể". Đợi mãi không thấy Krushchev ban bố một biện pháp gì khả dĩ mang lại ít nhhiều dân chủ, ngoài việc Krushchev đi đâu cũng cập kè với Bulganin cho có bạn đồng hành, các nhà văn Nga bắt đầu lên tiếng đòi hỏị Người cầm đầu phong trào là Dundinsev. Ông viết một loạt bài báo lấy nhan đề là "Cơm áo không đủ", trong đó ông trình bày những bất công của chế độ , nhưng khi xin phép xuất bản thành sách thì nhà cầm quyền Nga không cho. Quyển sách này phải gửi sang Anh xuất bản.
So với các nước Đông Âu thì phong trào đòi hỏi tự do ở Nga tiến chậm hơn, nên chưa kịp gây ảnh hưởng sâu rộng, thì vụ Budapest đã xẩy ra, khiến Krushchev vội vã trở lại chính sách cứng rắn của Stalin và thẳng tay đàn áp.
b) Khẩu hiệu Trăm hoa đua nở
Tuy các lãnh tụ Trung cộng phải tuân theo chỉ thị của Đệ tam Quốc tế và công bố tân chính sách, nhưng vì tình hình nội bộ không đến nỗi khẩn trương như ở Nga sô, nên họ chỉ thi hành một cách hời hợt cho đủ lệ, nghĩa là chỉ tung ra một khẩu hiệu rất lờ mờ là "Trăm hoa đua nở". Ngoài ra họ tránh không áp dụng một biện pháp nào có tính cách nới rộng tự do dân chủ.
Ngày 25 tháng 5 năm 1956, cục trưởng cục Tuyên huấn của Đảng Cộng sản Trung quốc là Lục Định nhất triệu tập các nhà khoa học, xã hội học, các văn nghệ sĩ, các đại diện đảng phái bù nhìn và một số"nhân sĩ tiến bộ" đến viện Hoài Nhân Đường ở Bắc kinh để đọc cho họ nghe một bài diễn văn nhan đề là "Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh". Họ Lục nói rằng hai câu tám chữ đó là ông Mao đã trích ở cổ văn ra và giao cho ông công tác giải thích.
Họ Lục nói rằng:
"Nếu không có nhiều môn phái, nhiều chủ trương thì văn nghệ không thể trở nên phong phú được".
Vừa mới nói ra, họ Lục lại vội vàng khép lại:
"Hai nghìn năm về trước, trong thời Xuân thu và Chiến quốc, Trung quốc có nhiều học phái khác nhau. Hồi đó các học phái đều tự ý phát triển, không phục tòng một hệ thống tư tưởng nào cả, nhưng ngày nay... chính quyền của nhân dân đã thành lập và vững mạnh thì sự tranh luận của bách gia ngày nay phải nằm trong khuôn khổ một chương trình chung".
Nói về những tương quan giữa văn học và chính trị họ Lục cũng tuyên bố nước đôi như sau:
"Cần phải đề cao sự tự do tranh luận và bênh vực ý kiến trong mọi ngành học thuật nhưng đồn thời cũng không nên lẫn lộn những cuộc tranh luận xây dựng torng nội bộ Đảng với những cuộc tranh đấu để tiêu diệt những phần tử phản động... Có hai lối phê bình: Phê bình kẻ thù và phê bình những đồng chí phạm sai lầm. Phê bình kẻ thù là đập cho nó một trùy vỡ sọ chết tươi, còn phê bình một một đồng chí phạm sai lầm là lấy khoan hồng đưa dần họ về với chính nghĩa".
Ông Lục Định Nhất nói rất nhiều, nhưng quên không định nghĩa thế nào là "kẻ thù" và thế nào là "phạm sai lầm" nên không ai dám đụng chạm đến Đảng, sợ nhỡ bị"một trùy vỡ sọ chết tươi" như ông Lục đã cảnh cáọ Vì vậy nên phong trào chống đối ở Trung quốc chậm phát hơn ở các nước Cộng sản khác. Mãi đến 1957 nhóm La Long Cơ mới khởi sự chống Đảng.
c) Tình hình ở các nước Đông Âu, ở Ba Lan
Ba Lan vốn dĩ là một nước có truyền thống quốc gia rất mạnh , nên phong trào chống đối Nga bộc phát trước tiên. Sau vụ Poznan (28-6-56) các nhà cầm quyền Sô viết nhận thấy sức mạnh của lý tưởng quốc gia nên cố tìm cách đàn áp phong tràọ Nhưng đảng Cộng sản Ba lan tranh chấp quyền hành với Nga sô, tự ý đón Gomulka từ nhà tù về và đưa lên nắm chính quyền. Đứng trước sự đã rồi, Krushchev đành nuốt hận làm lành và tiếp đón Gomulka một cách gượng gạọ Về phần Gomulka ông cũng khéo léo cố tránh không làm gì khiến Nga sô phải bẽ mặt và kiếm cớ can thiệp.
d) ở Hung gia Lợi
Chỉ vài tháng sau các nhà lãnh tụ Sô viết phải đối phó ngay với cuộc khởi nghĩa của dân chúng Hung. Trong mấy ngày đầu họ yên trí rằng họ có thể thu hẹp phạm vi ảnh hưởng như việc đã xẩy ra ở Ba lan, nhưng đến khi đân chúng đòi độc lập và dân chủ hoàn toàn thì Krushchev ra lệnh cho bộ đội quay trở lại đàn áp. Vụ Budapest đã vang dội khắp thế giới và có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần dân chúng ở Bắc Việt.
e) Tình hình ở Bắc Việt năm 1956
Nếu mang so sánh thì chúng ta có thể nhận thấy các lãnh tụ ở Bắc Việt trong nă m 1956 quả đã vất vả hơn các vị đàn anh của họ ở Trung quốc. Lý do là vì Trung cộng đã hoàn thành chiến dịch Cải cách ruộng đất từ mấy năm trước khi Đệ tam Quốc tế ban hành đường lối mới nên tình hình chính trị tương đối đã được ổn định. Hơn nữa Trung cộng đã thanh trừng hết mọi phần tử trí thức đối lập trong vụ án Hồ Phong nên nắm vững được tình hình nội bộ để đối phó với làn sóng cách mạng từ Đông Âu tràn sang.
Trái lại, khi Mikoyan, sứ giả của điện Kremlin sang Hà Nội để giải thích về "tân chính sách" thì cuộc cách mạng ruộng đất ở miền Bắc còn đang dở dang, và đang ở giai đoạn chót và mạnh nhất. Đứng trước tình thế đó ông Hồ chí Minh đành trì hoãn việc ban bố chính sách mới và cứ để yên cho cuộc đấu tố tiếp diễn, vì không có lý gì (theo lời ông Hồ) lại "dội một gáo nước lạnh vào đầu cán bộ"
Do đó mãi đến tháng tám năm 1956 Việt cộng mới phổ biến quyết định quan trọng của Hội nghị lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên sô, đồng thời tuyên bố "Sửa sai", vì mãi đến cuối tháng Bảy mới hoàn thành đợt chót của chiến dịch Cải cáchruộng đất, gọi là đợt Điện Biên phủ. Vì để quá lâu mới mở "súp páp" nên khi mở thì hơi sì phải mạnh hơn. Những nỗi oan ức mỗi ngày một chồng chất thêm đã gây trong dân chúng một không khí căm thù đối với chế độ mỗi ngày một sâu rộng. Đồng thời tình hình Đông Âu mỗi ngày một căng thẳng. Vụ Poznan đã xẩy ra ngày 28-6-1956 và kế đến vụ Budapest, ngày 23-10-1956 làm rung chuyển bộ máy thống trị của Đệ Tam Quốc tế ở khắp các nước chư hầụ
Chiến dịch sửa sai
Chiến dịch này bắt đầu bằng việc giải thích bằng báo chí và bằng "học tập" về quyết nghị của Hội nghị lần thú 20 trong đó có nói đến "bệnh tôn sùng cá nhân" và "chính sách tập thể". Việc thứ hai là "hạ bệ" ông Trường Chinh và ông Hồ viết Thắng, và thả ra 12000 đảng viên bị cầm tù vì bị quy lầm là địa chủ trong số đó có nhiều người đã bị lên án tử hình.
ảnh hưởng của "sửa sai" ở nông thôn
Sau khi các đảng viên trung kiên được tha từ nhà tù về, được khôi phục công quyền, khôi phục đảng tịch và chức vụ thì họ tìm ngay đến các "đồng chí" đã "tố sai" để trả thù. Do đó tình trạng xung đột giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của Đảng bị xụp đổ, cán bộ đâm ra hoang mang. Trong dịp này nhà văn Nguyễn Sáng có nói một cách hài hước: "Lạc quan sai; bi quan cũng sai; chỉ có hoang mang mới đúng". Nhân đân được dịp đòi lại ruộng nương, nhà cửa bị tịch thụ
ở nông thôn các đảng viên đi họp phải mang búa theo để "thảo luận" với nhaụ Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình "tiểu tư sản" hồi kháng chiến đã trú ngụ tại nhà mình. Các bần cố nông, chót nghe lời Đảng "tố điêu" nay sợ bị rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp cyclo và đi ở. Vì vậy nên dân số ở Hà nội, Nam định đột nhiên tăng gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, lây cho công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức. Đáp lại vụ nổi loạn của nông dân ở Quỳnh lưu, thanh niên và công nhân "Nam bộ tập kết" đập phá bót cảnh sát Bờ Hồ Hà nội (bên cạnh ga tầu điện, đầu phố Cầu gỗ).
B. Những nguyên nhân chủ quan
Trí thức ở miền Bắc trước kia đã chân thành hợp tác với Cộng sản để kháng chiến mà ngày nay phải dứng dậy chống lại chính quyền Cộng sản, một phần vì nhiệm vụ thiêng liêng của họ bắt họ phải luôn luôn tranh đấu cho tự do dân chủ mà chế độ Cộng sản cũng chỉ hẹn hò nhưng thực sự không mang lạị Một phần khác cũng vì chính bản thân họ bị bóc lột và bị áp bức tới mức độ mà không ai chịu nổị Nhìn xung quanh mình, người trí thức chỉ thấy chém giết và khủng bố, dã man hơn cả những thời kỳ mà sử sách đã ghi chép , nhìn vào bản thân, họ thấy họ trở thành một thứ tôi đòi, vừa bị bóc lột vừa bị chà đạp. Từ giai cấp tiểu tư sản họ tụt xuống trở thành vô sản. Từ địa vị lãnh đạo tư tưởng và học thuật họ đã trở thành một thứ người mà ông Mao ngang nhiên gọi là "không ích lợi bằng cục phân ".
a) Đời sống vật chất của giới trí thức ở miền Bắc
Ai cũng biết trong thời gian kháng chiến giới trí thức đã phải sốngmột đời sống cơ cực. Câu chuyện cụ Phan Khôi khi trở về Hà nội, được bạn thân đdãi cơm có thịt gà, cầm đũa chỉ vào miếng thịt trên mâm mà nói đùa: "Chín năm nay tao lại mới gặp mày", đã trở thành một giai thoạị
Nhưng không phải tất cả văn nghệ sĩ về Hà nội đều gặp được thịt gà. Một đoạn trong bản đề án của ông Hoàng Huế, một thi sĩ tập kết, gửi Đại hội văn nghệ toàn quốc, đăng trong tập Giai Phẩm đã tả cho chúng ta biết tình hình sinh hoạt vật chất của đa số văn nghệ sĩ ở chiến khu trở về Hà Nộị
Ông Hoàng Huế viết:
"Ai cũng biết rằng đời sống của chúng ta thiếu thốn quá. Đây là một sự thật buồn bã vẫn hàng ngày đập vào mặt chúng ta làm cho những kẻ đơn giản nhất cũng phải suy nghĩ.
"Chúng ta không thắc mắc về cảnh sống trong kháng chiến. Nhưng trở về Hà Nội, giữa những phố xá đầy nhung lụa, tủ kính và ánh đèn xanh đỏ, có lẽ chưa bao giờ người nghệ sĩ cảm thấy cay đắng như lúc này. Cần phải nói thẳng rằng ở một toà soạn báo Văn Nghệ, trong số 8 biên tập viên có vợ, thì 6 người đã thất nghiệp hay bán thất nghiệp. Những trang giấy trắng đáng lẽ chỉ dùng để chép thơ cũng đã bao lần biến thành đơn xin việc. Những lá đơn ấy gởi đi rồi im lặng không nghe một tiếng trả lời.
"Sự thật đã có những nhà văn viết đêm, không có một tách cà phê để uống. Đã có những thi sĩ không làm thế nào mua được dăm điếu thuốc lá trong cơn nghiện, và đã có một kịch sĩ bán chiếc đồng hồ đeo tay của mình để bồi dưỡng viết cho xong cuốn sách, nhưng in ra không đủ tiền để chuộc chiếc đồng hồ.
"Hữu Loan có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Nằm trong bóng tối của một gian nhà nhỏ ở ngoại ô Hà nội khi không có tiếng vợ kêu con khóc, Hữu Loan chỉ mơ ước có một ngọn đèn dầu để thức màviết. Văn Ký cũng có thể nói cho chúng ta biết tình cảnh của anh. Buổi sớm mai không có củ khoai luộc cho con ăn, nghe tiếng con kêu khóc mà đứt ruột".
Đoạn văn kể trên là lời phát biểu của thi sĩ Hoàng Huế về đời sống vật chất của giai cấp mà Cụ Phan Khôi mệnh danh là "quần chúng văn nghệ". Căn cứ vào những lời trình bày của ông Hoàng Huế thì đời sống của văn nghệ sĩ sau khi họ về Hà nội còn cực hơn thời kỳ họ nằm gai nếm mật ở chiến khu gấp bội lần. Nhưng không phải mọi văn nghệ sĩ đều sống một cách đen tối như vậỵ Đây là lời ông Hoàng Huế tả về đời sống của cấp lãnh đạo, một giai cấp mà Milovan Djilas gọi là "giai cấp thống trị mới":
"Hai năm hoà bình, chúng ta thấy có nhiều nhà văn (trước kia) có tài, (ngày nay) bị buộc chặt vào địa vị bằng những sợi lụa có tẩm thuốc độc. Tác phẩm của họ (ngày nay) chỉ là chỉ thị, kế hoạch, công văn, thông cáo. Họ trịnh trọng thắt cà vạt đỏ, đi giày da vàng, đọc đít cua và nhồm nhoàm ăn tiệc, rồi lại xách va ly, bay đó bay đây, trên mây trên gió".
Đây là thi sĩ Hoàng Huế muốn nói đến các nhà văn như Nguyễn công Hoan, Nguyễn Tuân, Nguyễn đình Thi, Hoài Thanh, Xuân Diệu vân vân... Họ là cấp lãnh đạo, chuyên môn ra chỉ thị, kế hoạch cho quần chúng văn nghệ thi hành, nghĩa là sản xuất theo "com măng" của Đảng đặt. Còn bọn quần chúng văn nghệ thì nai lưng sáng tác để bán rẻ văn chương cho Đảng lấy mỗi tháng vài chục kí lô gạo.
Hiện nay trong giới văn nghệ sĩ ở miền Bắc có hai giai cấp, sống hai đời sống quá chênh lệch. Cụ Phan Khôi gọi giai cấp trên là giai cấp lãnh đdạo và giai cấp dưới là giai cấp quần chúng văn nghệ. Cụ Phan Khôi gọi như vậy vì cụ muốn nói cho có văn vẻ. Sự thực thì nhiều người gọi một cách nôm na là "cai văn nghệ" và "cu ly văn nghệ". Gọi bằng hai danh từ đó mới thực sự nêu lên được tình trạng "người bóc lột người". Người bóc lột hiện nay không phải là một nhân vật cầ m ba tơng, ngậm xì gà mà là Đảng, một vật vô hình, bóc lột hàng triệu nô lệ làm việc bằng chân tay hay bằng trí óc, để nuôi một lũ cán bộ "thắt cà vạt đỏ và ăn tiệc nhồm nhoàm".
Đây quả thật là một cuộc đấu tranh giai cấp, giữa một giai cấp thống trị ngồi mát ăn bát vàng và một giai cấp bị trị, bị bóc lột đến tận xương tủỵ
Trong khi bọn văn nghệ sĩ dám can đảm sống với lý tưởng của mình để không có củ khoai mà ăn thì Nguyễn Tuân sang Helsinki dự Hội nghị Hoà Bình Thế giới, ở một khách sạn lớn vào bực nhất mà còn chê là cơm ở khách sạn đó không hợp khẩu vị Nguyễn Tuân viết:
"Mỗi ngày ăn ba bữa, khẩu phần thừa thãi bổ béo; nghi thức lúc ăn thực là sang trọng; đồ sứ, pha lê, khăn bàn trắng muốt, quanh bàn ăn chốc chốc lại cử nhạc, những chị đưa món ăn trông đẹp như rượu rót trong các truyện huyền thoạị..Nhưng tôi ăn uống sao không thấy ngon...".
(Xem bài Phở của Nguyễn Tuân trong phần tài liệu).
Còn Nguyễn công Hoan khi sang dự Hội nghị Văn hoá á châu lại đương nhiên vào nằm ở khách sạn Asoka là khách sạn nổi tiếng là nơi trú ngụ của các bậc đế vương trên thế giớị
b) Đời sống tinh thần của Văn nghệ sĩ ở miền Bắc
Sự chênh lệch không những chỉ thể hiện trên đời sống vật chất, mà còn thể hiện sâu sắc hơn trong cuộc sống tinh thần. Trong khi quần chúng văn nghệ phải làm việc như tôi mọi, thì một thiểu số, vừa thiếu đức vừa thiếu tài, chỉ khéo nịnh hót để ăn trên ngồi chốc, tác oai tác quáị Một văn nghệ sĩ dấu tên đã làm bài thơ sau đây đăng trong báo Văn số 24 ngày 10-10-1957.
Ông "Vỗ ngực"
Học thuật văn chương chửa sạch nghề
Tập toè lên lớp cũng khen chê
Giáo điều khó nuốt lèn thô bạo
Lý luận không tiêu kéo nặng nề
Tình cảm khô khan như củi gộc
Phê bình nồng nặc tựa cơm khệ
Anh em vặn lại, cùng kỳ lý,
Vỗ ngực, ông giơ Đảng chực loè
Không phải chỉ có loè không mà còn mắng thực sự. Chứng cớ là Nguyễn công Hoan, tên lý trưởng văn nghệ đã từng nằm ở khách sạn Asoka mắng cụ Phan Khôi, tên cu ly văn nghệ đáng tuổi bố .
Sự thể là nhân dịp cụ Phan Khôi thượng thọ 70 tuổi, giữa lúc cụ đương bị Đảng quy vào tội phản động, không một ai dám lai vãng đến chúc thọ cụ vì sợ bị liên quan, cụ bèn làm một bài thơ để kỷ niệm ngày thượng thọ của cụ. Trong bài thơ đó có hai câu như sau:
Lên bảy mươi rồi mẹ nó ơi
Thọ ta, ta chúc nọ phiền ai.
Bài thơ này không xuất bản, nhưng cũng đến tai Nguyễn công Hoan, Hoan liền làm một bài thơ hoạ lại như sau:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi!
Thọ mi, mi chúc chớ hòng ai.
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc!
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lô dích, trước cam làm kiếp chó,
Nhân văn, nay lại hít gì voi,
Sống dai thêm tuổi, cho thêm nhục,
Thêm nhục cơm trời, chẳng thấy gai.
Đại khái thì toàn bộ giai cấp mới đều đểu cáng và hèn hạ như vậy.
Trên đây là thơ, còn những đoạn văn xuôi chứng nhận rằng hiện nay ở miền Bắc đã phát xuất những hạng người thô bạo và hống hách như vậy thì có rất nhiềụ
Cụ Phan Khôi, trong bài "Phê bình lãnh dạo văn nghệ" (xem phần tài liệu) mang Cộng sản ra so sánh với Phong kiến và kết luận rằng Cộng sản còn tàn bạo và quan liêu hơn Phong kiến gấp nhiều lần.
Trần Dần trong bài "Những người khổng lồ" (xem phần tài liệu) ví bọn cán bộ Cộng sản như một lũ người "không tim".
Ngoài ra ông còn vẽ bức tranh khôi hài nhan đề "Một phương pháp xây dựng văn nghệ", đăng trong báo Văn số 30 ra ngày 29-11-1957, trong đó ông chế diễu sự can thiệp thô bạo của chính trị vào lĩnh vực văn nghệ
Nhưng đặc biệt nhất là bài " Thi sĩ máy" của Như Mai đăng trong tờ Nhân Văn số chót trong đó ông chế diễu sự ngu dốt của cán bộ Cộng sản về văn nghệ và cách chúng đối xử với văn nghệ sĩ sau này như thế nào. Ông viết:
Nhạc sĩ ảo Huyền được cử đi học lớp "nghiên cứu nghề làm nước mắm"; hoạ sĩ Lập Thể được điều động sang Mậu dịch; nữ sĩ Trong Trắng ném bút làm nghề đỡ đẻ, thi sĩ Mây Nước ra Bờ Hồ làm nghề bói Kiều, tán róc về thành phần giai cấp cho những người có óc mê tín.
Văn sĩ Đắng văn Cay phải ra chợ Giời làm nghề bán văn kiêm bán săm lốp. Săm lốp vì cần được khuyến khích nên miễn thuế, còn văn của Đắng văn Cay thì bị liệt vào hạng vô dụng và phải chịu thuế bốn phần trăm. Rất ít người chịu quăng tiền ra muạ Đôi ba vị khó tính lại còn rỉa rói:" Văn chương anh thì ra cái đếch gì! Không ích lợi bằng chiếc đế dép cao su của tôi nữa kìa!".
Nhà đạo diễn Kinh Kha được chuyển sang ngành nuôi cá vàng, mỗi khi luyến tiếc sân khấu, thường ngắm cá bơi lội rồi tưởng tượng con cá vây bạc óng ả này là Điêu Thuyền, con cá mặt đen nọ là Bao Công, cặp cá đuôi cờ lồi mắt kia là đôi nhân vật tiểu tư sản v.v..."
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Viết mấy giòng này Như Mai có ý nhắn nhủ những trí thức nào còn mê "thiên đường Cộng sản" thì hãy nên biết trước số phận mà Cộng sản sẽ dành cho mình trên cõi thiên đường đó.
c) Tâm trạng của giới trí thức ở miền Bắc
Tâm trạng của đại đa số trí thức ở miền Bắc, nhất là những tir' thức đã dầy công theo đuổi kháng chiến, là thấy mình bị lợi dụng tài năng, bị bạc đãi, khinh miệt và cuối cùng là ruồng bỏ, và khủng bố. Tâm trạng đó giống hệt tâm trạng một người đàn bà đẹp, bị rơi vào phận lẽ mọn, và bị chồng và vợ cả vùi dập. Nếu ngày xưa Hồ xuân Hương đã cám cảnh vợ lẽ mà thốt ra câu:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Thì ngày nay cụ Phan Khôi cũng phải ngán cảnh "kháng chiến ngõ ngoài" mà ngâm mấy vần thơ sau đây:
Tuổi già thêm bệnh hoạn
Kháng chiến thấy thừa ta
Mối sầu như tóc bạc
Hễ cắt lại dài ra.
Ông Nguyễn mạnh Tường trong bài diễn văn của ông nói về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất cũng phải nêu lên câu hỏi sau đây:
Có một chỗ nào mà người trí thức ngoài Đảng nắm được thực quyền hay không ? Tác dụng "hiếu hỉ" hay "cười gật" thì có, mà lại có nhiềụ Nhưng ngay ở các cương vị ấy, ngoài vai trò hiếu hỉ, cười gật, người trí thức có một trách nhiệm gì không ? Có quyền nói gì, làm gì không ? Quần chúng đã biết và tôi miễn giả lời.
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Trí thức "sống chung" với Cộng sản, chỉ được đặt vào địa vị "hầu non" cưới về để tô điểm cho nhà cửa thêm sáng sủa, còn thực quyền thì bao giờ cũng do vợ cả nắm. Vợ cả đây, ai cũng biết là bần cố nông, vì Cộng sản chẳng hề dấu diếm điều đó.
Tâm trạng thứ hai của trí thức là thấy sự hy sinh của mình trong chín mười năm trời không đưa lại mảy may hạnh phúc. Trong chế độ "dân chủ cộng hoà" ngày nay vẫn đầy rẫy một lũ chuyên môn nịnh hót để chấm mút và tác oai tác quái.
Hữu Loan đã phải rên rỉ như sau:
"Một điều đau xót
Trong chế độ chúng ta
Trong chế độ "Dân chủ Cộng hoà"
Những thằng nịnh hót còn thênh thang đất sống...".
Rồi ông hô hào mọi người hãy đứng lên làm "tổng vệ sinh" quét sạch lũ chúng, ông hô:
Những người
.đã đánh bại
xâm lăng;
Đỏ bừng mặt
vì những tên quốc sỉ
Ngay giữa thời nô lệ
Là người, chúng ta
không ai biết cúi đầu
(Xem trọn bài trong phần tài liệu)
Vì đỏ bừng mặt, không chịu được sự khinh mạn của Cộng sản, nên họ phải vùng dậỵ Cụ Phan Khôi phẫn uất quá chừng nên nói liều như sau:
Làm sao cũng chẳng làm sao,
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi.
Làm chi cũng chẳng làm chi,
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao.
Từ chỗ uất ức đó tiến tới chỗ ra báo để ngang nhiên chống lại Đảng chỉ có một bước.
Lịch Trình Đấu Tranh Của Trí Thức ở Miền Bắc
Chúng ta đều biết rằng trí thức ở miền Bắc mới nổi dậy tấn công ào ạt vào lãnh đạo từ mùa Xuân 1956, nhưng nếu ta kể cả những cuộc chống đối lẻ tẻ và ngấm ngầm thì ta phải công nhận rằng cuộc đấu tranh giữa Đảng và quần chúng văn nghệ đã có từ lâu . Sở dĩ ta không nghe nói đến là vì trong thời gian kháng chiến, các văn nghệ sĩ không dám đứng lên công khai chống chọi với Đảng, vì hồi đó hơi một tí là đảng có thể khép vào tội Việt gian phản quốc.
Vả lại, lúc bấy giờ đa số trí thức tham gia kháng chiến cũng chưa muốn công khai chống lại Đảng. Họ vẫn biết Đảng là Đảng cộng sản, ông Hồ Chí Minh là tên ngụy trang của Nguyễn ái Quốc, nhưng vì lòng chân thành ái quốc, và vì chưa ý thức được cái nguy cơ cộng sản, họ vẫn thụ động để cho cộng sản lãnh đạo, vì họ quan niệm rằng, sau khi đánh đuổi được Pháp ra khỏi bờ cõi, thì sẽ quay trở lại chống Cộng cũng vừa .
Điển hình của thái độ này là kỹ sư Hồ Đắc Liên, em ông Hồ Đắc Điềm. Ông Liên trong lúc mới tham gia kháng chiến có giơ cao nắm tay trước mặt người bạn thân mà tuyên bố rằng : " Còn phải chống Pháp thì tôi còn đi với chúng ( ám chỉ Cộng sản ) khi nào độc lập rồi thì chúng sẽ biết tay tôi ".
Ông Liên là một trí thức du học ở bên Pháp về nên ngây thơ đến mức đó . Những người khác sinh trưởng trong nước, không đến nỗi ngây thơ như ông . Tuy nhiên, ai cũng mắc phải cái lỗi là không ngờ rằng chế độ cộng sản dã man quá mức. Nhiều người đã đọc cuốn Retour de l'URSS của André Gide, nhưng ai cũng hy vọng rằng Cộng sản ở Nga lúc xưa khác, Cộng sản ở Việt Nam bây giờ khác.
Nói chung ai cũng nghĩ rằng Việt Minhh tuy là Cộng sản, nhưng nhiêm vụ của họ là kháng chiến chống Pháp trước đã, khi nào độc lập rồi mà Việt Minh thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản , lúc bấy giờ họ xoay sở cũng kịp . ít ai ngờ rằng Cộng sản sẽ phản bội Quốc Gia trước khi kháng chiến thành công, vì không mấy người nhớ rằng ngày xưa, khi Cộng sản Trung Hoa liên kết với Quốc Dân Đảng trong cuộc Bắc phạt, họ đã bị Quốc Dân Đảng trở tay trước và tiêu diệt họ .
ít ai nhớ rằng Nguyễn ái Quốc lúc bấy giờ phải chạy long tóc gáy mới thoát nạn , nên rút kinh nghiệm, lần này họ liên kết với những người kháng chiến có tinh thần Quốc gia, họ Hồ phải trở mặt trước. Cũng vì sự xao nhãng đó nên giới trí thức ở miền Bắc, như Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, là những người chỉ tham gia kháng chiến vì lý tưởng Quốc Gia, ngày nay lâm vào tình trạng khó khăn .
TìNH HìNH VĂN NGHệ TRONG VùNG KHáNG CHIếN 1946 - 1954
Thời kỳ ấy là thời kỳ kháng chiến của nước ta, nhưng nếu đem so với lịch Cộng sản quốc tế thì có thể gọi thời đại ấy là Triều đại Stalin . Ngay từ thời bấy giờ văn nghệ sĩ tham gia kháng chiến đã chia làm hai phái . Một phái đảng viên, và một phái không đảng viên . Tuy chưa có xung đột công khai, nhưng hai phái vẫn không ưa nhau .
Phần lớn những văn nghệ sĩ đảng viên như Tố Hữu, Hoài Thanh, Xuân Diệu đều tập trung ở Việt Bắc, gần trung ương, gần Đảng để nắm vai lãnh đạo . Còn quần chúng văn nghệ sĩ thì phần đông đều cố ý muốn tránh trung ương, tránh đảng, nên họ vẫn lẩn quất ở miền xuôi, miền đồng bằng, gọi là khu Ba, và sau khi khu Ba bị quân Pháp chiếm cứ thì họ tản cư vào Thanh Hóạ
Lúc bấy giờ các văn nghệ sĩ không Đảng này được Nguyễn Sơn, một thiếu tướng Việt cộng trọng dụng , biệt đãi, nên họ có dịp tụ hội lại một nơi và gây thành một sức mạnh . Ngày nay nói đến vụ án Nhân Văn tưởng cũng nên nói đến vai trò của Nguyễn Sơn, vì nhóm Nhân Văn coi Nguyễn Sơn như một ân nhân . Chứng cớ là hồi Nguyễn Sơn chết tháng 10 năm 1956, báo Nhân Văn có đăng một bài khóc Nguyễn Sơn.
Tuy Nguyễn Sơn là 1 tay Cộng sản đã nổi danh ở bên Trung quốc, nhưng Nguyễn Sơn vẫn chưa gột hết tinh thần quốc gia . Thấy nước nhà kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Sơn nằng nặc xin với Mao Trạch Đông cho về để giúp nước, và khi về nước thì chỉ chú trọng đến việc đánh Pháp, không chú trọng đến việc bành trướng Đảng. Sau này Nguyễn Sơn ngang nhiên chống lại đảng vì phản đối chủ trương nhận viện trợ của Trung cộng . Nói cho đúng thì Nguyễn Sơn là một thứ Tito trong hàng ngũ Cộng sản Việt Nam .
Khi Nguyễn Sơn làm khu trưởng khu Bốn, ông ta tập trung tất cả các văn nghệ sĩ ở Khu Bốn lại một nơi rồi giúp cho họ phương tiện để sinh sống, để sáng tác vì Nguyễn Sơn đề cao văn nghệ, và yêu mến văn nghệ . Nhưng từ 1950 trở đi, sau khi Nguyễn Sơn bị đuổi về Tàu thì cuộc đời của nhóm văn nghệ sĩ khu Bốn bắt đầu đen tốị Họ bị bạc đãi nên họ không chịu sáng tác nữạ
Mỗi lần cấp bộ lãnh đạo đòi hỏi thì họ cứ khất lần, họ nói rằng họ còn " đương thai nghén " chưa sản xuất được, và cuối cùng trong mấy năm, từ 1950 cho đến 1954 chẳng có văn nghệ sĩ nào sản xuất gì hết . Thái độ " đình công tập thể " này được chứng minh bằng một câu của cụ Phan Khôi trong bài : " Phê bình lãnh đạo văn nghệ " của cụ .
Nói về Thế Lữ cụ viết : "Còn Thế Lữ có lần tôi hỏi tại sao anh không làm thơ như trước kia . Anh trả lời rằng đợi đến bao giờ anh "chỉnh" được tâm hồn, cảm thông được với quần chúng cần lao, bấy giờ anh sẽ làm ". Thái độ này không phải chỉ riêng Thế Lữ. Văn Cao, tác giả bài "Tiến quân ca" cũng đã thốt ra rằng : " Nay Đảng bảo phải, mai Đảng bảo sai, ai còn biết đường nào mà sáng tác " .
Nói chung từ 1950 trở đi, nghĩa là từ khi chính sách của Việt cộng thay đổi và các cố vấn Tàu đã sang Việt Nam thì các văn nghệ sĩ không Đảng đã đình chỉ mọi công việc sáng tác . Vì vậy nên từ 1950 trở đi các văn nghệ si kháng chiến không sản xuất được một tác phẩm nào có giá trị, ngoài những bài thơ ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác, của nhóm văn nghệ sĩ thuộc thành phần lãnh đạo viết. Tuy có viết, có xuất bản, nhưng những thơ văn nịnh hót đó cũng chẳng có ai đọc .
Đây là 1 bài Tố Hữu tán dương Hồ chí Minh và Sít-ta-lin :
Hoan hô Hồ chí Minh
Cây hải đăng vô sản
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ cách mạng
Hoan hô Sít-ta-lin
Đời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát hòa-bình .
Hoặc là :
Chúng ta có bác Hồ
Thế giới : Sít ta Lin
Đảng ta phải mạnh to
Thế giới phải đỏ mình
ở một chỗ khác, thi sĩ khát máu hô :
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt , thuế mau xong ,
Cho Đảng bền lâu , cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ-tịch , thờ Sít-ta-lin ... bất diệt .
Trên đây là thơ của Tố Hữu , còn sau đây là thơ của Xuân Diệu :
Mỗi lần đấu tranh gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm ,
Nghe lời bác dạy khuyên răn ,
Chúng con ước muốn theo chân của người ...
Chúng con thề nguyện một lời :
Quyết tâm thành khẩn ... lột người từ đây .
Trên đây là thơ Xuân Diệu nịnh bác, còn sau đây là lời Xuân Diệu nạt nhân dân . Ta hãy nghe lời hò hét :
Anh em ơi ! quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù
Địa hào , đối lập ra tro ,
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương .
Thắp đuốc cho sáng khắp đường ,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay .
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống , đọa đày chết thôi ...
Đại khái thì từ 1950 cho đến 1954, trong vùng cộng sản kiểm soát chỉ có 1 lối thơ khát máu như vậy thôi . Là những người văn nghệ sĩ chân chính, còn giữ vững bản tính cao quý của con người, dĩ nhiên ai cũng phải tạm thời gát bút , vì không thể nào hòa điệu được với một hạng người như vậy .
Tóm lại, các văn nghệ sĩ ở vùng kháng chiến đã đình công dài hạn từ 1950 trở đi, để tỏ ý không tán thành đường lối của Đảng, chế độ độc tài của Đảng, và nhất là chính sách " đấu tố " do các cố vấn Trung quốc nhập cảnh vào Bắc Việt .
Những triệu chứng báo hiệu cuộc nổi loạn
Sau khi Việt cộng về Hà Nội, thì báo chí, sách vở xuất bản ở Hà Nội vẫn đầy rẫy những bài ca tụng đảng, ca tụng Bác, những bài "anh hùng ca" kêu gọi nông dân đứng dậy tàn sát địa chủ, phản động, lừng thừng . Nhưng hình như từ ngày bác Malenkov bị hạ bệ thì uy tín của Đảng có bị giảm mất một phần .
Trên mặt báo giới tuy chưa có bài nào công kích hẳn chế độ, nhưng báo Thời Mới, 1 tờ báo của tư nhân còn sót lại nêu ra nhiều vấn đề để độc giả thảo luận , trong số đó có vấn đề " Yêu nhau có cần tiêu chuẩn hay không ? " , nghĩa là : Có nhất thiết phải là cán bộ Đảng mới đáng đươc. các cô con gái yêu không ?
Ngụ ý của người đưa ra vấn đề này là đả phá cái tệ mới phát hiện ở Hà Nội là các cô gái chưa chồng đua nhau lấy cán bộ Đảng, cán bộ "Bốn túi" (Cán bộ bốn túi là cán bộ cao cấp, vì cán bộ cấp dưới chỉ được mặc áo có hai túi). Lúc bấy giờ có khẩu hiệu " Phi bốn túi bất thành phu phụ"
Những bài này không đả động đến đường lối chính sách của Đảng, nhưng một phần nào cũng đã làm giảm uy tín của cán bộ lãnh đạo .
Thế rồi cụ Phan Khôi xuất đầu lộ diện . Nhà Nho bảy mươi tuổi bắt đầu đả kích chế độ bằng một mưu mẹo mà cán bộ Cộng sản mắc ngay tức khắc. Cụ được cán bộ giao cho dịch một cuốn sách có chữ Pháp sang tiếng Việt, trong đó có 1 chữ " Pomme de terre ", cụ dịch ngay ra là " khoai nhạc ngựa ". Cuốn sách cụ dịch được xuất bản, và sau đó ít lâu báo Cứu Quốc viết một bài phê bình cụ là lẩm cẩm, bảo cụ : " Sao không dịch là "khoai tây" mà lại dịch là khoai nhạc ngựa . Khoai nhạc ngựa là cái quái gì ?"
Báo Cứu Quốc cứ yên trí rằng cụ Phan đã 70 tuổi đầu nên cụ đã lẩm cẩm . Không ngờ trẻ mắc mưu già . Cụ trả lời ngay bài phê bình đó . Cụ nhận ngay là lẩm cẩm, nhưng cụ phân bua rằng : Cán bộ phụ trách lâu nay cấm cụ dùng chữ "tây" . Có lần cụ dùng chữ " đường tây " chúng xoá đi mà thay vào chữ "đường kính". Cụ dùng chữ "chè Tàu" thì chúng chữa là "chè Trung quốc", chữ "thịt kho tàu" thì chúng chữa là "thịt kho Trung quốc". Lần này để chiêù ý chúng, cái gì cũng phải Trung quốc mới hay, thì cụ dịch "pomme de terre" ra "khoai nhạc ngựa" vì người Trung quốc gọi nó là "mã linh thư".
Đấy là lần đầu tiên cụ Phan Khôi mang cái dốt của cán bộ ra diễu trên mặt báo chí . Việc này chứng tỏ rằng uy tín của cán bộ đã bắt đầu bị suy sụp .
Cuộc khởi nghĩa bắt đầu
Ngày 20 tháng 2 năm 1956 Krushchev đọc bài diễn văn hạ bệ Stalin . Tuy bài diễn văn này đọc trong một khóa họp bí mật, nhưng tài liệu đó cũng lọt ra ngoài, và không bao lâu toàn thể thế giới đều biết. Việt cộng cố dấu, nhưng giới văn nghệ miền Bắc vẫn biết được, vì họ đọc một vài tờ báo Pháp lọt vào tay họ .
Không khí chống lại Đảng dưới hình thức chống tinh thần Stalin bắt đầu .
Vào khoảng tháng 3 năm 1956 nhà xuất bản Minh Đức ở chiến khu về cho ra ngay một cuốn sách nhan đề " GIAI PHẩM 1956 ". Trong cuốn này có nhiều bài nêu lên những thối nát của chế độ . Phùng Quán viết một bài nhan đề là " Cái chổi quét rác rưởi " trong đó anh nói rằng chệ độ miền Bắc đầy những rác rưởi dơ bẩn và anh, lấy tư cách là nhà văn, tình nguyện làm cái chổi quét cho sạch những rác rưởi đó. Cũng trong số đó Lê Đạt có viết một bài nhan đề là " Ông Bình vôi ", trong đó có câu :
Những kiếp người đã sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại
Bề ngoài thì bài này chỉ công kích những cán bộ nhiều tuổi Đảng, sống lâu lên lão làng, nhưng kỳ thực người dân Bắc Việt có thể hiểu ngay là ám chỉ ông Hồ chí Minh, càng sống, càng tồi, vì ngày nay ông Hồ không còn thương nước thương nòi như ông còn là Nguyễn ái Quốc nữa .