Vấn đề Mở rộng tự do dân chủ
Tác giả: Mạc Đình
(Nhân Văn số 1, ngày 20.9.56)
1-Theo ý ông lúc này giới trí thức nói chung và giới văn nghệ sĩ nói riêng ,cần phải làm những gì để góp phần thực hiện mở rộng tự do tư tưởng ,tự do ngôn luận ,tự do nghiên cứu và sáng tác ?
2-Theo ý ông và trên cơ sở nhu cầu phát triển của nghành ông thì chúng ta cần phải đem ra thảo luận rộng rãi vấn đề gì?
ý kiến của luật sư Nguyễn Mạnh Tường -Giáo sư Đại học
1-Các tự do tư tưởng ,ngôn luận, nghiên cứu ,sáng tác ,toàn là những tự do dân chủ .Qua phong trào phát động dân chủ do đảng lao động phát động .Chính phủ và mặt trận chủ trương tổ chức ,ta nhận thấy sự thực hiện dân chủ trong hai năm vừa qua còn thiếu sót nhiều .Nguyên do ở đâu ? Theo ý tôi là vì :
a)Đảng viên lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ .Do đó xa lìa quần chúng và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình .Để sửa đổi ,cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ ,và yêu cầu Trung ương đảng và chính phủ bảo đảm sự thi hành triệt để các tự do dân chủ .
b)Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân ông trên đất nước ,do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ .Để sửa chữa ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.
Sở dĩ tinh thần dân chủ còn thiếu sót hiện thời là vì trong thời kỳ kháng chiến vừa qua ,quyền hưởng các tự do dân chủ gặp nhiều trở ngại do cuộc chiến đấu võ trang dành độc lập tạo ra .Khi áy quần chúng nhận định rằng chưa phải lúc đòi hỏi các tự do dân chủ .Bây giờ ta đã chuyển sang tranh đấu chính trị trong hoà bình ,nhưng có một số chưa nhận thức rõ điều ấy và tiếp tục duy trì tác phong hạn chế dân chủ .Đó là một sai lầm nghiêm trọng .Vì trên trường quốc tế phong trào dân chủ rất mạnh ,song song với phong trào hoà bình .Vì trong nước có thực hiện được dân chủ đầy đủ ở miền bắc thì mới có lợi cho cuộc tranh đấu thống nhất đất nước .
Có người để chối từ thực hiện dân chủ ,nói rằng nếu ta làm như vậy sẽ có người lạm dụng các tự do dân chủ .Nhận định như vậy không đúng .Đứng trên lập trường cách mạng ,ta phải tín nhiệm quần chúng ,đặc biệt quần chúng trí thức hết sức thiết tha với các tự do dân chủ và sẵn sàng mang hết khả năng ra phục vụ nhân dân ,nếu được sống trong một bầu không khí thật sự dân chủ .
2-Đối với ngành đại học ,vấn đề chủ yếu là xây dựng một nền đại học xứng đáng với chính thể của chúng ta ,với sự đòi hỏi của quần chúng trong nam cũng như ngoài bắc ,với dư luận trên trường quốc tế .Do đó ,theo ý tôi và ý các giáo sư đại học Trung Quốc ,Liên Xô ,Ba lan, Lỗ,Tiệp mà tôi vừa được tiếp xúc trên trường quốc tế,thì đại học của ta phải được xây dựng trên cơ sở 2 nguyên tắc :
a)Tác phong của phái lãnh đạo phải phải thực sự dân chủ .Quyền lãnh đạo là do cấp lãnh đạo sử dụng ,nhưng nếu tranh thủ được ý kiến của quần chúng cơ sở có đủ điều kiện để nhận định tình hình và đề đạt nguyện vọng ,thì quyết nghị của cấp lãnh đạo mới có hy vọng đảm bảo được tổ chức và mới có đưa công tác đến chỗ thành công .
b)Lựa chọn cán bộ thì phải dựa vào tiêu chuẩn chuyên môn là chính .Dĩ nhiên cán bộ phải có lập trường chính trị ,điều ấy không ai chối cãi .Nhưng nếu chỉ có lập trường chính trị mà thôi thì chưa đủ vì thực hiện công tác thì phải đủ khả năng chuyên môn .Đảm bảo được một giáo trình đại học không phải là một việc chỉ đòi hỏi ở cán bộ một hay hai năm nghiên cứu .Đặt một người vào một cương vị đại học không khó ;chỉ cần một chữ ký .Nhưng người được đặt vào cương vị ấy ,muốn chứng minh rằng mình xứng đáng ,sẽ gặp rất nhiều trở ngại nếu mình thiếu khả năng chuyên môn .Điều động cán bộ vào đại học không thể giải quyết theo cảm tình trái lại phải giải quyết t quyết trên nguyên tắc của nền giáo dục mới và chính sách đối với trí thức .Không thể chú trọng đến cá nhân mà phải chú trọng đến tổ chức .Dư luận của quảng đại quần chúng từ nam chí bắc ,và trên trường quốc tế ,rất sáng suốt và theo dõi tình hình đại học của VNDCCH.Nếu quả thực ta kính trọng chính thể của ta ,nhất định ta không để một ai có thể dị nghị về chính sách đối với trí thức nói chung ,đối với đại học nói riêng.
(Nhân Văn số 1, ngày 20.9.56)
1-Theo ý ông lúc này giới trí thức nói chung và giới văn nghệ sĩ nói riêng ,cần phải làm những gì để góp phần thực hiện mở rộng tự do tư tưởng ,tự do ngôn luận ,tự do nghiên cứu và sáng tác ?
2-Theo ý ông và trên cơ sở nhu cầu phát triển của nghành ông thì chúng ta cần phải đem ra thảo luận rộng rãi vấn đề gì?
ý kiến của luật sư Nguyễn Mạnh Tường -Giáo sư Đại học
1-Các tự do tư tưởng ,ngôn luận, nghiên cứu ,sáng tác ,toàn là những tự do dân chủ .Qua phong trào phát động dân chủ do đảng lao động phát động .Chính phủ và mặt trận chủ trương tổ chức ,ta nhận thấy sự thực hiện dân chủ trong hai năm vừa qua còn thiếu sót nhiều .Nguyên do ở đâu ? Theo ý tôi là vì :
a)Đảng viên lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ .Do đó xa lìa quần chúng và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình .Để sửa đổi ,cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ ,và yêu cầu Trung ương đảng và chính phủ bảo đảm sự thi hành triệt để các tự do dân chủ .
b)Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân ông trên đất nước ,do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ .Để sửa chữa ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.
Sở dĩ tinh thần dân chủ còn thiếu sót hiện thời là vì trong thời kỳ kháng chiến vừa qua ,quyền hưởng các tự do dân chủ gặp nhiều trở ngại do cuộc chiến đấu võ trang dành độc lập tạo ra .Khi áy quần chúng nhận định rằng chưa phải lúc đòi hỏi các tự do dân chủ .Bây giờ ta đã chuyển sang tranh đấu chính trị trong hoà bình ,nhưng có một số chưa nhận thức rõ điều ấy và tiếp tục duy trì tác phong hạn chế dân chủ .Đó là một sai lầm nghiêm trọng .Vì trên trường quốc tế phong trào dân chủ rất mạnh ,song song với phong trào hoà bình .Vì trong nước có thực hiện được dân chủ đầy đủ ở miền bắc thì mới có lợi cho cuộc tranh đấu thống nhất đất nước .
Có người để chối từ thực hiện dân chủ ,nói rằng nếu ta làm như vậy sẽ có người lạm dụng các tự do dân chủ .Nhận định như vậy không đúng .Đứng trên lập trường cách mạng ,ta phải tín nhiệm quần chúng ,đặc biệt quần chúng trí thức hết sức thiết tha với các tự do dân chủ và sẵn sàng mang hết khả năng ra phục vụ nhân dân ,nếu được sống trong một bầu không khí thật sự dân chủ .
2-Đối với ngành đại học ,vấn đề chủ yếu là xây dựng một nền đại học xứng đáng với chính thể của chúng ta ,với sự đòi hỏi của quần chúng trong nam cũng như ngoài bắc ,với dư luận trên trường quốc tế .Do đó ,theo ý tôi và ý các giáo sư đại học Trung Quốc ,Liên Xô ,Ba lan, Lỗ,Tiệp mà tôi vừa được tiếp xúc trên trường quốc tế,thì đại học của ta phải được xây dựng trên cơ sở 2 nguyên tắc :
a)Tác phong của phái lãnh đạo phải phải thực sự dân chủ .Quyền lãnh đạo là do cấp lãnh đạo sử dụng ,nhưng nếu tranh thủ được ý kiến của quần chúng cơ sở có đủ điều kiện để nhận định tình hình và đề đạt nguyện vọng ,thì quyết nghị của cấp lãnh đạo mới có hy vọng đảm bảo được tổ chức và mới có đưa công tác đến chỗ thành công .
b)Lựa chọn cán bộ thì phải dựa vào tiêu chuẩn chuyên môn là chính .Dĩ nhiên cán bộ phải có lập trường chính trị ,điều ấy không ai chối cãi .Nhưng nếu chỉ có lập trường chính trị mà thôi thì chưa đủ vì thực hiện công tác thì phải đủ khả năng chuyên môn .Đảm bảo được một giáo trình đại học không phải là một việc chỉ đòi hỏi ở cán bộ một hay hai năm nghiên cứu .Đặt một người vào một cương vị đại học không khó ;chỉ cần một chữ ký .Nhưng người được đặt vào cương vị ấy ,muốn chứng minh rằng mình xứng đáng ,sẽ gặp rất nhiều trở ngại nếu mình thiếu khả năng chuyên môn .Điều động cán bộ vào đại học không thể giải quyết theo cảm tình trái lại phải giải quyết t quyết trên nguyên tắc của nền giáo dục mới và chính sách đối với trí thức .Không thể chú trọng đến cá nhân mà phải chú trọng đến tổ chức .Dư luận của quảng đại quần chúng từ nam chí bắc ,và trên trường quốc tế ,rất sáng suốt và theo dõi tình hình đại học của VNDCCH.Nếu quả thực ta kính trọng chính thể của ta ,nhất định ta không để một ai có thể dị nghị về chính sách đối với trí thức nói chung ,đối với đại học nói riêng.