Chuẩn bị đại hội văn nghệ toàn quốc
Tác giả: Mạc Đình
(Nhân Văn số 1, ra ngày 20.9.1956)
Trong tháng tám vừa qua, Hội văn nghệ đã tổ chức tại Thủ đô một học tập mười tám ngày nhằm mục đích nâng cao trình độ lý luận văn nghệ của anh chị em công tác trong ngành.
Sáu tập tài liệu đưa ra làm cơ sở cho việc bàn cãi đã gợi những quan điểm về hiện thực, điển hình, đảng tinh... Và chương trình đã được sắp xếp để đón một cuộc "cao đàm khoác luân" chưa từng có và chưa thể kết luận.
Y³ định của thường vụ Hội là như vậy, nhưng trên ba trăm người tham gia học tập đã dần dần từ thảo luận nguyên tắc sáng tác chuyển sang kiểm điểm phong trào, đem lý luận đối chiếu với thực tế, liên hệ bản thân cũng có, nhưng chủ yếu liên hệ lãnh đạo.
Mà phê bình lãnh đạo ngày nay, nhờ có ảnh hưởng của Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, thường rất là mạnh bạo chứ không có e dè, quanh co như ở cái thời phục tùng mù quáng hoặc có thắc mắc thì cũng "trước mặt cả nể, kể lể sau lưng" nữa. Anh chị em đã phát huy tự do tư tưởng, tự do ngôn luận đem hết nhiệt tình cách mạng ra mà nói thẳng, nói thật, nói hết. Thế là việc học tập trở nên sôi nổi, nhất là ở bước cuối thì người ta có thể nói đến một không khí bừng bừng đấu tranh, làm cho chẳng những giới văn nghệ như cựa mình một cái thực mạnh mà nhiều ngành khác ở thủ đô cũng như thấy rung động lay.
Qua những việc mà anh chị em phát hiện cũng như qua những ý nghĩ, tình cảm mà anh chị em bộc lộ, chúng ta thấy trong phong trào văn nghệ từ sau bẩy năm nay đã có những sai lầm nghiêm trọng về mặt lãnh đạo. Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do sáng tác đã bị vi phạm một cách hệ thống.
Nói chung, ở hầu hết các tổ, anh chị em đã chú ý phân tích hai hiện tượng song song: Trong quá trình phát triển, văn nghệ mới Việt Nam có bị kìm hãm. Rồi anh chị em đặc câu hỏi: Cái gì kìm hãm nó? Ai kìm hãm nó? Và nó bị kìm hãm như thế nào?
Những câu trả lời rất nhiều và bao gồm đủ mọi khía cạnh, song có điều rõ rệt nhất là không có một ai coi đó là do những khó khăn tất yếu của lịch sử. Hai nhận định " Đảng đúng nhưng cán bộ sai" và "chính sách đúng nhưng thi hành sai" vừa mới đưa ra đã bị phản đối kịch liệt. Nhờ có sự sáng suốt ấy, anh chị em đã không lạc vào con đường vòng quanh vô bổ là kiểm điểm tác phong của người này, cấp nọ nó chỉ là cành, lá của vấn đề mà quên cái then chốt là kiểm điểm đường lối và chính sách nó mới là cái gốc của vấn đề. Nói khác ra, anh chị em đã thẳng thắn xây dựng Trung ương Đảng về quan niệm, tư tưởng và chủ trương lớn trong văn nghệ chứ không làm cái việc vụn vặt, hời hợt là đưa ra một số sự việc xấu, một số người làm bậy để "tố khổ".
Ngay ở phần chỉ trích những sai lầm của bản thân các cán bộ phụ trách ngành, anh chị em cũng tìm ra được cái nhân tố quyết định là bè phái chứ chẳng mất thì giờ đánh vào hai bung xung là "quan liêu" và "mệnh lệnh"
Cuối cùng một bản tham luận của Tổ văn 2 do anh Nguyễn Hữu Đang đọc vào buổi tổng kết 26.8.56 đã thâu tóm được những ý kiến chính của anh chị em trong ba điểm dưới đây:
1- Đường lối lãnh đạo văn nghệ của Trung ương Đảng hẹp hòi, gò bó do nhận thức không đúng về mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ.
2- Trung ương Đảng chưa có một chính sách cụ thể hẳn hoi về văn nghệ.
3- Tổ chức (bộ phận trực tiếp lãnh đạo văn nghệ) không hợp lý và không trong sạch, nguy hiểm nhất là có tính chất bè phái.
Bản tham luận này ngay trước khi đem đọc đã được bàn tán và chờ đợi nhiều. Khi đem đọc được hoan hô nhiệt liệt (17 lần vỗ tay dài) và sau khi đọc đã có vang dội rất lớn.
Buổi tổng kết phản ảnh cuộc đấu tranh nội bộ trong ngành văn nghệ đã lên tới độ cao. Cho nên qua lời tổng kết của anh Nguyễn Đình Thi và lời tự kiểm thảo sơ bộ của anh Tố Hữu, mặc dầu chưa đúng mức, chúng ta thấy bộ phân lãnh đạo cũng đã phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng và hứa hẹn sửa chữa.
Để đẩy mạnh đấu tranh, Tổ văn 2 đưa ra bốn đề nghị:
1- Thường vụ Hội sẽ bố trí cho anh chị em học tập nữa hướng vào yêu cầu của Đại hội sắp tới là sửa đổi đường lối và chấn chỉnh tổ chức.
2- Bổ sung vào thường trực Ban Trù bị Đại hội một số đại biểu cho anh chị em bầu ra số đại biểu này sẽ đông hơn số người chỉ địng trước. Đồng thời nếu trong Ban Trù bị có những người bị anh chị em chỉ trích nhiều thì cũng nên rút lui.
3- Giới văn nghệ được gặp đại diện Trung ương Đảng để trực tiếp phản ảnh tình hình phong trào và đề nghị một số chủ trương đặng đổi mới văn nghệ. Đồng thời anh chị em sẽ được Trung ương Đảng cho biết rõ chủ trương của Trung ương từ trước tới nay về văn nghệ để anh chị em căn cứ vào đó mà tiếp tục tiến hành việc kiểm điểm lãnh đạo cho được sài đúng.
4- Mở rộng tự do ngôn luận bằng cách Thường trực Ban trù bị Đại hội đã được bổ sung sẽ cùng với Thường vụ Hội giúp đỡ cho việc ra thêm báo của anh chị em được dễ dàng. Nhà xuất bản văn nghệ từ nay đến Đại hội phải dành ưu tiên cho những tài liệu của anh chị em bàn về lý luận hay tổ chức văn nghệ.
Dư luận đại đa số anh chị em tán thành bốn đề nghị trên và đang nóng lòng chờ đợi sự thi hành.
Người quan sát
(Nhân Văn số 1, ra ngày 20.9.1956)
Trong tháng tám vừa qua, Hội văn nghệ đã tổ chức tại Thủ đô một học tập mười tám ngày nhằm mục đích nâng cao trình độ lý luận văn nghệ của anh chị em công tác trong ngành.
Sáu tập tài liệu đưa ra làm cơ sở cho việc bàn cãi đã gợi những quan điểm về hiện thực, điển hình, đảng tinh... Và chương trình đã được sắp xếp để đón một cuộc "cao đàm khoác luân" chưa từng có và chưa thể kết luận.
Y³ định của thường vụ Hội là như vậy, nhưng trên ba trăm người tham gia học tập đã dần dần từ thảo luận nguyên tắc sáng tác chuyển sang kiểm điểm phong trào, đem lý luận đối chiếu với thực tế, liên hệ bản thân cũng có, nhưng chủ yếu liên hệ lãnh đạo.
Mà phê bình lãnh đạo ngày nay, nhờ có ảnh hưởng của Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, thường rất là mạnh bạo chứ không có e dè, quanh co như ở cái thời phục tùng mù quáng hoặc có thắc mắc thì cũng "trước mặt cả nể, kể lể sau lưng" nữa. Anh chị em đã phát huy tự do tư tưởng, tự do ngôn luận đem hết nhiệt tình cách mạng ra mà nói thẳng, nói thật, nói hết. Thế là việc học tập trở nên sôi nổi, nhất là ở bước cuối thì người ta có thể nói đến một không khí bừng bừng đấu tranh, làm cho chẳng những giới văn nghệ như cựa mình một cái thực mạnh mà nhiều ngành khác ở thủ đô cũng như thấy rung động lay.
Qua những việc mà anh chị em phát hiện cũng như qua những ý nghĩ, tình cảm mà anh chị em bộc lộ, chúng ta thấy trong phong trào văn nghệ từ sau bẩy năm nay đã có những sai lầm nghiêm trọng về mặt lãnh đạo. Quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do sáng tác đã bị vi phạm một cách hệ thống.
Nói chung, ở hầu hết các tổ, anh chị em đã chú ý phân tích hai hiện tượng song song: Trong quá trình phát triển, văn nghệ mới Việt Nam có bị kìm hãm. Rồi anh chị em đặc câu hỏi: Cái gì kìm hãm nó? Ai kìm hãm nó? Và nó bị kìm hãm như thế nào?
Những câu trả lời rất nhiều và bao gồm đủ mọi khía cạnh, song có điều rõ rệt nhất là không có một ai coi đó là do những khó khăn tất yếu của lịch sử. Hai nhận định " Đảng đúng nhưng cán bộ sai" và "chính sách đúng nhưng thi hành sai" vừa mới đưa ra đã bị phản đối kịch liệt. Nhờ có sự sáng suốt ấy, anh chị em đã không lạc vào con đường vòng quanh vô bổ là kiểm điểm tác phong của người này, cấp nọ nó chỉ là cành, lá của vấn đề mà quên cái then chốt là kiểm điểm đường lối và chính sách nó mới là cái gốc của vấn đề. Nói khác ra, anh chị em đã thẳng thắn xây dựng Trung ương Đảng về quan niệm, tư tưởng và chủ trương lớn trong văn nghệ chứ không làm cái việc vụn vặt, hời hợt là đưa ra một số sự việc xấu, một số người làm bậy để "tố khổ".
Ngay ở phần chỉ trích những sai lầm của bản thân các cán bộ phụ trách ngành, anh chị em cũng tìm ra được cái nhân tố quyết định là bè phái chứ chẳng mất thì giờ đánh vào hai bung xung là "quan liêu" và "mệnh lệnh"
Cuối cùng một bản tham luận của Tổ văn 2 do anh Nguyễn Hữu Đang đọc vào buổi tổng kết 26.8.56 đã thâu tóm được những ý kiến chính của anh chị em trong ba điểm dưới đây:
1- Đường lối lãnh đạo văn nghệ của Trung ương Đảng hẹp hòi, gò bó do nhận thức không đúng về mối quan hệ giữa chính trị và văn nghệ.
2- Trung ương Đảng chưa có một chính sách cụ thể hẳn hoi về văn nghệ.
3- Tổ chức (bộ phận trực tiếp lãnh đạo văn nghệ) không hợp lý và không trong sạch, nguy hiểm nhất là có tính chất bè phái.
Bản tham luận này ngay trước khi đem đọc đã được bàn tán và chờ đợi nhiều. Khi đem đọc được hoan hô nhiệt liệt (17 lần vỗ tay dài) và sau khi đọc đã có vang dội rất lớn.
Buổi tổng kết phản ảnh cuộc đấu tranh nội bộ trong ngành văn nghệ đã lên tới độ cao. Cho nên qua lời tổng kết của anh Nguyễn Đình Thi và lời tự kiểm thảo sơ bộ của anh Tố Hữu, mặc dầu chưa đúng mức, chúng ta thấy bộ phân lãnh đạo cũng đã phải thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng và hứa hẹn sửa chữa.
Để đẩy mạnh đấu tranh, Tổ văn 2 đưa ra bốn đề nghị:
1- Thường vụ Hội sẽ bố trí cho anh chị em học tập nữa hướng vào yêu cầu của Đại hội sắp tới là sửa đổi đường lối và chấn chỉnh tổ chức.
2- Bổ sung vào thường trực Ban Trù bị Đại hội một số đại biểu cho anh chị em bầu ra số đại biểu này sẽ đông hơn số người chỉ địng trước. Đồng thời nếu trong Ban Trù bị có những người bị anh chị em chỉ trích nhiều thì cũng nên rút lui.
3- Giới văn nghệ được gặp đại diện Trung ương Đảng để trực tiếp phản ảnh tình hình phong trào và đề nghị một số chủ trương đặng đổi mới văn nghệ. Đồng thời anh chị em sẽ được Trung ương Đảng cho biết rõ chủ trương của Trung ương từ trước tới nay về văn nghệ để anh chị em căn cứ vào đó mà tiếp tục tiến hành việc kiểm điểm lãnh đạo cho được sài đúng.
4- Mở rộng tự do ngôn luận bằng cách Thường trực Ban trù bị Đại hội đã được bổ sung sẽ cùng với Thường vụ Hội giúp đỡ cho việc ra thêm báo của anh chị em được dễ dàng. Nhà xuất bản văn nghệ từ nay đến Đại hội phải dành ưu tiên cho những tài liệu của anh chị em bàn về lý luận hay tổ chức văn nghệ.
Dư luận đại đa số anh chị em tán thành bốn đề nghị trên và đang nóng lòng chờ đợi sự thi hành.
Người quan sát