HỒI THỨ BA MƯƠI BA
Tác giả: Nhị Nguyệt Hà
H oàng đế Khang Hy bị sóng gió phế truất thái tử nổi lên làm cho tinh thần mệt mỏi, sức lực suy giảm thở phào nhẹ nhõm, quyết định đến nghỉ hè ở Thừa Đức trước thời hạn, sau đó lại đi từ Sơn Đông xuống phía nam, đấy là lần thứ sáu hoàng đế đi tuần thú Giang Nam. Mấy lần trước đi tuần thú phương nam, tâm tư của ông đều thả trên đường vận chuyển bằng đường sông đã tu sửa, tiện thể kiểm tra tình hình quan lại và dân chúng, gặp gỡ các di lão ( 86 ) cố nhiên cũng là để thưởng ngoạn phong cảnh đẹp của Giang Nam và nơi phát tích của sáu triều đại vàng son; nhưng lần này, thì chuyên về nghỉ ngơi, tránh khỏi nơi quan trường kinh sư huyên náo sóng động, gỡ cho ra các đầu mối của những vấn đề rối rắm, nhà vua từ Thừa Đức trở về, số lần phát bệnh tim loạn nhịp và đầu choáng váng xẩy ra càng nhiều, có lúc tiếp kiến các đại thần, nói về công việc chính trị hết nửa buổi, liền cảm thấy choáng váng đầu lắc tay run, tâm hoảng hốt không yên. Nếu không phải là thân thể lúc trai trẻ rèn luyện được chắc khỏe thì sớm đã mệt mỏi và ngã bệnh rồi. Vì thế, ngày 17 tháng Tư hạ chỉ loan giá đi ra khỏi Kinh và căn dặn tất cả lễ nghi phải đơn giản, tự mình đem theo Trương Đình Ngọc, để lại Mã Tề ở Kinh giúp đỡ thái tử giải quyết những việc quan trọng của đất nước và về quản lý quân đội. Theo ý của Dận Nhưng, ông muốn xin hoàng đế cùng để Trương Đình Ngọc ở lại Kinh, nhưng Khang Hy lại nói rằng:
- Người của Bắc Kinh cũng không ít, Tứ a-ca, Bát a-ca, họ không phải là những trợ thủ sao? Nếu trên thực tế mà quá bận thì Tam a-ca cũng có thể làm được một số việc. Có một số việc sợ con không làm chủ được, còn phải xin chỉ lệnh, bên người trẫm không có ai có thể thảo chiếu, liệu có được không?
Thái tử nghe nhưng không nói năng gì.
Hoàng đế rời Kinh, bất luận gì thì thái tử, các a-ca đều thấy trong lòng nhẹ nhõm, một là không phải mỗi ngày đến vườn Sướng Xuân vấn an, hai là ít phải nghe pháp gia tổ tông mà hoàng đế truyền dạy bao nhiêu cũng không hết. Đó là chưa kể những lời phê bình về chính vụ lải nhải. Nhưng Dận Chân lại thấy ra rằng sau khi thái tử được khôi phục ngôi vị ngày càng khó hầu hạ, nguyên là trước tiên mệt nhũn ra như một đống bột ướt, mọi việc không có quyết đoán, nay lại thêm thói ngang bướng, không tiếp thu một lời. Việc điều trần của những người như Bát a-ca v.v... bất kể đúng hay sai, xem bản nào bác bản ấy, không cần nói, ngay cả các văn bản của phủ Ung vương, cũng thường lung tung. Lời nói của Mã Tề cũng không cho lọt tai. Nhân một lần tuyển quan, chỉ vì một lời không hợp, mà bắt tội Mã Tề phải quỳ một giờ trước đám đông ở trước cung Dục Khánh. Tể tướng ngôi bậc cao mà chịu nhục như thế, chưa kể ông ta lại là bậc khai quốc công thần! Mã Tề tự biết là vì có sự báo thù việc ông bảo vệ tiến cử thái tử ở Đông cung, vừa tiếc, vừa thẹn, vừa sợ vừa không biết làm gì được, bèn dứt khoát cáo ốm. Vương Diệm khuyên can Dận Nhưng phải có "bao dung độ lượng của người cai quản thiên hạ", ít ra là riêng đối với sư phụ. Dận Nhưng vẫn có vài phần sợ hãi, về bề ngoài thì vâng dạ, nhưng sau lại vẫn như cũ, chẳng được bao ngày, Vương Diệm bị mụn nhọt ở lưng, miễn cưỡng phải nghe theo, lại làm việc mấy ngày, tình trạng đó không duy trì mãi được, đành phải xin chỉ đi Tây Sơn dưỡng bệnh.
- Đến như thế còn hiểu được sao?
Dận Chân vì sự việc cứu tế dân bị nạn ở Tô Bắc đã chạm trán thái tử ở cung Dục Khánh, bực tức thở phì phò trở về cung Ung Hòa, ngồi ở Đình Phong Vãn chau mày nghiến răng, tuôn ra một thôi một hồi rằng:
- Ông ta là chủ, tương lai có ngày ngồi ở triều đình, mà cũng làm việc như thế sao? Tất cả là do không coi trọng vương pháp, liệu rồi ông ta điều hành ra sao?
Ô Tư Đạo chỉ mặc một cái áo cánh nguyệt bạch bằng vải sa địa phương, ngửa đầu ngồi trên ghế chỉ phe phảy cái quạt Ba Tiêu, hồi lâu, mới thấy tiếng cười "khì khì" mà nói rằng:
- Tứ da lại gặp chuyện rắc rối rồi, có phải không?
Dận Chân cởi bỏ áo khoác ngoài, đem chiếc khăn mầu đen thấm mồ hôi cẩn thận buộc vào giữa lưng, cái áo dài bằng nhiễu mầu hạt dẻ càng làm nổi bật vẻ mặt trắng bệch, lạnh lùng cười và đáp rằng:
- Bởi vì Lâm Phong, tuần phủ Giang Tô bảo vệ Bát a-ca mà lương thực cứu tế bị ông ta cắt giảm đi một nửa. Họ có biết rằng quan mà sai lầm thì có can hệ thế nào tới bách tính. Thái tử có biết ông làm thế là hẹp hòi?
Ô Tư Đạo, dùng cái nắp chén gạt bọt trà nổi lên, cười nói:
- Tôi đã nói từ lâu rồi, thái tử da phải ra oai. Bát da nếu không dậy, giả bộ ốm để trốn tránh, mọi người rời xa khỏi ông ta, chính là lúc ngài cần sán đến trước mặt, thử hỏi ông ta không lấy cách làm của ngài thì lấy cách làm của ai đây? Kỳ thực Lâm Phong đã gặp hạn, không phải toàn là do việc bảo vệ Bát da, mà là vì ông ta không bàn bạc gì với thái tử, mà đã tấu báo về Thừa Đức, người đối đầu trực tiếp chính là Lâm Phong, hậu quả đã nhãn tiền như ông thấy.
- Tôi là thân vương. - Dận Chân uất ức nói rằng: - Không có chỉ ý tước cái quyền trực tấu của tôi. Tôi vốn là muốn cứu nạn như cứu hỏa tiền trảm hậu tấu từ, Sơn Đông điều lương thực về Tô Bắc chỉ có một việc mà phải xin chỉ thị nhiều thế, để được cái oai danh cho thái tử ư?
Ô Tư Đạo cười nói rằng:
- Ông ta kỵ húy, chính bởi hai chữ "thân vương" này. Ông xem, ông ta đón Thập tam da không phải không có cớ của nó!
Dận Chân hừ một tiếng và nói rằng:
- Không bỏ công sức vào những việc chính, mà sao lại cứ phải dùng mánh lới đó?
Hai người đang nói chuyện thì thấy Khảm Nhi dẫn Dận Tường loạng choạng bước vào, từ xa đã nói:
- Cây cối rậm rạp, gió mát, đến chỗ mát mẻ này Tứ ca quả là biết hưởng phúc đây.
Dận Chân vừa nhường chỗ ngồi, vừa cười nói:
- Chẳng phải đây là đất Bắc Kinh sao? Vừa nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến.
Dận Tường vén áo ngồi xuống, cười nói rằng:
- Các ông là những người nói sau lưng, không phải là quân tử vậy!
Ô Tư Đạo liền đem việc va chạm của Dận Chân nói ra.
- Ai nịnh hót Tứ da để ông ta đến? Ngài không hiểu ông ấy nếu không làm việc, ông ấy dám nói chỉ cốt gọi ông đến để trách mắng răn dạy một trận thì ông nghĩ sao?
Dận Tường khì khì cười nói rằng:
- Như tôi cả ngày nhàn rỗi, trong sáu bộ, chỗ nào cũng lôi kéo đến một số quan nhỏ để bồi giấy bài để đấu dế, lại được khen, trưa hôm qua thái tử cho người đem tặng một sọt đào tiên, tôi đang phấn khởi đóng cửa ngồi trong nhà, mà đào tiên từ trên trời rơi xuống, giữa đêm thái tử da cuối cùng tự thân đến phủ vui vẻ gặp mặt, rót rượu uống. Thế nào, mấy vương gia này đã ai có được sự trọng thị ấy?
Dận Chân, Ô Tư Đạo đều ngạc nhiên sững sờ nhìn Dận Tường không nói năng gì. Dận Tường vẻ mặt trở lại bình thản, đang xem cá bơi trong ao dưới đình, hồi lâu, lại lạnh lùng cười, và nói rằng:
- Ô tiên sinh, ông là thần tiên, lẽ nào cũng đoán không ra thái tử da nói những gì!
Ô Tư Đạo quạt hai cái, lắc đầu nói rằng:
- Tôi vốn là một người bình thường. Đại thể, việc ông ấy nói đều không tiện để cho a-ca khác biết.
- Trên không thể nói với trời đất, dưới không thể nói với thê tử! - Mặt Dận Tường chốc lát ửng đỏ lên, chỉ ngón tay lên trời, nói rằng: - ông ấy muốn tôi làm hại một người, việc mà thành thì được tấn phong làm quận vương!
Ánh mắt ghét cay ghét đắng của Dận Chân chưa kịp để lộ cho Dận Tường thấy đã vội sững sờ. Ô Tư Đạo hơi trầm tư, bỗng nhiên nói rằng:
- Tôi đã biết rồi.
Dận Chân vội hỏi:
- Ai? Bát a-ca?
- Trịnh Xuân Hoa!
Ô Tư Đạo trên trán nổi gân xanh bỗng chồm lên hỏi:
- Đúng không?
Thấy Dận Tường nặng nề gật đầu, Dận Chân hồi lâu không nói gì, đứng dậy, bước đi đến bên lan can, nhìn ngắm nước ao xanh biếc, chỉ trầm ngâm. Khi ba người cùng im lặng bước, Dận Chân than rằng:
- Hai người thông gian, nhìn rõ thái tử là chủ, nay đều đẩy nguyên do mình mất ngôi vị cho người họ Trịnh, thật là làm cho người ta khó tin, đã thế anh ấy còn quắc mắt lên mà nói tất phải báo phục! Thập tứ a-ca nói, người này nắm chính quyền thì hoàng a-ca không có một ai còn sống nổi, câu đó thật không sai chút nào!
- Tứ da, ngài chả lẽ chỉ nhìn được có thế thôi ư?
Ô Tư Đạo than thở, không biết như thế nào, ông bỗng nhiên nghĩ tới cái đêm tối sấm sét mưa rào ấy của mình, nói tiếp:
- Trịnh Xuân Hoa chỉ cần không chết, thì cuối cùng là cái tâm bệnh của thái tử, là một vật cá cược ( 87 ) trên tay của Bát da. Tôi thật là hồ đồ, đáng ra sớm phải nghĩ đến việc này. Trái lại để cho thái tử phải nhắc nhở!
Dận Chân gật gật đầu, nghiến răng rất chặt, nói rằng:
- Ta nhớ là người đứng đầu tân giả khố ở bộ phận phụ trách việc giặt giũ của hoàng cung là môn hạ của đệ có phải không?
- Đúng thế!
- Làm cho ông ấy!
Dận Chân lạnh lùng cười nói rằng:
- Nếu làm được, thái tử trong tay chúng ta sẽ trở thành con chủ bài!
Dận Tường gật gật đầu, nói rằng:
- Lớp này tôi cũng nghỉ được rồi, tôi đồng ý với ông ấy.
Vì thấy Ô Tư Đạo lắc đầu luôn, Dận Tường cười nói:
- Nêu ra việc lớn thì không câu nệ việc nhỏ, Ô tiên sinh, tất nhiên cũng điều khiển được cái nhân từ của người phụ nữ chăng?
Ô Tư Đạo ha ha cười và nói rằng:
- Hai vị con rồng cháu phượng, nghĩ được đến đâu nào? Làm việc đó có ba điều kiêng kị lớn, cho nên nhất thiết không thể được!
Vì thấy hai người đều nhìn mình kinh hãi, Ô Tư Đạo lại nói rằng:
- Điều kị thứ nhất là, việc này làm tổn thương đến thiên hòa, tổn hại đến âm trắc (bí mật sắp xếp định đoạt), không hợp với tâm tính quang minh chính đại của hai vị lão da, cũng không hợp với thân phận hoàng tử; điều kị thứ hai là, người chết như ngọn đèn tắt, Trịnh Xuân Hoa sống mới là con chủ bài. Chết sẽ không có đối chứng, còn nói gì đến hai chữ "chủ bài"? Điều này, Tứ da, Bát da đều có cùng lợi ích; điều kị thứ ba là, thái tử nếu không có thân phận ngôi vị hoàng đế thì hà tất phải thay ông ấy làm điều ác? Ông ấy nếu có thân phận ngôi hoàng đế thì ngài sẽ biến thành Trịnh Xuân Hoa thứ hai. Có việc trăm cái hại mà không có một cái lợi, tại sao phải làm như vậy?
Một loạt phân tích đâu ra đấy, hai người anh em như tỉnh táo ra, Dận Chân tay chống cằm vẫn còn trầm ngâm, Dận Tường xoa tay liên tục than rằng:
- Nói đúng thật! Ô tiên sinh phân tích vấn đề thật đâu ra đấy! Vấn đề còn lại đến nay là nên làm như thế nào?
- Như thế này - Dận Chân lạnh lùng nói rằng: - Đệ tìm cách đưa cô ta ra, tìm một cái nhà trống vắng để nuôi dưỡng, rồi báo cho thái tử rằng: cô ấy đã chết vì bạo bệnh. Cuối cùng xử trí ra sao, xem tình hình mà quyết định. Trên thực tế điều đó mới là thượng sách.
Ô Tư Đạo nói rằng:
- Nhưng việc phải hết sức bí mật, để lộ ra là không những thái tử, mà ngay cả hoàng thượng cũng không cho phép, nhưng tốt nhất là cứ để mặc cho sự việc tự nó diễn biến.
Dận Chân nói rằng:
- Đương nhiên là để cho sự việc tự nó diễn biến là tốt nhất. Nhưng Bát da e cũng phải nắm lấy con bài này, không bằng tôi trước tiên... - Cảm thấy nên đừng lại bởi điều đó khó nói ra miệng, Dận Chân bỏ lửng câu nói.
Dận Tường đang nghe đã đứng dậy, cười nói:
- Yên tâm! Việc này đảm bảo làm cho đẹp, đứng đầu bộ phận giặt quần áo, Văn Bảo Sinh là môn nhân của tôi, lão da họ Văn bảy mươi tư tuổi, tôi mới từ Bảo Đức đón về trong phủ, ông ấy không thể không nghe theo tôi! Tôi phải đến Đông Tế đường trước tiên kiếm ít thuốc, giỏi chơi cũng phải hát có bài có bản chứ!
Dận Chân cũng đứng dậy cười nói:
- Ngay bây giờ, tôi còn phải đi gặp gỡ thái tử. Nghe nói, nay ông ấy đã đi Sướng Xuân Viên, việc cứu tế còn phải bàn cãi, ông ấy bác đi không có lý, tôi vẫn như cũ phải viết một bức thư cho Thừa Đức, xin a-ma cân nhắc quyết định!
Dận Chân đến vườn Sướng Xuân, chưa đúng giờ, các thái giám trong vườn vừa ngủ trưa dậy, lười nhác cầm lấy cái gậy tre dán lại để biết. Vì thấy Dận Nhưng không ở trong phòng đọc sách, Dận Chân liền gọi thái giám Đinh Nhân hỏi rằng:
- Thái tử da đâu?
- Xin trả lời Tứ da. - Đinh Nhân cười nói rằng: - Thái tử da ở Thủy Đình hóng mát, nói là người mệt, ai đến đều không muốn gặp, Tứ da...
Dận Chân lạnh lùng cười nói rằng:
- Kể cả tôi cũng không gặp ư?
Đinh Nhân bị thần mắt uy hiếp của Dận Chân dọa cho cúi rạp người xuống, vội nói rằng:
- Tứ da đương nhiên là ngoại lệ. Nhưng thái tử da ngày gần đây tính khí không tốt, Tứ da thương xót cho nô tài một tí, đừng nói là nô tài bảo cho ông biết chỗ thái tử.
Dận Chân gật gật đầu, nhấc chân đi liền, men theo hành lang dài từ từ đi vào, xa xa nhìn thấy một đám đông thái giám và Dận Nhưng đang quây vào một chỗ, không biết là xem cái gì, nghe nhỏ thấy mấy tiếng con dế kêu rõ như tiếng chít chít, té ra là đang đấu dế. Dận Chân thấy điệu bộ rất chăm chú của Dận Nhưng, vừa buồn cười lại vừa bực tức, lẳng lặng đứng ở phía sau. Nghe thái tử nói rằng:
- Cái con này đầu rất bé có lẽ bị bại mất!
Nói chưa hết lời một thái giám rất cao chạy đi chạy lại, vui mừng kêu lên rằng:
- Con lưng mầu đen của tôi thắng rồi!
- Vội gì, một thái giám khác, đầu vã cả mồ hôi nói.
- Đại tướng đầu hổ của tôi chưa xuất mã đó!
Dận Nhưng ở bên cạnh cười nói rằng:
- Đó là vòng đầu, còn có bốn vòng ác chiến nữa, ai thắng thì hai mươi lạng bạc tiền thưởng sẽ thuộc về người ấy.
Nói rồi, quay người lại cầm lấy cái quạt, thấy Dận Chân đứng ở bên cạnh, bèn cười nói:
- Tứ đệ, đệ đến hồi nào?
Mười mấy thái giám nhìn thấy Dận Chân đến bèn rút lui sang một bên, đang bê cái vò sành nhìn nhau, họ đều có chút sợ vị vương gia này.
- Đệ đến hồi nãy.
Dận Chân hỏi thăm sức khỏe Dận Nhưng, ngồi trên cái đôn bằng đá bên lan can, quay mặt nói với các thái giám rằng:
- Không có việc, làm gì không được? Xúm xít cả lại xem thái tử da đây đấu dế! Đó đều là phép tắc gì vậy? Vạn tuế da, lúc này nếu ở Bắc Kinh, các ngươi có dám như vậy không?
Dận Nhưng rất cụt hứng, vẫy tay bảo các thái giám lui sang bên cạnh, bưng một chén trà mát uống một ngụm, hỏi rằng:
- Đệ có việc gì nào?
Dận Chân bèn kiếm một việc nhỏ nói trước, rằng Điền Văn Kính ở huyện Hoài Âm thử tiến hành cho thuế đinh vào ruộng đất để tính. Ông ta đã điều trần, nói là cách làm này tốt, xin triều đình phê chuẩn để cho tiến hành làm thử trong toàn phủ. Đệ thấy cũng có ý nghĩa, đã viết bản tóm tắt gửi đến cung Dục Khánh, không biết thái tử da đã xem chưa?
- Ta tưởng có việc gì lớn? - Dận Nhưng càng nhìn càng thấy Dận Chân là con tuấn mã khó thuần, trong lòng hơi bực, nhưng miệng lại cười nói rằng: - Chỉ vì cái đó mà trời nóng như thế mà đệ phải chạy tới đây à?
Dận Chân chỉnh áo quần quỳ xuống, như đối với đại tân, không ngờ Dận Nhưng lại khinh thường việc công như thế, bị lời nói lạnh nhạt đó chẹn ngang cổ, vừa sợ vừa uất ức, nghĩ mãi cuối cùng không nuốt nỗi bực đó, nói rằng:
- Ngoài ra còn có việc cứu tế ở Tô Bắc, đệ nghĩ cũng đều là việc không nhỏ: Dù cho là việc nhỏ thì đệ cũng thấy quan trọng hơn việc đấu dế!
Dận Nhưng nghe tức đỏ cả mặt, song lời nói của Dận Chân tuy cay nghiệt, nhưng đều không có thể biện bác, hồi lâu mới lạnh nhạt cười nói rằng:
- Dáng chừng hôm nay đệ đã uống rượu rồi phải không? Đệ đến đây để nói chuyện với ta phải không? Hoặc là sáng sớm nay ta đã bác sự trình bày của đệ, mà trong bụng không phục, nên đến đây để trút cái bực! Tứ đệ, đệ và ta từ trước đến nay đều hiểu nhau, ta bảo cho đệ biết một câu là, trước kia ta rất phóng túng với các đệ, làm cho mọi người lên đầu lên mặt, đệ là người đứng đắn, không nên bắt chước bọn chú Bát, như vậy thì đối với ta, đối với đệ đều bất lợi.
Dận Chân vẻ mặt tỉnh bơ, cúi người nói rằng:
- Thái tử da! Theo huynh nói thì đệ không thể cãi lại được huynh, đệ làm việc là tuân theo lễ, tuân theo pháp luật, có chỗ nào là lên đầu lên mặt đâu? Nay quốc bộ duy nan, ngân khố chỉ còn hơn một ngàn vạn lạng bạc, A-la-bô-thản mấy lần đánh lén quấy nhiễu La-nhĩ-ca Mông Cổ, triều đình đều không hay biết, tại sao? Vì không có tiền bạc đem ra để đánh trận! Điền Văn Kính đưa thuế đinh quy vào ruộng đất, ruộng nhiều thì nộp tiền nhiều, ruộng ít thì cũng không đến nỗi chết đói, một năm Hoài Âm thu thêm được hai vạn đồng bạc, việc tốt như thế, lẽ nào không khuyến khích họ làm thử. Tô Bắc ngập lụt, mùa hè nay không thu được đồng nào, mấy trăm vạn người không có kế sinh sống. Triều đình không cứu tế, làm dân đói mà sinh biến thì sao? Thái tử da, huynh hãy suy tính cẩn thận xem đây là việc nhỏ chắc?
- Tôi nói nhiều việc không bằng ít việc!
Dận Nhưng biết mọi điều Dận Chân nói đều rất phải lẽ và nói rất căng nếu nay cái chàng "Lãnh diện vương" này lại dâng sớ lên tâu về việc này rồi Khang Hy hoàng đế lại hỏi đến thì mình rất khó nói, ý ban đầu của ông cũng chỉ là chạm phải một cái đinh cho Dận Chân xem "cái đảng của Bát da", không ngờ Dận Chân không chịu thua. Nhưng nỗi khổ tâm này bất kể như thế nào cũng không thể nói ra, vì thế mà Dận Nhưng sạm mặt, ông nói:
- Ngân khố trống rỗng, từ bấy đến nay, đệ và Thập tam đệ tưởng còn có gì không biết nào? Cứu tế nạn dân, một lúc đem ra hai triệu lạng, con số đó rất lớn! Cho nên ý của ta là các phủ huyện ở phía nam Tô Châu cũng đều phải đóng góp một chút, thì đầu chúng ta sẽ nhẹ nhõm vui vẻ một tí, suy nghĩ này của chúng ta có gì là không tốt nào? Điền Văn Kính, người này ta thấy là kẻ hai mặt, rất thích công lao, cậy tài mà kiêu ngạo, tính tình nghiệt ngã, là một kẻ rất không có ý tứ! Lần trước đến yết kiến ta, ông ta đưa ra bản điều trần, muốn người làm quan giống như dân thường theo ruộng mà nộp thuế, điều tra chế độ nhà Minh trước kia và pháp gia tổ tông, đâu có cái chuyện "bất cận tình lý" như thế? Vì thế mà An Huy đã báo "cái hơn người" của ông ta, muốn đưa ông ta lên chức đạo đài, còn không biết bên dưới ông ta làm bao nhiêu mưu mô gì! Các quan nhỏ của những phủ huyện này, nay một tờ sớ, mai một điều trần chỉ quản cái đó, đệ đi kiểm tra đi, ta bảo đảm với đệ đúng là quan lại tàn ác! Một huyện Hoài Âm nhỏ bé một năm thu thêm được hai vạn, đó không phải là chuyện cười trong thiên hạ đó sao? Không phải là nói láo thì cũng là đập xương hút tủy mà làm được!
Hai người càng nói càng xa nhau về suy nghĩ, cố gắng mấy cũng không ăn nhịp. Dận Chân nghe những lời nhận xét của Dận Nhưng đối với Điền Văn Kính, từng câu đều như là nói mình, không nghĩ tới vì cái việc đã trực tiếp báo với Khang Hy mà khiến thái tử cảm thấy mạo phạm do đố kỵ! Suy nghĩ, nếu nói tiếp nữa thì chỉ tự chuốc lấy cái nhục. Dận Nhưng thấy nói đã khô cả cổ họng liền lấy trà uống, Dận Chân bèn đứng dậy, bình tĩnh nói rằng:
- Thái tử da, xem ra thì chúng ta đã nhiều việc rồi. Nếu không có việc khác thì tôi còn đến bộ Hộ đây hẹn ngày khác lại đến nhận lời chỉ giáo.
Nói xong, vái một vái dài, lại nghênh ngang đi, lờ mờ nghe thấy Dận Nhưng lớn tiếng nói:
- Lấy cái bát vàng tía của ta đến, đấu tiếp! Mất cả hứng!
Lúc này, Dận Tường lại đi tìm Trịnh Xuân Hoa ở Tân Giả khố của bộ phận phụ trách việc giặt giũ của hoàng gia ở góc phía tây bắc vườn Sướng Xuân. "Kho tân giả" là một nơi chuyên quản giáo các phạm nhân cung nữ của cung thái giám và khác với lãnh cung của triều trước, triều nhà Thanh khai quốc, hoàng hậu triều Thuận Trị bị phế, nằm kín trong góc vườn nhỏ của cung thọ an cũng còn có tên gọi là "tĩnh phi". Triều Khang Hy cũng có vài tần giá (quan nữ) cấp thấp bị truất, đưa vào trông điện Nội Hoan ở cửa Thuận An, ngoài không làm việc, không thừa giá ra, cũng không có lệ làm việc cùng chỗ với nô tì. Trịnh Xuân Hoa là bởi vì xẩy ra chuyện xấu như thế, rõ ràng trơ ra không biết nhục, sống tạm bợ, mới bị áp giải đến kho Tân Giả làm nô lệ, nhưng Văn Bảo Sinh đứng đầu bộ phận giặt giũ của hoàng gia, không biết cô ta phạm vào việc gì thấy Cửu bối lặc, Thập tứ bối lặc đến quan tâm chăm sóc "lo liệu biết bao", còn cho rằng phải khôi phục ngôi vị của Trịnh Xuân Hoa, cũng không làm khó cho cô ta. Nghe nói ông chủ cũ Dận Tường đến, Văn Bảo Sinh thấy bề trên chiếu cố đến mà giật mình, vội đưa Dận Tường đến tiếp ở Nghị sự đường, cúi đầu hỏi thăm sức khỏe, tự tay bưng trà mời, cười trừ mà nói rằng:
- Lão da, thật không ngờ, ngài lại đến phủ đất này của tôi, có việc gì gọi thằng nhỏ truyền nô tì đến phủ, trời nóng như thế này, việc gì ngài phải nôn nóng tự thân hành đến!
- Đừng có tán ngẫu con cà con kê.
Dận Tường cười và uống một ngụm nước trà, kinh hãi hỏi rằng :
- Đây là trà gì? Ta chưa uống bao giờ.
Văn Bảo Sinh vội nói :
- Vợ nô tài ở quê nhà đến tối qua, mang theo loại trà hoàng cần hoa táo, món ăn bằng chim muông thú rừng. Lão da ăn không quen, nô tài thay cho lão da món trà xuân vậy.
Dận Tường lại nếm một hớp, nói rằng:
- Ngon! Táo hoa hoàng cần, ngửi mùi thơm, thường uống đặc, ngon! Có nhiều, cho ta một gói, cho riêng Tứ ca ta một gói.
- Có có! Có đây!
Văn Bảo Sinh nói giọng quê vẫn không thay đổi, một lời đức quý, lia lịa vâng vâng, nhìn Dận Tường, đoán xem vị a-ca này đến đây làm gì. Dận Tường uống trà, gác hai chân lên nhẹ nhàng phe phảy quạt, lại không vội nói đến việc của Trịnh Xuân Hoa, hỏi rằng:
- Cha ngươi cũng đến, khi đón ông đến, ngươi nói là để ông vào làm việc ở phủ. Ta đã xem, thân thể ông ấy sợ không được mạnh khỏe, hễ làm là ho. Người hơn sáu mươi tuổi, là người phải được nghỉ ngơi.
Văn Bảo Sinh than thở, cúi đầu, nói rằng:
- Thập tam da sáng suốt như thánh! Chẳng qua nô tài chẳng còn cách nào cả, nhà chúng nô tài vốn có hai mảnh đất, một nửa bị sông Hoàng xói đi, còn lại một nửa nuôi sống cả nhà vội tìm đến dưới trướng của Lưu lão thái da, vốn nghĩ rằng nộp vài hạt gạo tiến vua, chẳng ngờ lão thái da qua đời, đại thiếu da không nhận cái khoảng đó, cho rằng làm như vậy sẽ đen cả cái ruộng đó. Ông con đến Bắc Kinh cũng là bất đắc dĩ, tốt xấu gì mong lão da thưởng thức một bát cơm của ông con, thì âm đức này của ngài tích lại sẽ lớn ạ...
Đang nói, nước mắt quay quanh hố mắt, lại nói rằng:
- Nô tì làm việc ở đây, lão da cũng biết, là một lãnh nha môn, lạnh đến muốn đóng băng lại, một tháng tính toán đâu vào đấy hai lạng nguyệt lệ, vợ con đều sống không nổi..
Dận Tường cười nói rằng:
- Tên nô tài này, ngươi nghĩ lung tung những gì thế? Ngay cả nô tài cũng không nuôi nổi, thì ta sao còn là bối lặc được nữa? Ông của ngươi làm việc nhàn hạ trong nhà kho của ta, có được không?
- Vâng vâng! Xin tạ ơn Thập tam da!
- Nguyệt lệ mười lạng, giống như Giả Bình.
- Nô tài xin lạy tạ lão da!
- Sân tứ hợp chỗ ngoài ngõ xe phân, thưởng cho ngươi.
- Ôi! Thập tam da, ngài... Nô tài xin đem cả nhà làm trâu ngựa để Thập tam da sai khiến...
- Trịnh Xuân Hoa ở đâu? Ta cần gặp cô ấy!
Câu hỏi đột nhiên chuyển hướng khiến Văn Bảo Sinh đang cảm kích đến rơi nước mắt chợt phát hoảng lên.
Dận Tường khì khì cười nói rằng:
- Thế nào, không được à? Nhà ngươi đứng dậy nói đi.
- Lão da nói cái gì thế? Người khác không được, chứ lão da thì...
Văn Bảo Sinh đứng dậy, cười nói rằng:
- Nô tài thấy thật là kỳ quái, nửa tháng nay Cửu da, Thập tứ da luôn đến đều bảo nô tài chăm sóc Trịnh chủ nhi, lão da muốn gặp cô ấy, phải chăng là Trịnh chủ nhi lại được về cung ạ?
Dận Tường chưa hiểu câu hỏi của anh ta, nói rằng:
- Đó không phải là việc mà ngươi có thể hỏi. Ngươi dẫn ta đi, rồi đợi ở đây, ta ra sẽ còn có lời nói với ngươi. - Nói rồi, ông ta liền đứng dậy.
Văn Bảo Sinh dẫn Dận Tường đi, các cây gậy tre phơi quần áo bắc ngang đầy sân, đến cửa nhà chái thấp lè tè, ngó vào trong, không thấy Trịnh Xuân Hoa, bèn hỏi:
- Cô Trịnh đâu?
Mấy cung nữ đang gấp quần áo, trả lời rằng :
- Vừa mới rồi ông bảo chuẩn bị quần áo chăn màn mùa đông cho thái tử da ở cung Dục Khánh, ông đi khỏi, thì chị ấy nói người khó chịu, trở về phòng rồi ạ!
Vì nhìn thấy phía sau Văn Bảo Sinh còn có một công tử nhanh nhẹn lạ mặt, mấy cung nữ ghé tai nói vài câu, bỗng nhiên xô đẩy nhau, hi hi ha ha cười mãi không thôi.
Dận Tường lặng lẽ cười, cùng Văn Bảo Sinh đi đến trước gian nhà đầu cùng phía bắc, cửa khép hờ. Văn Bảo Sinh đẩy cửa, thấy Trịnh Xuân Hoa đang dùng gừng pha nước trà, bèn cười nói:
- Các cô ấy nói là cô ốm, tôi nghĩ chắc là cô bị nhiễm bệnh thời tiết phải không? Xem ra lại không liên can gì. Thập tam da đến thăm cô!
Đang nói, ông ta liền đi đến, vội vàng lại rót trà cho Dận Tường, bản thân bắt chuyện làm quà rồi lui ra. Trịnh Xuân Hoa thấy Dận Tường đang đứng trước mặt, đột nhiên lo sợ, hồi lâu mới tỉnh lại và kéo chiếc ghế băng đến, nói rằng:
- Xin mời Thập tam da ngồi, ở đây chỉ có như vậy.
Đang nói cô ta lại ngồi và chúc câu vạn phúc.
- Ừ - Dận Tường lặng lẽ ngồi, trên dưới quan sát Trịnh Xuân Hoa. Hai người trước kia đã gặp nhau, hoàng đế Khang Hy có mấy mươi tân ngự quan nữ, hai mươi mấy người con, ngoài tiệc ngày tết, đứng xa xa nhìn lướt một cái ra, ngày thường không bao giờ ông lai vãng đến cho nên không cần giới thiệu, chen vai mà đi qua, cũng vị tất phải nhận biết nhau. Lúc đó, đối diện nhìn nhau, Dận Tường thấy Trịnh Xuân Hoa dáng vẻ không xuất sắc lắm, có lẽ vì nguyên nhân không trang điểm, sắc mặt trắng bệch lạ thường, khóe mắt còn có mấy cái vẩy cá hơi khó phát hiện, chỉ đầu mi hơi nhăn một tí, hai túm đồng tiền ở má là như ẩn như hiện, nghĩ đến lúc cô ta cười thì chắc là xinh tươi dịu dàng lạ thường, một tân ngự của đế thất, bị phong trần rơi đến bước này, Dận Tường không nhịn được than thở, chậm rãi nói rằng:
- Thái tử da được khôi phục ngôi vị rồi, cô biết chưa?
Trịnh Xuân Hoa quan sát ông ta có chút e thẹn, đợi cho Dận Tường nói xong, mới thở phào nhẹ nhõm như chút được gánh nặng, khom lưng đứng ở bên dưới, nhỏ nhẹ nói rằng:
- Nô tì nay mới nghe ông Văn nói. Lão da biết đấy, nơi này là bên ngoài nên cũng không nghe được chút tin tức nào...
Dận Tường gật gật đầu nói rằng:
- Thái tử da còn nhớ đến cô, cho tôi đến thăm, cô cần dùng thứ gì thì cứ nói.
Trịnh Xuân Hoa một lát ngẩng đầu lên, trong nháy mắt, Dận Tường cảm thấy nàng vô cùng xinh đẹp, giống như một nữ sĩ được điêu khắc từ cả một khối bạch ngọc từ đời Hán đến, trắng đến nỗi khiến cho người ta không dám nhìn gần. Trịnh Xuân Hoa rùng mình, lại cúi đầu xuống, lầm rầm nói:
- ..Thật không? Tiện thiếp là cô gái đã như thế này có gì đáng được nhớ nhung?... Tiện thiếp cái gì cũng không cần dùng... Cái gì cũng đều không thiếu...
- Thái tử da nói rồi, - Dận Tường theo dòng suy tư đã nghĩ xong, trầm ngâm nói - cô phải bảo trọng và giữ gìn sức khỏe. Địa ngục không dễ chịu đựng, nhưng vẫn biết sống cái vui của trời...
Dận Tường bưng chén trà đưa lên miệng, rồi lại đặt chén xuống, lại nói rằng:
- Cô phải mạnh lên, sẽ có một ngày xuất đầu lộ diện, sắc mặt cô làm sao trắng bệch ra thế? Bị bệnh gì vậy?
Đang nói lại bưng chén trà lên muốn uống; chợt thấy Trịnh Xuân Hoa run lẩy bẩy sợ hãi hét lên rằng:
- Thập tam da, xin đừng uống!
Dận Tường rất kinh ngạc nhìn Trịnh Xuân Hoa, hỏi rằng:
- Làm sao? Cô như là bị kinh hãi vậy?
Trịnh Xuân Hoa không lên tiếng, đi đến thay cho Dận Tường chén trà khác, Dận Tường mới biết mình đã bưng cốc trà đó của Trịnh Xuân Hoa, vì thế mà cười nói:
- Ta sao lại sơ suất thế nhỉ? Nhưng mà cô cứ như là gặp ma ban ngày vậy, cô...
Dận Tường bỗng dừng lại, kinh hãi há miệng, một ý nghĩ đáng sợ bỗng trào lên, vì thế nghiêm giọng nói:
- Cô muốn tự sát sao? Trong trà này có thuốc độc phải không?
Trịnh Xuân Hoa đột nhiên hai đầu gối mềm nhũn quỳ xuống, hai tay bịt mặt, làm cho nước mắt từ trong kẽ ngón tay chảy ra ngoài, giọng run run nói rằng:
- Vâng... tiện thiếp vốn là người thừa, thừa đến thế gian này, thừa... gặp được thái tử... lúc đầu không chết, cũng vì sợ thái tử nói không rõ, sợ người đời nói là tiện thiếp móc nối ông ấy... tiện thiếp là người sớm phải xuống địa ngục rồi...
- Cô... cô...
Dận Tường nghe nàng khóc và kể lể thảm thiết, cảm thấy sởn cả tóc gáy, trời rất nóng mà toàn thân rét run lên, sợ đến rủn cả người và nói:
- Cô không được như thế, nghe đây, cô phải tiếp tục sống, cô cần tiếp tục sống tôi sẽ cứu cô ra, sống bình an cả một đời người, tôi lệnh cho cô tiếp tục phải sống. Tôi là Thập tam lang liều mạng!
Ông ta hoảng loạn nói, thật là lời nói không có thứ tự. Hồi lâu mới lấy lại được tinh thần, nghĩ đến lời khuyên như thế hoàn toàn vô hiệu, bèn thở chậm lại lại nói rằng:
- Đông cung thái tử được lập rồi, tuy khôi phục rồi và không thỏa đáng, đợi xem ông ta... lên ngôi, rồi hãy chết cũng không muộn.
Trịnh Xuân Hoa, một câu cũng không nói ra được, toàn thân run rẩy kịch liệt, đang co giật, cơ hồ như muốn nằm liệt xuống đất. Dận Tường cũng lại sợ cô ta hỏi, thì thật là khó đối đáp, bèn đứng dậy đi ra, sớm nhìn thấy Văn Bảo Sinh đợi dưới gốc cây trước Nghị sự đường, thấy Dận Tường sắc mặt trắng bệch đi ra, bèn hỏi rằng:
- Ngài đã nói được điều muốn nói chưa ạ, lão da sắc mặt khó coi như thế sợ rằng lão da say nắng?
Dận Tường uống ừng ực hết tất cả cốc trà hoàng cần hoa táo, hồi lâu mới nén nổi cái tim đang đập loạn nhịp, vỗ vỗ vào vai Văn Bảo Sinh, nói rằng:
- Ngươi ngồi xuống, nghe ta nói...
Văn Bảo Sinh nhìn thấy ông ta rút từ trong ống tay áo ra một gói thuốc, hoảng sợ nói rằng:
- Lão da, ngài cần dùng thuốc?
Dận Tường đưa gói thuốc cho Văn Bảo Sinh, âm thầm lặng lẽ, nói rằng:
- Ngươi cầm lấy, nghe ta căn dặn. Ta muốn cứu Trịnh Xuân Hoa ra khởi đây, ngươi xem có giúp ta được không?
- Trời ơi! - Văn Bảo Sinh sợ đến nỗi toàn thân run lẩy bẩy - lão da không phải là muốn nô tài ăn cái thứ cơm ấy đấy chứ?
Dận Tường chỉ gói thuốc này, nghiến răng nói rằng:
- Tên loại thuốc này gọi là "Quy khứ lai hề tán", uống vào trong suốt mười hai giờ đồng hồ giống như người chết, ngươi bảo cô ta bị bệnh nặng đột ngột chết, những ngày nóng nực này chắc chắn phải đưa đến đài thiêu người ở Tả Gia Trang, việc ở đằng ấy do ta sắp xếp! Mọi việc đâu sẽ ra đấy, nhà ngươi không việc gì phải sợ.
- Thập tam da.
- Sau khi làm xong, năm ngàn lạng bạc, năm mươi mẫu đất, đủ cho ngươi tiêu xài cả đời!
Văn Bảo Sinh cầm lấy gói thuốc, nói rằng:
- Nô tài không phải là không tuân lệnh, không phải là muốn dọa cho lão da sợ. Nhưng cuối cùng là vì sao.
- Nhà ngươi chẳng qua là đang làm việc theo ý trời. - Dận Tường lạnh nhạt nói rằng: - Biết nhiều đạo lý ở ngươi thì có ích gì.
Nói xong, ông mới men theo đường hoa đi quanh co liên tục.
-------------------
(85) Bức vẽ 99 cách hoa và nét chữ báo hiệu mùa rét đã hết - ND.
(86) Di lão: chỉ các cụ già đã sống và đã tỏ được lòng trung với triều đại trước
(87) vật cá cược: nguyên bản chỉ cái thẻ (để đánh bạc thay tiền).