watch sexy videos at nza-vids!
Truyện UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ-HỒI THỨ BỐN - tác giả Nhị Nguyệt Hà Nhị Nguyệt Hà

Nhị Nguyệt Hà

HỒI THỨ BỐN

Tác giả: Nhị Nguyệt Hà

D ận Chân vốn không thích các đồ ăn mặn (47), nên chỉ ăn hai miếng sườn là thôi không ăn nữa, vừa xong lời của tên "tiểu quỷ" láu lỉnh khảm Nhi nói, ông xoa tay cười bảo:



- Con khỉ nhỏ, nhà ngươi quả là thông minh quá, đấy nhà ngươi rõ những gì?



- Những chuyện kiểu này, nô tài nghe nhiều ở quán hàng ở Cổ Nhi rồi! - Khảm Nhi cụp mắt xuống, rồi em cũng chẳng buồn ngước lên nữa, tiếp đó em gặm chân giò một cách rất hào hứng, nói:



- Chỉ có điều là lão da kể tỉ mỉ hơn một chút mà thôi. Công tử gặp nạn, tiểu thư đến cứu; lão da đổi thành hoàng tử gặp nạn, dân nữ đến cứu, sau đó nhất định là vị hoàng tử đó chấm cả Tiểu Phúc, lẫn Tiểu Lộc. Trong họ các cô đó không đồng ý, lại chỉnh cho hoàng tử một trận ra trò. Hoàng tử chạy về kéo quân đến nơi đó, cứu được hai chị em họ rồi lấy họ làm vợ. Sau đó hoàng tử về Kinh bắt bọn quan lấy thuyền bỏ mặc ông, rồi đem chúng chém đầu. Thưa, có phải đúng thế không ạ?



Dận Chân giật mình, bỗng nhiên ông cảm thấy hôm nay thái độ mình có chút khác thường: Nói với bọn này những chuyện đó để làm gì? Ông cắn răng lại không nói gì nữa; tay ông cời lửa ngồi lãng suy nghĩ. Lát sau, ông thở một hơi rồi mới tiếp:



- Ngồi chết dí ở đây lâu quá, nên ta muốn nói dăm câu cho thoải mái; mà cũng không nhất định là cứ phải nói cho đến đầu đến đũa!



Khảm Nhi nói:



- Lão da thật là... Lão da chỉ nói có nửa câu chuyện, thì tối nay, chúng nô tài làm sao mà ngủ nổi?



Dận Chân



- Các ngươi đoán đúng có non nửa. Hoàng tử chỉ thích Tiểu Lộc thôi chứ cũng chưa có ý định gì. Sau khi nước rút, ông về Kinh, trong lòng rất tức giận, muốn bắt ngay bọn quan lại bẩn thỉu can phạm kia. Không ngờ khi tra hỏi, thì ra trời đã báo ứng, chiếc thuyền đó đã bị dòng nước xoáy cuốn đi, không một tên nào còn sống sót!



Thúy Nhi vẫn chăm chú theo dõi câu chuyện, thấy nói vậy, em nhìn đăm đăm vào Dận Chân, hỏi:



- Thế là chuyện hết rồi ư? Còn Tiểu Phúc, Tiểu Lộc thì sao?



Dận Chân cúi thấp đầu, hồi lâu mới nói:



- Tiểu Phúc, Tiểu Lộc sau này thế nào ta cũng không biết. Ta kể câu chuyện này với các ngươi chỉ là muốn nói, việc trên đời và câu chuyện người ta kể ở đền Cổ Nhi khác nhau lắm đấy... Nếu các ngươi thật sự muốn biết, đợi ta sắp xếp câu chuyện cho có đầu đuôi rồi sẽ kể tiếp.



Mấy đứa trẻ chớp chớp mắt, ra ý còn muốn hỏi nữa, nhưng Đới Đạc nói ngay:



- Bẩm chủ nhân, khuya rồi, ngày mai ta còn đi tiếp, bây giờ phải đi nghỉ sớm một chút!



Nói rồi, Đới đi lo việc trải giường nệm cho Dận Chân. Khảm Nhi, Cẩu Nhi cũng đành phải đi tự thu xếp hành trang.



Nhưng đêm đó Dận Chân không ngủ được, nằm trên nệm, ông đờ đẫn nhìn bầu trời đen sẫm và các chùm sao lấp lánh. Cao Phúc Nhi biết rõ tâm sự của ông; nằm bên cạnh, Cao khẽ nói:



- Tứ da, "ngài" đi đường mệt, đừng nên nghĩ nhiều, chỉ một lúc là ngủ được thôi.



Dận Chân im lặng, nhưng ông lại ngồi dậy. Thấy Đới Đạc cũng chưa ngủ được, ông bèn nói:



- Nhà ngươi cũng chưa ngủ sao? Ba đứa trẻ đó thật sướng, đều đã ngáy khò khò cả. Sự hồn nhiên, sự hồn nhiên ta không sao có được nữa rồi!



Đới Đạc cười:



- "Da" không ngủ được, nô tài làm sao lại có thể ngủ được? "Da" không ngủ được cũng đừng ngại, "da" chỉ cần nghĩ là ngày mai trên xe sẽ ngủ ngon là sẽ ngủ được thôi.



- Ngày mai, chúng ta sẽ chia nhau ra đi theo hai ngả.



Dận Chân ôm lấy đầu gối nói:



- Ta sẽ mặc thường phục đem theo Cẩu Nhi, Khảm Nhi đi theo đường phía tây, đi xem đê lớn Hoàng Hà, đập Cao Gia ở thượng lưu. Các ông áp tải xe lương đi Hoài An, sau đó ta gặp nhau ở Đồng Thành.



Đới Đạc và Cao Phúc Nhi kinh ngạc nhìn nhau, nhưng đều không dám hỏi lại. Đới Đạc cười xòa, nói:



- Nếu như vậy thì nô tài sẽ đem mấy tên thân binh đi hộ tống T



Dận Chân ngửa mặt lên nghĩ một chút rồi than phiền:



- Đáng tiếc là Âm hòa thượng không cùng ta rời khỏi Kinh; có ông ta ở bên thì cần gì đến các ông phải rồng rồng, rắn rắn bố trí theo ta. Ta nghĩ rằng đã đi vi hành, đem đông người như vậy...



Ông nói chưa hết lời thì Khảm Nhi vội vàng quay người lại, nói:



- Từ đây đến đập Cao Gia phải mất một ngày đường, qua đập Cao Gia là vùng đất bằng phẳng; đó đều là nơi có người ở, và Khảm Nhi xin bảo đảm là lão da sẽ không xảy ra chuyện gì đâu!



Dận Chân cười nói:



- Đúng vậy, ở một nơi đất cằn nghìn dặm, mà lại vừa qua một trận nước lớn, thì làm sao có bọn giặc cỏ cướp đường được? Chúng ta cẩn thận một chút là được thôi!



Đới Đạc, Cao Phúc Nhi thấy thế chưa được ổn lắm, nhưng bẩm tính của Dận Chân là lời đã nói ra thì người dưới không thể không vâng theo, nên họ đều không nói lại nữa. Hai người làm như đi tiểu tiện ra xa bàn mật với nhau một lúc, quyết định Cao Phúc Nhi sẽ đem theo mấy người hộ vệ đi xa xa phía sau để bảo vệ ngầm Dận Chân. Bàn định rồi, hai người mới yên tâm quay về.



Sáng sớm hôm sau, Dận Chân đem theo Cẩu Nhi và Khảm Nhi, dắt theo một con la khỏe thồ hành lý, một con ngựa để Dận Chân cưỡi, đem theo một con cáo đã bắn chết trên đường đi hôm quạ, rồi rời khỏi đội tải lương. Họ ngược Hoàng Hà, theo đường cũ ngoằn ngoèo đi về phía tây. Dận Chân trên ngựa, phóng tầm mắt nhìn ra xa, ông thấy những gò cát liên tiếp không dứt, chạy thẳng mãi tới chân trời; những làn gió hun hút cuốn theo bụi cát mù trời, rồi thì sương mù dày đặc, và những tường xiêu, vách đổ bị lấp trong những cồn cát chỉ còn lộ ra nóc nhà. Đây đó không còn thấy những thôn xóm có người ở, càng đi càng thấy hoang vắng, khiến người ta nảy sinh ra cảm giác rất lạnh lẽo. Dận Chân tuy nói là lên phía thượng lưu để xem đê điều, kỳ thực ông đã hiểu rằng, từ đập Cao Gia đi về phía đông; miền này nhiều năm đã bị nước lũ ngập tràn, các bày tôi giỏi trị thủy như Cận Phụ, Trần Hoàng khi còn sống xây dựng các công trình thủy lợi; tất cả đều sớm đã không còn gì nữa! Ông có một tâm sự : nghe Cao Phúc Nhi nói Tiểu Lộc còn một người con của ông sinh với cô, giờ đây nó vẫn sống ở trấn Hà Lí ở gần phía trái của đập Cao Gia. Hiện nay về đường tử tức, ông rất vất vả, bốn người con ông thì một người đã chết non; Hoằng Thời, Hoằng Trú, Hoằng Lịch thì vẫn còn chưa lên đậu (48). Nếu quả thật đúng như Cao Phúc Nhi đã nghe biết về nói lại, thì đứa bé đó rất bụ bẫm, lại đương lên đậu, nay nếu ông bỏ nó thì quả là một việc đáng tiếc! Cẩu Nhi, Khảm Nhi đang trong thời kỳ thơ ấu, đang độ tuổi vô tư, thơ ngây, phóng khoáng; mặc dầu chúng có thông minh lanh lợi nhưng hành động thì không được như lòng ông mong muốn! Trên đường, chúng nào dắt la, đuổi ngựa; nào đá cầu, đánh trận giả; đuổi nhau vui đùa, không biết mệt là gì, rồi lúc thì chạy nhảy như khỉ, giẫm đạp luôn chân, cứ tưởng chừng với chúng thì không ngọn cỏ nào còn sống nổi; chẳng mấy lúc chúng chịu yên chân, yên tay. Dận Chân có hai đứa tiểu nhi đó, cũng đỡ buồn tẻ trên đoạn đường dài.



Xem ra thì chỉ còn khoảng mười dặm nữa là đến Hà Lí trang. Lúc đó đã quá giờ Thân, xa xa trên một gò cao, có nhiều lùm cây tạp, nhà cửa xen lẫn nhau, bầu trời dần tối đen, mặt trời lặn khi đó giống như một cái nồi úp ngược trên bãi cát. Vì chỗ này là ngã ba của Hoàng Hàổi dòng về phía bắc, đâu đó còn có thể nghe thấy tiếng réo ầm ĩ của nó.



- Lão da...? - Khảm Nhi thấy Dận Chân nhìn chằm chằm về phía trước không động đậy gì, nét mặt buồn không ra buồn, vui không ra vui, thì không hiểu ra sao.



- Các ngươi chẳng phải là muốn biết câu chuyện ta kể, về sau như thế nào sao? - Giọng của Dận Chân nặng nề, làm cho người nghe thấy trong lòng buồn rũ rượi.



- Ở đây không có ai, ta nói thật điều này, Tiểu Lộc đã chết ở phía trước, dưới cây hồng già...



Hai đứa trẻ trợn mắt, hình như chúng không nhận ra Dận Chân vì sắc mặt ông bỗng nhiên trắng bệch. Một lát sau, Khảm Nhi mới nói:



- Trời ơi! Thì ra vị hoàng tử trong chuyện kể đó là lão da ư?



Cẩu Nhi ngập ngừng hỏi:



- Bà ấy... bà ấy vì sao mà chết... chết ạ?



Dận Chân không đáp, đưa mắt nhìn kỹ chạc cây hồng già, rồi ông bước lên vuốt ve, ở đó còn sót lại một mảng vỏ cây bị cháy đen.



- Thiêu! Bị thiêu chết!



Cẩu Nhi và Khảm Nhi rõ ngay, hai đứa thấy lạnh người, khắp người thấy sởn da gà.



- Đúng, cô ấy bị chết thiêu !...



Bỗng nhiên trên mắt Dận Chân tràn đầy nước mắt; để kiềm chế một nỗi bi phẫn tràn lên từ toàn thân, ông đã cố gắng để bình tĩnh lại, rồi ông nói:



- Khi đó ta đứng ở chỗ này, trong một cái lều vải mắt mở to nhìn...



Hai đứa bé kinh hãi đờ người ra, hai đôi mắt chòng chọc nhìn vào mảng vỏ cây cháy sém, đôi tay Khảm Nhi nắm chặt lấy sợi dây cương ngựa, trên mặt Cẩu Nhi không còn có chút ngái ngủ nào nữa; hai bàn tay em bóp vào nhau, đổ mồ hôi lạnh.



- Dưới này nguyên là nơi đập lúa, bên kia là một cái hồ, phía nam hồ là những thửa ruộng cao lương chạy tít ra xa. Toàn thân Dận Chân co quắp, khi ông hồi tưởng lại cái đêm kinh khủng ấy:



- Khi ấy một mình ta đến Hà Lí trang để tìm Tiểu Lộc, đúng vào lúc dòng họ đang xử cô ấy. Người ta đắp tạm một cái bệ đất ngay dưới cây hồng già này, trên bệ để một cái đèn lồng, và xếp một đống củi, mấy người trong họ tay cầm đuốc đứng ở hai bên. Tiểu Lộc đầu tóc rũ rượi, bị trói cả tay chân đứng ở nơi Khảm Nhi đứng, đầu gục xuống, ta nhìn không rõ sắc mặt. Dưới bệ có hàng nghìn người ngồi đen đặc. Họ đều im lặng không nói gì, tất cả đều nhìn chằm chằm vào nàng, ngay cả một tiếng ho cũng không có! Ta hình như gặp phải cơn ác mộng chỉ biết trừng trừng mắt nhìn nàng. Trước mắt mờ mịt cả, ta chỉ còn nghe thấy tiếng lá cao lương buồn bã lay động, rì rào...



Trong mắt Dận Chân chợt lóe lên một ánh lửa ma quái, hai đứa bé chưa hề bao giờ thấy mặt ông lại ghê sợ như vậy, bất giác chúng đều run cả lên. Ngừng một chút, Dận Chân lại nói, tiếng ông sang sng như tiếng kim khí va nhau:



- Qua một lúc, một người trông dáng điệu như người quản gia tay cầm quyển tộc phả bước lên trên bệ, ông ta lớn tiếng nói:



- Tộc trưởng Ngũ da huấn cáo!



Bầu không khí chợt căng thẳng hẳn lên, mọi người cùng ngẩng cả đầu dậy, mấy đứa bé sợ quá phát khóc, nhưng đều bị mẹ chúng ôm chặt vào lòng.



Tim ta như muốn nhẩy ra khỏi lồng ngực. Ta nhìn thẳng thấy một ông cụ tay cầm một túi thuốc bằng đồng, rảo bước đi lại trên bệ. Ta đã ở trang trại đó hai tháng, thường ngày ta thấy ông cụ này cử chỉ nho nhã, nét mặt hiền từ, rất được mọi người trong họ kính trọng. Nhưng tối đó, trông cụ lại khác hẳn thường ngày, mặt tái xanh, nét mặt tối sầm nhìn khắp lượt mọi người, hồi lâu ông cụ mới nói:



- Thưa các bậc huynh trưởng; cùng các cụ, các bác, và tất cả mọi người trong họ! Vừa rồi tôi đã tuyên cáo với tổ tông, với các vị quản lĩnh các mặt trong họ rất rõ ràng về vụ việc này ở từ đường. Xẩy ra sự việc của Tiểu Lộc tôi cũng rất buồn! Thật ra thì đó là tình cốt nhục mà! Ông cố nội nó là ông anh họ của tôi, chúng tôi đã qua lại thân mật với nhau từ nhỏ. Nói thật lòng, thà rằng tôi chết, chứ tôi không muốn làm hại con cháu ông! Nhưng cổ nhân đã dạy: con đê nghìn dặm cũng vỡ vì tổ kiến! Vì toàn thể dòng họ chúng ta, tôi thấy chỉ còn cách là hạ sát nó!... Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn đầu mối của nước. Thế nào gọi là "liêm"? Tức là làm người sao cho thanh bạch; thế nào gọi là "sỉ"? Tức là phải thiết thực tự trách mình! Nó phạm phải hai điều này, làm cho mọi người phải đau đầu, nhức óc



Thế là từ Ban Sái hiền thục đến Tào Nga hiếu nữ, ông cụ nói đến một canh giờ rồi mới lụ khụ xuống bệ trở về chỗ ngồi; sau đó, một tay cụ che mặt, một tay cụ vẫy vẫy: "Lôi con tiện nhân đã làm bại hoại dòng tộc quì lên cột thiêu; để cho nó chuộc tội với tổ tông, thần linh!"



Đám đông náo động, những người phụ nữ nức nở, những đứa bé bíu lấy vai mẹ nó khóc náo loạn.



- Mẹ, sợ, về nhà đi!...



Có những người đàn ông chửi rủa; có người không nói gì hết, chỉ ôm lấy mặt; những bà già thì lầm rầm chắp tay niệm Phật... Mắt trừng trừng nhìn nàng bị trói ném vào đống củi, tim ta như bị rứt ra từng miếng, hai tay ta chống lên định đứng dậy thì có một bàn tay nào đó níu lại; quay đầu lại nhìn, thì ra đó là Cao Phúc Nhi đã ngầm theo ta không biết từ lúc nào. Dưới ánh lửa, mặt cậu ta xanh tái, sụt sịt khẽ nói:



- Chủ nhân, đừng, đừng... hoàng thượng biết là không được đâu ! ... còn lại người (49)...



Trong khi Cao nói, ngọn lửa đã bốc cao và đã trùm một mầu đỏ sẫm lên toàn thân Tiểu Lộc...



Nàng ngửa mặt lên đờ đẫn nhìn về phía xa, khi đó ta mới nhìn rõ nét mặt của nàng: trắng như bức tượng cung nữ khắc bằng ngọc trong cung nhà Hán..., đầu tóc tả tơi, tán loạn như cánh của quạ đen... Cho mãi đến khi bị thiêu chết hẳn, nàng vẫn chỉ quằn quại một cách đau khổ vô vọng, mà không hề rên rỉ lấy một tiếng, một lời cũng không nói ! ...



Nói đến đây, Dận Chân hoàn toàn không kiềm chế nổi mình, ông giang hai tay, đi lảo đảo mấy bước như người điên,miệng kêu lên những tiếng khàn khàn như con sói rên; nghe như tiếng khóc mà không phải là tiếng khóc. Ông đổ người xuống mặt đất bò bò, hai tay thay nhau cào thật mạnh, miệng kêu lên:



- Tiểu Lộc, Tiểu Lộc... ân nhân của tôi, ân nhân ... nàng hãy ra đi, nàng đừng ở đây nữa... Ô ! ... A! ... ta sẽ dựng miếu thờ nàng...



Mới đầu Cẩu Nhi và Khảm Nhi nghe ông kể lại chuyện cũ thì kinh hãi, đờ đẫn cả người, sau thấy những cử động như người điên của ông thì sợ hết hồn. Cả hai đều đứng sững như cột nhà, mãi tận lúc đó mới định thần lại. Thấy ông thương cảm như vậy, chúng bất giác cũng đều khóc rống lên!



Một lúc sau Dận Chân cũng kiềm chế được bản thân, ông từ từ đứng dậy, dập đầu dưới cây hồng, rồi nói với hai đứa bé đang khóc nước mắt ròng ròng:



- Đứng dậy đi, các con! Người đã chết thì không sống lại được. Trong thế giới tịch diệt thì Tiểu Lộc đã thành thần, còn chúng ta thì vẫn phải sống trong cõi đời này... đi thôi... đi thôi... trời tối rồi...



Cẩu Nhi và Khảm Nhi hướng về cây hồng khấu đầu ba cái, lẳng lặng đứng lên; chỉ trong khoảnh khắc mà hình như chúng đã lớn lên mười tuổi, chúng dắt ngựa và la lủi thủi trong đêm tối đi về phía trấn Hà Lí.



Trấn Hà Lí là một trấn lớn nhất ở phía đông đập Cao Gia. Sau khi bị vỡ đê Hoàng Hà thì cả phía đông của thị tều bị ngập nước, thực ra thì dưới hạ lưu đường sông chính cũng bị ngập cả. Chỉ có nơi đây, do từ những năm trước kia năng thần (50) là Cận Phụ, và Trần Hoàng đã dốc hết tâm trí, dùng thợ khéo xây được cái kè mặt lồi, kè này đều dùng đá cứng xây kiểu "môi ghép", nên khi dưới sức nước xói mạnh vào chiếc kè lớn này đều bị bật trở lại, thì chiếc kè này đã giữ vững được mấy chục vạn khoảnh đất tốt suốt mấy trăm dặm của cả một dải phía tây nam ngạn. Nhưng sau khi nước lớn đã rút thì ở đó cũng không tránh khỏi được những cuộc bạo động của dân đói, lại thêm nạn dịch bệnh lan tràn. Các điều này đã khiến cho những thương gia buôn hàng chuyến, những nhà buôn lớn, những người giầu có nếu thông minh một chút đều sớm mang hết gia tài, của quý, già, trẻ trong nhà chuyển hết về vùng Tô Châu, Hàng Châu. Khi ấy người ta gọi việc di chuyển như vậy là "tị hiêu", có nghĩa là lẩn tránh tai nạn. Lại thêm cả phía bắc, lẫn phía nam nào lụt, nào hạn khiến cho đường xá tắc nghẽn không thông; cho nên các hộ dân cư tuy không ít, nhưng quang cảnh nơi đây cũng vẫn rất tiêu điều. Ba thày trò Dận Chân đến đó thì đã vào giờ Tuất, trời đã tối hẳn. Một thị trấn lớn như vậy mà sặc mùi tử khí! Nhà nhà đóng cửa, cài then; ngay cả đèn cũng ít thắp nên cứ tối mò, chỉ thỉnh thoảng từ xa vẳng đến tiếng chó sủa là còn đem lại chút không khí của nơi có người ở! Dận Chân do đã khóc một trận nên trong lòng cũng đã dịu đi nhiều nên ông bảo Khảm Nhi đi tìm chỗ ngủ đêm.



Khảm Nhi gõ cửa liền mấy nhà, trong đó có tiếng thưa. Nhưng khi nghe Khảm Nhi lên tiếng, biết là người qua đường xin ngủ nhờ thì lập tức họ đều trả lời là ở trên đê lớn có nhà trọ. Hỏi thêm nữa, thì đều không có tiếng trả lời. Khảm Nhi trở về cười nói:



- Mười dặm thì khác nhau về "phong", trăm dặm thì khác nhau về "tục"! Cái ngày hôm nay thật dở; nếu họ cứ mở cửa nói một hai câu, thì mới tỏ ra là con người chứ!



Cẩu Nhi nói:



- Chắc là họ sợ bị "bắt cóc tống tiền" chứ gì! Cậu cứ cho cái nhà đó một mồi lửa, xem họ có chạy ra cả không!



Nghe thấy vậy, Dận Chân nói:



- Nếu đã có nhà trọ thì phiền nhà người ta làm gì? Chúng ta đi tìm nhà trọ thôi.



Những sự việc vừa qua, khiến ông phải suy nghĩ: Ở Bắc Kinh, qua những ngôn từ của các ngoại quan thấy họ nói: "Triều Khang Hy thịnh trị, biển lặng, sông êm, nhà nhà đêm không phải đóng cửa, ra ngoài đường không ai nhặt của rơi!" Giờ đây, qua mọi cảnh huống ta gặp mới thấy đó đều là những lời hoa hòe, hoa sói, những lời đưa đẩy một cách tinh tế mà thôi. Thế rồi, ba người đi theo hướng tây nam, xa xa nhìn phía ngoài trấn, trên mặt đê to cao thấy lấp loáng ánh sáng của ngọn đèn "Khí tử phong"; đến gần, dưới ánh sáng đèn quả thấy trên cửa lớn sơn đen có bốn chữ đen Ỷ hà lâm phong (51) trên nền trắng. Ngay lúc đó ở cổng có ba người ra dỡ đồ. Một điếm viên mặt rỗ đến ngay, y cầm đèn giơ lên miệng cười hì hì, một mặt giúp dỡ đồ từ trên la xuống, một mặt gọi lớn:



- Ông Bạch, ông Hầu! Thần tài đến rồi, mau ra giúp dỡ đồ! Xin mời ông chủ Mã ra tiếp khách!



Lập tức có hai người ra ngay; một cao, một thấp, họ đều vào khoảng tứ tuần, nét mặt tươi cười; họ ra dắt hai con vật và mang hành lý vào. Ông chủ Mã đi đầu, tay cầm thìa khóa dẫn đường, nói luôn



- A di đà Phật! Cái cửa hàng nhỏ này đã hơn nửa tháng nay không có khách trọ, hôm nay lại đến những năm vị. Các vị đến làm nhà hàng thật phấn khởi!



Năm người? Cẩu Nhi vừa đi, vừa nghiêng ngó nhìn ngắm, hỏi:



- Nhà ngang phía trước đã có người ở rồi ư? Này ông chủ, chúng tôi ở phòng trên có được không?



Chủ quán Mã vội nói:



- Phòng trên không được sáng sủa lắm, nhưng bố trí ba vị ở đấy thì tốt, phục vụ cũng tiện...



Vừa lúc đó, ông ta thấy Khảm Nhi cúi đầu không nói, còn Cẩu Nhi lúc đó thì như con khỉ được tháo xích, chú ta đi lại, nhòm ngó khắp nơi, người đàn ông họ Mã lại nói:



- Nhà ngang phía đông có hai ông hiếu liêm trọ, họ cũng mới đến lúc trưa. Xin các vị cứ yên tâm nghỉ ngơi đi đã, đợi một chút sẽ đưa rượu lên, coi như một chút thành tâm của chúng tôi! Vì hôm nay chúng tôi bận việc mua bán nên không mua được thịt, chỉ có mấy món ăn thường thôi, xin các vị vui lòng cho.



Vừa dứt lời thì hai vị khách ở nhà phía đông cũng cùng đi ra, một người mặc áo dài kép lót lụa, dáng mặt dài; một người mặc áo kẻ vải trúc lâm đã bợt mầu nhưng mày thanh, mắt sáng; trông rất nho nhã, tuấn tú. Hai người có vẻ như vừa qua Hoàng Hà, đến nhà trọ này lần đầu; hai người nhìn Dận Chân thấy có dáng vẻ thư sinh bất giác đều mỉm cười. Dận Chân vái chào, hỏi



- Hai vị có phải trên đường đến Bắc Vi (52) không?



- Thưa vâng, bác kia tên là Lý Phất, tôi là Điền Văn Kính...



Người mặt dài cười nói tiếp:



- Trên đường nghìn dặm toàn là bãi cát, ở nhà trọ thì lại nhàn hạ không có việc gì, nơi đất khách gặp nhau, bạn văn hữu quá ít, nay chúng ta gặp nhau ở đây, cũng coi là duyên phận. Xin hỏi tôn tính, quý hiệu? Các vị cũng đến ứng thí tại phủ Thuận Thiên chăng?



Lý Phất tỏ ra hơi dè dặt, Lý nhìn Dận Chân cười, coi như đó là lời chào. Dận Chân do buồn tẻ đã nhiều ngày, nay đến nơi dân cư đông đúc, nên cũng muốn chuyện trò vui vẻ, thấy Điền Văn Kính hỏi cũng chỉ trả lời qua loa:



- Tôi cũng chuẩn bị đi Bắc Bình. Qua câu bác vừa nói, gặp nhau ở đây là duyên phận; vậy chút nữa, chúng ta sẽ uống rượu nói chuyện chơi, có được không?



Cẩu Nhi vui vẻ nói:



- Chúng tôi có một con cáo, có thịt ăn; chúng tôi xin mời các vị!



Chẳng mấy chốc đã chuẩn bị xong, Cẩu Nhi đem con cáo ra sân làm thịt, chú cho thịt cáo vào trong cặp sắt nướng, tiếng thịt nướng kêu "lép bép", rồi chú chuẩn bị muối, gừng, tỏi ướp thịt, khiến mùi thơm ngào ngạt tỏa khắp sân! Khảm Nhi đem con Lư Lư lên phòng trên rồi chú sắp đặt hành lý, đặt một chiếc bàn ở giữa nhà; xuốưới bếp nhìn ngắm, thấy có hai hồ rượu đang hâm trên bếp. Sau đó chú lại đi khắp nhà một vòng, rồi đến cạnh Cẩu Nhi nói:



- Không biết nhà xí bên đông ở chỗ nào? Trời tối, bây giờ tớ với cậu, ta cùng đi tìm xem cái nhà ấy nó ở đâu?



Thấy Mã chủ quán đi tới, Khảm Nhi nói:



- Thịt nướng chín rồi, xin mời các vị ăn trước đi; chút nữa rượu hâm nóng, hai chúng tôi sẽ mang chén lên.



Chủ quán cười rồi đi.



Khảm Nhi theo Cẩu Nhi lướt qua một đoạn chỗ góc tường, thấy nhà xí ở góc tây tường phía nam, bên kia tường là Hoàng Hà gầm réo suốt ngày. Gió từ sông thổi tới, Khảm Nhi bỗng nhiên rùng mình.



Cẩu Nhi cười nói:



- Sắp đến tháng ba rồi mà cậu vẫn rét à?



Khảm Nhi vừa đi tiểu vừa gọi khẽ:



- Cẩu Nhi; xì dầu và muối còn lại, một lát nữa thì cậu đưa xuống nhà bếp. Cậu nghĩ cách tráo hai hồ rượu với nhau.



Cẩu Nhi cười hỏi:



- Làm thế để làm gì?



Khảm Nhi vừa buộc dây quần vừa nói



- Bảo cậu tráo thì cậu cứ tráo! Xem mặt cậu kìa. Mẹ nó chứ. Tối nay chúng ta trọ phải hắc điếm rồi!


--------------


(47) Đồ ăn mặn: ở đây chỉ các thức ăn không có tính kích thích như: tỏi, gừng, hành và các loại thịt.



(48) Lên đậu: xưa kia người ta quan niệm rằng một đứa bé có lên đậu thì mới sống và trưởng thành được.an toàn



(49) còn lại người: ý nói Tiểu Lục còn để lại đứa con. (dịch từ cụm từ "thanh sơn". Thanh sơn có nghĩa là núi xanh. Nhưng có thành ngữ "lưu đắc thanh sơn tại, bất phạ một sài thiêu". Có nghĩa bóng là: còn người còn của!



(50) Năng thần: vị quan có năng lực



(51) Ỷ hà lâm phong: nơi dựa vào sông mà có gió mát



(52) Bắc vi: chữ "vi" ở đây có nghĩa là cửa "vi"; cửa trường thi.
UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ
GIỚI THIỆU NỘI DUNG
HỒI THỨ NHẤT
HỒI THỨ HAI
HỒI THỨ BA
HỒI THỨ BỐN
HỒI THỨ NĂM
HỒI THỨ SÁU
HỒI THỨ BẨY
HỒI THỨ TÁM
HỒI THỨ CHÍN
HỒI THỨ MƯỜI
HỒI THỨ MƯỜI MỘT
HỒI THỨ MƯỜI HAI
HỒI THỨ MƯỜI BA
HỒI THỨ MƯỜI BỐN
HỒI THỨ MƯỜI LĂM
HỒI THỨ MƯỜI SÁU
HỒI THỨ MƯỜI BẢY
HỒI THỨ MƯỜI TÁM
HỒI THỨ MUỜI CHÍN
HỒI THỨ HAI MƯƠI
HỒI THỨ HAI MƯƠI MỐT
HỒI THỨ HAI MƯƠI HAI
HỒI THỨ HAI MƯƠI BA
HỒI THỨ HAI MƯƠI BỐN
HỒI THỨ HAI MƯƠI NHĂM
HỒI THỨ HAI MƯƠI SÁU
HỒI THỨ HAI MƯƠI BẨY
HỒI THỨ HAI MƯƠI TÁM
HỒI THỨ HAI MƯƠI CHÍN
HỒI THỨ BA MƯƠI
HỒI THỨ BA MƯƠI MỐT
HỒI THỨ BA MƯƠI HAI
HỒI THỨ BA MƯƠI BA
HỒI THỨ BA MƯƠI TƯ
HỒI THỨ BA MƯƠI NĂM