watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản-Chương 16 - tác giả NQS NQS

NQS

Chương 16

Tác giả: NQS

Tại sao phải đưa ra 3 bản định ước năm Nhâm Tuất (1862) từ 3 nguồn thư tịch khác nhau?
Thực ra thì phải nói là có 5 bản định ước năm Nhâm Tuất (1862) mới hợp lý bởi vì ở đây còn thiếu 2 bản định ước chính gốc: một do chính quyền nước Pháp lưu giữ và một do chính quyền Đại Nam lưu giữ. Hai bản gốc nầy có thể được viết bằng 2 loại chữ viết Pháp-Hán và bản văn chữ Hán có thể đã được đưa vào ĐNTLCB. Cũng có thể là định ước nầy chỉ được viết bằng Pháp ngữ và 12 khoản kê ra trong ĐNTLCB chỉ là phần dịch thuật từ bản văn chữ Pháp hoặc là đã được viết lại trong ĐNTLCB theo lời báo cáo hay phúc trình của phái đoàn nghị ước Phan Thanh Giản - Lâm Duy Hiệp.
Bản văn của tác giả Lê Thanh Cảnh kê khai 12 điều khoản của định ước năm Nhâm Tuất có thể đã phỏng theo những kê khai trong ĐNTLCB viết bằng chữ Hán để viết lại bằng chữ Pháp đăng lên tập chí Đô Thành Hiếu Cổ Tập San vào năm 1937. NQS dùng chữ Kê Khai bởi vì trong ĐNTLCB không có đánh số rõ ràng từ điều khoản số 1 đến điều khoản số 12 nhưng trong bản văn bằng chữ Pháp của tác giả người Việt Nam Lê Thanh Cảnh lại có đánh số từng điều khoản, từ số 1 đế số 12. Hoặc là tác giả Lê Thanh Cảnh đã dựa vào một bản định ước bằng chữ Hán mà trong đó có đánh số những điều khoản từ số 1 đến số 12?
Vào thời điểm năm 1937 tức là vào lúc Lê Thanh Cảnh viết một loạt bài bằng tiếng Pháp đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San thì những người Pháp chính gốc và những người Việt Nam theo Tây học như Lê Thanh Cảnh nhất định là đã có thể đọc được bản định ước năm Nhâm Tuất với bản văn chữ Pháp đã có từ năm 1862 chứ không phải đợi cho đến khi có những bài viết bằng Pháp văn của tác giả Lê Thanh Cảnh thì họ mới biết được nội dung của 12 điều khoản trong định ước đó.
Câu hỏi đặt ra: chắc gì những người Pháp hoặc những người Việt Nam như Lê Thanh Cảnh có thể tìm ra được bản gốc hay bản sao y chính bản định ước năm Nhâm Tuất?
Xin thưa: bản sao của định ước năm Nhâm Tuất (1862) bằng chữ Pháp đã được tác giả Alfred Schreiner sao y trong sách Abrégée de l'Histoire d'Annam: sách nầy được xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1906, nhà xuất bản Chez l' Auteur: 37, rue de Bankok, Saigon. Không lý một người ghi chép các sự kiện lịch sử như Lê Thanh Cảnh lại không biết có một bản sao y định ước đó để rồi lại đi làm một việc dư thừa hay sao!
Câu hỏi lại đặt ra: chắc gì bản sao y định ước năm Nhâm Tuất (1862) trong sách của A.Schreiner là bản nguyên thủy bằng Pháp văn ? Điều nầy thì xin nhờ những đọc giả đang ở Pháp hoặc các đọc giả Việt Nam, ở khắp nơi trong và ngoài nước truy cứu thêm.
Nhưng tại sao lại chỉ căn cứ vào bản sao y của A. Schreiner mà không dựa vào các thư tịch của những tác giả người Pháp khác, cùng một thời với Bonard, cũng có ghi chép về định ước năm Nhâm Tuất (1862) hoặc có viết về Phan Thanh Giản chẳng hạn như Paulin Vial, La Grandière, E. Luro., A.Dalvaux, Palanca Gutierrez, Aubaret . . .? Bởi vì những tác giả người Pháp, Y Pha Nho nầy đều có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp vào chiến cuộc giữa nước Đại Nam và đoàn quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho và do đó tính cách khách quan và trung thực trong khi họ viết lách có thể thiên vị hoặc bóp méo theo thói thường "Phủ bênh Phủ, Huyện bênh Huyện". Nhưng chắc gì A. Schreiner không thiên vị và khách quan? Đúng! Tuy nhiên bản sao định ước năm Nhâm Tuất (1862) do A.Schreiner sao chép lại thì có thể tạm tin được bởi vì chính một tác giả người Pháp khác H.Cossérat vào năm 1933 trong một bài viết đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San/Bulletin des Amis du Vieux Hué (viết tắt BAVH: Những Người Bạn Thân của Cố đô Huế) ) có tựa đề là La Citadelle de Huế- Cartographie có dẫn chiếu điều thứ 12 của bản định ước Nhâm Tuất (1862) và điều thứ 12 nầy trong bài viết của Cossérat cũng giống như điều 12 chép ra trong sách của A.Schreiner.
(ĐTHCTS-BAVH-1933; trang 40; chú giải 2: "(2) C’est l’article 12 du traité qui imposait cette condition.
Voici cet article :
Traité de paix conclu entre Sa Majesté l’Empereur des Français et le Roi d’Annam.
Art. 12.— Ce traité étant conclu entre les trois nations, et les ministres plénipotentiaires desdites trois nations l’ayant signé et revêtu de leurs sceaux, ils en rendront compte chacun à leur Souverain, et à partir d’aujourd’hui, jour de la signature, dans l’intervalle d’un an, les trois Souverains ayant examiné et ratifié ledit traité, l’échange des ratifications aura lieu dans la Capitale du Royaume d’Annam. En foi de quoi les Plénipotentiaires respectifs susnommés ont signé le présent traité et y ont apposé leurs cachets.
A Saigon, l’an mil huit cent soixante-deux, le 5 juin, Tu-Ðuc quinzième année, cinquième mois, neuvième jour.
Signé : Bonard, Carlos Palanca Guttierrez, Phan-Tanh-Gian et Lam-
Gien-Thiêp").
*Lưu ý : tên của 2 sứ thần Đại Nam được viết là Phan-Tanh-Gian và Lam-Gien-Thiep).
*
Tất cả những nghi vấn nêu ra ở phần trên để cho thấy rằng:
-Người ta không thể chỉ riêng căn cứ vào một nguồn thư tịch duy nhất nào để đánh giá hoặc suy diễn một sự kiện hay một nhân vật lịch sử thuộc một giai đoạn trong quá khứ nhất là nguồn thư tịch do chính quyền trong giai đoạn đó ấn hành.
-Trong việc ký kết định ước năm Nhâm Tuất (1862), nếu định ước nầy chỉ được viết bằng Pháp ngữ thì liệu rằng đoàn sứ Phan Thanh Giản - Lâm Duy Hiệp có hiểu rõ nội dung của 12 điều khoản trước khi đặt bút ký tên và đóng dấu hay không? Phan Thanh Giản có bị lầm lẫn vì ngôn ngữ bất đồng hay không?
-Nếu có một bản định ước bằng chữ Hán, có cùng một hình thức với bản văn chữ Pháp, nhưng phần nội dung thì những người phụ trách viết bản văn chữ Hán nầy có phản ảnh đúng ý nghĩa với nội dung của bản văn chữ Pháp không? Hay là đã xảy ra tình trạng "ông nói gà, bà nói vịt" qua trung gian của những thông ngôn và thông dịch viên bất đắc dĩ và không có khả năng.
Cũng cần lưu ý rằng, để chuẩn bị cho việc giao dịch với liên quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho, vào tháng Giêng năm Nhâm Tuất (1862), Tự Đức đã ra lệnh tuyển duyệt để trưng dụng những người am hiểu chữ Tây và tiếng Tây. Tỉnh thần Nghệ An và tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng đem một người tên là Nguyễn Trọng, (người gốc Nghệ An, nguyên theo sang Tây, nói rằng chữ nước ấy có 27 chữ cái, nhân đó gia thêm vào mới thành chữ khác), và Nguyễn Văn Thự (dân đi đạo bị giam tù ở Lạng Sơn) tâu lên. Vua sai đưa về bộ sát hạch (ĐTLCB; đã dẫn; q.XXVI; trang 281). Nếu chỉ căn cứ trên những khả năng như thế để tuyển chọn 2 người nầy làm thông ngôn và thông dịch cho một cuộc đàm phán quan trọng có ảnh hưởng đến việc sống còn của đất nước Đại Nam thì rõ ràng là Tự Đức và triều đình Huế đã làm một việc tắc trách đáng bị hậu thế phê phán. Phải chăng sử quán triều Nguyễn đã đưa ra hai người thông ngôn nầy để dọn đường đổ tội cho người khác làm mất đất đai của Đại Vương Quốc Việt Nam (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) chứ không phải là do lỗi của Tự Đức hay do lỗi của những đại thần thủ cựu chậm tiến trong Cơ Mật Viện ở Huế cận kề ngày đêm vây quanh Tự Đức để ngồi mát ăn bát vàng, chỉ biết đối phó với quân xâm lăng bằng miệng và lệnh truyền? Có một con vật tế thần trong vụ ký kết hoà ước năm Nhâm Tuất để che lắp khả năng yếu kém cai trị của Tự Đức về mặt đối ngoại cũng như để che đậy lòng yêu thương giả dối của Tự Đức đối với tổ quốc và nhân dân Đại Nam. Con vật tế thần đó là ông Phan Thanh Giản.
Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương Kết