Chương 20
Tác giả: NQS
Qua bản phúc trình của Bonard có thể rút ra những nhận xét như sau:
* 1-/ Bonard là một tướng lãnh gan dạ, và mưu lược:
- Ông ta đích thân mình mạo hiểm đi vào tận lòng địch để trao và nhận bản hiệp ước phê chuẩn.
- Ông ta biết lợi dụng việc rút lui của đoàn thuyền chiến Pháp trên đường trở về căn cứ ở vùng biển Trung Quốc để phô trương thanh thế "combinaison qui a présenté l'avantage de faire voir au gouvernement annamite une force respectable prête à agir."(một sự phối trí rất thuận lợi để biểu dương lực lượng với chính quyền An Nam, một lực lượng đáng kể sẵn sàng hành động.): chiến hạm Sémiramis với đoàn khinh binh của đề đốc Jaurès thả neo trên vụng biển Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 4 d.l năm 1862. Ngoài ra còn có chiến hạm Européen trên đường chuyên chở đoàn quân tăng viện của Y Pha Nho trở về căn cứ Phi Luật Tân và hành trình của chiến hạm nầy nhất định là có ghé ngang vụng Đà Nẵng để yểm trợ thanh thế cho hộ tống hạm la Circé chuyên chở sứ thần đại diện nữ hoàng Y Pha Nho trong công tác trao đổi hiệp ước phê chuẩn cùng một lúc với Bonard. Hai chiến hạm Cosmao và la Grenada cũng có mặt, tất cả tạo thành một bối cảnh chuẩn bị chiến tranh, sẵn sàng đổ bộ lên bờ khi cần.
-Lực lượng quân binh hộ tống cho 2 phái đoàn Pháp-Y Pha Nho từ Đà Nẵng tới hoàng thành Hué chỉ có 80 người (40 người cho mỗi phái đoàn) được tuyển lựa từ các hàng quân binh chủng ưu tú thiện chiến của liên quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho ở Nam Kỳ. Đi sâu vào lòng đất đầy bất trắc hiểm nguy của địch mà chỉ mang theo có bấy nhiêu quân binh, phải chăng Bonard bất cẩn hay chỉ vì quá xem thường đánh giá quá thấp quân binh của triều đình nhà Nguyễn ở Huế? Dù rằng Bonard là một kẻ cao ngạo nhưng ông ta không phải là một kẻ bất cẩn đến mức không nhìn thấy trước được những nguy cơ khi đem thân vào chốn quân binh muôn trùng của địch quân bởi thế cho nên mới có cả một hạm đội hùng hậu chuyên chở một đoàn quân thiện chiến Pháp-Pha Nho biểu dương lực lượng nơi vụng cảng Đà Nẵng. Nếu Bonard tin tưởng tuyệt đối vào thiện chí hòa bình của vua quan, binh triều nhà Nguyễn thì tại sao lại cần phải có màn hù dọa phô trương thanh thế, sức mạnh quân sự như thế. Con số 80 quân binh thiện chiến quyết tử hộ tống Bonard cùng 2 phái đoàn Pháp-Y Pha Nho đi sâu vào lòng đất địch để vào hoàng cung với khí giới đầy đủ và tối tân là một con số đáng kể đối với một quân đội "chưa đánh đã chạy" của triều đình Tự Đức.
Số 80 quân binh hộ tống nầy cộng thêm những người tháp tùng theo 2 phái đoàn kể cả những thông dịch viên người Pháp (không có thông dịch viên người bản xứ nước Đại Nam đi theo phái đoàn Pháp-Y Pha Nho) có thể là kết quả từ sự thỏa thuận giữa đôi bên sau khi Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp trở vào Sài Gòn bàn bạc với Bonard về việc tổ chức các nghi thức trao đổi hiệp ước phê chuẩn.
Thử đặt trường hợp đội quân của Bonard đã vào được hoàng thành và tìm cách đến gần và uy hiếp bắt giữ được vua Tự Đức và buộc quan binh triều đình phải rút ra khỏi hoàng thành rồi cố thủ chờ viện binh Pháp-Y Pha Nho từ Đà Nẵng đến tăng viện thì tình thế sẽ ra sao?
-Chuyện nầy không phải là không thể xảy ra bởi vì trước đây liên quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho sau khi đánh chiếm thành Sài Gòn vào ngày 19 tháng 2 d.l năm 1859, đề đốc Rigault de Genouilly đã dẫn gần hết đoàn quân của mình trở ra vụng cảng Đà Nẵng mà chỉ cần để lại một đội quân nhỏ un petit corps de troupe do thuyền trưởng Jauréguiberry ở lại chỉ huy để cố thủ đồn Nam sau khi thành Sài-Gòn bị phá hủy bởi lệnh của R.de Genouilly. (A.Schreiner; sách đã dẫn; trang 145, 146) vậy mà cả một tập thể quân đội của triều đình Huế ở Nam Kỳ cũng không đủ khả năng đánh chiếm lại thành Gia Định đổ nát hoặc bao vây đánh hạ được đồn Nam do Jauréguiberry trú đóng!
-Một nhà quân sự có tầm cỡ như Bonard chắc là phải có dự định một phương cách "bắt cóc" mạo hiểm như vừa giả định ở trên và nếu tiếp tục đọc lại sử sau thời Bonard thì người ta sẽ thấy rằng phó thuyền trưởng pháo thuyền máy hơi nước Gia Định Doudard de Lagrée chỉ cần có 28 lính thủy để chiếm hoàng cung của vua Cao Miên Norodom vào ngày 3 tháng 3 d.l năm 1864 và treo cờ Pháp khắp nơi dinh thự, cơ quan, đơn vị hành chánh công cộng trên đất Cao Miên để rồi hai ngày 6 và 7 cùng tháng đó mới được tăng viện thêm 3 pháo thuyền và 100 binh sĩ. (A. Schreiner; sách đã dẫn, trang 256 và trang 258).(Cũng xem: Nguyễn Công Tánh, Việt sử Tân Khảo Chú Giải & Khảo Luận VI; trang 1719, 1720).
-Sách "LA CONQUÈTE DU TONKIN par VINGT SEPT FRANÇAIS commandés par JEAN DUPUIS (tạm dịch: Cuộc chinh phục Bắc Kỳ bởi 27 người Pháp dưới sự chỉ huy của Jean DUPUIS) do tác giả Jules GROS trích đăng từ quyển nhựt ký của J. Dupuis; nhà phát hành Maurice Dreyfous-Paris; 1880) cho thấy cả một đoàn quân triều đình ở Bắc Thành mà cũng không thể nào ngăn chận được một nhóm nhỏ 27 người Pháp mạo hiểm, vong mạng, khinh thường và vi phạm luật pháp của nước Đại Nam mặc tình làm mưa làm gió nghênh ngang khắp nơi trên đất Bắc Kỳ. Trang 25, 26, 27 trong sách kể trên có liệt kê dầy đủ tên tuổi nghề nghiệp của 17 người Pháp giữ vai chủ động và 10 thủy thủ người Pháp tham dự cuộc chinh phục nầy:
1- E.Millot, thương nhân ở Thượng Hải (Trung Quốc), đã từng nhiều năm giữ chức chủ tịch hội đồng thành phố nơi khu nhượng địa thuộc Pháp ở Thượng Hải. Phó trưởng đoàn thám hiểm của J.Dupuis ở Bắc Kỳ.
2- Ducos de la Haille, kỷ sư công chánh ở Pondichéry (Ấn Độ), thành viên trong hội đồng thành phố khu nhượng địa thuộc Pháp ở Thượng Hải. Chuyên viên khám phá hầm mõ trong đoàn thám hiểm J.Dupuis.
3- Dercour, phụ tá Ducos de la Haille trong đoàn thám hiểm J.Dupuis
4- G.Viavianos, nguyên là thuyền trưởng hàng hải ven bờ, thuyền trưởng tàu máy hơi nước Hong-Kong, sĩ quan quân cảnh quân đoàn Pháp-Trung ở Tche-Kiang. Thiếu tá thuyền trưởng tàu máy hơi nước Hong-Kiang trong đoàn thám hiểm J. Dupuis.
5- Brocas, nguyên là thuyền trưởng hàng hải ven bờ. Thiếu tá thuyền trưởng tàu hơi nước Le Pontay trong đoàn thám hiểm J.Dupuis. (ghi chú riêng: có thể là tàu hơi nước Son Tay thay vì Pontay)
6- D.Argence, nguyên là sĩ quan hàng hải thương thuyền, thiếu tá thuyền trưởng tàu hơi nước Lao-Kaï trong đoàn thám hiểm J.Dupuis.
7- Boucagnani, Thiếu tá thuyền trưởng tàu Mang Hào trong đoàn thám hiểm J.Dupuis.
8- Berthault, sĩ quan hàng hải ven bờ, Phó thuyền trưởng tàu Lao Kaï trong đoàn thám hiểm J.Dupuis.
9- Gauchon, sĩ quan hàng hải ven bờ, Phó thuyền trưởng tàu Hong Kiang trong đoàn thám hiểm J.Dupuis.
10- Légier, cựu sĩ quan pháo thủ, Phó thuyền trưởng tàu Sơn Tây trong đoàn thám hiểm Jean Dupuis.
11- Francelli, chuyên viên đại pháo, Phó thuyền trưởng Mang Hào, trong đoàn thám hiểm Jean Dupuis.
12- Dillère, thợ máy tàu Lao Kaï trong đoàn thám hiểm Jean Dupuis.
13- Gervais, nguyên là thợ máy tàu chiến Y Pha Nho, thọ máy tàu Hong Kiang trong đoàn thám hiểm Jean Dupuis.
14- Davis, thợ máy tàu Mang Hào trong đoàn thám hiểm Jean Dupuis.
15- Bégault, nguyên là một đội trưởng đội pháo binh hải quân, được đưa sang để chỉ huy đội pháo binh của tổng đốc tỉnh Vân Nam/ Trung Quốc nay tham gia đoàn thám hiểm Jean Dupuis.
16- Fargeau, nguyên là quản đốc xưởng đúc được đưa sang đảm nhiệm một xưởng đúc cho tỉnh Vân Nam/Trung Quốc, nay tham gia đoàn thám hiểm Jean Dupuis.
- 10 thủy thủ người Âu châu.
Và:
!7- Jean Dupuis, trưởng đoàn thám hiểm Bắc Kỳ.
Tổng cộng là 27 người Âu châu trong đoàn thám hiểm Jean Dupuis.
-Ngoài ra còn có thêm một quan triều người Hoa mà trong nhật ký của mình J. Dupuis gọi là mon sécrétaire Ly-ta-lào-yé, mandarin lettré chinois (tạm dịch: thư ký riêng của tôi là Lý Ngọc Trì, một quan triều Trung Quốc) (J.Gros, sách đã dẫn, trang 31).
*
Có những điểm cần lưu ý như sau:
-Tác giả Jules Gros dùng chữ Expédition: cuộc thám hiểm để chỉ đoàn tàu và nhóm người đi theo J.Dupuis và E.Millot là loạn ngôn và thậm xưng nhằm mục đích tôn vinh hành vi của những kẻ mạo hiểm, hám lợi buôn lậu súng óng đạn dược, xem thường luật pháp của nước khác. Trong quyển nhật ký của mình, J.Dupuis đã che lắp không nói ra đoàn ghe thuyền của ông ta đã chở theo những gì sang cảng Hải Phòng.
Vậy thì dựa vào đâu để biết rằng đoàn ghe thuyền thương hồ nầy chuyên chở vũ khí đạn dược?
Trước hết, Paulin Vial - một thành viên quân sự của đoàn quân xâm lược Pháp ở Nam Kỳ/Giám đốc Sở Nội Vụ ở Sài Gòn- đã ghi lại những biến cố xảy ra từ năm 1873 đến tháng 4 d.l năm 1887 có liên hệ đến việc người Pháp xâm chiếm Bắc kỳ trong một quyển sách có tựa đề là Nos premières Années au Tonkin do nhà xuất bản Voiron phát hành năm 1889. Nơi trang 45 của sách nầy có một đoạn ghi chép về việc lái buôn J.Dupuis như sau:
> (Tạm dịch: Ông Dupuis tiếp tục công việc của ông. Ông ta mua ba chiếc tàu nhỏ chạy bằng hơi nước từ Hong-Kong và từ Thượng Hải rồi trang bị vũ khí cho hai tàu nầy để đi xuống Bắc Kỳ).
Trang bị vũ khí, đây là một trong những kiểu viết luồn lách, che đậy có thể tìm thấy khắp cùng nơi các nhà chép sử ngày trước, Tây cũng như ta, khi họ đang là những quan viên của chính quyền hay của các triều đình chuyên chính phong kiến và ngay cả trong thời buổi văn minh tiến bộ ngày nay tình trạng viết lách cong vẹo, che đậy, viết không trung thực theo chỉ đạo của quyền lực chính trị vẫn còn tiếp tục xảy ra trong các quyển sách lịch sử tại khá nhiều nơi ở thế giới nhất là ở khu vực Á Châu, vùng Đông Nam Á. Rõ ràng là có tình trạng phủ bênh phủ, huyện bênh huyện trong lối viết của Paul Vial.
- Tựa đề cao ngạo trên quyển sách của tác giả người Pháp Jules Gros khiến cho hậu thế hiểu lầm rằng đoàn ghe thuyền của Jean Dupuis chỉ có 27 người vừa kể. Trên thực tế, trong đoàn nầy còn có Lý Ngọc Trì là kẻ đại diện của triều đình Trung Hoa lúc đó cấu kết với đoàn người buôn lậu nầy.
-Theo nhật ký của J.Dupuis thì khởi đầu đoàn buôn lậu nầy từ Hong Kong đến vịnh Bắc bộ với 2 pháo thuyền chạy bằng máy hơi nước Hong Kiang, Lao Kaï , 1 xuồng lớn/ sà lúp Sơn Tây chạy bằng máy hơi nước, và kéo theo 1 ghe mành:
Tạm dịch: >
- Đại tá pháo binh H.Fabre de Navacelle, tác giả tập giản yếu Précis des Guerres De La France de 1848 à 1885 (do nhà phát hành sách E.Plon, Nourrit et Cie, Paris; xuất bản tại Paris năm 1890) nơi trang 350, 351, 352 và 353 có viết về việc J.Dupuis mua bán quân nhu và vũ khí như sau:
M. Dupuis prépara à Hong-Kong une grande expédition.
Une jonque portant trente canons, et de six à sept mille chassepots avec les munitions nécessaires, convoyés par deux canonnières d'origine anglaise et ayant bord vinght-trois Européens, une centaine de Chinois, était dirigée par M.Dupuis et trois lieutenants intrépides comme lui. Recommandé par le commandant senez au commissaire royal Le Tuan, il trouva pourtant sur sa route des obstacles de toutes sorte et, laissant son convoi à Hanoï, remonta jusqu ' au Yunnam avec trois européens et une quarantaine de Chinois.>>
Tạm dịch: Ông Dupuis chuẩn bị một chuyến hành trình lớn từ Hong-Kong.
Một chiếc ghe mành chở 30 khẩu đại pháo, 6,000 - 7,000 súng trường và đạn dược cần thiết được hộ tống bởi hai pháo thuyền kiểu Anh quốc cùng với 23 người Âu Châu và hàng trăm người Trung Hoa dưới sự chỉ huy và điều động của ông Dupuis và 3 viên quan trung úy cũng gan lì như ông ta. Mặc dù được hải quân trung tá Senez can thiệp với quan kinh lược Lê Tuấn, ông ta vẫn gặp rất nhiều trở ngại khó khăn và phải để đoàn tàu thuyền của ông ta ở lại (Hà Nội) và đi lên Vân Nam (theo sông Hồng) với 3 người Âu Châu và 40 người Trung Hoa.>>
*Ghi Chú thêm: Theo Nhật ký ngày 18 tháng 1 dl năm 1873 của J. Dupuis thì vào lúc 7 giờ sáng ngày nầy Dupuis khởi hành đi Vân Nam với một tàu sà lúp hơi nước kéo theo 3 chiếc thuyền mành "có trang bị súng óng" với 9 người Âu Châu và 30 người Trung Hoa. Số tàu thuyền và nhân sự còn lại phải neo chờ ở Hà Nội dưới quyền chỉ huy của viên phụ tá Millot. (J.Dupuis, sách La Conquête du Tonkin par vingt- sept Français đã dẫn, trang 57)
- Đoàn người của J. Dupuis khi từ vùng đất Mang Hào ở Vân Nam xuôi theo sông Hồng quay trở về Hà Nội có thêm 30 lính và 100 thủy thủ khuân vác. (Tàu Mang Hào có thể xuất phát từ một vùng lãnh thổ có tên là Mang Hào ở Vân Nam cho nên người Pháp gọi là tàu Mang Hào).
- Sau nầy, Francis Garnier và lái buôn Jean Dupuis chỉ có dưới tay khoảng 90 binh sĩ xung kích và trong vòng 7 giờ đồng hồ mà đã có thể hạ thành Hà Nội vào ngày 20 tháng 11 d.l năm 1873 (Quý Dậu) do hơn 7 tới 8 ngàn quan binh của triều đình nhà Nguyễn đóng giữ dưới quyền thống lãnh của danh tướng Nguyễn Tri Phương: trong trận nầy Nguyễn Tri Phương bị thương nặng và bị quân Pháp bắt tại trận, con trai của ông là phò mã Nguyễn Lâm trúng đạn chết.
Tất cả những truy cứu vừa kể ra ở trên cho thấy:
-Tình trạng yếu kém về mặt quân sự của nước Đại Nam dưới thời Tự Đức từ Bắc chí Nam: quân binh nhát sợ, súng đạn cổ lỗ, cấp chỉ huy kém khả năng ứng phó chỉ biết ngồi chờ làm theo lệnh phát ra từ trung ương.
-Quân xâm lược Pháp và dư luận người Pháp quá tự tin về sức mạnh xâm lược của họ cho nên đã huênh hoang phô trương quá đáng, tự đánh giá mình quá cao.
*
2/ Hơn 20,000 quân lính thuộc nhiều binh chủng khác nhau xếp hàng suốt dọc lộ trình cùng với những con voi trận để tiếp đón đdoàn sứ thần Pháp-Y Pha Nho:
Nếu con số nầy không bị Bonard phóng đại quá mức thì cũng sẽ gây thắc mắc cho hậu thế tại sao tiếp rước một đoàn sứ thần ngoại quốc chưa đầy 100 người tới kinh đô mà Tự Đức và triều đình Huế lại phải điều động một số quan binh khổng lồ như thế?