watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản-Chương 19 - tác giả NQS NQS

NQS

Chương 19

Tác giả: NQS

Sau khi các tổ kháng chiến ở các tỉnh Mỹ Tho, Biên Hòa, Bà Rịa, Vĩnh Long bị quân Pháp bình định, kháng chiến quân Nam Kỳ tập trung lực lượng về Gò Công và tạo nơi đây thành một căn cứ kháng chiến trường kỳ chống quân xâm lược Pháp.
Quyết tâm tiêu diệt các tổ kháng chiến do Trương Định cầm đầu, Bonard xin chính phủ Pháp tăng viện 2 tiểu đoàn thủy bộ binh (A.Schreiner, sách đã dẫn, trang 249).
Ngày 17 tháng 12 dl (1862), quân kháng chiến của Trương Định bất thần tấn công đồn Rạch Tra nhưng bị quân Pháp đồn trú đẩy lui. Phía Pháp có một sĩ quan đại úy và một binh sĩ tử trận. Cùng ngày, quân kháng chiến do Nguyễn Trung Trực chỉ huy cũng tấn kích vào Bến Lức.
Ngày 18 tháng 12 dl (1862), 1,200 quân kháng chiến tấn công đồn kinh Thuộc Nhiêu nằm trong khoảng đường từ đồn Cai Lậy đi xuống Mỹ Tho. Đồn nầy do đại úy Taboulé và 50 binh sĩ Pháp đóng giữ. Theo tác giả A.Schreiner thì trong trận nầy quân kháng chiến quyết đánh chiếm đồn Thuộc Nhiêu nhưng thất bại và để lại quanh đồn hơn 200 xác chết (A.Schreiner; sách đã dẫn; trang 250).
Các cuộc tấn công đồng loạt của kháng chiến quân tiến gần sát đến vòng đai Sài Gòn, tấn công đồn Nam (đồn Thảo Câu ở Tân Thuận) nhưng bị quân đánh thuê cho Pháp do cai tổng Thế chỉ huy chận đánh ở Rạch Bàn. Tất cả những cuộc nổi dậy tấn công đồng loạt của kháng chiến quân lần nầy quy mô và táo bạo hơn những chiến dịch tấn công từ trước tới nay và mặc dù quân kháng chiến bị thiệt hại về nhân mạng khá lớn nhưng cũng gây bối rối và lo ngại cho quân xâm lược Pháp. Bonard đã phải xin thêm viện binh từ các căn cứ hải quân Pháp đóng ở Trung Quốc và ở Phi Luật Tân. Phó thủy sư đề đốc Jaurès đáp ứng ngay yêu cầu của Bonard bằng cách điều động từ căn cứ hải quân ở Thượng Hải một số pháo thủ của tiểu đoàn lính người Algérie, một tiểu đoàn khinh binh người Bắc Phi. Số quân tăng viện nầy do hai tàu chiến Sémiramis và La Renommée chuyên chở, ghé ngang qua Phi Luật Tân lấy thêm 800 lính thuộc trung đoàn 5 binh do trung tá Moscoso người Tây Ban Nha chỉ huy.
Ngày 7 tháng 1 dl năm 1863, Pháp bắt đầu đặt những cơ sở cho một nền hành chánh dân sự trong các vùng đất chiếm đóng bằng cách lập ra đội ngũ thanh tra đặc trách các vấn đề của người dân bản xứ (dân chúng của Đại Nam). Thành phần nhân sự đội ngũ nầy là những viên chức cũ hiện đang nắm giữ nhiệm vụ hành chánh cai trị và được phân chia thành 3 hạng ngạch.
Để đáp ứng với sự gia tăng về các dịch vụ bưu chính trong lãnh vực thương mãi và trong dân chúng, chính quyền Pháp ở Sài Gòn đã ký sắc luật thành lập Sở Bưu Chính Sài Gòn vào ngày 13 tháng 1 dl năm 1863.
Sau khi được tăng viện, ngày 7 tháng 2 dl năm 1863, Bonard thông cáo lời kêu gọi kháng chiến quân ngưng chiến. Ngày 11 tháng 2 dl năm quân Pháp treo giá ban thưởng cho bất cứ ai giết được các đầu lãnh kháng chiến quân.
Ngày 16 tháng 2 dl / 1863, Bonard đích thân xuống Gò Công phối trí các lực lượng quân sự của Pháp để chuẩn bị chiến dịch bình định truy kích quân kháng chiến.
Ngày 25 tháng 2 dl 1863, từ soái hạm Ondine, Bonard ban lệnh cho quân Pháp ở Gò Công bắt đầu chiến dịch bình định, tấn công vào làng Đông Sơn và các ổ kháng chiến ở Vĩnh Lợi. Hai chiến hạm của phó đề đốc Jaurès áng ngữ các cửa sông. Đa số kháng chiến quân đều thoát khỏi được cuộc bao vây của quân Pháp kể cả đầu lãnh Trương Định. Trong chiến dịch càn quét nầy của quân Pháp-Tây Ban Nha, tiểu đoàn lính tập bản xứ đã được người Pháp đánh giá là rất hăng sai, trung thành, gan dạ, thiện chiến để rồi sau đó được phó đề đốc De la Grandière ban thưởng một lá cờ có mang những dòng chữ Hán và chữ Pháp: Xứ Nam Kỳ thuộc Pháp, tiểu đoàn bản xứ số 1, Chí Hòa, Mỹ Tho, Bà Rịa, Phước Lộc, Gò Công.
Sau khi tái chiếm Gò Công, quân Pháp liền tiến hành ngay những việc sau đây:
1/- xử phạt án tử hình các cấp chỉ huy kháng chiến bị bắt, tịch thu tài sản của họ.
2/- truy thâu toàn thể mức thuế ấn định trong năm 1862 cho tỉnh Gò Công.
3/- kiểm tra tất cả các loại vũ khí.
4/- Phá hủy các công sự chiến đấu của kháng chiến, bắt dân chúng làm xâu đắp sửa cầu đường.
5/- Bắt các người Hoa ở Gò Công phải đóng góp chiến phí.
Quý Hợi, Tự Đức 16, tháng 1 âl (1863), triều đình cử tướng lãnh ra Bắc kỳ để bình định các vùng ven biển phía Đông Bắc.
Tháng 2 âl, Tự Đức 16 (1863), phó đề đố Bonard đại diện cho nước Pháp và đại tá Balanca đại diện cho nước Y Pha Nho ra thủ đô Huế để tiến hành nghi lễ trao đổi hiệp ước Nhâm Tuất đã được hoàng đế nước Pháp và hoàng đế nước Đại Nam ký phê chuẩn.
Tháng 2 âl, Tự Đức 16 (1863), những quan đại thần sau đây được Tự Đức chỉ định vào ủy ban tổ chức đón tiếp đoàn sứ Pháp-Tây Ban Nha:
-Trần Tiễn Thành, Binh bộ thượng thư;
-Đoàn Thọ, Phủ sự trung quân;
-Phan Thanh Giản;
-Lâm Duy Hiệp;
-Phạm Phú Thứ;
-Nguyễn Quang Quyền, quyền chưởng doanh Long võ;
-Đặng Hạnh, chưởng doanh Kỳ võ;
-Phạm Đức Ý, biện lý bộ Công;
-Lê Tuấn, biện lý bộ Hình.
Ngày 16 tháng 4 d.l năm 1863, Tự Đức tiếp kiến các sứ thần ở điện Thái Hoà. Các sứ thần trao ủy nhiệm thơ và quà tặng ngoại giao của hoàng đế Pháp và nữ hoàng Tây Ban Nha và tiến hành nghi thức trao văn kiện hoà ước năm Nhâm Tuất đã được hoàng đế và hoàng hậu của họ chuẩn phê. Sau đó, triều đình lại đưa quốc thư với bản hoà ước đã được chuẩn phê đến nhà sứ quán đúng như nghi thức để trao cho các sứ thần Pháp-Tây Ban Nha tiếp nhận.
Năm Quý Hợi, tháng 3 âl, Tự Đức thứ 16 (1863), Binh bộ thượng thư lãnh tuần phủ Thuận Khánh Lâm Duy Hiệp mất. Bộ Lại tâu lên. Tự Đức nói: >
Ngày 18 tháng 4 d.l năm 1863 đoàn sứ Pháp được đoàn thuyền riêng của Tự Đức đưa đi trên sông Hương ra Vụng cảng Đà Nẵng để sáng ngày 19 tháng 4 d.l họ lên tàu chiến Grenada và về tới Sài Gòn ngày 22 tháng 4 d.l năm 1863.
*
Bonard đã đích thân viết một bản phúc trình gởi đến bộ trưởng bộ Hải Quân và Thuộc Địa của chính phủ Pháp về việc trao đổi hoà ước ngày 9 tháng 5 âl năm Nhâm Tuất/ niên hiệu Tự Đức thứ 15 tức là ngày 5 tháng 6 d.l năm 1862. Hòa ước nầy được hoàng đế Napoléon III chuẩn phê ngày 1 tháng 7 d.l năm 1863 tại điện Fontainebleau/ Pháp quốc.
Sau đây là toàn văn bản phúc trình của Bonard trên tập san Revue Maritime et Coloniale, tập 9, tháng 9 năm 1863 do Bộ Hải Quân và Thuộc Địa phổ biến trong kỳ phát hành thứ 33, từ trang 168 đến trang 174):
ÉCHANGE DES RATIFICATIONS DU TRAITÉ CONCLU AVEC LE ROYAUME D'ANNAM
Le ministère de la marine et des colonies a reçu du vice-amiral Bonard le rapport suivant:
Monsieur le ministre,
J'ai l'honneur de rendre compte à Votre Excellence des derniers événements qui se sont passés en Cochinchine avant la remise du service au contre-amiral la Grandière et mon départ pour la France.
Aussitôt l'insuurection réprimée dans toutes les provinces françaises et l'ordre matérel établi, je me suis empressé de tout remettre dans l'état normal.
J'ai immédiatement fait repartir pour la Chine, par la frégate la Sémiramis, que monte l'amiral Jaures, les militaires d'infanterie légère qui étaient venus du Nord, et cette frégat a pu, en passant à Tourane, et sans retarder son voyage, me porter au but de ma mission définitive, la ratification du traité, combinaison qui a présenté l'avantage de faire voir au gouvernement annamite une force respectable prête à agir.
Le comandant de la division des mers de Chine a pu ainsi partir de Tourane le 5 avril et retourne immédiatement au centre de sa station, où la présence de toute ses forces devenait nécessaire, apres avoir rendu un sevice signalé à notre nouvelle possession dans l'extrême Orient.
Tout le corps expéditinaire espgnol a quitté Saigon pour se rendre à Manille sur le transport l'Européen , qui, après ce voyage a dû aller à Hong-Kong pour y subir les réparations dont il a besoin.
La paix règne partout. Les populations ont été condamnées à raser les fortifications, à construire les routes et les ponts qui avaient été détruits, à rétablir les tééegraphes, enfin à payer des amendes por couvrir les frais d'installation des postes que cette levée de boucliers nous a forcés à creer.
Toutes ces mesures sont en voie d'exécution; les lignes télégraphiques rétablies fonctionnent. Afin d'éviter tout malentendu, toutes espèces de lenteurs dans les difficiles relations avec les Asiatiques, j'ai dû tout prévoir et tout formuler par écrit avec les deux plénipotentiares, Lam, gouverneur général, de Binh Tuân, et Phan-Tan-Gianh, gouverneur général et vice-roi de Vinh-Long, que je fait venir à cet effet à Saïgon.
Dès que tout a été réglé et bien entendu avec ces fonctionnaires, je les ai expédiés à l'avance pour Hué le 1er avril sur l'aviso le Forbin, afin de veiller à tout les préparatifs.
Je me suis moi même embarqué le 2 sur la frégate la Sémiramis, accompagné du Cosmao et de la Grenada, ainsi que la corvette espagnole la Circé, portant le plenipotentiaire de Sa Majesté Catholique. Nous avons mouillé sur la rade de Tourane le 5; le jour même l'amiral Jaurès s'est acheminé sur la Chine.
Tout avait été prévu par notre réception: les grabds mandarins, envoyés de la capitale et échelonnés sur toute la route, avaient fait préparer des habitations, des porteurs, des relais et des vivres pour nous et notre escorte, composée pour les deux missions, de cent hommes choisis parmi les différents corps.
Les logements, parfaitement installés et entièrement semblables à toutes les étables, nous permettaient, une fois la experience faite, d'entrer immédiatement dans nos appartements respectifs à toutes les stations suivantes.
Les hommes de l'escorte, choisis parmi des sujet d'élite des diverses armes et munis chacun d'une petite somme d'argent, afin d'éviter pendant le trajet tout malentendu, toute exaction, ont tenu une conduite exempte de reproches, et les porteurs requis pour notre convoi ont reçu une gratification à laquelle ils n'étaient pas accoutumés, ce qui a fait que notre promenade pacifique à travers la Cochinchine n'a produit qu'une excellence impression sur la population.
Les escortes d'honneur, formées par les troupes régulières de Hué, se sont conduites avec tous les égards de la considération que l'on pouvait désirer; toujours elles ont fourni un poste d'honneur au traité, porté en grande pompe sur une estrade écarlate pendant tout le trajet et placé sur l'autel des pagodes dans lesquelles nous nous arrêtions; de plus, toutes les fois que le nombre des porteurs étaient insuffisant dans les passges difficiles, elles ont aidé à faciliter notre voyage sur toute la route; des mandarins envoyés de la capitale de l'Annam et les autorités locales veillaient à ce qu' il ne pût rien nous manquer.
Nous sommes arrivés à Hué le 10, au milieu d'une nombreuse escorte échelonnée sur tout notre passage et composée des différents corps de troupes régulières avec leurs colonels et officiers en tête, et nous avons étés reçus par des ministères venant au-devant de nous à une grande distance de la capitale por nous accompagner aux logements qui avaient été disposés por nous sur les glacis de la citadelle.
Pendant tout notre séjour, nous avons été l'objet des mêmes égards, et nous avons pu immédiatement nous occuper de régler les formalités relative à la signature et à la remise définitive du traité, ainsi qu'à l'audience impériale.
De même qu'à notre départ de Saigon, tout a été établi par écrit avec les les ministres et les plénipotentiaires Lam et Phan-Tan-Gianh.
Le 14, nous avons fait, en grande pompe, l'echange du traité ratifié par S.M. Tu Duc, dans l'édifice où se publient les édits du roi.
Le choléra, qui sévissait fortement à Hué, nous a fait éprouver une perte sensible: c'est celle de l'ambassadeur Lam, qui, le lendemain de l'échange dans des ratifications, a éte enlevé presque subitement, par suite des fatigues qu'il avait éprouvées pour disposer et terminer cette cérémonie.
Cette mort si regrettable n' a heureusement pas empêché les affaires de se conclure, grâce à la présence de Phan-Tan-Gianh.
Le 16, après avoir arrêté par écrit le discours que je devais adresser à S.M. l'empereur Tu-Duc, la réponse qu'il devait me faire, ainsi que les places et les formes que nous devions remplir, nous avons pu nous rendre à l'audience impériale de congé dans la citadelle.
Le luxe oriental dans toute sa splendeur avait été déployé par la cour d'Annam dans cette circonstance; plus de 20,000 hommes de troupes de diverses étaient partout échlonnés sur notre passage; les éléphants, même ceux du roi, caparaçonnés et montés par leurs conducteurs, avient un aspect monumental qui faisait diversion à la monotoniedes troupes bariolées de couleurs éclatantes, dont toutes les avenues de la citadelle étaient couvertes.
Accompagné de notre escorte qui, selon l'usage, a dû s'arrêter avec ses armes à l'entrée à la cour servant de sanctuaire à l'autorité royale, nous nous sommes présentés devant S.M. l' empereur Tu-Duc.
Nous avons étés dispensés des salutations profondes qui ne sont pas dans nos mœurs et nous avons conservé nos épées; nous sommes en conséquence bornés, comme cela avait été convenu, à une première incination à l'approche des marches du trône et à trois autres en prenant congé de S.M. Tu-Duc.
Le roi d'Annam, dans un vaste hangar décoré de soieries et de pavillons, entouré des princes des diverses dinesties qui ne sont pas de cent cinquante ou deux cents, nous a reçus devant une table d'or.
Tous les dignitaires de la cour, les mandarins, les lettrés, les gardes du roi, en habits de soie, étaient, comme nous, dans la cour.
Aussitôt rendu à la place qui m'avait été disignée, j'ai adressé directement à Sa Majesté le discours convenu, dont je transmets une copie à votre Excellence.
Ce dicours répété au roi, en langue chinoise, par le capitaine frégate Aubaret, puis par le plénipotentionaire Phan-Tan-Gianh, la reponse qui est jointe à la présente communication nous a été immédiatement rendue par un membre du conseil privé.
Imméditement après cette cérémonie, nous sommes remtrés avec la même pompe à notre logement, où nous avons reçu les visites successives des divers ministres et des envoyés du roi.
S.M. Tu Duc m'a envoyé le jour même un autographe pour S.M. l'Empereur avec l'apparat qui accompagne de pareille missives regardées comme sacrées, en me faisant dire qu'après la signature officielle du traité il avait cru devoir me charger d'une lettre en vers écrite en entier de sa main, pour que je puisse la présenter moi- même à S.M. l'Empereur des Français.
Le 18, nous avons pu rejoindre par eau le steamer le Granada, que j'avais fait mouiller devant Hué, afin d'éviter, si cela était possible, à l'escorte fatigué, et dans un moment d'épidémie de choléra, la course pénible du retour par terre de la capitale à Tourane.
Cette demande m'a été accordée sans difficulté; j'ai eu conséquence appareillé pour Saigon le 19 au matin, n'ayant perdu que deux militaires, l'un du corps espagnol et l'autre de l'infanterie de la marine, pendant ce voyage fatiguant et au milieu des circonstances fâcheuses d'une épidémie qui faisait de nombreuses victimes à Hué parmi la population.
En résumé, monsieur le ministre, le traité ratifié par l'Empereur et ses envoyés ont été accueillis avec tous les honneurs et la considération possibles dans la capitale du royaume d'Annam.
La petite course pacifique faite par notre détachement n'a produit qu'un bon effet sur la population.
Le désir d'envoyer une ambassade à Paris, auprès de S.M. l'Empereur s'est, à plusieurs reprises, officiellement manifesté, ainsi que celui de nous confier, tant à Saigon qu'en France, un certain nombre de jeunes gens intelligents des premières familles pour les initier à notre civilisation et l'instruction européenne.
J'apporte à Votre Excellence le traité sans modification ratifié par S.M le roi Tu-Duc, une lettre autographe de ce souverain à S.M. l'Empereur, enfin, un million en à-compte sur l'indemnité de guerre convenue.
Le roi d'Annam, n'ayant pas eu le temps d'adresser à S.M. l'Empereur des cadeaux dignes de lui être offerts, se propose de réparer cett omission aussitôt qu'il lui sera permis d'envoyer une ambassade auprès de S.M. l'Empereur Napolén.
La Cochinchine française est pacifiée, le traité signé, les forces de Sa Majesté Catholique rentrée à Manille, enfin le corps expéditionnaire de Chine revenu au centre de sa station.
J'ai remis la service au contre-amiral de la Grandière, et pars par le Packet du 1er mai.
Je suis, ectc.
Signé: BONARD
.
*
Discours du vice-amiral gouverneur et commandant en chef en Cochinchine, plénipotentionnaire de S.M l'Empereur, au roi d'Annam.
Je suis envoyé par S.M. l'Empereur des Français pour echanger les ratifications du traité de paix approuvé par S.M. l'Empereur et recouveert du sceau de ses armes, ainsi que pour transmettre à S.M. le roi d'Annam les félicitations de S.M. l'Empereur.
S.M. l'Empereur des Français espère que la paix et l'amitié dureront éternellement entre la France et le Royaume d'Annam.
Sa Majesté fait des vœux por la prospérité de ce royaume, ainsi que pour la personne de son roi.
*
Réponse faite au nom de S.M. le roi d'Annam aux ministres pléniptentionnaires de France et d'Espagne.
Les ambassadeurs qui ont eu à supporter de grandes fatigues pour venir jusqu' ici ont donné la preuve de leurs mérites. C'est pourquoi S.M. l'empereur d'Annam les loue et les felicite à cause de leur mission.
Lorsque les ambassadeurs seront de retour auprès de leurs souverains, ils leur diront que la paix étant aujourd'hui conclue, dorénavant toutes choses devront se traiter pacifiquement, et l'amitié la plus sincère devra éternellement durer pour le bonheur de chacune des trois nations.
Que les ambassadeurs gravent ces paroles dans leur mémoire: c'est pour cela que Sa Majesté les a prononcées.
*
Tạm dịch:
TRAO ĐỔI HIỆP ƯỚC PHÊ CHUẨN VỚI VƯƠNG QUỐC AN NAM
Bộ trưởng bộ hải ngoại và thuộc địa đã nhận được bản phúc trình sau đây của đề đốc ủy nhiệm Bonard :
Kính thưa ngài bộ trưởng ,
Bản chức hân hạnh được báo cáo đến ngài bộ trưởng về những tình hình đã xảy ra tại Nam Kỳ trước khi bàn giao công vụ qua cho phó đề đốc la Grandière để bản chức khởi hành trở lại Pháp quốc.
Ngay sau cuộc nổi dậy đã dược trấn áp trong khắp các tỉnh thuộc quyền kiểm soát của người Pháp và trật tự được vãng hồi một cách cụ thể, bản chức cảm thấy hân hoan vì mọi sự việc đều được đặt trở lại trong tình trạng bình thường.
Ngay tức khắc, bản chức đã cho hộ tống hạm la Sémiramis của đề đốc Jaurès chở các đoàn khinh binh trở sang Trung Quốc; các đoàn khinh binh nầy nguyên trước đây được đưa vào từ phía bắc và chiếc hộ tống hạm vừa kể đã có thể chạy ngang qua vụng biển Đà Nẵng mà không làm chậm trễ chuyến hành trình của nó để đưa bản chức đến địa điểm thi hành một trách vụ có tính cách quyết định là việc phê chuẩn hiệp ước, một sự phối trí rất thuận lợi để biểu dương lực luợng với chính quyền An Nam, một lực lượng đáng kể sẵn sàng hành động.
Và như vậy tư lệnh hải quân các vùng biển Trung Quốc có thể rời vụng cảng Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 4 d.l và trở về ngay căn cứ của ông, căn cứ của những lực lượng thiết yếu sau khi thực hiện một công tác để chứng tỏ sự chiếm hữu mới mẻ của chúng ta trong vùng viễn Đông.
Tất cả quân đoàn tác chiến Y Pha Nho đã rời Sài Gòn trở về Phi Luật Tân trên chiếc chuyển vận hạm l'Européen, và chiến hạm nầy sẽ sang Hong-Kong để sửa chữa và bảo trì.
Hoà bình đã chế ngự khắp nơi. Dân chúng bản xứ phải đi làm xâu phá bỏ các công sự chiến đấu (của quân kháng chiến = chú thích của người viết), xây đắp lại cầu đường bị hủy hoại, dựng lại cột dây thép (điện thoại), tất cả để bù đắp lại các phí tổn xây dựng thiết đặt các đồn bót mà chúng ta bắt buộc phải thực hiện vì sự nổi loạn.
Tất cả những phương thế nầy đều đang được thi hanh; các đường dây thép đã được phục hồi, hoạt động trở lại.
Để tránh sai lầm, những sự lề mề chậm trễ trong giao dịch với người Á châu, bản chức đã phải dự kiến mọi thứ và được liệt kê ra trên giấy tờ cùng với hai quan đại thần, tổng đốc Bình Thuận họ Lam (Lâm Duy Hiệp/Thiếp) và khâm sai tổng đốc Vĩnh Long Phan-Tan-Gianh (Phan Thanh Giản) do bản chức triệu mời họ tới Sài Gòn.
Sau khi mọi việc đã được giải quyết bằng giấy mực với hai quan đại thần nầy, bản chức liền đưa họ đi trước về Huế vào ngày 1 tháng 4 d.l bằng tuần thám hạm le Forbin để họ lo các thủ tục chuẩn bị.
Riêng bản chức cũng xuống soái hạm la Semiramis vào ngày 2 tây, với 2 chiến hạm Cosmao và la Grenada cùng hộ tống hạm Y Pha Nho la Circé chở sứ thần của nữ hoàng (Y Pha Nho) đi theo. Đoàn tàu chiến của chúng tôi thả neo trên vụng cảng Tourane (Đà Nẵng) vào ngày 5 tây; cùng ngày nầy đề đốc Jaurès trực chỉ sang Trung Hoa.
Mọi thứ đều được dự trù cho cuộc tiếp rước chúng tôi: các quan đại thần từ thủ đô Huế đứng khắp các chặng đường để chào đón, để sắp xếp nơi cư ngụ, phu khuân vác, trạm tiếp liên, thực phẩm cho chúng tôi cùng với đoàn quân hộ tống gồm cả trăm người được tuyển chọn từ các binh chủng khác nhau.
Các doanh trại của chúng tôi được sắp xếp thật chu đáo và đồng nhất trên tất cả mọi chặng đường giúp cho chúng tôi trở thành quen thuộc không bị bỏ ngỡ dò tìm nơi trú ngụ của mình.
Quân binh hộ tống của chúng ta được tuyển chọn từ những đơn vị ưu tú của nhiều binh chủng khác nhau được cấp cho một số tiền để hộ thân chi dùng khi gặp chuyện bất cập trong chuyến hành trình, họ đã giữ được một lối cư xử không thể nào chê trách được và những người đảm trách nhiệm vụ khuân vác đã được trả công đền bù bằng tiền thưởng mà từ trước tới nay họ chưa từng thấy như thế bao giờ, cho thấy diễn tiến hoà bình trong suốt hành trình của chúng tôi khắp miền Nam Kỳ đã tạo được một sự thiện cảm tuyệt hảo đối với dân chúng.
Đoàn vệ quân danh dự chủ lực của triều đình Huế đã được dàn xếp, điều động đúng với các nghi thức mong muốn, trong suốt hành trình họ luôn luôn tỏ nét cung kính trân trọng với bản hòa ước đặt trên một cái bục sơn son (màu đỏ) và mỗi khi đoàn chúng tôi ngừng chân ngơi nghỉ ở các trạm, bản hòa ước được đặt an vị trên trang thờ ở trong chùa, miếu. Ngoài ra, họ cũng tiếp tay phụ giúp cho các phu khuân vác khi gặp trở ngại khiến cho cuộc hành trình của chúng tôi luôn luôn được suông sẻ; các quan triều và các quan chức địa phương đã chăm lo chu đáo không để thiếu sót một chút gì.
Phái đoàn chúng tôi tới thủ đô Huế vào ngày 10, giữa một đoàn người hộ tống đông đảo thuộc đủ mọi thành phần quân binh chủng chủ lực trên suốt dọc lộ trình, đi đầu là các cai cơ và đội trưởng, và đoàn chúng tôi được các quan thượng thơ đứng đón rước từ ngoại thành để hướng dẫn đưa chúng tôi đến trại trú ngụ được xây dựng cạnh bờ hào hoàng thành.
Trong suốt chuỗi ngày lưu trú, đoàn chúng tôi đã được đối xử tương kính ngang bằng và chúng tôi đã có thể tiến hành ngay việc sắp xếp các thủ tục cần thiết cho việc ký kết trao đổi hòa ước một cách chính thức cũng như các nghi thức yết kiến hoàng đế.
Trước khi phái đoàn khởi hành từ Sài Gòn, tất cả đều đã được thiết định bằng văn bản cùng chung với hai vị khâm sai toàn quyền Lam và Phan-Tan-Gianh.
Ngày 14, tại Phu Vân Lâu, chúng tôi đã cử hành trọng thể nghi thức trao gởi hòa ước đã được hoàng thượng Tu-Duc phê chuẩn.
Dịch bệnh tiêu chảy đang hoành hành ở Huuếé đã tạo ra một sự mất mát nhạy cảm đối với chúng ta: đó là cái chết gần như là đột ngột của quan đại sứ Lam trước sáng ngày trao đổi hòa ước chuẩn phê vì ông đã kiệt lực trong thi hành nhiệm vụ sắp xếp bố trí từ đầu chí cuối cuộc lễ nầy.
May thay, cái chết rất đáng tiếc nầy không làm ngăn trở cho các công việc kết thúc vì nhờ có sự hiện diện của Phan-Tan-Gianh.
Ngày 16, sau khi hoàng đế Tu Duc ra chỉ dụ ngưng thi hành bài diễn văn của bản chức theo hình thức một sự hồi đáp cho bản chức về các địa điểm và các dạng nghi thức cần phải theo, phái đoàn chúng tôi đã có thể vào diện kiến với hoàng đế trong nội thành.
Tất cả những nét huy hoàng xa hoa đông phương đều được triều đình nước An Nam phô diễn trong dịp nầy: hơn 20,000 quân lính thuộc nhiều binh chủng khác nhau xếp hàng suốt dọc lộ trình của chúng tôi; những con voi trận cùng với voi riêng của hoàng cung được trang sức bằng các tấm phủ và có nài cởi điều khiển tạo thành một nét đồ sộ uy vệ lấn lấp mất các sắc màu binh phục đơn điệu sặc sỡ chóa mắt bao trùm khắp nơi trong hoàng thành.
Đoàn quân hộ vệ riêng có mang khi giới của phái đoàn chúng tôi theo lệ thường ở nơi đây phải dừng lại ở trước cổng vào chính điện của vương triều, chúng tôi trình diện trước hoàng đế Tu-Duc.
Theo tục lệ của chúng ta, phái đoàn được miễn bái lạy (đại bái) và vẫn được phép mang gươm theo mình; và như đã được thỏa thuận, chúng tôi chỉ phải nghiêng mình cung bái 1 lần khi tiến đến gần ngai vua và 3 lần cung bái để chào đưa khi hoàng đế hồi cung.
Vua An Nam, xuất diện trong một ngự cung rộng lớn trang hoàng cờ xí lụa là, bao quanh bởi các vương tôn công tử trong vương tộc có ít nhất từ 50 đến 200 người, chúng tôi được tiếp rước tới một chiếc bàn thếp vàng.
Tất cả các quan chức của triều đình, các vị đại quan, các nho thần, cận vệ của nhà vua mặc sắc phục bằng gấm tơ đều hiện diện nơi đây cùng với chúng tôi.
Sau khi được hướng dẫn vào vị trí, bản chức hướng thẳng về phía nhà vua để đọc bài diễn văn đã được thỏa thuận giữa hai bên và bản chức đính kèm bài diễn văn nầy gởi đến ngài bộ trưởng.
Bài diễn văn được lặp lại bằng tiếng Hán (Trung Hoa) qua sự thông dịch của hạm trưởng hộ tống hạm đại úy Aubaret và kế tiếp là khâm sai đại thần Phan-Tan-Gianh đọc bài đáp từ mà một thành viên trong ban tư vấn của chúng ta đã trao cho chúng ta ngay sau đó để gởi kèm theo với phúc trình nầy.
Ngay sau buổi lễ, cuộc đưa tiễn chúng tôi về nơi trú sứ cũng linh đình như lúc đón tiếp với sự hiện diện của các quan thượng thơ và các quan khâm sai của nhà vua.
Đức vua cũng có trao gởi đến hoàng đế (Napoléon III) một văn bản viết tay rất trang trọng và tôn kính cùng đưa lời nhắn gởi nói với bản chức rằng sau khi chính thức chuẩn phê hoà ước, đức vua nghĩ cần phải có những lời hoàn toàn do chính tay đức vua viết ra để bản chức đích thân chuyển trình lên hoàng đế nước Pháp.
Ngày 18, chúng tôi trở lên tàu hơi nước la Grenada đậu trên sông Hương phía trước hoàng thành Huê' để có thể phòng ngừa cho đoàn binh hộ tống mệt mỏi không bị bệnh dịch tả lây nhiễm và khỏi phải di hành bằng đường bộ từ thủ đô về vụng cảng Đà Nẵng.
Vì sự yêu cầu như vừa kể trên được chấp thuận nhờ vậy bản chức có thể khởi hành trở về Sài Gòn vào buổi sáng ngày 19, với hai binh sĩ bị thiệt mạng, một thuộc đội binh Tây Ban Nha và một thuộc đội binh thủy bộ vì quá sức mệt mỏi và bị lây nhiễm bệnh dịch tả đang lan tràn khắp nơi, giết hại rất nhiều nạn nhân trong dân chúng ở Huế.
Tóm lại, kính thưa ngài bộ trưởng, bản hoà ước do hoàng đế chuẩn phê và phái đoàn của hoàng đế đã được tiếp nhận, đối xử một cách trọng thể chu đáo tại thủ đô vương quốc An Nam.
Cuộc hành trình ngắn ngủi của phái đoàn chúng ta đã tạo ra một hiệu qua tốt đối với dân chúng.
Ước muốn có một sứ đoàn sang Paris bệ kiến hoàng đế đã nhiều lần được biểu lộ một cách chính thức cũng như ước muốn gởi một số người trẻ thuộc gia đình quyền quý có học vào Sài Gòn cũng như sang nước Pháp để học văn minh và xây dựng của người Âu châu.
Bản chức xin gởi tới ngài bộ trưởng nguyên văn bản hiệp ước đã được đức vua Tu-Duc chuẩn phê, một lá thơ tự viết của đức vua gởi đến hoàng đế và một triệu đồng tiền bồi phí chiến tranh như đã thỏa thuận.
Bởi vì không có đủ thời gian chuẩn bị lễ vật xứng đáng để gởi tặng hoàng đế cho nên đức vua An Nam đề nghị rằng đức vua sẽ bù đắp lại sự thiếu sót nầy khi đoàn sứ của đức vua được chấp nhận sang bệ kiến đức hoàng đế Napoléon.
Lãnh thổ Nam Kỳ của người Pháo đã được bình định, hòa ước đã ký kết, đoàn quân của nữ hoàng theo gia tô giáo (nữ hoàng Tây Ban Nha) đã quay về căn cứ ở Manille (Phi Luật Tân) và đoàn quân viễn chinh Pháp từ Trung quốc đã quay về căn cứ trung ương của họ.
Bản chức đã bàn giao nhiệm vụ lại cho phó đề đốc la Grandière và rời nhiệm sở vào ngày 1 tháng 5 d.l.
Bản chức, etc.
Ký tên: BONARD
*
Diễn văn của đề đốc nhiệm chức thống đốc kiêm tổng tư lệnh quân lực ở Nam Kỳ, đại nhiệm hoàng đế (Pháp) phát biểu trước vua An Nam.
Hạ thần được hoàng đế nước Pháp sai đến đây để thi hành việc trao đổi bản hiệp ước hòa bình đã được hoàng đế phê chuẩn có đóng ấn triện quân quyền, đồng thời chuyển đến đức vua nước An Nam những lời chúc mừng của hoàng đế.
Hoàng đế nước Pháp mong ước rằng hòa bình và tình hữu nghị sẽ lâu bền mãi mãi giữa nước Pháp và vương quốc An Nam.
Hoàng đế cầu chúc thịnh vượng cho vương quốc và đức vua.
*
Thay mặt vua An Nam để đáp từ diễn văn của các sứ thần Pháp và Tây Ban Nha.
Các vị sứ thần đã tỏ ra thật xứng đáng khi đã chịu bao nhiêu gian lao đến đây. Bởi lẽ ấy, hoàng thượng nước An Nam ban lời ngợi khen sứ mạng của họ.
Sau khi trở về vương quốc của mình, các sứ thần hãy chuyển lời rằng hoà bình ngày nay đã được thể hiện dứt khoát, từ đây trở về sau tất cả mọi việc đều phải được đối xử một cách hòa bình và tình hữu nghị bền vững, trung thực cần phải được củng cố vì phúc lợi của cả ba nước.
Các vị sứ thần cần ghi khắc những lời nầy trong tâm trí: bởi lẽ đó mà đức vua mới truyền ban chỉ dụ nầy.
Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương Kết