watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản-Chương 17 - tác giả NQS NQS

NQS

Chương 17

Tác giả: NQS

III/ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỬA SAU CỦA TỰ ĐỨC VÀ TRIỀU ĐÌNH HUẾ
Sau khi đánh chiếm tỉnh thành Bà Rịa, Bonard đã cho khởi công xây cất một hải đăng tại Vũng Tàu vào ngày 25 tháng 3 d.l năm 1862 và khánh thành vào ngày 15 tháng 8 d.l năm 1862 trên một ngọn núi cao 147 mét và rọi ra ngoài biển với một tầm xa 33 hải lý.
Cũng vào những tháng dương lịch đầu năm 1862, các trạm bưu điện và các đường dây điện thoại đã được người Pháp thiết đặt để nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn rồi kế tiếp nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn với Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu.
Đầu năm dương lịch 1863, đã có 9 trạm vô tuyến viễn thông và một mạng lưới đường dây điện thoại dài tổng cộng 300 cây số ngàn nối liền trung tâm bưu điện đặt trước dinh tạm của thống đốc Pháp với các nơi. Dinh tạm nầy Palais provisoire du gouverneur là một căn nhà rộng lớn được tạm thời cất bằng cây, sườn nóc nhà được đưa từ Singapor sang, nền nhà nằm trên thửa đất xây cất trường Tabert trên đường Nguyễn Du ngày nay, mặt tiền quay về hướng cột cờ Thủ Ngữ trên bờ sông Sài Gòn.
Trung tâm bưu điện còn có nhiệm vụ báo hiệu giờ giấc hằng ngày cho dân chúng vùng Sài Gòn và do đó kể từ 1 tháng 8 d.l năm 1862, vào mỗi buổi trưa đúng Ngọ - 12 giờ trưa - tàu chiến Duperré trên sông Sài Gòn cho nổ một phát thuốc súng đại bác để báo hiệu. Lệ nổ súng nầy về sau được chính quyền Pháp ở Sài Gòn thay đổi cho nổ súng mỗi ngày 3 lần sáng, trưa, chiều và 2 khẩu đại pháo được đặt trên bờ sông Sài Gòn, cuối đường Hai Bà Trưng, gần bến phà Thủ Thiêm ngày nay, nòng súng quay về hướng Thủ Thiêm, đạn chỉ có thuốc nổ không có đầu đạn và do bộ tư lệnh hải quân của Pháp giữ nhiệm vụ bắn pháo hiệu nầy mỗi ngày.
Bonard cũng ra lệnh cho xây rộng thêm các bệnh viện, các trại binh, trại sĩ quan, xây cất một nhà thờ (trong vuông rào của bệnh viện Đồn Đất - Hôpital Grall ngày nay) và một nhà in của chính quyền Pháp. Một đồ án chỉnh trang thành phố Sài Gòn cũng được Bonard giao cho đại tá công binh Coffyn thực hiện và thiết kế. Đồ án được làm xong vào ngày 13 tháng 5 dl năm 1862. Một đèn rọi biển (hải đăng) cũng được Bonard đề nghị đặt trên đảo Côn Sơn vì Bonard cho rằng Côn Sơn là đồn canh phòng vùng đất Gia Định của Nam Kỳ. Cuối tháng 3d.l năm 1862, một số 50 tù nhân hình sự được đưa ra giam nhốt trên đảo Côn Sơn và những đợt tiếp theo là các tù binh chiến tranh và những người kháng chiến chống Pháp, cũng được đưa ra giam nhốt chung trên đảo nầy.
Chương trình giáo dục dạy Việt ngữ và Pháp ngữ cũng được Bonard khởi xướng. Một trường huấn luyện thông dịch viên cấp tốc ngắn hạn dành cho người Âu châu được thiết lập do giáo sĩ người Pháp tên là Croc làm hiệu trưởng và một giáo sĩ gia tô người địa phương tên là Thọ làm phó hiệu trưởng. Trường nầy không tạo được kết quả mong muốn bởi vì những học viên là thành phần trong quân đội Pháp và họ không muốn học Việt ngữ do đó những người thông dịch viên chính thức đầu tiên của Pháp là những người thông dịch viên Âu châu kém trình độ, không đủ khả năng thi hành chức vụ thông dịch.
Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về mặt thông ngôn và thông dịch, một sắc lệnh được người Pháp ban hành ngày 1 tháng 12 dl năm 1861 tổ chức cuộc thi tuyển một đội ngũ những người địa phương có học và những người thông ngôn: hai hạng người nầy chỉ cần có một số vốn tiếng La tinh thông dụng là được tuyển chọn.
Trường học Pháp d' Adran được thành lập ngày 15 tháng 1 dl năm 1862, khởi đầu nhận 30 học sinh nam có tiền trợ cấp rồi tăng lên 70 học sinh. Trường học sinh nữ Sainte-Enfance thành lập ngày 30 tháng 1 dl năm 1862 và nhận 100 học sinh. Tất cả các học sinh nam, nữ của 2 trường là con em của những người đã hợp tác hoặc có công trạng với đội quân viễn chinh của Pháp và được đào tạo để trở thành những nhân viên có khả năng làm việc trong tương lai cho chính quyền xâm lược Pháp.
Kể từ ngày 20 tháng 1 dl năm 1861, người Pháp đã cho phép đấu giá lập xưởng nấu thuốc á phiện (opium) với giá 91,000$ tiền Đại Nam ngang với 500,000 quan tiền Pháp, thu lợi hơn 2 triệu quan và tạo ra một tầng lớp đông đảo người địa phươnĐây là một chủ trương tệ lậu và độc hại nhất trong chính sách thuộc địa "khai phóng" mà kẻ xâm lược từ phương Tây đã đưa tới cho dân tộc Việt Nam kể từ khởi thủy cuộc xâm lăng chiếm đất của họ. Chính ngay cả người Pháp cũng phải nhận rằng đây là một tội ác về cả mặt kinh tế và xã hội : "Un autre vice, économique et social celui-là, fut consacré en ce temps nous avons nommé l'opium" tạm dịch: "một loại tội ác khác trên bình diện Kinh Tế và Xã hội đã được thánh hóa vào thời đó (tức là vào thời Bonard), chúng ta (tức người Pháp) đã công nhận á phiện" (A. Schreiner đã dẫn, trang 239-240).
Ảnh hưởng độc hại của á phiện kéo dài suốt thời Pháp thuộc, tạo ra một tầng lớp xã hội đen bao gồm thành phần buôn lậu thuốc phiện và thành phần nghiện ngập chuyên lo hút sách cờ bạc ăn chơi làm băng hoại xã hội. Có rất nhiều người vì nghiện á phiện mà phải tán gia bại sản đi ăn mày ăn xin để lấy tiền đi vào tiệm hút! Giá buôn bán á phiện ngang ngửa với giá buôn bán vàng bạc kim cương. Thành phàn nghèo khó nghiện ngập không đủ tiền vào tiệm hút rất dễ sa ngã đi vào các con đường tội lỗi hình sự như trộm cấp, mãi dâm, giựt cướp. Trên đường phố Sài Gòn ngày xưa, trước ngày Pháp rời khỏi miền Nam một cách vĩnh viễn, trên các lòng lề đường xuất hiện một kiểu mua bán mới: mua bán vẻ rách lau chùi bàn đèn hút thuốc phiện.
Thành phần tiêu dùng vẻ rách là những dân ghiền nghèo xơ nghèo xác không đủ tiền vào tiệm hút để lên mây về gió và vì thế khi bị cơn ghiền hành hạ, họ chỉ có đủ một ít tiền ra lề đường mua vẻ rách để gặm nhắm cho đỡ cơn đau đớn hành hạ. Loại vẻ rách nầy giống như mấy miếng vãi lau xe dính dầu nhớt bụi bặm lâu ngày không được giặt giũ do mấy chú Ba người Hoa chủ tiệm hút á phiện tung ra thị trường bán cho dân ghiền không đủ tiền hút sái nhứt, sái nhì (tức là thuốc phiện nguyên chất hạng nhất, hạng nhì). Vẻ rách cũng không phải rẻ bởi vì miến vẻ đó đã dược dùng để luồn vào óng điếu hút thuốc phiện để lau chùi nhựa khói lâu ngày khắng dính trong đó làm nghẹt ống hút. Nếu nhựa dính dầy quá đã thành nhựa dẻo thì phải nạo nhựa ra rồi viên lại thành viên nhỏ như hạt tiêu sọ để bán sái nhì rồi sau đó mới luồn vải để lau cho sạch ống điếu và miếng vải nầy được dùng để lau tới lau lui cho đến khi nó ra màu nâu đậm thì đem ra bán cho dân nghèo nghiện hút trên các lề đường. Miếng vải lau nhựa khói thuốc á phiện được người bán xếp gói cất rất cẩn thận để khỏi bay hết mùi . Khi có dân ghiền tới hỏi mua thì mới mở gói ra lấy miếng vải rồi cắt một miếng nhỏ hình chữ nhựt khoảng 6mm x 3mm giao cho người mua. Nơi bán có sẵn bình trà nóng miễn phí, người mua rót nước trà nóng vào tách rồi bỏ miếng vải nhỏ vào, đợi chừng một phút cho chất nhựa khói màu nâu từ miếng vải hòa tan vào nước rồi mới bưng lên uống từng ngụm nhỏ thật chậm, mắt lim dim, người đờ đẫn như đang sai thuốc. Khi tách nước ghiền đã cạn, miếng vải nhỏ lại được người ghiền đưa vào miệng nhay ngấu nghiến để chắc mót cho hết chất nhựa còn sót lại trong miếng vải nhỏ. Có những dân ghiền còn nhỏ tuổi táo bạo hơn thì dùng một cái muỗm lớn để nấu miếng vải nhựa trên một cây đèn cầy rồi hút vào ống tiêm thuốc, tự mình mằn mò tìm gân máu trên tay, trên chân mình để chích. Thảm nạn chết chóc vì chích nhựa khói á phiện được báo chí hồi đó đăng tải thường xuyên.
*
Vào tháng 7 và tháng 8 dl năm 1861, chính quyền xâm lược Pháp cho mở các sòng đánh bạc. Tháng 4 và tháng 7 dl 1862 người Pháp cho phép mở hảng nấu cất rượu mùi. Nhưng sau đó cho phép đóng thuế môn bài để tư nhân tự do nấu cất rượu khiến tình trạng rượu lậu thuế lan tràn khắp nơi.
Tháng 3 dl năm 1861, Charner ra lệnh thành lập 4 trung đội lính tập người địa phương. Tháng 2 dl năm 1862, Bonard nâng số lính tập dịa phương lên đến 3 tiểu đoàn, để phối trí cho các tỉnh do quân Pháp chiếm đóng, mỗi tỉnh một tiểu đoàn. Các tiểu đoàn lính tập nầy cũng có nhiệm vụ giống như các đơn vị binh lính chính quy của đoàn quân xâm lược Pháp. Đội kỵ binh Nam Kỳ được thành lập ngày 7 tháng 2 dl năm 1862. Đội binh tình nguyện (partisans) được thành lập ngày 19 tháng 2 dl năm 1862.
*
Nhâm Tuất, Tự Đức thứ 15 tháng 7 âl (1862), một giám mục đạo gia tô của nước Y Pha Nho tên là Lặc Đức cùng với 3 giáo sĩ khác xin triều đình được tự do truyền giáo từ Hà Tĩnh, Nghệ An vào Nam vì họ có giấy phép của Bonard cấp. Triều đình không cho phép vì hòa ước chưa được hai bên triều đình Pháp và triều đình Đại Nam phê chuẩn.
Lợi dụng thời gian hòa ước chưa được phê chuẩn, triều đình bàn định cử thủy sư đô đốc Võ Phẩm làm khâm sai chính sứ, Trần đình Túc làm chức phó sứ, Đỗ Hệ, Hồ Quang làm làm bồi sứ sang gặp vua nước Pháp để biện bạch về việc Bonard bắt ép Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp nhượng đất nhưng việc ấy rồi bỏ lơ. (VSTKCGKL; V; trang 1485)
Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương Kết