Chương 9
Tác giả: NQS
Trước hết cần lưu ý: văn thư phúc đáp của Charner chỉ nêu ra có 12 khoản và ĐNTL kê khai là 14 khoản. Như vậy có thể suy định rằng kể từ sau văn thư phúc đáp của Charner, hai bên vẫn còn tiếp tục bàn bạc thương thảo và phía người Pháp lại gởi một văn thư tiếp theo (có thể là trong vòng tháng 6 â.l năm Tân Dậu /1861) trong đó ghi 14 khoản, tức là đòi hỏi thêm 2 khoản so với 12 khoản đòi hỏi trong văn thư của Charner trước đó. Như vậy, người ta thấy rằng càng kéo dài việc thương lượng thì quân xâm lược càng đòi hỏi thêm và chính sự lấn lướt nầy của người Pháp đã khiến cho Tự Đức nổi nóng quở trách Nguyễn Bá Nghi và nhóm quân thứ ở Biên Hòa là nhút nhát chỉ thấy chủ ý giảng hòa và lại cho rằng những người theo đạo gia tô tiếp tay cho giặc ngoại bang:
Vua dụ rằng: "Nguyễn Bá Nghi tự khi sai đi đến nay chỉ thấy chủ ý giảng hòa, bởi vì không biết rằng muốn cẩn thận về sau phải suy nghĩ tự trước, dễ dàng nhận lời, để đến nỗi càng thêm khó làm mà thôị Nay nếu không thi thố được việc gì, thì ra Tôn Thất Cáp đã lỡ việc từ trước, Nguyễn Tri Phương lại làm hỏng việc ở khoảng giữa, người lại không nên công trạng gì ở sau cùng. Còn có thể gọi là chân tay tai mắt của vua vui buồn cùng liên quan với nhau được ư ? Kể ra cái nghĩa vua tôi ở khoảng trời đất, không sao trốn được. Ta trông cậy về các ngươi là ở lúc nầy, mà các ngươi báo ơn nước cũng ở lúc nầy. Cần phải cùng nhau báo ơn nước, làm giấy tờ đi lại, biện bác, vặn bẻ, lấy lòng thành mà cảm hóa, lấy lẽ phải ma bẻ bác đi, cốt cho điều gì họ cũng nghe theo. Lại chọn chỗ núi rừng hiểm xa, đặt đồn để giữ cho vững, chiêu tập các nghĩa sĩ, để mọi người vui làm việc với ta, chỗ nào cũng đều là lính, là lương.Nếu có sa sẩy cũng không đến nỗi thua to như trước. Đấy cũng là cách làm thần diệu cho chóng thành hòa nghị đó. Nếu lại bỏ việc đánh, việc giữ, thì có kế gì tốt hơn để chế ngự họ.
Vả lại, Nguyễn Bá Nghi hiểu việc nhanh giỏi, Tôn Thất Đính, Lê Quang Tiến dũng cảm hăng hái, Thân Văn Nhiếp siêng thẳng khảng khái, Trần Đình Túc tài biện khả quan, Trẫm đã chọ ra để dùng, mong mỏi rất nhiềụ Các ngươi nên hết lòng báo ơn nhà nước cho chóng thành công, tất được thưởng rất hậụ Nếu không làm thế nào để che được cái lỗi các quan quân thứ lần trước, thì đều là một hạng vô dụng, không có mặt mũi nào trông thấy ta nữa ". . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Vua cho là Nguyễn Bá Nghi chỉ cứ nhất vị nhút nhát, không từng lập kế giữ gìn huấn sức các tướng sĩ bao giợ Nhân dụ quở rằng: "Về cách dụng binh, địa lợi nhân hòa, không thể thiếu một mặt nào. Nay toàn cõi Biên Hòa, há không có chỗ nào có thể đóng đồn giữ được, bao nhiêu binh dõng, há đều là vô dụng hay saọ Chỉ bởi tướng không tự cố gắng, thì quân không có chí chiến đấu. Nguyễn Bá Nghi làm việc đã rất sơ sài khinh suất, mà Tôn Thất Đính, Lê Quang Tiến, Thân Văn Nhiếp, Trần Đình Túc, Nguyễn Túc Trưng cũng không thi thố được mưu chước gì cả. Nếu quân bị tan rả thì trốn sao khỏi tội. Vậy bọ ngươi phải hết lòng trù tính mà làm, cốt giữ lấy Biên Hòa cùng Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên để giữ vững cõi ven của tạ Rồi sau hoặc đánh, hoặc hòa sẽ dần dần lấy lại 2 tỉnh Gia Định, Định tường. Trẫm đã ủy cho bọn ngươi được chuyên việc đánh dẹp, cho được bày mưu kế ra mà làm, chớ có quên lãng." (ĐTLCB, sách đã dẫn, trang 226,227,228)
Cùng một lúc đó, Tự Đức đã sức nhắc lại các địa phương phải nghiêm ngặt chia ghép dân theo đạo Gia tô, bắt phủ huyện thích chữ vào mặt họ, ghép họ đến ở vào các xã thôn không có đạo và phải quản thúc họ thật nghiêm. Những chức sắc đạo gia tô vẫn tiếp tục bị giam cầm thật chặt chẽ. Nếu quân Pháp đến nơi nào thì đem dân theo đạo gia tô ở nơi đó mà giết cho hết. Phủ huyện nào chứa chấp bao che cho dân theo đạo gia tô thì chiếu theo quân luật mà trị tội. (ĐNTLCB đã dẫn; trang 227). Dân đạo ở Biên Hòa là Phạm Văn Đệ bị ghép tội làm tay sai gián điệp cho Pháp, Nguyễn Thị Tòng, Nguyễn Văn Bối bị khép tội tiếp tế giao thông với giặc xâm lược. Tuần phủ Nguyễn Đức Hoan dâng sớ xin đem 3 người ấy chém ngay. Tự Đức y cho thi hành tức thì. (ĐTLCB đã dẫn; trang 229).
*
Như trên đã đề cặp, sách thực lục của nhà Nguyễn vào tháng 6 â.l năm Tự Đức thứ 14 (Tân Dậu/1861) có nói tới việc người Pháp đưa ra 14 khoản đòi hỏi nhưng lại thêm rằng (14 khoản nầy chép ở tháng 4 â.l năm Tự Đức thứ 15 sau đây), tức là gần 10 tháng sau sách thực lục mới chịu viết ra nội dung của 14 khoản đòi hỏi nầy.
Có 3 điểm cần truy cứu:
1/- Nội dung của 14 khoản đòi hỏi của người Pháp?
2/- Trong vòng 10 tháng đó có những biến động gì đã xảy ra?
3/- Nội dung của 12 điều khoản trong định ước Nhâm Tuất (1862)
*
A/- Nội dung của 14 khoản đòi hỏi của quân xâm lược Pháp do sách thực lục ghi lại:
1 - Cho tàu Tây dương tự do thông hành ở trên các mặt sông thuộc về phía tây phía nam thành Gia Định.
2 - Tha cả cho các người tù thuộc về trong thời đánh nhau.
3 - Ở mặt sông Biên Hòa, Sài-gòn không đắp đồn lũy đặt quân phòng bị.
4 - Cho được truyền giáo giảng đạo công hành. Vì 2 chữ công hành đó, cốt là: họ người nào theo đạo, được tùy tiện giảng tập, người nào muốn tiến theo học đạo cho giỏi, thì mặc sự thích muốn của họ không nên đặt phép ngăn trở.
5 - Người Tây dương phạm luật, giao cho quan Tây dương xét xử.
6 - Người Tây dương công nhiên đi khắp nơi trong nước ta, nhưng phải tuân theo đúng điều luật.
7 - Tàu Tây dương buôn bán ở cửa biển nào thuận lợi, và quan Tây dương đóng ở nơi nào.
8 - Phải bồi thường tiền đền mạng cho thân nhân 2, 3 người Tây dương đã bị giết chết.
9 - Nước Cao Man, từ sau không được bắt họ cống hiến nữa.
10 - Giao hết cả tỉnh thành và đất phụ thuộc của Gia Định, Định Tường.
11 - Đóng quân ở Thủ dầu một tỉnh Biên Hòa.
12 - Kinh sư của 2 nước đều có quan đại thần đóng ở.
13 - Số bạc bồi thường trước đòi 400 vạn đồng.
14 - Cùng là nước Y Pha Nho xin ở một khu Đồ Sơn tỉnh Hải Dương, cửa huyện Nghiêu Phong lập sở tuần lấy thuế 10 năm, sau sẽ trả lại nước ta.
*
So sánh với 12 khoản đòi hỏi trong văn thư đề ngày 7 tháng 6 d.l năm 1861 của Charner gởi cho Nguyễn Bá Nghi (xin xem lại văn thư 12 khoản nầy ở phần trên nơ trang 23 và 24) thì thấy có sự thay đổi nhưng số khoản đòi hỏi lần nầy tăng lên 2 khoản và đáng chú ý là các khoản 8, 9 và 14.
-Về khoản thứ 8, bồi thường tiền đền mạng cho thân nhân 2, 3 người Tây dương đã bị giết chết: thực lực không ghi rõ 2, 3 người Tây dương là ai nhưng vào tháng 6 â.l năm Tân Dậu (1861)có ghi chép vụ 3 người theo đạo gia tô bị xử chém: Dân đạo ở Biên Hòa là Phạm Văn Đệ bị ghép tội làm tay sai gián điệp cho Pháp, Nguyễn Thị Tòng, Nguyễn Văn Bối bị khép tội tiếp tế giao thông với giặc xâm lược. Tuần phủ Nguyễn Đức Hoan dâng sớ xin đem 3 người ấy chém ngay. Tự Đức y cho thi hành tức thì. (ĐTLCB đã dẫn; trang 229).
Thánh 8 â.l, Tân Dậu (1861), Thanh Hóa lùng bắt được 2 giáo sĩ ngoại quốc tên là Xay Da-tô Bô-ni-e và Ma Tô Bông, quan tỉnh và viên phủ đều được khen thưởng. (ĐNTL; sách đã dẫn, trang 237) .
Tháng 10 â.l, Tân Dậu (1861), tỉnh Bình Định bắt được một giáo sĩ ngoại quốc tên là Y-ty-Anh. (ĐNTL, sách đã dẫn trang 245). Từ sự ghi chép nầy người ta có thể suy diễn rằng:
* -2, 3 người Tây dương bị giết chết được đề cập nơi khoản 8 chính là 2 giáo sĩ bị bắt ở Thanh Hóa và 1 bị bắt ở Bình Định.
* -Văn thư 14 khoản của Charner được gởi tới quân thứ Biên Hòa sau tháng 10 â.l năm Tân Dậu (khoảng tháng 10 hay tháng 11 dương lịch 1861 bởi vì sau đó Charner đã bàn giao chức vụ thống soái cho Bonard vào ngày 30 tháng 11 d.l năm 1861).
-Về khoản thư 9: Nước Cao Man, từ sau không được bắt họ cống hiến nữa. Khoản đòi hỏi nầy nhứt định là phải xảy ra sau khi vua nước Cao Miên Norodom đã bắt đầu chịu khuất phục đoàn quân viễn chinh xâm lược Pháp ở Sài Gòn bởi vì ngày 21 tháng 3 d.l năm 1861 Charner phái phó thuyền trưởng Lespès mang một là thư sang Kampot để chiêu dụ vua Cao Miên Norodom và ngay sau đó vua Cao Miên đã cử một sứ đoàn 80 người mang lễ vật xuống Sài Gòn gặp Charner để xin chịu thần phục và nhờ người Pháp che chở hầu thoát khỏi ảnh hưởng của 2 nước Đại Việt và Xiêm La. (Cũng xem thêm: Nguyễn Công Tánh, Việt Sử Tân Khảo Chú Giải và Khảo Luận V, trang 1394 và trang 1404 phần chú thích số 14.) Nội dung lá thư của Charner gởi cho vua Cao Miên như sau:
- "Les derniers événements de la Cochinchine sont parvenus à la connaissance de Votre Majesté. Elle sait que les troupes franco-espagnoles ont chassé les Annamites des lignes de Chí Hòa, que Saigon est dégagé et que l' armée ennemie vaincue s' est dispersée dans toutes les directions. Les populations des environs, à de grandes distances sont venues faire leur soumission et accepter la protection qui leur était offerte.
L' intention de la France est de conserver sa conquête, de fonder dans la Basse-Cochinchine une colonie et d' y apporter tous les bienfaits de la civilisation européenne.
Le Cambodge a toujours eu avec la France des relations d' amitiéẹ J' espère que nos rapports, en devenant plus fréquents, deviendront aussi plus intimes.
Comme commandant des forces de terre et de mer en Cochinchine, et comme représentant de la France, je viens assurer Votre Majesté de nos meilleures intentions à l' égard du royaume du Cambodge et réponsonse aux avances da paix et d' amitié que le Roi, votre père, sire, a souvent faites au représentant du noble Empereur des Français à Saigon.
J' ai l' honneur d' informer aussi Votre Majesté, que je compte, dans un temps peu éloigné, porter nos forces sur Mỷ-Tho et m' emparer de cette place, dernière défense des Annamites vers le Cambodge.
Le commandant de l'avisio de sa Majesté Impériale, le Norzagaray, pourra entrer en communication avec votre Majesté, si tel est son désir.
J' offre à Votre Majesté . . . ." (A. Schreiner, sách đã dẫn; trang 183).
Theo nội dung của lá thư nầy gởi cho vua Cao Miên, người ta thấy ngay người Pháp đã có ý đồ thiết lập chế độ thực dân thuộc địa trên vùng Nam Kỳ hạ (L' intention de la France est de conserver sa conquête, de fonder dans la Basse-Cochinchine une colonie et d' y apporter tous les bienfaits de la civilisation européenne), đang chuẩn bị đánh chiếm Mỹ Tho và để rảnh tay đối phó với triều đình Huế, người Pháp đã dùng lời ngon ngọt để chiêu dụ người Cao Miên theo về phe với họ trước khi họ tung quân đi chiếm lấn thêm đất đai của nước Đại Nam (que je compte, dans un temps peu éloigné, porter nos forces sur Mỷ-Tho et m' emparer de cette place, dernière défense des Annamites vers le Cambodge.)
Như vậy có thể suy định thêm được một điều khác là văn thư trả lời của Charner với 14 khoản đòi hỏi kể trên được gởi đến cho Nguyễn Bá Nghi sau ngày 21 tháng 3 d.l năm 1861, sau khi sứ đoàn 80 người Cao Miên xuống Sài Gòn mang theo lễ vật để cống sứ cho quan soái Charner. Và có thể là, Nguyễn Bá Nghi đem văn thư 14 khoản nầy tấu trình về triều đình ngoài Huế để Tự Đức cùng các quan đại thần của Cơ Mật Viện bàn bạc quyết định và Trương Đăng Quế đã cố vấn đường hướng cho Nguyễn Bá Nghi áp dụng trong cuộc thương lượng tiếp tục với người Pháp.
B/ Trong vòng 10 tháng đó có những biến động gì đã xảy ra?
Như trên đã đề cặp, sách thực lục của nhà Nguyễn vào tháng 6 â.l năm Tự Đức thứ 14 (Tân Dậu/1861) có nói tới việc người Pháp đưa ra 14 khoản đòi hỏi nhưng lại thêm rằng (14 khoản nầy chép ở tháng 4 â.l năm Tự Đức thứ 15 sau đây), tức là gần 10 tháng sau sách thực lục mới chịu viết ra nội dung của 14 khoản đòi hỏi đó. Trong khoảng thời gian nầy (từ tháng 6 âl/ Tân Dậu/ Tự Đức thứ 14/1861 đến tháng 4 âl/ Nhâm Tuất/ Tự Đức thứ 15/ 1862) có những biến động gì đã xảy ra để cho tên tuổi của ông Phan Thanh Giản bắt đầu xuất hiện trên chính trường ngoại giao để tiếp nhận một trách vụ đội đá vá trời, một trách vụ nặng nề ngang với một bản án tử hình khốc liệt mà kẻ tử tội đang mỗi ngày mỗi giờ đếm từng bước chân của mình trên những bậc thang đưa lên đoạn lầu đài.