Chương 21
Tác giả: NQS
Con số nầy do hai bên đã thỏa thuận ấn định trước đây khi bàn bạc về các việc sắp xếp nghi thức trao đổi hòa ước Nhâm Tuất (1862) sau khi được hai bên phê chuẩn? Hay là Bonard đích thân nhởn nhơ và thong dong đếm số được 20,000? Phải chăng đây là một chuyện bày binh bố trận của triều đình Huế biểu dương lực lượng để răn đe đối phương "chớ có nên dở trò" thừa cơ làm chuyện càn rỡ tại kinh đô Huế? Hay là phía Đại Nam muốn dùng số đông để thừa cơ hội nầy bắt sống nhóm đại diện thế lực xâm lược làm con tin trao đổi cho việc đòi trả lại những vùng đất đã mất?
Tất cả những câu hỏi vừa kể trên đây chỉ là những suy đoán dựa trên tài liệu do một nhân vật lịch sử vào thời đó (Bonard) viết ra khi người nầy đang ở trên vị thế của kẻ thắng trận; mà những kẻ thắng trận thì thường hay kiêu ngạo, lấn lối, lộng ngôn, khinh thường hạ thấp giá trị của phía bại trận nhằm mục đích phô trương tài cán và công trạng lẫy lừng của mình.
*
Tuy nhiên nếu xét cho cùng thì sự huênh hoang phô trương của người Pháp không phải là không có lý do: đất nước Đại Nam tồi tệ thụt lùi dưới quyền lãnh đạo của một tập đoàn quân chủ phong kiến ngủ mê ở kinh đô Huế là một thực tế hiển nhiên mà sử sách nhà Nguyễn dưới thời Tự Đức không thể nào che đậy được:
- Cả một nước Đại Nam từ Bắc chí Nam phần lớn trông nhờ vào lúa gạo cấy trồng từ các vùng đất ở Nam Kỳ vì thế khi bị ngoại bang cấm vận thì cả nước nhốn nháo lo sợ:
- Sức mạnh quân sự quốc phòng lấy tướng giỏi, tàu thuyền, súng óng, đạn dược tân tiến và tinh thần chiến đấu dũng cảm của quan binh làm nòng cốt cho việc gìn giữ trật tự an ninh trong nước và đẩy lui giặc xâm lăng ngoại bang:
-Tướng giỏi của triều đình nhà Nguyễn dưới thời Tự Đức? Ngoài hai ông Nguyễn Tri Phương và Trương Minh Giảng thì còn ai nữa đâu! Cả một nước mà có tới 2 ông tướng giỏi, có nhiều lắm không? Giỏi ở đây cũng chỉ có thể so đo với các nước láng giềng sát cạnh như Lào, Cao Miên, Tiêm La mà thôi. Binh sĩ của ông hoàng đế tổng tư lệnh quân đội Tự Đức thì sao? Họ chỉ có vẻ uy hùng khi được ban phát áo mũ sum xoe để trình diễn trong các cuộc lễ hội diễn binh chứ ngoài chiến trường thì họ chỉ có biết chạy trốn.
- Súng đạn, tàu chiến thì vào thời Tự Đức có những gì? Có nhiều lắm, do ông cố tiên đế Gia Long để lại và thêm vài chiếc tàu bọc đồng cũ mua lại của ngoại quốc qua các triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị, tất cả mọi thứ đều quá xưa cũ cách xa thời Tự Đức gần cả trăm năm! Súng trường trang bị cho binh sĩ đa số là súng mang nhãn hiệu Pháp từ năm 1777 trở về trước và có cả loại súng trường cổ lỗ kiểu châm ngòi lửa của Trung Quốc. Loại súng năm 1777 chỉ bắn xa được 250 mét.
Trong khi các loại súng trường mới lòng có đường vòng khương tuyến của liên quân xâm lược Pháp-Y Pha Nho kiểu năm 1853, 1854, 1857 có tầm bắn xa hiệu quả là 1,200 mét (hơn một cây số ngàn).
Đại pháo lòng không có đường vòng khương tuyến có từ thời Gia Long không thể nào bắn xa như các khẩu đại pháo lòng có vòng khương tuyến của quân xâm lược: trong trận đánh nơi chiến lũy Kỳ Hòa, Charner đã dùng đến ba khẩu đại pháo loại lòng lớn đạn 4 cân Anh (khoảng 2 kí lô)có đường vòng khương tuyến và bốn khẩu trọng pháo lòng lớn có vòng khương tuyến đạn 12 cân Anh (khoảng 6 kí lô) để đánh hạ chiến lũy Kỳ Hòa kiên cố do danh tướng Nguyễn Tri Phương trấn đóng. (A. Schreiner; sách đã dẫn; trang 151).
Hai tác giả Bouianais và Paulus cho biết trong một quyển sách viết chung của họ có tựa đề là L' Indochine française contemporaine, nơi trang 11, thì vào thời điểm trước khi tấn công chiến lũy Kỳ Hòa các khẩu đại pháo lòng 160 ly có vòng khương tuyến, đạn tròn nặng 30 cân Anh (khoảng 15 kí lô đã được quân Pháp-Y Pha Nho bố trí từ những ngày cuối tháng 2 d.l năm 1861.
Các khẩu đại pháo nầy mượn từ các chiến hạm lớn của Charner, mỗi khẩu nặng khoảng 3,500 kilô, có tằm tác xạ hữu ích là 6,250 mét theo một góc độ là 35o. (A. Schreiner; sách đã dẫn; trang 157; phần ghi chú số 2).
Loại đại pháo cổ từ thời Gia Long lòng súng không có vòng khương tuyến, bắn một viên đạn tròn nặng 8 cân Anh (hay 4 kílô) chỉ có một sức bắn xa là 800 mét hay với một góc độ lớn tối đa thì cũng chỉ bắn xa được không quá 1,500 mét; một đại pháo cùng loại nhưng lòng có đường khương tuyến, bắn đi một viên đạn nặng 4 kilô sẽ có tằm tác xạ hữu ích là 3,200 mét(A.Schreiner; trang 151,152) tức là từ đồn Cai Mai (có sách gọi là đồn Cây Mai) quân Pháp có thể di chuyển các khẩu đại pháo nầy đến gần chiến lũy Kỳ Hòa khoảng 3 cây số để dùng cách đánh bắn phá thành lũy trước rồi tung quân tiến chiếm sau (Tiền pháo hậu kích).
-Nội tình an ninh trong nước bất ổn. Giặc thổ phỉ Cờ đen, Cờ Vàng, Cờ trắng đến từ Trung Quốc lộng hành ở Bắc Kỳ (A.Schreiner page 311) khiến cho quan binh triều đình chỉ còn biết quanh quẩn trú an trong thành Hà Nội và các thành quách ở các tỉnh lân cận. Tệ hại hơn nữa là chính quyền Đại Nam ở Bắc Kỳ còn trọng dụng giặc thổ phỉ Cờ đen, thả lỏng cho bọn họ tung hoành nghênh ngang, vơ vét, cướp phá dân chúng khắp nơi. Ba nhóm giặc thổ phỉ nầy là dư đảng của một tổ chức nội phản khởi phát từ năm Kỷ Dậu (niên hiệu Tự Đức thứ 2 / 1849) ở Tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa có tên là Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quí, Lý Tú Thành chủ xướng, chiếm giữ vùng Kim Lăng và nhiều tỉnh ở về phía Nam sông Trường (Trường Giang). Triều đình Trung Hoa nhờ có ngoại quốc tiếp tay nên đánh tan nhóm nội phản và bình định các tỉnh phía Nam. Tàn dư của Thái Bình Thiên Quốc gồm có 3 nhóm Cờ Vàng, Cờ Đen, Cờ Trắng, tất cả khoảng 3,000 người do Ngô Côn làm đầu lãnh chạy trốn, tràn sang biên giới phía Nam để bắt đầu cướp phá gây tàn hại cho dân chúng Đại Nam ở các tỉnh giáp giới với Trung Hoa. Sau khi Ngô Côn chết, 3 nhóm giặc Cờ hiềm khích, tranh giành quyền lợi với nhau: ở miền thượng du Bắc Việt thì nhóm thổ phỉ Cờ Đen do Lưu Vĩnh Phúc cầm đầu quấy nhiễu vùng lãnh thổ Lào Cai, và nhóm thổ phỉ Cờ Vàng do Hoàng Sùng Anh cướp bóc mạn Hà Giang. Chính quyền nhà Nguyễn ở Bắc Việt bất lực không thể dẹp yên giặc thổ phỉ ở vùng biên giới cho nên phải chịu liên kết với nhóm Cờ Đen để chống trả nhóm Cờ Vàng, phó mặc vùng Lào Cai cho Lưu Vĩnh Phúc trọn quyền làm chủ và mặc tình vơ vét. Thổ phỉ Trung Hoa hoành hành khắp các miền Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Tàn dư của nhà Hậu Lê là Hoàng Tề lại nổi lên thông đồng với đám cướp biển tàu-ô Trung Quốc cướp phá khắp vùng Quảng Yên và Hải Dương mãi về sau mới bị quân thứ của tỉnh Hải Dương bắn hạ ở huyện Thanh Lâm tuy nhiên giặc tàu-ô vẫn tiếp tục cướp phá ở ngoài biển. Tháng 7 năm Nhâm Thân (1872) triều đình Huế phải cử danh tướng Nguyễn Tri Phương làm Tuyên-sát đổng-sức đại thần ra Bắc lo việc quân cơ và bình định nhưng cũng không đạt được một thành tích khả quan nào.
*
Về thời điểm trao đổi hoà ước ngày 9 tháng 5 âl năm Nhâm Tuất/ niên hiệu Tự Đức thứ 15 tức là ngày 5 tháng 6 d.l năm 1862, trong phiếu trình của Bonard được đăng lại trên tập san Revue Maritime et Coloniale có ghi rõ là phái đoàn sứ Pháp-Y Pha Nho khởi hành từ Sài Gòn ra Đà Nẵng vào ngày 2 tháng 4d.l năm 1863, đến vụng cảng Đà Nẵng ngày 5 tháng 4 dl, và đến kinh đô Huế ngày 10 tháng 4 dl. năm 1863.
Phái đoàn sứ của Pháp gồm có: cầm đầu là đề đốc ủy nhiệm Bonard, thống đốc, chỉ huy trưởng quân đội Pháp ở Nam Kỳ, đại sứ toàn quyền của hoàng đế Napoléon III; đại tá hải-lục quân Reboul, tổng tham mưu trưởng;Tricault, đệ nhị ủy nhiệm thay mặt bộ trưởng bộ Hải quân và Thuộc địa; đại úy hạm trưởng Aubaret, thanh tra trưởng Á Châu sự vụ, đệ tam ủy nhiệm; phó hạm trưởng Buge.
Sứ thần đại diện cho nữ Hoàng Tây Ban Nha là đại tá chỉ huy trưởng đoàn quân viễn chinh Tây Ban Nha Palanca Guitierrez.
*
Về thời điểm trao đổi hoà ước Nhâm Tuất, sử sách Việt Nam ghi chép khác với các sự ghi chép được tìm thấy trong các thư tịch của người Pháp:
Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên và Quốc triều Chánh Biên Toát Yếu ghi chuyện nầy xảy ra trong tháng 2 âm lịch năm Quý Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 16 (1863).
1-/ Sách Đại Nam Thực Lục Chính Biên, ghi chép về những việc trong năm Quý Hợi, niên hiệu Tự Đức thứ 16 (1863):
>.
Vua cho là việc dề nghị đó hãy còn chưa thỏa đáng, bèn sai Phạm Phú Thứ sai làm khâm sai đại thần đến nơi hội tề với Phan Thanh Giảng, Lâm Duy Thiếp bàn nói với tướng nước Phú . . ..>> (ĐNTLCB; đã dẫn; trang 6) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2-/Sách Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu viết rõ hơn:
> (SQTCBTY; bản dịch; in năm 1925, trang 337).
Trong loạt bài viết Notes pour servir à l'histoire de l'établissement du Protectorat français en Annam của tác giả Lê Thanh Cảnh đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San, số thứ 4/ tháng 10-12/ 1937 (trang 391) cũng ghi vào tháng tháng 2 âl như sau :
Dans le courant du ler mois de la 16e année de Tự-Đức (1863) (tức tháng Giêng niên hiệu Tự Đức thứ 16) le Commandant en chef français fit annoncer à la Cour l'arrivée des Envoyés français et espagnol pour le deuxième mois, et notifia le protocole — légèrement modifié — de leur réception à Hué. Sa Majesté, peu satisfaite du protocole communiqué, envoya en Cochinchine PHẠM-PHÚ-THỨ pour s'entendre avec PHAN-THANH-GIẢN et LÂM-DUY-HIỆP pour l'établissement d'un nouveau programme de réception des Envoyés.
Après accord avec les Plénipotentiaires français et espagnol, PHẠM-PHÚ-THỨ revint à Hué, avec PHAN-THANH-GIẢN et LÂM-DUY-HIỆP rendre compte à Sa Majesté de láccomplissement de leur mission.
La Cour s'apprêtait alors à recevoir les Plénipotentiaires.
Dans le courant du 2è mois (tức tháng 2 âl), M. BONNARD représentant la France, et M. PALANCA représentant l'Espagne, firent leur entrée dans la Capitale d'Annam (le Commandant en chef français représentaitle Gouvernement français). Ils furent reçus dans le nouveau Hôtel des Ambassadeurs, construit au bord de la Rivière des Parfums>>.
Tạm dịch: Hoàng thượng không hài lòng với kiểu cách tiếp đón do người Pháp thông báo cho nên lại cử Phạm Phú Thứ vào Nam Kỳ để cùng với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp để bàn thảo một chương trình bàn thảo về nghi thức đón tiếp đoàn sứ Pháp-Tây Ban Nha.
Sau khi thỏa hiệp với các khâm sứ Pháp và Tây Ban Nha, Phạm Phú Thứ trở về Huế cùng với Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp để tấu trình lên hoàng thượng là họ đã hoàn tất nhiệm vụ giao phó.
Triều đình chuẩn bị tiếp đón đoàn sứ.
Trong vòng tháng thứ hai, ông Bonard đại diện cho Pháp, ông Palanca đại diện cho Tây Ban Nha đến kinh đô của nước An Nam (tổng tư lệnh quân sự Pháp (Bonard) đại diện cho chính phủ nước Pháp). Họ được rước đón và đưa đến Toà dinh tiếp sứ trên bờ sông Hương.>>
A .Schreiner trích dẫn bài viết của Vial về tiến trình trao đổi bản hoà ước năm Nhâm Tuất (5 tháng 6 dl năm 1862) sau khi đã được hoàng đế Pháp quốc, nữ hoàng Y Pha Nho và hoàng đế nước Đại Nam ký phê chuẩn như sau :
Le 5 Avril, on mouille sur rade de Tourane et, le jour même l'amiral Jaurès continua sa route vers Schanghai . . . . .
Le 6 on descend à terre. Le 7 on se met en route avec une escorte de 300 soldats annamites et de 400 porteurs. Le 10 vers midi, les légations arrivent à Huế. Après les visites d'usage, les traités ratifiés sont échangés les 13 et 14 Avril. La journée du 15 est marquée par la mort bien regretable de Lâm Duy Hiệp, l'un des deux plénipotentiares annamites. Le Choléra l'avait enlevé en quelques heures. Le 16, les légations sont reçus par Tự Đức.
Le 18 Avril au soir, les légations, ayant termimé leur mission, reprennent le chemin de Tourane par la rivière sur les jonques impériales. Le 19 au matin, elles embarquent à bord du Grenada qui appareille le mêm jour et arrive à Saigon le 22 Avril . . .
A son retour à Saigon, l'amiral Bonard, dont la santé avait été fortement ébranlé par les travaux et les soucis de son gouvernement, remit la direction de la colonie au contre amiral de la Grandière. Le 30 Avril, il fit ses adieux aux officiers réunis dans le salon du gouvernement et leur présenta son remplaçant >> (Vial) ( Shreiner; trang 252, 253)
Tạm dịch:
Ngày 5 tháng 4 dl, đoàn tàu (Pháp Tây ban Nha) bỏ neo ở vụng biển Đà Nẵng và cùng ngày hôm đó tàu của phó đề đốc Jaurés tiếp tục hành trình về Thượng Hải . . . .
Ngày 6 thán 4 dl, hai phái đoàn Pháp - Tây Ban Nha lên bộ. Ngày 7 khởi hành bằng đường bộ với 300 lính tập An Nam và 400 trăm phu khuân vác. Trưa ngày 10, phái đoàn tới Huế. Sau những nghi lễ viếng thăm thông thường, là nghi thức trao đổi các bản hòa ước trong 2 ngày 13 và 14. Ngày 15 đáng ghi nhớ vì cái chết rất đáng tiếc của Lâm Duy Hiệp, một trong hai viên toàn quyền đặc sứ. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, bệnh dịch tả đã giết chết ông Hiệp.
Ngày 16 phái đoàn được Tự Đức tiếp kiến.
Vào buổi chiều ngày 18 tháng 4 dl, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lại bắt đầu trở ra Đà Nẵng bằng đường sông do các thuyền chiến của triều đình chuyên chở. Sáng ngày 19, đoàn tới vụng Đà Nẵng và lên tàu chiến Grenada đã tới cùng một ngày đợi ở đó và về tới Sài Gòn ngày 22 tháng 4. . . .
Về đến Sài Gòn, Đề đốc Bonard, sức khoẻ suy giảm vì làm việc quá sức với những phiền não gây ra từ chính quyền của ông (ở Sài Gòn), ông trao quyền cai trị lãnh thổ thuộc địa cho phó đề đốc de la Grandière. Ngày 30 tháng 4, ông (Bonard) từ biệt nhân viên viên chức nơi phòng khách dinh toàn quyền và giới thiệu người thay thế ông . . . .>>
*
Tự Đức tiếp kiến các sứ thần ở điện Thái Hoà
Sách Đại Nam Thực Lục ghi chép việc nầy như sau: