NQS
Chương 33
Tác giả: NQS
IX/- HẬU SINH ĐÁNH GIÁ TIỀN NHÂN PHAN THANH GIẢN
Trong bài Tổng luận viết trên cuốn ĐỊA CHÍ VĂN HÓA THÀNH PHỐ ****, xuất bản vào năm 1987,ông Trần Bạch Đằng- là một trong 3 chủ biên của sách nầy- đã viết như sau:
"Cái bất hạnh khác là Hồng Nhậm - ở ngôi lâu nhất trong các vua Nguyễn: 36 năm - ngoài sinh thơ và nổi tiếng có hiếu với mẹ, hoàn toàn mờ mịt về những chuyển động long trời lở đất đang diễn ra khắp thế giới. Cá bị số quan cao cấp cực kỳ bảo thủ và dốt nát tán ra tán vào, bị nhà vua vứt bỏ, có người phải trả giá khá đắt cho tấm lòng yêu nước và trí thức của mình. Về sau nầy, Tự Đức bắt đầu thay đổi thái độ: cho mua tàu chiến, gởi học sinh sang Âu Châu học về cơ khí, phái sứ giả sang Mỹ, v.v. . . song đó chỉ là chủ trương chắp vá "cò con" và cũng quá muộn, vả Pháp cũng ra sức cản trợ
Vua đã thế, đại thần đã thế, sĩ phu cũng không hơn. Các cuộc nổi dậy liên miên ở Trung và Bắc đều không mang ý thức tạo điều kiện chống giữ giặc ngoài mà vẫn lăm lăm giành quyền bính, dù Phan Bá Vành hay Đoàn Trưng, Đoàn Trực. Trường hợp Lê Văn Khôi tuy là diu nhất ở Nam Bộ, nằm trong hệ mâu thuẩn đó. Về phương diện nầy, các phong trào gọi là khởi nghĩa ấy chưa bắt kịp đòi hỏi khách quan của vận nước mặc dù mỗi cuộc khởi nghĩa đều có một số nguyên nhân chính đáng.
Chúng ta kết án một loạt chủ trương "cầu hòa" với Pháp "chuộc" các tỉnh đông Nam Bộ . . . của triều đình, những nhượng bộ của Phan Thanh Giản v.v . . . Chẳng có gì bào chữa nổi cho sự ương hèn.
Vấn đề là là phân tích toàn diện so sánh lực lượng của một thời kỳ lịch sử và đường lối chung của triều đình tạo từ trước các điều kiện khả dỉ yểm trợ cho quan điểm "chủ chiến". Cùng một trình độ vật chất, sự khác nhau về số lượng có thể bổ sung bằng lòng dũng cảm, trí thông minh, dựa vào nhân dân, chiến lược, chiến thuật hành binh v.v . . . Lý, Trần và Lê thủ thắng trên căn bản đọ Thời Tự Đức, so sánh lực lượng - về trình độ của các nền sản xuất có khác. Hơn nữa, triều Nguyễn đang xuống, mất lòng dân, nội bộ lục đục . . .
Trong tinh thần ấy, chúng ta xưng tụng phái "chủ chiến". Nhưng không thể rơi vào chủ nghĩa "duy ý chí" - chỉ cần đánh và hể đánh là thắng."
(Trích từ bài Tổng luận của Trần Bạch Đằng đăng trong sách Địa Chí Văn Hóa Thành Phố ****; xuất bản năm 1978; trang 436)
Từ đoạn viết trên của ông Trần Bạch Đằng, có những điểm sau đây cần được nêu lên:
Chúng ta kết án: chúng ta ở đây là những ai?
Chúng ta kết án một loạt chủ trương "cầu hòa" với Pháp "chuộc" các tỉnh đông Nam Bộ . . .của triều đình,
Chúng ta kết án những nhượng bộ của Phan Thanh Giản. . .
Chẳng có gì bào chữa nổi cho sự ương hèn.
Chúng ta xưng tụng phái chủ chiến. Phái chủ chiến là ai?
Không thể rơi vào chủ nghĩa "duy ý chí"- Chỉ cần đánh và hể đánh là thắng.
*
1/- Chúng ta kết án: Chúng ta là ai?