Vi Tiểu Bảo và nghệ thuật làm quan
Tác giả: VŨ ĐỨC SAO BIỂN
K hi “lỡ” đưa Vi Tiểu Bảo từ Dương Châu lên Bắc Kinh rồi lọt vào hoàng cung nhà Thanh, Kim Dung cũng đồng thời hư cấu ra một… nghệ thuật làm quan để giúp cho nhân vật ấy trở thành một con người quyền uy tột đỉnh dưới triều Khang Hy, khiến hàng vạn viên quan trong Bát kỳ Mãn Châu phải kính nể. Vậy đâu là nghệ thuật làm quan của Vi Tiểu Bảo?
Kim Dung tỏ ra khá cà rỡn khi đặt tên cho nhân vật của mình: Vi là cái gì nhỏ xíu, Tiểu là cái gì nho nhỏ, Bảo là cái gì quý báu. Kết hợp ba ngữ nghĩa đó, Vi Tiểu Bảo có nghĩa là cái gì quý giá mà nhỏ xíu xìu xiu. Vậy trong cơ thể một người đàn ông Trung Quốc ở một xã hội nông nghiệp lạc hậu thời Khang Hy, khi chế độ đa thê được mặc nhiên công nhận thì cái gì nhỏ xíu xìu xiu được xem là cái quý nhất? Có thể hiểu “quý danh” Vi Tiểu Bảo có nghĩa là “thằng… cu” theo cách gọi nôm na của người Việt Nam. Đưa một nhân vật như vậy để phong quan tới đệ nhất đẳng công tước, Kim Dung quả là một ông trùm hài hước.
Tuy vậy, quan lại dưới triều Khang Hy nhà Thanh có 2 loại: loại được tin cẩn là các quan lại xuất thân từ Bát kỳ thuộc dân tộc Mãn Châu; loại ít được tin cẩn là quan lại gốc Hán, cho dù học có trình độ học vấn, khả năng trị dân và kìng trung đối với nhà Thành. Cứ đem tiêu chí đó mà xét thì Vi Tiểu Bảo trong tác phẩm Lộc Đỉnh ký hoàn toàn không xứng đáng để trở thành một viên quan có chức vụ nhỏ xíu như hạt đậu dưới triều Khang Hy chút nào.
Vì vậy, như cách Lỗ Tấn xây dựng nhân vật AQ, Kim Dung cũng tạo cho nhân vật một lý lịch hết sức mù mờ. Họ Vi của y là lấy theo họ mẹ, bà Vi Xuân Phương. Ngay tác giả Kim Dung cũng không xác định được dân tộc của Vi Tiểu Bảo là Hán, Mãn, Mông, Tạng hay Hồi.
Để che đậy cái gốc xuất thân thấp hèn của mình mà làm quan, Vi Tiểu Bảo phải tự nặn ra một lý lịch hết sức hàm hồ. Đại để, Bảo khoe với người khác rằng mình xuất thân trong một gia đình danh giá, có người chú ruột (?) rất phong lưu là Vi Đại Bảo. Khi Bảo về công cán tại Dương Châu để xây dựng toà Trung Liệt từ, các quan lại địa phương đón tiếp Bảo rất long trọng. Hỏi đến dòng dõi, Bảo nói ấm ớ rằng tổ phụ họ Vi. Tuần phủ Dương Châu nổi tiếng là tay học cao hiểu rộng cho rằng Bảo thuộc hậu duệ của bậc trung thần Vi Niết, làm quan nổi tiếng thanh liêm. Tất nhiên là Vi Tiểu Bảo không phản đối. Bảo cứ để mặc xác các quan tán tụng, không công nhận cũng như không phủ nhận.
Nên nhớ trước đó, Khang Hy đã phong cho Vi Tiểu Bảo làm Chánh đô thống Hoàng kỳ, tước phong Ba Đồ Lỗ, đi công cán được khoác áo choàng màu vàng. Mà hoàng kỳ (đạo cờ vàng) là một trong Bát kỳ đã có công vượt quan ải tiến vào Trung Hoa tiêu diệt nhà Minh năm 1643. Thấy Vi Tiểu Bảo mặc áo khoác vàng, thiên hạ cứ ngỡ Bảo thuộc dân tộc Mãn Châu chính cống. Bảo tự đặt cho mình cái tên nửa Hán nửa Mãn cũng rất mơ hồ: Hoa Sai Hoa Sai Tiểu Bảo. Cái họ Hoa Sai Hoa Sai đọc như thế nào thì ngay cả người Mãn Châu nghĩ đến bể óc cũng không hiểu ra được.
Ban đầu, Vi Tiểu Bảo chưa biết tham ô, chỉ biết ăn chặn lặt vặt. Hán chỉ thực sự hiểu rằng làm quan là phải biết tham ô, phải biết nhận hối lộ từ khi được vua Khang Hy phái đi giám sát đoàn kiểm kê tài sản tại nhà tên phản thần Ngao Bái.
Nguyên trưởng đoàn kiểm kê là Lại bộ Thị lang Sách Ngạch Đồ. Khang Hy không tin lão cáo già này lắm nên sai Vi Tiểu Bảo đi theo để giám sát công việc kiểm kê. Trong nhà Ngao Bái có sẵn bàn thờ Phật, Sách Ngạch Đồ nảy ra ý tưởng muốn được kết nghĩa làm anh em với Vi Tiểu Bảo. Năm ấy, Sách Ngạch Đồ 65 tuổi, Vi Tiểu Bảo mới 13 tuổi. Họ lạy nhau tám lạy xưng là huynh đệ. Mà hễ kết nghĩa với nhau thì có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu, Sách Ngạch Đồ xúi Vi Tiểu Bảo: “Hiền đệ muốn lấy vật gì thì cứ lấy”. Lão cầm hai xâu châu báu, một chuỗi ngọc phỉ thuý, một lưỡi truỷ thủ, một bảo y bằng tơ tằm đưa cho Vi Tiểu Bảo. Lão lại dạy cho Vi Tiểu Bảo một câu thiệu rất gọn: “Ngàn dặm làm quan chỉ vì tiền”. Biên bản kiểm kê thể hiện rõ gia tài của Ngao Bái trị giá 2.353.148 lạng bạc (tức là hai trăm ba mươi lăm vạn ba ngàn một trăm bốn mươi tám lạng). Sau khi kiểm kê xong, Sách Ngạch Đồ đề nghị Vi Tiểu Bảo xóa bớt một nét của chữ Nhị (hai) để chỉ còn chữ Nhất (một). Biên bản kiểm kê còn lại con số 1.353.148 lạng. Vậy là Sách Ngạch Đồ cùng Vi Tiểu Bảo đã nuốt mất 100 vạn lạng bạc (tức 1 triệu lạng). Sách Ngạch Đồ chi đôi số tiền đó, để cho quan giám sát Vi Tiểu Bảo ăn trọn 50 vạn lạng; phần lão 50 vạn lạng. Lão tự trích phần của mình ra 5 vạn lạng làm quà cho bọn cung phi, thái giám và các thành viên trong đoàn kiểm kê tài sản. Mới ngay một cuộc giám sát đầu tiên, Vi Tiểu Bảo đã trở thành một nhà đại phú hào nhỏ tuổi nhất tại thành Bắc Kinh.
Nhận của hối lộ là một cái gì rất xa lạ với Vi Tiểu Bảo. Nhưng đại ca Sách Ngạch Đồ đã dạy thằng tiểu đệ rất nhiều bài căn bản nên trình độ ăn hối lộ của Vi Tiểu Bảo được nâng cao và không ngừng phát triển. Con Trai của Ngô Tam Quế là Ngô Ứng Hùng từ Vân Nam lên thành Bắc Kinh chầu vua Khang Hy. Biết rằng thế nào Ngô Ứng Hùng cũng đem lễ vật để lo lót cho các quan, Sách Ngạch Đồ dạy Vi Tiểu Bảo trước: “Chút nữa đây, bất luận Ngô Ứng Hu(ng đưa lễ vật cho hiền đệ trọng hậu thế nào, hiền đệ cũng đừng tỏ ra vui mừng. Hiền đệ chỉ nên hững hờ nói: “Thế tử đến Bắc Kinh đường xa vất vả quá”. Nếu gã thấy hiền đệ tỏ ra vui mừng thì cho à mọi việc đã xong, sau này không đưa thêm món nào khác. Hiền đệ lộ vẻ lãnh đạm là gã nhất định tưởng hiền đệ chê lễ vật tầm thường và hôm sau tất đem đến một phần trọn ghậu nữa”. Vi Tiểu Bảo sướng quá, gọi phương pháp của Sách Ngạch Đồ là “gõ cần bẫy”.
Quả nhiên, Bào áp dụng đúng “bài bản”, khiến Ngô Ứng Hùng phải đem tiền quà tặng Bảo liên tục. Từ đó, Vi Tiểu Bảo trở thành “tiến sĩ ngành hối lộ học”. Hắn ăn hối lộ càng ngày càng dạn tay, càng ngày mặt càng tỉnh bơ. Đưa Kiến Ninh công chúa qua Vân Nam theo lệnh vua gả cho Ngô Ứng Hùng, hắn moi được của Ngô Tam Quế mấy trăm vạn lạng bạc. Về Dương Châu đi công cán, hắn cũng ăn được của các quan lớn nhỏ ở Dương Châu một mớ. Ra Đài Loan thăm nhân dân miền đất mới tiếp quản, hắn lại bợ được mấy trăm vạn lạng nữa. Gia tài của hắn ngày càng nặng nề hơn. Hắn đổi hết ra ngân phiếu do các tiệm vàng danh tiếng ở Bắc Kinh phát hành để bọc theo cho gọn. Càng có tiền, hắn càng chi sộp cho bọn thái giám, thị vệ và các quan lại thất cơ lỡ vận. Hắn lại đem một số lớn tiền tặng các anh em Thiên Địa hội xài giùm. Hắn rút ra được một bài học rất kỳ dị: Muốn ăn được của hối lộ lâu dài, phải biết làm công tác… “từ thiện xã hội”. Để làm quan lâu dài hưởng được nhiều bổn glộc trời cho thì trước hết phải biết tặng quà cáp cho bọn đồng liêu và thi ân bố đức cho bọn thuộc hạ. Thế nhưng lần chi tiền đau nhất trong đời hắn là khi cứu trợ nạn nhân bão lụt tại Đài Loan. Khang Hy ra lệnh trong cung tiết giảm các khoản chi phí được đâu chừng 5 vạn lạng. Nhà vua động viên hắn tham gia cứu trợ, hắn dại dột móc ra hơn 200 vạn lạng khiến nhà vua phải kinh hãi. Cứu trong xong, hắn tự mắng mình ngu!
Dù nịnh chẳng phải chuyện dễ với mọi người, Vi Tiểu Bảo vẫn có khả năng nâng nịnh lên thành một nghệ thuật kinh điển, có bài bản rõ ràng. Phải nịnh sao cho người nghe nịnh suống tai mà không có cảm giác mình bị nịnh, tưởng rằng đối tượng ăn nói chân tình mới là ảo diệu. Vi Tiểu Bảo đã từng ca ngợi Khang Hy là “Điểu, Sâng, Uỷ, Sang” (Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang). Cao hơn một chút, hắn ca ngợi Khang Hy là một bậc thánh minh, “ngồi trong cái gì mà quyết đoán ra được cái gì” (hắn không thuộc nổi câu “Ngồi trong trướng mà quyết đoàn ra được ngàn dặm”). Cách nịnh không nhất của hắn là kể những chuyện tào lao, thuộc lòng một số từ ngữ nhưng vẫn giả bộ quên hoặc không biết. Khang Hy không biết hắn giả bộ bèn nhắc đúng từ ngữ đó; lúc bấy giờ hắn mới giả bộ kinh dị hỏi lại: “Ủa, thánh thượng cũng biết cái đó ư?”, hoạc “Ủa, thánh thuợng cũng có mặt ở đó ư?”. Nhà vua không biết hắn giả nai, cứ tưởng hắn chân tình nên mặt rồng hớn hở.
Trong nghệ thuật làm quan, bao gồm che đậy lý lịch, tham ô và ăn của hối lộ, chia tiền tham ô cho kẻ dưới, Vi Tiểu Bảo là nhân vật hạng nhất. Riêng trong nghệ thuật nịnh, hắn đành rớt xuống hạng nhì. Kim Dung kể rằng có một lần Khang Hy thiết triều hỏi ý bọn quần thần về việc triệt hạ phiên vương Ngô Tam Quế. Các quan bàn tới bàn lui, chẳng ai đưa ra được ý kiến nên hay không nên. Nhà vua lại hỏi đến Binh bộ Thượng thư Minh Châu. Minh Châu tâu: “Bệ hạ nhìn xa trông rộng, tuy là đưa chuyện ra để hỏi bọn tiểu thần nhưng chủ kiến thì đã có rồi. Bọn tiểu thần cứ nhắm mắt làm theo lời dạy của bệ hạ thì muôn việc đều thành sự”. Nghe Minh Châu nịnh, Vi Tiểu Bảo phải công nhận là lão nịnh hay, xứng đáng đạt học vị “tiến sĩ nịnh”. Tự xét mình, Vi Tiểu Bảo biết mình nịnh giỏi lắm thì cũng chỉ cấp”cử nhân”. Và Vi Tiểu Bảo đành đau thương tôn vinh Minh Châu là… “bợ đít đại vương”.