Chương 10
Tác giả: Graham Greene
Pyle thu xếp để mời dự một bữa tiệc rượu, nhưng tôi biết hắn không phải là người mê rượu. Sau vài tuần kể từ buổi gặp gỡ kỳ lạ ở Phát Diệm, tôi vẫn thấy có những điều khó tin được là sự thật: Những chi tiết của nội dung cuộc nói chuyện với nhau càng thêm mơ hồ. Chúng giống như những nét chữ đã bị mờ mất trên một ngôi mộ La Mã cổ mà tôi là người khảo cổ phải điền vào, theo vốn kiến thức chủ quan của mình. Có lúc tôi tưởng hắn đùa, tất cả câu chuyện chỉ là sự ngụy trang lắt léo và hài hước để che giấu một ý đồ thực, vì tin đồn Sài Gòn đã cho rằng Pyle là người của một trong những cơ quan đó cung cấp vũ khí Mỹ cho một lực lượng thứ ba, cái đội kèn đồng của giám mục, hay những tên lính mới mộ của ngài, luôn luôn sợ sệt và không bao giờ được hưởng lương. Tôi vẫn để trong túi áo bức điện nhận được ở Hà Nội. Không cần báo cho Phượng làm gì, như vậy chỉ làm cho ba tháng tôi còn được ở Sài Gòn bị đầu độc vì những giọt nước mắt và những cuộc cãi lộn. Và khi xin thị thực xuất cảnh cũng nên chờ đến ngày chót, đề phòng có người nhà của cô làm việc tại Sở Xuất nhập cảnh.
- 6h, Pyle sẽ tới chơi - tôi nói với Phượng.
- Tôi tới nhà bà chị.
- Được gặp cô, anh ta sẽ vui lắm đấy.
- Anh ta chẳng quý gì tôi, chẳng quý gì cả họ hàng của tôi. Khi anh đi vắng, chị tôi mời, nhưng anh ta chẳng thèm lại, làm bà chị giận không để đâu hết.
- Cô chẳng cần phải lánh mặt.
- Nếu anh ta muốn gặp tôi thì cứ việc mời chúng tôi đi ăn tại nhà hàng Magestic. Chắc lại muốn gặp riêng anh để bàn công việc thôi.
- Hắn ta đang nhúng tay vào việc gì đó?
- Người ta đồn rằng hắn nhập cảng nhiều loại hàng lắm đấy.
- Hàng gì?
- Thuốc nước, thuốc viên…
- Nhập cho những đội chống bệnh đau mắt ở miền Bắc đấy mà.
- Có lẽ. Hải quan không được phép mở. Đó là những kiện hàng giao. Nhưng một hôm người ta nhỡ mở nhầm và người mở bị đuổi luôn. Viên bí thư thứ nhất dọa đình chỉ tất cả việc gửi hàng sang.
- Trong hòm có gì?
- Thuốc nổ dẻo.
- Họ cần gì đến chất nổ dẻo? - tôi làm ra vẻ thờ ơ, nói.
Khi Phượng đi ra, tôi viết thư về Anh. Một nhân viên hãng Reuters vài ngày nữa sang Hong Kong và từ đó có thể gửi hộ thư cho tôi. Tôi biết cuộc vận động của tôi sẽ không đạt được kết quả gì, nhưng sau này tôi không muốn tự trách là đã không dùng hết cách. Tôi viết cho ông Chủ nhiệm tờ báo của tôi rằng chưa phải lúc thay đổi phóng viên. Tướng De Cat đang ngắc ngoải ở Paris, người Pháp sắp tháo chạy khỏi Hòa Bình, miền Bắc Việt Nam chưa bao giờ đứng trước một nguy cơ lớn như vậy. Tôi không được đào tạo để thành một biên tập viên về đối ngoại, tôi là một phóng viên, tôi chẳng có quan điểm về tình cảm riêng tư của tôi, tuy không tin tí nào rằng một chút thiện cảm của tình người lại sống sót được dưới ánh sáng trần trụi, giữa những lưỡi trai xanh và những câu nói rập khuôn như "lợi ích tờ báo", "hoàn cảnh bắt buộc"…
Tôi viết: "Vì những lý do cá nhân, tôi sẽ rất khổ sở nếu phải cách xa Việt Nam. Tôi không tin rằng tôi sẽ làm việc một cách tốt nhất khi ở Anh, ở đó tôi sẽ vấp phải những khó khăn không phải chỉ về mặt tài chính, mà về mặt gia đình. Thực ra nếu có thể được, tôi sẽ từ chức hơn là về Anh. Tôi chỉ nhân tiện nói qua điều này để chứng tỏ rằng sự phản đối của tôi thật là mạnh mẽ. Tôi không tin rằng ông sẽ phải phàn nàn về tôi trong nhiệm vụ phóng viên và đó là ân huệ đầu tiên mà tôi xin ở ông".
Tôi đọc lại bài viết về trận đánh ở Phát Diệm gửi đi từ Hong Kong. Người Pháp sẽ không bực bội về bài này lắm: cuộc bao vây đã được giải tỏa, một chiến bại có thể được ngụy trang bằng chiến thắng. Rồi tôi lại xé trang thư cuối cùng. Viết làm gì? Những lý do cá nhân sẽ chỉ là cái đích cho những lời châm biếm thâm độc. Người ta đã khẳng định rằng mỗi phái viên đều có một sự dan díu với một cô gái bản địa. Biên tập viên ca ban sáng sẽ kể câu chuyện này với biên tập viên ca chiều và tên này sẽ biến chuyện thành một sự ghen tỵ mà hắn đem theo với hắn khi chui vào chăn ngủ với bà vợ trung thành hắn đưa từ Glasgo về từ mấy mươi năm xưa. Tôi hình dung rõ rệt cái kiểu nhà ở lạnh lẽo, với chiếc xe bánh hỏng để ở nơi ra vào, chiếc tẩu thuốc lá ưa thích nhất đã bị ai đánh vỡ, trong phòng khách kiêm phòng ăn có chiếc áo sơ mi trẻ con đứt cúc. Sau này, khi ra uống rượu tại Câu lạc bộ báo chí, tôi không muốn người ta, bằng những câu bông đùa nói tới "lý do cá nhân" của yêu cầu, nhắc lại hình ảnh Phượng. Có tiếng gõ cửa. Tôi mở cửa và mời Pyle vào, con chó đen chạy trước y, Pyle nhìn qua vai tôi và thấy trong phòng không có ai.
- Tôi ở nhà một mình, Phượng đi đến nhà bà chị chơi.
Hắn đỏ mặt. Tôi thấy hắn mặc chiếc áo sơ mi kiểu Hawaii nhưng màu và hình vẽ cũng nhã nhặn. Điều này làm tôi hơi ngạc nhiên: Hắn bị tố cáo là có hoạt động chống Mỹ sao?
- Hy vọng là tôi không làm phiền anh - hắn nói.
- Có gì mà phiền. Anh uống gì?
- Cám ơn. Uống bia.
- Rất tiếc tôi không có tủ lạnh để ủ bia. Gọi đá ngoài vậy. Uống tí Scoth chăng?
- Tí chút thôi, anh bằng lòng vậy. Tôi không mê rượu lắm.
- Nguyên chất?
- Pha nhiều soda vào, tôi chắc anh không thiếu thứ này
- Từ bữa sống ở Phát Diệm, tôi không gặp lại anh.
- Anh có nhận được thư của tôi không, anh Thomas?
Khi hắn gọi tôi bằng tên thánh, tôi thấy như hắn tuyên bố đây không đùa, đây không bóp méo sự thật, mà đây đến để cướp Phượng đấy. Tôi thấy tóc hắn mới được cắt còn cái kiểu áo Hawaii là bộ cánh mặc ngày cưới chăng?
- Có nhận được thư anh. Đáng lẽ phải trả lời anh bằng mấy quả đấm.
- Tất nhiên anh có quyền tuyệt đối để làm như vậy. Tuy nhiên, xin anh biết cho là tôi đã học quyền anh ở trường đại học và tôi trẻ hơn anh nhiều.
- Không thú à, anh cho là tôi có thái độ như vậy là sai lầm ư?
- Anh biết đấy anh Thomas (và chắc hắn cũng nghĩ như tôi), tôi không muốn anh nói về Phượng đằng sau lưng cô ta. Tôi tưởng cô ta có mặt ở đây.
Tuy không định trước, tôi lại cho cho hắn nghe câu đột ngột đó.
Pyle thu xếp để mời dự một bữa tiệc rượu, nhưng tôi biết hắn không phải là người mê rượu. Sau vài tuần kể từ buổi gặp gỡ kỳ lạ ở Phát Diệm, tôi vẫn thấy có những điều khó tin được là sự thật: Những chi tiết của nội dung cuộc nói chuyện với nhau càng thêm mơ hồ. Chúng giống như những nét chữ đã bị mờ mất trên một ngôi mộ La Mã cổ mà tôi là người khảo cổ phải điền vào, theo vốn kiến thức chủ quan của mình. Có lúc tôi tưởng hắn đùa, tất cả câu chuyện chỉ là sự ngụy trang lắt léo và hài hước để che giấu một ý đồ thực, vì tin đồn Sài Gòn đã cho rằng Pyle là người của một trong những cơ quan đó cung cấp vũ khí Mỹ cho một lực lượng thứ ba, cái đội kèn đồng của giám mục, hay những tên lính mới mộ của ngài, luôn luôn sợ sệt và không bao giờ được hưởng lương. Tôi vẫn để trong túi áo bức điện nhận được ở Hà Nội. Không cần báo cho Phượng làm gì, như vậy chỉ làm cho ba tháng tôi còn được ở Sài Gòn bị đầu độc vì những giọt nước mắt và những cuộc cãi lộn. Và khi xin thị thực xuất cảnh cũng nên chờ đến ngày chót, đề phòng có người nhà của cô làm việc tại Sở Xuất nhập cảnh.
- 6h, Pyle sẽ tới chơi - tôi nói với Phượng.
- Tôi tới nhà bà chị.
- Được gặp cô, anh ta sẽ vui lắm đấy.
- Anh ta chẳng quý gì tôi, chẳng quý gì cả họ hàng của tôi. Khi anh đi vắng, chị tôi mời, nhưng anh ta chẳng thèm lại, làm bà chị giận không để đâu hết.
- Cô chẳng cần phải lánh mặt.
- Nếu anh ta muốn gặp tôi thì cứ việc mời chúng tôi đi ăn tại nhà hàng Magestic. Chắc lại muốn gặp riêng anh để bàn công việc thôi.
- Hắn ta đang nhúng tay vào việc gì đó?
- Người ta đồn rằng hắn nhập cảng nhiều loại hàng lắm đấy.
- Hàng gì?
- Thuốc nước, thuốc viên…
- Nhập cho những đội chống bệnh đau mắt ở miền Bắc đấy mà.
- Có lẽ. Hải quan không được phép mở. Đó là những kiện hàng giao. Nhưng một hôm người ta nhỡ mở nhầm và người mở bị đuổi luôn. Viên bí thư thứ nhất dọa đình chỉ tất cả việc gửi hàng sang.
- Trong hòm có gì?
- Thuốc nổ dẻo.
- Họ cần gì đến chất nổ dẻo? - tôi làm ra vẻ thờ ơ, nói.
Khi Phượng đi ra, tôi viết thư về Anh. Một nhân viên hãng Reuters vài ngày nữa sang Hong Kong và từ đó có thể gửi hộ thư cho tôi. Tôi biết cuộc vận động của tôi sẽ không đạt được kết quả gì, nhưng sau này tôi không muốn tự trách là đã không dùng hết cách. Tôi viết cho ông Chủ nhiệm tờ báo của tôi rằng chưa phải lúc thay đổi phóng viên. Tướng De Cat đang ngắc ngoải ở Paris, người Pháp sắp tháo chạy khỏi Hòa Bình, miền Bắc Việt Nam chưa bao giờ đứng trước một nguy cơ lớn như vậy. Tôi không được đào tạo để thành một biên tập viên về đối ngoại, tôi là một phóng viên, tôi chẳng có quan điểm về tình cảm riêng tư của tôi, tuy không tin tí nào rằng một chút thiện cảm của tình người lại sống sót được dưới ánh sáng trần trụi, giữa những lưỡi trai xanh và những câu nói rập khuôn như "lợi ích tờ báo", "hoàn cảnh bắt buộc"…
Tôi viết: "Vì những lý do cá nhân, tôi sẽ rất khổ sở nếu phải cách xa Việt Nam. Tôi không tin rằng tôi sẽ làm việc một cách tốt nhất khi ở Anh, ở đó tôi sẽ vấp phải những khó khăn không phải chỉ về mặt tài chính, mà về mặt gia đình. Thực ra nếu có thể được, tôi sẽ từ chức hơn là về Anh. Tôi chỉ nhân tiện nói qua điều này để chứng tỏ rằng sự phản đối của tôi thật là mạnh mẽ. Tôi không tin rằng ông sẽ phải phàn nàn về tôi trong nhiệm vụ phóng viên và đó là ân huệ đầu tiên mà tôi xin ở ông".
Tôi đọc lại bài viết về trận đánh ở Phát Diệm gửi đi từ Hong Kong. Người Pháp sẽ không bực bội về bài này lắm: cuộc bao vây đã được giải tỏa, một chiến bại có thể được ngụy trang bằng chiến thắng. Rồi tôi lại xé trang thư cuối cùng. Viết làm gì? Những lý do cá nhân sẽ chỉ là cái đích cho những lời châm biếm thâm độc. Người ta đã khẳng định rằng mỗi phái viên đều có một sự dan díu với một cô gái bản địa. Biên tập viên ca ban sáng sẽ kể câu chuyện này với biên tập viên ca chiều và tên này sẽ biến chuyện thành một sự ghen tỵ mà hắn đem theo với hắn khi chui vào chăn ngủ với bà vợ trung thành hắn đưa từ Glasgo về từ mấy mươi năm xưa. Tôi hình dung rõ rệt cái kiểu nhà ở lạnh lẽo, với chiếc xe bánh hỏng để ở nơi ra vào, chiếc tẩu thuốc lá ưa thích nhất đã bị ai đánh vỡ, trong phòng khách kiêm phòng ăn có chiếc áo sơ mi trẻ con đứt cúc. Sau này, khi ra uống rượu tại Câu lạc bộ báo chí, tôi không muốn người ta, bằng những câu bông đùa nói tới "lý do cá nhân" của yêu cầu, nhắc lại hình ảnh Phượng. Có tiếng gõ cửa. Tôi mở cửa và mời Pyle vào, con chó đen chạy trước y, Pyle nhìn qua vai tôi và thấy trong phòng không có ai.
- Tôi ở nhà một mình, Phượng đi đến nhà bà chị chơi.
Hắn đỏ mặt. Tôi thấy hắn mặc chiếc áo sơ mi kiểu Hawaii nhưng màu và hình vẽ cũng nhã nhặn. Điều này làm tôi hơi ngạc nhiên: Hắn bị tố cáo là có hoạt động chống Mỹ sao?
- Hy vọng là tôi không làm phiền anh - hắn nói.
- Có gì mà phiền. Anh uống gì?
- Cám ơn. Uống bia.
- Rất tiếc tôi không có tủ lạnh để ủ bia. Gọi đá ngoài vậy. Uống tí Scoth chăng?
- Tí chút thôi, anh bằng lòng vậy. Tôi không mê rượu lắm.
- Nguyên chất?
- Pha nhiều soda vào, tôi chắc anh không thiếu thứ này
- Từ bữa sống ở Phát Diệm, tôi không gặp lại anh.
- Anh có nhận được thư của tôi không, anh Thomas?
Khi hắn gọi tôi bằng tên thánh, tôi thấy như hắn tuyên bố đây không đùa, đây không bóp méo sự thật, mà đây đến để cướp Phượng đấy. Tôi thấy tóc hắn mới được cắt còn cái kiểu áo Hawaii là bộ cánh mặc ngày cưới chăng?
- Có nhận được thư anh. Đáng lẽ phải trả lời anh bằng mấy quả đấm.
- Tất nhiên anh có quyền tuyệt đối để làm như vậy. Tuy nhiên, xin anh biết cho là tôi đã học quyền anh ở trường đại học và tôi trẻ hơn anh nhiều.
- Không thú à, anh cho là tôi có thái độ như vậy là sai lầm ư?
- Anh biết đấy anh Thomas (và chắc hắn cũng nghĩ như tôi), tôi không muốn anh nói về Phượng đằng sau lưng cô ta. Tôi tưởng cô ta có mặt ở đây.
Tuy không định trước, tôi lại cho cho hắn nghe câu đột ngột đó.