Chương 22
Tác giả: Graham Greene
- Điều gì đã xảy ra thế? - Tôi hỏi.
Hai người lính nhìn tôi. Pyle nhảy lên kéo được khẩu súng về phía mình.
- Đùa với nhau đấy ư?
- Tôi không muốn nó có súng… nhỡ tụi kia đến thì sao?
- Anh đã dùng súng Sten bao giờ chưa?
- Chưa.
- Đẹp quá nhỉ! Tôi cũng vậy. Mong sao đạn đã lên nòng.
- Chúng ta không biết lên đạn đâu.
Những người lính bình thản chấp nhận việc bị tước mất súng. Một người chúc súng xuống rồi để ngang đùi. Người kia ngả vào tường nhắm mắt như giống lúc còn bé, khi nhắm mắt thì tưởng như không ai nhìn thấy mình. Có lẽ anh ta bằng lòng vì đã hết trách nhiệm. Xa xa, ở phương trời nào không rõ, một khẩu đại liên lại nổ… ba tràng, rồi lại im lặng. Người lính kia lại nhắm chặt mắt, nhíu cả đôi mày xếch.
- Họ không biết rằng chúng ta cóc biết dùng súng - Pyle nói.
- Họ được coi như ở về phía chúng ta.
- Tôi tưởng anh không có phe phái nào.
- Đánh trúng đấy. Tôi mong Việt Minh biết rõ điều này.
- Đằng kia xảy ra sự gì vậy?
Tôi kể lại mẩu tin của báo Viễn Đông ngày mai: "Cách Sài Gòn năm mươi km, một đồn binh đêm qua đã bị Việt Minh tấn công và tạm thời chiếm giữ".
- Anh có cho rằng ra ngoài cánh đồng là an toàn hơn không?
- Ẩm ướt hơn thì có.
- Anh như không có vẻ sợ hãi gì cả - Pyle nói.
- Sợ xanh mắt lên chứ, nhưng tình hình đáng lẽ có thể xấu hơn. Thường mỗi đêm họ chỉ đánh ba đồn là cùng. Chúng ta đã bớt đi được một ít vận rủi rồi.
- Cái gì thế nhỉ?
Đó là một chiếc xe rất nặng chạy trên đường, đi về phía Sài Gòn. Tôi đi ra lỗ châu mai nhìn xuống, và đúng lúc đó một chiếc xe chạy qua.
- Đội tuần tra - Tôi nói.
Khẩu đại bác trên tháp xe quay nòng lúc về phía này, lúc về phía khác. Tôi định gọi, nhưng gọi để làm gì? Trên xe không có chỗ cho hai người thường dân vô tích sự. Đất rung lên chút ít khi xe chạy qua, họ đi rồi. Tôi nhìn đồng hồ: Tám giờ năm mươi mốt phút, và tôi đợi khi ánh sáng lóe lên khó khăn lắm mới đọc nổi những con số, giống như khi người ta tính khoảng cách giữa khi chớp và tiếng sấm để biết sét đánh xa hay gần. Non bốn phút trôi qua mới nghe tiếng đại bác nổ. Hình như có tiếng bazoka đáp lại, rồi tất cả im lặng.
- Khi họ quay về - Pyle nói - Chúng ta ra hiệu cho họ ngừng và đưa chúng ta về đồn.
Lúc này tiếng nổ lớn làm rung cả sàn gác.
- Nếu mà họ quay về được - Tôi nói - Vừa rồi như tiếng mìn thì phải.
Khi tôi nhìn lại đồng hồ thì đã quá chín giờ mười lăm một chút và chiếc xe tăng không quay lại. Súng không nổ nữa.
Tôi ngồi xuống cạnh Pyle duỗi dài hai chân.
- Cố ngủ đi - Tôi nói. Chẳng có thể làm được việc gì khác đâu.
- Tôi không yên tâm chút nào về hai tên lính này.
- Chừng nào Việt Mình không tới thì không sợ gì cả. Để khẩu tiểu liên dưới chân cho yên trí hơn.
Tôi nhắm mắt lại và cố hình dung ra mình đang ở một nơi khác… ngồi cứng thẳng lưng trên một toa tàu hạng tư của nước Đức trước khi Hitler lên cầm quyền, những ngày của tuổi thanh niên khi tôi thường suốt đêm ngồi, không biết gì là u sầu, khi tôi có những cơn mơ mộng, lúc không ngủ đầy hy vọng chứ không phải đầy sợ hãi. Hoặc bây giờ là lúc Phượng thường tiêm thuốc bữa đêm cho tôi. Tôi tự hỏi xem đã có một bức thư nào đang chờ tôi không, tôi hy vọng rằng không có, vì tôi biết trước thư sẽ nói gì, và chừng nào nó chưa đến thì tôi còn có thể ước mơ những điều không thể có được.
- Anh ngủ à? - Pyle hỏi.
- Không.
- Có nên rút thang lên không?
- Tôi bắt đầu hiểu tại sao họ lại cứ để thang, đó là con đường thoát duy nhất.
- Tôi mong cho chiếc xe tăng lộn lại.
- Nó không lộn lại đâu.
Tôi cố lâu mới nhìn đồng hồ, thời gian sao mà đi chậm thế. Chín giờ bốn mươi, mười giờ năm, mười giờ mười hai, mười gia ba mươi hai, mười giờ bốn mươi mốt.
- Anh thức hay ngủ - Tôi hỏi Pyle.
- Thức.
- Anh nghĩ cái gì đấy?
Hắn lưỡng lự rồi nói:
- Nghĩ về Phượng.
- Nói rõ hơn xem nào.
- Tôi tự hỏi lú này cô ta đang làm gì.
- Tôi có thể cho anh hay. Cô ta chắc rằng tôi ngủ lại ở Tây Ninh, vì đây không phải là lần đầu. Cô ấy nằm trên giường, cạnh một nén hương đốt để trừ muỗi, và đang xem ảnh đăng trên số báo Paris Matchs cũ. Như tất cả những người Pháp, cô ta rất mua truyện các vua chúa.
Pyle nói với một vẻ tư lự:
- Thật tuyệt vời khi ngưòi ta biết rõ đến thế.
Còn tôi, trong đêm tối, tôi mường tượng ra đôi mắt anh chàng hiền từ như đôi mắt của một con chó. Đáng lẽ anh chàng phải mang tên là Cún chứ không phải là Pyle.
- Thật ra tôi không biết. Nhưng chắc là như thế. Khi chẳng làm đựơc cách nào khác thì chẳng nên ghen tị làm gì: "Không nên xây thành lũy quanh cái bụng một người đàn bà".
- Đôi lúc, tôi rất ghét cái kiểu nói năng của anh, Thomas ạ. Anh có biết hình ảnh Phượng trong tôi là thế nào không? Tươi tắn như một bông hoa.
- Bông hoa khốn khổ, bị cỏ dại lấn át đến nghẹt thở.
- Anh gặp cô ta ở đâu?
- Cô ta khiêu vũ ở Đại thế giới.
- Khiêu vũ ư? - Pyle thốt lên như việc đó xé nát lòng hắn.
- Đó là một nghề đáng kính - Tôi nói - Đừng thắc mắc gì cả.
- Anh dày dạn kinh nghiệp quá, Thomas, ghê gớm quá đấy!
- Tôi đã có một số tuổi đời ghê gớm. Khi anh sống đến tuổi tôi…
- Tôi chưa hề đoạt được một người phụ nữ nào đến nơi đến chốn. Tôi không rõ anh gọi kinh nghiệm bản thân là cái gì.
- Điều gì đã xảy ra thế? - Tôi hỏi.
Hai người lính nhìn tôi. Pyle nhảy lên kéo được khẩu súng về phía mình.
- Đùa với nhau đấy ư?
- Tôi không muốn nó có súng… nhỡ tụi kia đến thì sao?
- Anh đã dùng súng Sten bao giờ chưa?
- Chưa.
- Đẹp quá nhỉ! Tôi cũng vậy. Mong sao đạn đã lên nòng.
- Chúng ta không biết lên đạn đâu.
Những người lính bình thản chấp nhận việc bị tước mất súng. Một người chúc súng xuống rồi để ngang đùi. Người kia ngả vào tường nhắm mắt như giống lúc còn bé, khi nhắm mắt thì tưởng như không ai nhìn thấy mình. Có lẽ anh ta bằng lòng vì đã hết trách nhiệm. Xa xa, ở phương trời nào không rõ, một khẩu đại liên lại nổ… ba tràng, rồi lại im lặng. Người lính kia lại nhắm chặt mắt, nhíu cả đôi mày xếch.
- Họ không biết rằng chúng ta cóc biết dùng súng - Pyle nói.
- Họ được coi như ở về phía chúng ta.
- Tôi tưởng anh không có phe phái nào.
- Đánh trúng đấy. Tôi mong Việt Minh biết rõ điều này.
- Đằng kia xảy ra sự gì vậy?
Tôi kể lại mẩu tin của báo Viễn Đông ngày mai: "Cách Sài Gòn năm mươi km, một đồn binh đêm qua đã bị Việt Minh tấn công và tạm thời chiếm giữ".
- Anh có cho rằng ra ngoài cánh đồng là an toàn hơn không?
- Ẩm ướt hơn thì có.
- Anh như không có vẻ sợ hãi gì cả - Pyle nói.
- Sợ xanh mắt lên chứ, nhưng tình hình đáng lẽ có thể xấu hơn. Thường mỗi đêm họ chỉ đánh ba đồn là cùng. Chúng ta đã bớt đi được một ít vận rủi rồi.
- Cái gì thế nhỉ?
Đó là một chiếc xe rất nặng chạy trên đường, đi về phía Sài Gòn. Tôi đi ra lỗ châu mai nhìn xuống, và đúng lúc đó một chiếc xe chạy qua.
- Đội tuần tra - Tôi nói.
Khẩu đại bác trên tháp xe quay nòng lúc về phía này, lúc về phía khác. Tôi định gọi, nhưng gọi để làm gì? Trên xe không có chỗ cho hai người thường dân vô tích sự. Đất rung lên chút ít khi xe chạy qua, họ đi rồi. Tôi nhìn đồng hồ: Tám giờ năm mươi mốt phút, và tôi đợi khi ánh sáng lóe lên khó khăn lắm mới đọc nổi những con số, giống như khi người ta tính khoảng cách giữa khi chớp và tiếng sấm để biết sét đánh xa hay gần. Non bốn phút trôi qua mới nghe tiếng đại bác nổ. Hình như có tiếng bazoka đáp lại, rồi tất cả im lặng.
- Khi họ quay về - Pyle nói - Chúng ta ra hiệu cho họ ngừng và đưa chúng ta về đồn.
Lúc này tiếng nổ lớn làm rung cả sàn gác.
- Nếu mà họ quay về được - Tôi nói - Vừa rồi như tiếng mìn thì phải.
Khi tôi nhìn lại đồng hồ thì đã quá chín giờ mười lăm một chút và chiếc xe tăng không quay lại. Súng không nổ nữa.
Tôi ngồi xuống cạnh Pyle duỗi dài hai chân.
- Cố ngủ đi - Tôi nói. Chẳng có thể làm được việc gì khác đâu.
- Tôi không yên tâm chút nào về hai tên lính này.
- Chừng nào Việt Mình không tới thì không sợ gì cả. Để khẩu tiểu liên dưới chân cho yên trí hơn.
Tôi nhắm mắt lại và cố hình dung ra mình đang ở một nơi khác… ngồi cứng thẳng lưng trên một toa tàu hạng tư của nước Đức trước khi Hitler lên cầm quyền, những ngày của tuổi thanh niên khi tôi thường suốt đêm ngồi, không biết gì là u sầu, khi tôi có những cơn mơ mộng, lúc không ngủ đầy hy vọng chứ không phải đầy sợ hãi. Hoặc bây giờ là lúc Phượng thường tiêm thuốc bữa đêm cho tôi. Tôi tự hỏi xem đã có một bức thư nào đang chờ tôi không, tôi hy vọng rằng không có, vì tôi biết trước thư sẽ nói gì, và chừng nào nó chưa đến thì tôi còn có thể ước mơ những điều không thể có được.
- Anh ngủ à? - Pyle hỏi.
- Không.
- Có nên rút thang lên không?
- Tôi bắt đầu hiểu tại sao họ lại cứ để thang, đó là con đường thoát duy nhất.
- Tôi mong cho chiếc xe tăng lộn lại.
- Nó không lộn lại đâu.
Tôi cố lâu mới nhìn đồng hồ, thời gian sao mà đi chậm thế. Chín giờ bốn mươi, mười giờ năm, mười giờ mười hai, mười gia ba mươi hai, mười giờ bốn mươi mốt.
- Anh thức hay ngủ - Tôi hỏi Pyle.
- Thức.
- Anh nghĩ cái gì đấy?
Hắn lưỡng lự rồi nói:
- Nghĩ về Phượng.
- Nói rõ hơn xem nào.
- Tôi tự hỏi lú này cô ta đang làm gì.
- Tôi có thể cho anh hay. Cô ta chắc rằng tôi ngủ lại ở Tây Ninh, vì đây không phải là lần đầu. Cô ấy nằm trên giường, cạnh một nén hương đốt để trừ muỗi, và đang xem ảnh đăng trên số báo Paris Matchs cũ. Như tất cả những người Pháp, cô ta rất mua truyện các vua chúa.
Pyle nói với một vẻ tư lự:
- Thật tuyệt vời khi ngưòi ta biết rõ đến thế.
Còn tôi, trong đêm tối, tôi mường tượng ra đôi mắt anh chàng hiền từ như đôi mắt của một con chó. Đáng lẽ anh chàng phải mang tên là Cún chứ không phải là Pyle.
- Thật ra tôi không biết. Nhưng chắc là như thế. Khi chẳng làm đựơc cách nào khác thì chẳng nên ghen tị làm gì: "Không nên xây thành lũy quanh cái bụng một người đàn bà".
- Đôi lúc, tôi rất ghét cái kiểu nói năng của anh, Thomas ạ. Anh có biết hình ảnh Phượng trong tôi là thế nào không? Tươi tắn như một bông hoa.
- Bông hoa khốn khổ, bị cỏ dại lấn át đến nghẹt thở.
- Anh gặp cô ta ở đâu?
- Cô ta khiêu vũ ở Đại thế giới.
- Khiêu vũ ư? - Pyle thốt lên như việc đó xé nát lòng hắn.
- Đó là một nghề đáng kính - Tôi nói - Đừng thắc mắc gì cả.
- Anh dày dạn kinh nghiệp quá, Thomas, ghê gớm quá đấy!
- Tôi đã có một số tuổi đời ghê gớm. Khi anh sống đến tuổi tôi…
- Tôi chưa hề đoạt được một người phụ nữ nào đến nơi đến chốn. Tôi không rõ anh gọi kinh nghiệm bản thân là cái gì.