watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Mỹ trầm lặng-Chương 5 - tác giả Graham Greene Graham Greene

Graham Greene

Chương 5

Tác giả: Graham Greene

Anh ta không thèm khát được ở vào chỗ Grand. Anh ta than vãn rằng có những cái tốt đẹp - sắc đẹp và duyên dáng chắc chắn là những cái tốt đẹp - đã bị chà đạp đầy đọa. Pyle trông thấy điều đau khổ khi những điều đau khổ đó chọc vào mắt anh (Đó không phải là một lời mỉa mai: xét cho kỹ, nhiều người trong chúng ta cũng không trông thấy đâu).
- Về quán Sale thôi - tôi nói - Phượng đang chờ.
- Xin lỗi - anh ta nói - tôi quên phắt đi đấy. Đáng lẽ, anh không được xa cô ta.
- Có phải cô ấy gặp nhiều nguy hiểm đâu.
- Tôi tính đi hộ vệ cho Grand… (Anh ta lại bị chìm đắm trong những ý nghĩ của mình, những lúc bước qua cửa tiệm Sale, anh ta vẫn nói thêm như là nạn nhân của một sự khốn quẫn hắc ám). Tôi quên rằng còn có bao nhiêu người…
Phượng đã giữ cho chúng tôi một bàn ăn ngay sát vòng khiêu vũ và dàn nhạc chơi một bài 5 năm trước rất phổ biến ở Paris. Hai cặp người Việt nhỏ người, tinh tươm, đang nhảy với nhau, không ôm sát nhau, với vẻ lịch sự mà chúng tôi không sao bì được (Tôi nhận ra một trong hai cặp: vợ chồng viên kế toán của Đông Dương Ngân hàng). Người ta có cảm giác là họ không bao giờ ăn mặc luộm thuộm, không bao giờ nói một lời lạc điệu, không bao giờ là nạn nhân của một sự đam mê quá đáng. Trong khung cảnh của cuộc chiến tranh kiểu Trung cổ này, họ tượng trưng cho thế kỷ thứ 18 đang đi tới. Người ta chờ đợi ông Phạm Văn Từ ấy sáng tác những bài thơ cổ điển kiểu Augustin, nhưng do một sự bất ngờ tôi lại được biết ông đang nghiên cứu Wordsworth và làm thơ ca tụng những vẻ đẹp của thiên nhiên. Ông nghỉ hè ở Đà lạt, nơi gần gũi nhất với không khí của những hồ kiểu Anh Cát Lợi. Khi đi qua, ông hơi nghiêng mình. Tôi tự hỏi phía trên cách đây 50 m, Grand đang làm gì để thoát thân.
Bằng một thứ tiếng Pháp phát ghét, Pyle xin lỗi Phượng vì đã phải để cô chờ lâu.
- Thật không sao tha thứ nổi - hắn nói.
- Các anh đã đi đâu? Phượng hỏi.
- Tôi đi theo Grand, hắn về nhà.
- Về nhà? - tôi nhắc lại và cười phá ra.
Và Pyle đã nhìn tôi như tôi là một Grand thứ hai vậy. Bỗng nhiên tôi tự nhìn tôi bằng cặp mắt của hắn. Quá tứ tuần, mắt hơi vân tím màu đỏ, bụng hơi xệ, một người tình vô duyên, hắn không ồn ào như Grand nhưng trơ trẽn hơi, ít ngây thơ hơn. Và trong thoáng lát, tôi như nhìn lại thấy Phượng như khi tôi gặp cô lần đầu, lúc cô đang khiêu vũ tại Đại Thế Giới 1 lượn sát bàn tôi, trong bộ đồ dạ hội màu trắng, 18 tuổi, dưới sự kèm cặp của bà chị, bà này quyết tâm làm cho cô kết hôn được một cách béo bở với một ông chồng người Âu. Một ông khách Mỹ đã mua phiếu rồi tới mời cô nhảy. Hắn, nếu không say một cách nguy hiểm, thì cũng ngà ngà và tôi đoán rằng vì mới bước chân đến đất nước này, hắn tưởng các cô chiêu đãi viên của Đại Thế Giới đều là gái điếm cả. Hắn đã ghì chặt cô bé ngay từ khi nhảy vòng đầu và cô ta vùng vằng bỏ chạy về ngồi cạnh bà chị, ông khách Mỹ cứ như bị pan, ngập giữa những người đang nhảy, không hiểu cái gì đã xảy ra và vì sao xảy ra. Và cô thiếu nữ mà tôi còn chưa biết tên thì điềm nhiên ngồi kia, uống từng ngụm nước cam nhỏ, rất tự chủ.
- Tôi rất hân hạnh… - Pyle nói với cách phát âm đáng tởm của hắn. Một lát sau, tôi thấy họ đang nhảy với nhau ở phía đầu phòng. Pyle giữ cô cách xa hắn đến nỗi như họ sắp sửa tuột khỏi tay nhau. Hắn nhảy rất dở, còn Phượng lại là người nhảy giỏi nhất mà tôi biết trong khi cô còn làm việc tại Đại Thế Giới.
Tôi phải ve vãn Phượng rất lâu và nhiều lúc đến nản chí. Giả thử tôi xin kết hôn đàng hoàng và cho cô một món của thì mọi việc đã dễ dàng và bà chị cô sẵn sàng biến mất một cách tế nhị và lặng lẽ mỗi khi chúng tôi gặp nhau. Nhưng suốt trong ba tháng, tôi không làm sao gặp riêng một mình cô được, dù chỉ là một lát trên ban công của khách sạn Magestic, bà chị từ phòng bên luôn gọi với ra, hỏi bao giờ thì đi về. Trên sông Sài Gòn, dưới ánh trăng, người ta bốc dỡ hàng từ một tàu vừa từ Pháp tới, tiếng chuông xe xích lô leng keng như tiếng chuông điện thoại, nghĩ lại những điều tôi đã nói với cô, tôi thấy mình có thể là một thằng cha đần độn, thiếu kinh nghiệm. Tôi trở về với cái giường của tôi phố Catina không một bóng hy vọng và tôi không bao giờ có thể tượng được rằng, bốn tháng sau, cô đã nằm dài cạnh tôi, hơi hổn hển thở và cười như cô cũng ngạc nhiên, thấy không có cái gì giống với những điều đã dự kiến
-Ông Fowler! …
Vì nhìn theo họ nhảy với nhau, tôi không thấy bà chị cô ở một bàn khác và ra hiệu cho tôi. Bà ta đi dọc qua phòng và tuy chẳng thích chút nào, tôi cũng phải mời bà cùng ngồi vào bàn. Chúng tôi không thân thiết với nhau kể từ khi bà khó ở và tôi phải đưa hai chị em về nhà họ.
-Đến một năm nay không nom thấy ông.
-Tôi thường phải ở Hà Nội.
-Bạn của ông là ai đó?
- Một người tên là Pyle.
- Ông ta làm gì?
- Làm việc ở phái đoàn thương mại Mỹ. Việc của họ là thế này nhé: Cấp những máy khâu điện cho những người thợ may đang chết đói.
- Có máy không?
- Không rõ.
- Nhưng có ai lại dùng máy khâu điện đâu, nơi họ ở làm gì có điện.
Bà ta hiểu theo nghĩa đen những câu nói của tôi.
- Phải bảo điều đó cho ông Pyle rõ - tôi nói.
- Ông ta có vợ chưa?
Tôi nhìn ra nơi họ đang nhảy.
- Tôi tin rằng hắn chưa bao giờ gần một người đàn bà nào như lúc này.
- Ông ấy nhảy dở lắm.
- Rất dở.
- Nhưng nom có vẻ dễ thương và tin cậy được.
- Đúng.
- Tôi có thể ngồi nán ở đây một lát không? Những ông bạn cùng đi với tôi chán òm.
Âm nhạc dừng. Pyle cúi chào Phượng một cách cứng quèo, dẫn cô về, giữ ghế chờ cô ngồi. Tôi thấy cô tán thưởng việc tôn trọng những lề thói xã giao đó. Tôi chạnh nghĩ đến việc tôi không làm được như vậy và hẳn cô đã không hài lòng.
- Xin giới thiệu bà Hải, chị cô Phượng - tôi nói với Pyle.
- Rất sung sướng được làm quen với bà - hắn vừa nói vừa đỏ mặt.
- Ông từ New York tới? - bà Hải hỏi.
- Không, từ Boston.
- Cũng là trong nước Mỹ.
- Vâng, à… vâng.
- Cụ thân sinh ra ông là một nhà kinh doanh?
- Không hẳn thế, cụ là giáo sư
- Đi dạy học? - Hải hỏi, lộ vẻ hơi thất vọng.
- Không, không, cụ là một nhà chuyên môn cự phách, bà hiểu cho. Người ta phải đến để cụ ban cho ý kiến.
- Về sức khoẻ của họ ư? Vậy ra cụ là bác sĩ?
- Không phải bác sĩ theo kiểu đó. Tuy nhiên, cụ cũng là một nhà thông thạo trong lĩnh vực nghiên cứu về công nghiệp. Cụ hiểu biết tất cả những điều gì người ta có thể hiểu về xói mòn dưới biển. Bà hiểu đó là cái việc gì chứ?
- Không.
Pyle liền buông một câu nói đùa:
- Thế thì xin để ông cụ giảng cho rõ thôi.
- Cụ ở đây ạ?
- Ồ, không.
- Thế cụ sắp sang?
- Không đâu. Tôi nói thế để giỡn một chút mà - Pyle giảng giải như để xin lỗi.
- Bà có một cô em khác? - tôi hỏi bà Hải.
- Có đâu. Tại sao ông hỏi vậy?
- Tại thấy bà lục vấn ông Pyle như để làm mối cho ông ta lấy ai vậy.
- Tôi chỉ có một em gái - Hải nói - và bà đặt mạnh bàn tay lên gối Phượng, như một vị chủ toạ hội nghị gõ mạnh búa xuống bàn để nhắc cho mọi người giữ trật tự.
- Đó là một cô em rất đẹp - Pyle nói.
- Cô gái đẹp nhất Sài Gòn - Hải đáp, như để bổ sung cho ý kiến của Pyle.
- Tôi dễ dàng tin như vậy.
- Đến lúc gọi các món ăn rồi - tôi lên tiếng - Cô gái đẹp nhất Sài Gòn cũng phải ăn đấy.
- Tôi không đói - Phượng nói.
- Em nó mảnh dẻ lắm đấy - Hải nói tiếp, như đe dọa ai một cách quả quyết - Nó rất, rất chung thuỷ, thật thà.
- Ông bạn tôi là một người may mắn - Pyle nói một cách nghiêm trang.
- Cô ấy quý trẻ con lắm đấy - Hải nói.
Tôi phá lên cười, rồi bắt gặp cái nhìn của Pyle: Hắn nhìn tôi với cái vẻ vừa ngạc nhiên, vừa bất bình và tôi bỗng hiểu rằng hắn ta thành thật quan tâm đến những điều mà Hải nói. Trong khi gọi các món ăn (tuy Phượng nói là không đói, tôi biết cô ta có thể ngon lành chén sạch món bít-tết kiểu Tác-ta kèm với trứng và bao nhiêu thứ phụ khác), tôi nghe Pyle bàn một cách nghiêm trang vấn đề con cái.
- Tôi bao giờ cũng mong có nhiều con - Pyle nói - Một gia đình đông con là một vấn đề kỳ diệu cần quan tâm. Nó làm cho hôn nhân được ổn định. Mặt khác, đối với con trẻ, nó rất bổ ích. Tôi không có anh chị em gì cả. Làm con một, thật là một sự thiệt thòi.
Chưa bao giờ tôi nghe thấy hắn nói một thôi dài như vậy.
- Cụ thân sinh ra ông bao nhiêu tuổi? - Hải hỏi một cách ngấu nghiến.
- Sáu mươi chín.
- Những người già thích có nhiều cháu. Rất tiếc rằng cô em tôi không còn cha mẹ nữa để các cụ được hưởng niềm vui khi cô ta sinh ra một lũ con -chẳng biết ngày nào - Hải vừa nói thêm, vừa nhìn tôi một cách ảm đạm.
- Hay là vui với các con của bà - Pyle nói - tôi nghĩ câu này thật là nhàm.
- Bố tôi cũng là con nhà dòng dõi. Cụ đã làm quan ở Huế.
- Tôi đã bảo mang cơm lên cho cả bốn người - tôi nói.
- Tôi xin kiếu - Hải nói - tôi phải nhập lại bọn với những người bạn của tôi. Tôi mong được gặp lại ông Pyle, ông Fowler chắc có thể thu xếp hộ được.
- Khi tôi ra Bắc về.
- Anh ra Bắc sao?
- Tôi cho rằng đã đến lúc tôi phải ngó qua chiến sự một cái.
- Nhưng tất cả các phóng viên đã trở lại - Pyle nói.
- Đó là lúc tốt nhất để tôi đi. Tôi sẽ không bị bắt buộc phải nói chuyện với Grand.
- Thế thì ông Pyle phải đến chơi, xơi cơm với chị em chúng tôi… để cô em tôi đỡ buồn - Hải nói thêm, về xã giao một cách buồn thiu.
- Thật là một người phụ nữ dễ thương và có học thức - Pyle nói khi Hải đã đi - Sao bà ta nói tiếng Anh cừ làm vậy?
- Nói hộ với ông ta là chị tôi tham gia những việc kinh doanh ở Singapore - Phượng tự hào nhờ tôi nói.
- Thật ư? Kinh doanh gì?
Tôi dịch:
- Xuất nhập khẩu. Bà ấy biết cả tốc ký.
- Chúng tôi cần có những người như vậy trong phái đoàn thương mại.
- Tôi sẽ nói với chị tôi - Phượng nói - bà ưng làm việc cho người Mỹ lắm đấy.
Sau bữa ăn, họ lại khiêu vũ với nhau. Tôi nhảy cũng không giỏi, nhưng tôi không có sự thiếu ý thức của Pyle. Tôi tự hỏi không hiểu tôi có thiếu ý thức khi tôi bắt đầu mê Phượng không? Phải trải qua nhiều buổi đáng ghi nhớ là bà chị Hải bị khó ở và tôi đã khiêu vũ với Phượng với mục đích duy nhất là để được nói với cô. Pyle không sử dụng được cơ hội này khi họ nhảy đi nhảy lại, hắn chỉ có vẻ bớt ngượng ngập thôi, giữ Phượng bớt xa mình hơn một chút, nhưng cả hai đều không chuyện trò gì với nhau. Bỗng nhiên, khi nhìn đôi bàn chân Phượng, nhỏ nhắn bước chính xác, đang hướng dẫn những bước chân nặng nề của người cùng nhảy, tôi lại thấy yêu Phượng như xưa. Thật là khó mà tin được rằng sau một, hai giờ nữa cô lại trở về cùng tôi trong cái nhà nhớp nháp, với chuồng xí chung, với những mụ già ngồi xổm ở bậc thang gác.
Tôi tiếc rằng đã nghe những tin đồn về Phát Diệm, tôi vẫn mong cho chiến sự diễn ra nơi khác ngoài cái thành phố duy nhất ở miền Bắc mà tôi được tự do đột nhập lẩn tránh được mọi sự kiểm duyệt, mọi sự kiểm soát nhờ quen thân với một sĩ quan hải quân Pháp đóng ở đó. Để làm một thiên phóng sự giật gân ư? Không phải, vì thế giới lúc này chỉ muốn nghe về tình hình Triều Tiên. Để được một cơ hội tử trận ư? Tại sao lại muốn hết sống, khi đêm nào cũng có Phượng ngủ bên mình. Nhưng tôi đã biết câu trả lời cho vấn đề này. Từ thuở nhỏ, tôi không bao giờ tin ở sự bất biến, nhưng tôi vẫn cứ hoài vọng có nó. Tôi luôn nơm nớp sợ mất hạnh phúc. Chắc tháng này hay năm sau Phượng sẽ bỏ tôi. Nếu không năm sau thì ba năm nữa. Chỉ có cái chết là cái giá trị tuyệt đối trong cái vũ trụ của tôi. Khi đã mất tính mệnh là không còn cái gì để sợ mất nữa. Tôi thèm muốn được như những người tin ở một đức Chúa trời. Với cái chết cũng mất luôn cái có thể diễn ra hàng ngày là việc mất tình yêu. Sự ám ảnh của một tương lai buồn tẻ và đơn độc cũng tan biến luôn. Tôi không bao giờ có thể là người theo chủ nghĩa hoà bình. Thật thế, giết một người tức là đem lại cho họ một điều tốt lành vô giá. À phải, người ta bao giờ cũng yêu mến kẻ thù của mình. Họ dành cho kẻ thù nỗi đau khổ và sự hư vô.
- Xin tha lỗi vì tôi đã không để cô Phượng với anh - tiếng nói của Pyle vang lên.
- À, tôi không nhảy, nhưng tôi thích nhìn cô ấy nhảy.
Bao giờ chúng tôi cũng nói về Phượng theo kiểu đó, cô ở ngôi thứ ba trong lời nói, y như cô không có mặt ở đó. Có khi như người ta không nhìn thấy cô, y như người ta không nhìn thấy hoà bình vậy.
Những trò vui của tôi bắt đầu: một nữ ca sĩ, một người nhào lộn, một người kể chuyện bông phèng - những điều hắn nói thật tục tĩu - nhưng nhìn Pyle, tôi thấy hắn không hiểu tý gì về thứ nói lóng đó. Phượng mỉm cười thì anh chàng cũng mỉm cười, khi tôi cười to thì y cũng cười to một cách ngượng ngập.
- Tôi không rõ Grand lúc này ở đâu? - tôi nói và Pyle nhìn tôi một cách trách móc.
Sau đó đến các mục chủ yếu của tối biểu diễn: Một tốp con trai mặc giả gái. Tôi đã nhìn thấy nhiều bọn này giữa ban ngày đi lại dọc phố Catina, mặc chiếc quần vá, áo xăng đay cũ, cầm đánh phấn phớt xanh vừa đi vừa lắc lư. Tối hôm đó, trong bộ áo dạ hội, hở ngực đeo đồ trang sức giả, vú giả, nói với giọng kim, họ có vẻ đáng mê ngang với đa số các bà người Âu ở Sài Gòn. Một nhóm sĩ quan không quân trẻ huýt sáo ầm ĩ và họ đáp lại bằng những nụ cười mê hồn. Sự phản ứng mạnh mẽ của Pyle làm tôi bị ngạc nhiên.
- Fowler - hắn nói - đi về thôi. Chúng ta đã xem đủ kiểu rồi, phải không anh? Trò này không hợp với cô ấy.



Anh ta không thèm khát được ở vào chỗ Grand. Anh ta than vãn rằng có những cái tốt đẹp - sắc đẹp và duyên dáng chắc chắn là những cái tốt đẹp - đã bị chà đạp đầy đọa. Pyle trông thấy điều đau khổ khi những điều đau khổ đó chọc vào mắt anh (Đó không phải là một lời mỉa mai: xét cho kỹ, nhiều người trong chúng ta cũng không trông thấy đâu).

- Về quán Sale thôi - tôi nói - Phượng đang chờ.

- Xin lỗi - anh ta nói - tôi quên phắt đi đấy. Đáng lẽ, anh không được xa cô ta.

- Có phải cô ấy gặp nhiều nguy hiểm đâu.

- Tôi tính đi hộ vệ cho Grand… (Anh ta lại bị chìm đắm trong những ý nghĩ của mình, những lúc bước qua cửa tiệm Sale, anh ta vẫn nói thêm như là nạn nhân của một sự khốn quẫn hắc ám). Tôi quên rằng còn có bao nhiêu người…

Phượng đã giữ cho chúng tôi một bàn ăn ngay sát vòng khiêu vũ và dàn nhạc chơi một bài 5 năm trước rất phổ biến ở Paris. Hai cặp người Việt nhỏ người, tinh tươm, đang nhảy với nhau, không ôm sát nhau, với vẻ lịch sự mà chúng tôi không sao bì được (Tôi nhận ra một trong hai cặp: vợ chồng viên kế toán của Đông Dương Ngân hàng). Người ta có cảm giác là họ không bao giờ ăn mặc luộm thuộm, không bao giờ nói một lời lạc điệu, không bao giờ là nạn nhân của một sự đam mê quá đáng. Trong khung cảnh của cuộc chiến tranh kiểu Trung cổ này, họ tượng trưng cho thế kỷ thứ 18 đang đi tới. Người ta chờ đợi ông Phạm Văn Từ ấy sáng tác những bài thơ cổ điển kiểu Augustin, nhưng do một sự bất ngờ tôi lại được biết ông đang nghiên cứu Wordsworth và làm thơ ca tụng những vẻ đẹp của thiên nhiên. Ông nghỉ hè ở Đà lạt, nơi gần gũi nhất với không khí của những hồ kiểu Anh Cát Lợi. Khi đi qua, ông hơi nghiêng mình. Tôi tự hỏi phía trên cách đây 50 m, Grand đang làm gì để thoát thân.

Bằng một thứ tiếng Pháp phát ghét, Pyle xin lỗi Phượng vì đã phải để cô chờ lâu.

- Thật không sao tha thứ nổi - hắn nói.

- Các anh đã đi đâu? Phượng hỏi.

- Tôi đi theo Grand, hắn về nhà.

- Về nhà? - tôi nhắc lại và cười phá ra.

Và Pyle đã nhìn tôi như tôi là một Grand thứ hai vậy. Bỗng nhiên tôi tự nhìn tôi bằng cặp mắt của hắn. Quá tứ tuần, mắt hơi vân tím màu đỏ, bụng hơi xệ, một người tình vô duyên, hắn không ồn ào như Grand nhưng trơ trẽn hơi, ít ngây thơ hơn. Và trong thoáng lát, tôi như nhìn lại thấy Phượng như khi tôi gặp cô lần đầu, lúc cô đang khiêu vũ tại Đại Thế Giới 1 lượn sát bàn tôi, trong bộ đồ dạ hội màu trắng, 18 tuổi, dưới sự kèm cặp của bà chị, bà này quyết tâm làm cho cô kết hôn được một cách béo bở với một ông chồng người Âu. Một ông khách Mỹ đã mua phiếu rồi tới mời cô nhảy. Hắn, nếu không say một cách nguy hiểm, thì cũng ngà ngà và tôi đoán rằng vì mới bước chân đến đất nước này, hắn tưởng các cô chiêu đãi viên của Đại Thế Giới đều là gái điếm cả. Hắn đã ghì chặt cô bé ngay từ khi nhảy vòng đầu và cô ta vùng vằng bỏ chạy về ngồi cạnh bà chị, ông khách Mỹ cứ như bị pan, ngập giữa những người đang nhảy, không hiểu cái gì đã xảy ra và vì sao xảy ra. Và cô thiếu nữ mà tôi còn chưa biết tên thì điềm nhiên ngồi kia, uống từng ngụm nước cam nhỏ, rất tự chủ.

- Tôi rất hân hạnh… - Pyle nói với cách phát âm đáng tởm của hắn. Một lát sau, tôi thấy họ đang nhảy với nhau ở phía đầu phòng. Pyle giữ cô cách xa hắn đến nỗi như họ sắp sửa tuột khỏi tay nhau. Hắn nhảy rất dở, còn Phượng lại là người nhảy giỏi nhất mà tôi biết trong khi cô còn làm việc tại Đại Thế Giới.

Tôi phải ve vãn Phượng rất lâu và nhiều lúc đến nản chí. Giả thử tôi xin kết hôn đàng hoàng và cho cô một món của thì mọi việc đã dễ dàng và bà chị cô sẵn sàng biến mất một cách tế nhị và lặng lẽ mỗi khi chúng tôi gặp nhau. Nhưng suốt trong ba tháng, tôi không làm sao gặp riêng một mình cô được, dù chỉ là một lát trên ban công của khách sạn Magestic, bà chị từ phòng bên luôn gọi với ra, hỏi bao giờ thì đi về. Trên sông Sài Gòn, dưới ánh trăng, người ta bốc dỡ hàng từ một tàu vừa từ Pháp tới, tiếng chuông xe xích lô leng keng như tiếng chuông điện thoại, nghĩ lại những điều tôi đã nói với cô, tôi thấy mình có thể là một thằng cha đần độn, thiếu kinh nghiệm. Tôi trở về với cái giường của tôi phố Catina không một bóng hy vọng và tôi không bao giờ có thể tượng được rằng, bốn tháng sau, cô đã nằm dài cạnh tôi, hơi hổn hển thở và cười như cô cũng ngạc nhiên, thấy không có cái gì giống với những điều đã dự kiến

-Ông Fowler! …

Vì nhìn theo họ nhảy với nhau, tôi không thấy bà chị cô ở một bàn khác và ra hiệu cho tôi. Bà ta đi dọc qua phòng và tuy chẳng thích chút nào, tôi cũng phải mời bà cùng ngồi vào bàn. Chúng tôi không thân thiết với nhau kể từ khi bà khó ở và tôi phải đưa hai chị em về nhà họ.

-Đến một năm nay không nom thấy ông.

-Tôi thường phải ở Hà Nội.

-Bạn của ông là ai đó?

- Một người tên là Pyle.

- Ông ta làm gì?

- Làm việc ở phái đoàn thương mại Mỹ. Việc của họ là thế này nhé: Cấp những máy khâu điện cho những người thợ may đang chết đói.

- Có máy không?

- Không rõ.

- Nhưng có ai lại dùng máy khâu điện đâu, nơi họ ở làm gì có điện.

Bà ta hiểu theo nghĩa đen những câu nói của tôi.

- Phải bảo điều đó cho ông Pyle rõ - tôi nói.

- Ông ta có vợ chưa?

Tôi nhìn ra nơi họ đang nhảy.

- Tôi tin rằng hắn chưa bao giờ gần một người đàn bà nào như lúc này.

- Ông ấy nhảy dở lắm.

- Rất dở.

- Nhưng nom có vẻ dễ thương và tin cậy được.

- Đúng.

- Tôi có thể ngồi nán ở đây một lát không? Những ông bạn cùng đi với tôi chán òm.

Âm nhạc dừng. Pyle cúi chào Phượng một cách cứng quèo, dẫn cô về, giữ ghế chờ cô ngồi. Tôi thấy cô tán thưởng việc tôn trọng những lề thói xã giao đó. Tôi chạnh nghĩ đến việc tôi không làm được như vậy và hẳn cô đã không hài lòng.

- Xin giới thiệu bà Hải, chị cô Phượng - tôi nói với Pyle.

- Rất sung sướng được làm quen với bà - hắn vừa nói vừa đỏ mặt.

- Ông từ New York tới? - bà Hải hỏi.

- Không, từ Boston.

- Cũng là trong nước Mỹ.

- Vâng, à… vâng.

- Cụ thân sinh ra ông là một nhà kinh doanh?

- Không hẳn thế, cụ là giáo sư

- Đi dạy học? - Hải hỏi, lộ vẻ hơi thất vọng.

- Không, không, cụ là một nhà chuyên môn cự phách, bà hiểu cho. Người ta phải đến để cụ ban cho ý kiến.

- Về sức khoẻ của họ ư? Vậy ra cụ là bác sĩ?

- Không phải bác sĩ theo kiểu đó. Tuy nhiên, cụ cũng là một nhà thông thạo trong lĩnh vực nghiên cứu về công nghiệp. Cụ hiểu biết tất cả những điều gì người ta có thể hiểu về xói mòn dưới biển. Bà hiểu đó là cái việc gì chứ?

- Không.

Pyle liền buông một câu nói đùa:

- Thế thì xin để ông cụ giảng cho rõ thôi.

- Cụ ở đây ạ?

- Ồ, không.

- Thế cụ sắp sang?

- Không đâu. Tôi nói thế để giỡn một chút mà - Pyle giảng giải như để xin lỗi.

- Bà có một cô em khác? - tôi hỏi bà Hải.

- Có đâu. Tại sao ông hỏi vậy?

- Tại thấy bà lục vấn ông Pyle như để làm mối cho ông ta lấy ai vậy.

- Tôi chỉ có một em gái - Hải nói - và bà đặt mạnh bàn tay lên gối Phượng, như một vị chủ toạ hội nghị gõ mạnh búa xuống bàn để nhắc cho mọi người giữ trật tự.

- Đó là một cô em rất đẹp - Pyle nói.

- Cô gái đẹp nhất Sài Gòn - Hải đáp, như để bổ sung cho ý kiến của Pyle.

- Tôi dễ dàng tin như vậy.

- Đến lúc gọi các món ăn rồi - tôi lên tiếng - Cô gái đẹp nhất Sài Gòn cũng phải ăn đấy.

- Tôi không đói - Phượng nói.

- Em nó mảnh dẻ lắm đấy - Hải nói tiếp, như đe dọa ai một cách quả quyết - Nó rất, rất chung thuỷ, thật thà.

- Ông bạn tôi là một người may mắn - Pyle nói một cách nghiêm trang.

- Cô ấy quý trẻ con lắm đấy - Hải nói.

Tôi phá lên cười, rồi bắt gặp cái nhìn của Pyle: Hắn nhìn tôi với cái vẻ vừa ngạc nhiên, vừa bất bình và tôi bỗng hiểu rằng hắn ta thành thật quan tâm đến những điều mà Hải nói. Trong khi gọi các món ăn (tuy Phượng nói là không đói, tôi biết cô ta có thể ngon lành chén sạch món bít-tết kiểu Tác-ta kèm với trứng và bao nhiêu thứ phụ khác), tôi nghe Pyle bàn một cách nghiêm trang vấn đề con cái.

- Tôi bao giờ cũng mong có nhiều con - Pyle nói - Một gia đình đông con là một vấn đề kỳ diệu cần quan tâm. Nó làm cho hôn nhân được ổn định. Mặt khác, đối với con trẻ, nó rất bổ ích. Tôi không có anh chị em gì cả. Làm con một, thật là một sự thiệt thòi.

Chưa bao giờ tôi nghe thấy hắn nói một thôi dài như vậy.

- Cụ thân sinh ra ông bao nhiêu tuổi? - Hải hỏi một cách ngấu nghiến.

- Sáu mươi chín.

- Những người già thích có nhiều cháu. Rất tiếc rằng cô em tôi không còn cha mẹ nữa để các cụ được hưởng niềm vui khi cô ta sinh ra một lũ con -chẳng biết ngày nào - Hải vừa nói thêm, vừa nhìn tôi một cách ảm đạm.

- Hay là vui với các con của bà - Pyle nói - tôi nghĩ câu này thật là nhàm.

- Bố tôi cũng là con nhà dòng dõi. Cụ đã làm quan ở Huế.

- Tôi đã bảo mang cơm lên cho cả bốn người - tôi nói.

- Tôi xin kiếu - Hải nói - tôi phải nhập lại bọn với những người bạn của tôi. Tôi mong được gặp lại ông Pyle, ông Fowler chắc có thể thu xếp hộ được.

- Khi tôi ra Bắc về.

- Anh ra Bắc sao?

- Tôi cho rằng đã đến lúc tôi phải ngó qua chiến sự một cái.

- Nhưng tất cả các phóng viên đã trở lại - Pyle nói.

- Đó là lúc tốt nhất để tôi đi. Tôi sẽ không bị bắt buộc phải nói chuyện với Grand.

- Thế thì ông Pyle phải đến chơi, xơi cơm với chị em chúng tôi… để cô em tôi đỡ buồn - Hải nói thêm, về xã giao một cách buồn thiu.

- Thật là một người phụ nữ dễ thương và có học thức - Pyle nói khi Hải đã đi - Sao bà ta nói tiếng Anh cừ làm vậy?

- Nói hộ với ông ta là chị tôi tham gia những việc kinh doanh ở Singapore - Phượng tự hào nhờ tôi nói.

- Thật ư? Kinh doanh gì?

Tôi dịch:

- Xuất nhập khẩu. Bà ấy biết cả tốc ký.

- Chúng tôi cần có những người như vậy trong phái đoàn thương mại.

- Tôi sẽ nói với chị tôi - Phượng nói - bà ưng làm việc cho người Mỹ lắm đấy.

Sau bữa ăn, họ lại khiêu vũ với nhau. Tôi nhảy cũng không giỏi, nhưng tôi không có sự thiếu ý thức của Pyle. Tôi tự hỏi không hiểu tôi có thiếu ý thức khi tôi bắt đầu mê Phượng không? Phải trải qua nhiều buổi đáng ghi nhớ là bà chị Hải bị khó ở và tôi đã khiêu vũ với Phượng với mục đích duy nhất là để được nói với cô. Pyle không sử dụng được cơ hội này khi họ nhảy đi nhảy lại, hắn chỉ có vẻ bớt ngượng ngập thôi, giữ Phượng bớt xa mình hơn một chút, nhưng cả hai đều không chuyện trò gì với nhau. Bỗng nhiên, khi nhìn đôi bàn chân Phượng, nhỏ nhắn bước chính xác, đang hướng dẫn những bước chân nặng nề của người cùng nhảy, tôi lại thấy yêu Phượng như xưa. Thật là khó mà tin được rằng sau một, hai giờ nữa cô lại trở về cùng tôi trong cái nhà nhớp nháp, với chuồng xí chung, với những mụ già ngồi xổm ở bậc thang gác.

Tôi tiếc rằng đã nghe những tin đồn về Phát Diệm, tôi vẫn mong cho chiến sự diễn ra nơi khác ngoài cái thành phố duy nhất ở miền Bắc mà tôi được tự do đột nhập lẩn tránh được mọi sự kiểm duyệt, mọi sự kiểm soát nhờ quen thân với một sĩ quan hải quân Pháp đóng ở đó. Để làm một thiên phóng sự giật gân ư? Không phải, vì thế giới lúc này chỉ muốn nghe về tình hình Triều Tiên. Để được một cơ hội tử trận ư? Tại sao lại muốn hết sống, khi đêm nào cũng có Phượng ngủ bên mình. Nhưng tôi đã biết câu trả lời cho vấn đề này. Từ thuở nhỏ, tôi không bao giờ tin ở sự bất biến, nhưng tôi vẫn cứ hoài vọng có nó. Tôi luôn nơm nớp sợ mất hạnh phúc. Chắc tháng này hay năm sau Phượng sẽ bỏ tôi. Nếu không năm sau thì ba năm nữa. Chỉ có cái chết là cái giá trị tuyệt đối trong cái vũ trụ của tôi. Khi đã mất tính mệnh là không còn cái gì để sợ mất nữa. Tôi thèm muốn được như những người tin ở một đức Chúa trời. Với cái chết cũng mất luôn cái có thể diễn ra hàng ngày là việc mất tình yêu. Sự ám ảnh của một tương lai buồn tẻ và đơn độc cũng tan biến luôn. Tôi không bao giờ có thể là người theo chủ nghĩa hoà bình. Thật thế, giết một người tức là đem lại cho họ một điều tốt lành vô giá. À phải, người ta bao giờ cũng yêu mến kẻ thù của mình. Họ dành cho kẻ thù nỗi đau khổ và sự hư vô.

- Xin tha lỗi vì tôi đã không để cô Phượng với anh - tiếng nói của Pyle vang lên.

- À, tôi không nhảy, nhưng tôi thích nhìn cô ấy nhảy.

Bao giờ chúng tôi cũng nói về Phượng theo kiểu đó, cô ở ngôi thứ ba trong lời nói, y như cô không có mặt ở đó. Có khi như người ta không nhìn thấy cô, y như người ta không nhìn thấy hoà bình vậy.

Những trò vui của tôi bắt đầu: một nữ ca sĩ, một người nhào lộn, một người kể chuyện bông phèng - những điều hắn nói thật tục tĩu - nhưng nhìn Pyle, tôi thấy hắn không hiểu tý gì về thứ nói lóng đó. Phượng mỉm cười thì anh chàng cũng mỉm cười, khi tôi cười to thì y cũng cười to một cách ngượng ngập.

- Tôi không rõ Grand lúc này ở đâu? - tôi nói và Pyle nhìn tôi một cách trách móc.

Sau đó đến các mục chủ yếu của tối biểu diễn: Một tốp con trai mặc giả gái. Tôi đã nhìn thấy nhiều bọn này giữa ban ngày đi lại dọc phố Catina, mặc chiếc quần vá, áo xăng đay cũ, cầm đánh phấn phớt xanh vừa đi vừa lắc lư. Tối hôm đó, trong bộ áo dạ hội, hở ngực đeo đồ trang sức giả, vú giả, nói với giọng kim, họ có vẻ đáng mê ngang với đa số các bà người Âu ở Sài Gòn. Một nhóm sĩ quan không quân trẻ huýt sáo ầm ĩ và họ đáp lại bằng những nụ cười mê hồn. Sự phản ứng mạnh mẽ của Pyle làm tôi bị ngạc nhiên.

- Fowler - hắn nói - đi về thôi. Chúng ta đã xem đủ kiểu rồi, phải không anh? Trò này không hợp với cô ấy.
Người Mỹ trầm lặng
Mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30(hết)