watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Mỹ trầm lặng-Chương 14 - tác giả Graham Greene Graham Greene

Graham Greene

Chương 14

Tác giả: Graham Greene

- Em chờ cho lát nữa.
- Tôi lại viết tiếp:
Tôi có thể phủ lên tất cả việc này một tấm màn khiến thái độ của tôi ra vẻ có phẩm giá và đáng kính hơn, bằng cách nói tôi hành động vì lợi ích của một người nào khác. Nhưng đó là điều dối trá và chúng ta đã có thói quen là nói đúng sự thật với nhau. Vậy tôi làm việc là vì tôi, chỉ vì tôi. Tôi đang yêu, rất say đắm, chúng tôi đã sống chung với nhau hơn hai năm, cô ta đã hết mực trung thành với tôi, nhưng đến lúc này, tôi không cần thiết cho cô ta nữa. Nếu tôi xa cô ta, cô sẽ mất đi một ít hạnh phúc, nhưng không bi đát lắm. Cô ta sẽ lấy người khác và sẽ có con. Viết cho bà như vậy, tôi quả là ngu ngốc vì bao giờ cũng thật thà, tôi nói điều này có lẽ bà tin, mất cô ta là cái chết bắt đầu đến với tôi. Tôi không yêu cầu bà "biết điều" (lẽ phải hoàn toàn thuộc về phía bà) hay tỏ lòng thương hại tôi. Thương là một từ quá đáng đối với hoàn cảnh tôi, vả lại, tôi chẳng đáng để ai thương hại một cách đặc biệt. Tôi cho rằng sự thật tôi đang yêu cầu bà sẽ làm một điều phi lý, trái đời. Tôi mong rằng, bị thúc đẩy bởi… (tôi ngần ngừ, trước khi viết chữ này), lòng thân ái, bà sẽ hành động trước khi có thì giờ suy nghĩ kỹ. Thật ra, nếu nói qua điện thoại thì tiện hơn, vì chúng ta xa nhau mười hai nghìn ki lô mét. Giá bà điện cho tôi một cách đơn giản: "Đồng ý".
Khi viết xong, tôi có cảm giác là đã vừa chạy một thôi dài và đã bắt những cơ bắp thiếu rèn luyện phải làm việc quá sức. Tôi nằm dài ra giường lúc Phượng sửa soạn tiêm thuốc.
- Hắn ta còn thanh niên - tôi nói.
- Ai?
- Pyle.
- Điều ấy chẳng lấy gì làm quan trọng.
- Phượng này, nếu được phép thì tôi sẽ lấy cô.
- Tôi hiểu, nhưng chị tôi khong tin như vậy.
- Tôi vừa viết thư cho vợ chồng tôi và yêu cầu bà ta cho tôi ly hôn. Từ trước tôi chưa thử làm như vậy. Phải tính đến khả năng đó.
- Khả năng có lớn không?
- Không lớn, nhưng cũng có.
- Anh cứ yên tâm, nào, hút đi nào.
Tôi hút điếu thuốc và Phượng chuẩn bị tiêm điếu thứ hai.
- Có thật bà chị cô lúc nãy đi vắng không?
- Tôi đã nói thật. Bà ta không có nhà.
Thật vô lý khi bắt cô ta phải phục tùng cái đam mê tìm sự thật rất là theo thói châu Âu ấy, giống như sự ham mê uống rượu. Vì đã uống Whisky với Pyle, tác động của thuốc phiện bị giảm nhẹ.
- Tôi đã nói dối cô. Tôi đã nhận được lệnh phải trở về Anh.
Cô ta để chiếc điếu xuống.
- Nhưng anh không về chứ?
- Nếu không về, chúng ta sống bằng gì?
- Tôi sẽ đi theo anh. Tôi muốn được biết London
- Nếu chúng ta không chính thức làm vợ chồng thì sẽ phiền cho cô đấy.
- Nhưng biết đâu vợ anh chẳng ly dị với anh.
- Có thể.
- Đằng nào tôi cũng đi theo anh.
Cô ta nghĩ như vậy, nhưng trong khi cô ta cầm lại cái điếu và nướng thuốc, tôi thấy trong mắt cô nảy ra bao nhiêu là ý nghĩ.
- Ở London có nhà chọc trời không?
Câu hỏi ngây thơ làm tôi tràn ngập lòng yêu thương Phượng. Cô ta, vì lịch sự, có thể nói dối, hay vì sợ hãi, vì lợi lộc, nhưng không đủ khéo léo để giấu giếm được sự dối trá của mình.
- Không, phải sang Mỹ mới nhận thấy được.
Cô ta thoáng nhìn tôi và nhận ra sự sai lầm của mình. Rồi vừa vê thuốc, cô vừa nói linh tinh về những quần áo sẽ mặc khi ở London, về nơi sống với nhau, về đường tàu điện ngầm và những chiếc xe khách hai tầng mà cô đã thấy tả trong một cuốn truyện, về việc đi về bằng máy bay hay tàu biển.
- Lại cả tượng thần Tự Do… - cô nói.
- Không, Phượng ạ, tượng đó cũng ở bên Mỹ.



- Em chờ cho lát nữa.

- Tôi lại viết tiếp:

Tôi có thể phủ lên tất cả việc này một tấm màn khiến thái độ của tôi ra vẻ có phẩm giá và đáng kính hơn, bằng cách nói tôi hành động vì lợi ích của một người nào khác. Nhưng đó là điều dối trá và chúng ta đã có thói quen là nói đúng sự thật với nhau. Vậy tôi làm việc là vì tôi, chỉ vì tôi. Tôi đang yêu, rất say đắm, chúng tôi đã sống chung với nhau hơn hai năm, cô ta đã hết mực trung thành với tôi, nhưng đến lúc này, tôi không cần thiết cho cô ta nữa. Nếu tôi xa cô ta, cô sẽ mất đi một ít hạnh phúc, nhưng không bi đát lắm. Cô ta sẽ lấy người khác và sẽ có con. Viết cho bà như vậy, tôi quả là ngu ngốc vì bao giờ cũng thật thà, tôi nói điều này có lẽ bà tin, mất cô ta là cái chết bắt đầu đến với tôi. Tôi không yêu cầu bà "biết điều" (lẽ phải hoàn toàn thuộc về phía bà) hay tỏ lòng thương hại tôi. Thương là một từ quá đáng đối với hoàn cảnh tôi, vả lại, tôi chẳng đáng để ai thương hại một cách đặc biệt. Tôi cho rằng sự thật tôi đang yêu cầu bà sẽ làm một điều phi lý, trái đời. Tôi mong rằng, bị thúc đẩy bởi… (tôi ngần ngừ, trước khi viết chữ này), lòng thân ái, bà sẽ hành động trước khi có thì giờ suy nghĩ kỹ. Thật ra, nếu nói qua điện thoại thì tiện hơn, vì chúng ta xa nhau mười hai nghìn ki lô mét. Giá bà điện cho tôi một cách đơn giản: "Đồng ý".

Khi viết xong, tôi có cảm giác là đã vừa chạy một thôi dài và đã bắt những cơ bắp thiếu rèn luyện phải làm việc quá sức. Tôi nằm dài ra giường lúc Phượng sửa soạn tiêm thuốc.

- Hắn ta còn thanh niên - tôi nói.

- Ai?

- Pyle.

- Điều ấy chẳng lấy gì làm quan trọng.

- Phượng này, nếu được phép thì tôi sẽ lấy cô.

- Tôi hiểu, nhưng chị tôi khong tin như vậy.

- Tôi vừa viết thư cho vợ chồng tôi và yêu cầu bà ta cho tôi ly hôn. Từ trước tôi chưa thử làm như vậy. Phải tính đến khả năng đó.

- Khả năng có lớn không?

- Không lớn, nhưng cũng có.

- Anh cứ yên tâm, nào, hút đi nào.

Tôi hút điếu thuốc và Phượng chuẩn bị tiêm điếu thứ hai.

- Có thật bà chị cô lúc nãy đi vắng không?

- Tôi đã nói thật. Bà ta không có nhà.

Thật vô lý khi bắt cô ta phải phục tùng cái đam mê tìm sự thật rất là theo thói châu Âu ấy, giống như sự ham mê uống rượu. Vì đã uống Whisky với Pyle, tác động của thuốc phiện bị giảm nhẹ.

- Tôi đã nói dối cô. Tôi đã nhận được lệnh phải trở về Anh.

Cô ta để chiếc điếu xuống.

- Nhưng anh không về chứ?

- Nếu không về, chúng ta sống bằng gì?

- Tôi sẽ đi theo anh. Tôi muốn được biết London

- Nếu chúng ta không chính thức làm vợ chồng thì sẽ phiền cho cô đấy.

- Nhưng biết đâu vợ anh chẳng ly dị với anh.

- Có thể.

- Đằng nào tôi cũng đi theo anh.

Cô ta nghĩ như vậy, nhưng trong khi cô ta cầm lại cái điếu và nướng thuốc, tôi thấy trong mắt cô nảy ra bao nhiêu là ý nghĩ.

- Ở London có nhà chọc trời không?

Câu hỏi ngây thơ làm tôi tràn ngập lòng yêu thương Phượng. Cô ta, vì lịch sự, có thể nói dối, hay vì sợ hãi, vì lợi lộc, nhưng không đủ khéo léo để giấu giếm được sự dối trá của mình.

- Không, phải sang Mỹ mới nhận thấy được.

Cô ta thoáng nhìn tôi và nhận ra sự sai lầm của mình. Rồi vừa vê thuốc, cô vừa nói linh tinh về những quần áo sẽ mặc khi ở London, về nơi sống với nhau, về đường tàu điện ngầm và những chiếc xe khách hai tầng mà cô đã thấy tả trong một cuốn truyện, về việc đi về bằng máy bay hay tàu biển.

- Lại cả tượng thần Tự Do… - cô nói.

- Không, Phượng ạ, tượng đó cũng ở bên Mỹ.
Người Mỹ trầm lặng
Mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30(hết)