watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Mỹ trầm lặng-Chương 30(hết) - tác giả Graham Greene Graham Greene

Graham Greene

Chương 30(hết)

Tác giả: Graham Greene

Hắn đưa tay lên mặt, như thể hắn đau đầu, nhưng thật ra để tôi không thấy rằng hắn chùi nước mắt.
- Tôi mà ở vào hoàn cảnh anh thì tôi uống cho thật say.
- Tôi nói với hắn như vậy.
- Ồ, không, tôi không cần giữ đầu óc cho thật sáng suốt. Tôi không thể sống nổi nếu sau này nghĩ lại rằng đêm hôm con tôi chết, thì mình say như một tên ngu. Và còn vợ tôi? Làm sao bà ấy uống được?
- Anh không thể báo cho đồng nghiệp của anh biết ư...?
- Conolive không ốm đâu. Thằng cha ấy đi Singapore theo một con “mèo”. Tôi cần viết thay cả cho hắn. Nếu người ta biết thì nó mất việc. (Hắn thu tấm thân không ra hình thù gì của hắn lại): Xin lỗi vì đã lưu anh lại, anh Fowler. Vì tôi nhất thiết phải nói với một người nào đó. Bây giờ phải vào trong nhà nâng cốc đây. Thật là kỳ khôi là tôi lại gặp đúng anh, con người mà tôi ghét như dịch hạch.
- Tôi có thể viết tin cho anh. Tôi sẽ mạo danh Conolive.
- Anh không viết được đúng giọng đâu.
- Tôi không ghét anh, anh Grand, trước tôi đã nhắm mắt không nhìn thấy khối việc...
- Ồ, tôi với anh như chó với mèo vậy. Cám ơn lòng tốt của anh.
Tôi có khác gì Pyle không? – Tôi tự hỏi. Tôi có cần tự bắt mình dẫm chân vào vũng máu của cuộc đời rồi mới được thấy nỗi đau trên đời không? Grand trở vào phòng, và tôi nghe thấy tiếng hoan nghênh hắn. Tôi tìm một chiếc xíchlô đưa tôi về nhà. Nhà không có ai, tôi ngồi và chờ tới giữa đêm. Tôi đi ra đường, và gặp Phượng.
- Tối nay Vigo có tới thăm anh không? - Phượng hỏi.
- Có. Anh ta vừa về được mười lăm phút. Phim có hay không?
Cô ta đã bày khay ra ở trong buồng và đang thắp đèn.
- Một câu chuyện rất buồn, - cô nói. - Nhưng màu thì thật đẹp đến mê hồn. Ông Vigo muốn cái gì?
- Muốn đặt ra vài câu hỏi.
- Về vấn đề gì?
- Về vấn đề này, vấn đề khác. Tôi tin rằng anh ta không trở lại quấy rầy mình nữa.
- Tôi thích những phim có hậu. - Phượng nói. - Sẵn sàng hút chưa nào?
- Rồi.
Tôi nằm ra giường và Phượng xoay xoay chiếc kim.
- Họ chặt đầu cô con gái, - Phượng nói.
- Làm ăn kiểu gì lạ thế?
- Đó là trong thời Cách mạng Pháp.
- À ra thế là một phim lịch sử. Tôi hiểu rồi.
- Dù sao cũng buồn quá.
- Tôi thì chẳng hơi đâu mà buồn cho những nhân vật lịch sử.
- Còn người yêu của cô kia, anh ta trở về căn phòng tồi tàn của mình... khổ sở lắm, rồi viết một bài ca, vì anh ta, anh biết đấy, là một nhà thơ, và chẳng bao lâu những người chặt đầu cô vợ chưa cưới của anh ta lại đi hát bài hát của anh ta, bài Marceille đấy.
- Chuyện xem chừng không có vẻ đúng lịch sử lắm.
- Anh ta đứng hàng đầu đám đông, và trong khi mọi người hát thì anh ta nghe với một vẻ cay đắng, và khi anh ta cười thì người ta thấy cái cười của anh ta lại càng cay đắng hơn vì anh ta nghĩ đến cô ta. Tôi đã khóc hết bao nhiêu nước mắt, bà chị tôi cũng vậy.
- Bà chị cô à? Khó tin quá.
- Bà ấy thế mà rất dễ bị xúc động. Grand, cái anh khốn kiếp, cũng ở đó. Hắn say rượu và cười luôn miệng. Nhưng câu chuyện có gì là vui đâu, buồn lắm.
- Tôi hiểu Grand. Hắn cần mừng cho một việc: Con của hắn thoát chết rồi. Hôm nay ra khách sạn Côngtinăngtan, tôi nghe nói như vậy. Tôi cũng thích những chuyện có hậu.
Khi tôi đã hút được hai điếu thuốc, tôi ngả người ra đằng sau, gối lên chiếc gối da và đặt tay lên lòng Phượng.
- Cô có sung sướng không?
- Nhất định rồi, - cô thản nhiên trả lời.
Tôi hẳn không đáng cho cô trả lời một cách có suy nghĩ hơn.
- Tất cả mọi việc lại như ngày xưa,- tôi nói một cách giả dối. - Y như trước đây một năm.
- Vâng.
- Lâu nay cô không mua khăn quàng. Tại sao mai không ra cửa hiệu mà mua?
- Mai là ngày lễ.
- Ừ nhỉ. Tôi quên.
- Anh còn quên cả mở bức điện ra xem, - cô nói.
- Chưa mở. Quên cả việc đó nữa. Tối nay không muốn nghĩ đến công việc. Muộn quá rồi, không kịp gửi điện đi nữa. Kể chuyện về cuốn phim nữa đi.
- Thế này nhé, anh chàng định tổ chức cho cô vượt ngục. Người ta đã gửi vào những quần áo đàn ông và một chiếc mũ vải giống như mũ các người coi ngục thường đội; nhưng khi qua hàng rào, tóc cô bỗng sổ ra và mọi người đều kêu to: “Một con mụ quý tộc”. Tôi cho rằng cuốn phim hỏng ở đoạn này. Đáng lẽ phải để cô chốn thoát. Nếu vậy thì cả hai người đều kiếm ra được khối tiền nhờ những bài hát, và họ sẽ đi thật xa, sang Mỹ... hay sang Anh, - cô nói thêm với cái vẻ mà cô cho là láu lỉnh.
- Có lẽ cứ đọc bức điện xem sao. Miễn là, lạy trời, người ta đừng bắt mình phải ra miền Bắc. Tôi chỉ muốn nằm dài, bên cạnh em, Phượng ạ.
Phượng lấy bức điện kẹp giữa các lọ kem và đưa cho tôi.
Tôi mở ra và đọc: “Đã nghĩ kỹ về bức điện của anh stop, đã có một quyết định phi lý như anh hy vọng, stop đã nhờ luật sư tiến hành thủ tục ly hôn với lý do anh bỏ gia đình, stop cầu trời phù hộ anh Hellen”.
- Mai anh phải đi à?
- Không. Tôi không phải đi. Đọc xem này. Có người thích những câu chuyện có hậu.
Cô ta nhảy từ trên giường xuống.
- Thật tuyệt vời! Tôi phải đi báo bà chị biết. Bà sẽ sướng biết bao. Tôi sẽ bảo bà: “Chị có biết tôi là ai không? Là bà Fowler đấy nhé”.
Trước mặt tôi, trên giá sách, cuốn Vai trò phương Tây bật lên, tưởng như đó là bức ảnh, cỡ to như cuốn album, của một người trẻ tuổi tóc cắt kiểu lính thuỷ, sau gót có con chó đen. Từ nay hắn không còn làm hại cho ai nữa.
- Cô có nhớ anh ta lắm không?- Tôi hỏi Phượng.
- Nhớ ai?
- Pyle ấy.
Lạ thật, đến lúc này, ngay cả khi nói với Phượng, tôi cũng không gọi hắn bằng cái tên thánh được.
- Nếu anh bằng lòng thì tôi đến bà chị nhé. Tin vui lớn cho bà ta đấy.
- Cô đã gọi hắn trong khi ngủ.
- Tôi chẳng bao giờ nhớ lại mình mê thấy gì .
- Hai người có thể làm được bao nhiêu việc cùng nhau. Hắn ta còn thanh niên.
- Anh thì đã già đâu.
- Còn nhà chọc trời. Tượng thần Tự do.
Cô ngập ngừng nói với tôi:
- Tôi muốn được xem thung lũng Sedal.
- Đẹp sao bằng thung lũng Colorado được .
Tôi kéo cô xuống giường:
- Tôi cũng tiếc đấy, Phượng ạ.
- Anh chẳng cần tiếc gì cả. Bức điện thật tuyệt vời. Chị tôi...
- Ừ thì đi báo cho bà chị biết đi. Nhưng hôn cái đã...
Trong lúc vội vã, cô chỉ để cặp môi lướt trên mặt tôi và chạy vội đi.
Tôi nhớ tới cái ngày đầu tiên mà Pyle, ngồi cạnh tôi ở khách sạn Côngtinăngtan, đã chăm chăm nhìn sang hiệu sữa bên kia đường. Từ khi hắn chết, tất cả mọi việc đều dễ dàng thuận lợi cho tôi, nhưng tôi vẫn tha thiết mong có một người tôi có thể tâm sự cho biết những nỗi nuối tiếc của tôi.
Hết



Hắn đưa tay lên mặt, như thể hắn đau đầu, nhưng thật ra để tôi không thấy rằng hắn chùi nước mắt.

- Tôi mà ở vào hoàn cảnh anh thì tôi uống cho thật say.

- Tôi nói với hắn như vậy.

- Ồ, không, tôi không cần giữ đầu óc cho thật sáng suốt. Tôi không thể sống nổi nếu sau này nghĩ lại rằng đêm hôm con tôi chết, thì mình say như một tên ngu. Và còn vợ tôi? Làm sao bà ấy uống được?

- Anh không thể báo cho đồng nghiệp của anh biết ư...?

- Conolive không ốm đâu. Thằng cha ấy đi Singapore theo một con “mèo”. Tôi cần viết thay cả cho hắn. Nếu người ta biết thì nó mất việc. (Hắn thu tấm thân không ra hình thù gì của hắn lại): Xin lỗi vì đã lưu anh lại, anh Fowler. Vì tôi nhất thiết phải nói với một người nào đó. Bây giờ phải vào trong nhà nâng cốc đây. Thật là kỳ khôi là tôi lại gặp đúng anh, con người mà tôi ghét như dịch hạch.

- Tôi có thể viết tin cho anh. Tôi sẽ mạo danh Conolive.

- Anh không viết được đúng giọng đâu.

- Tôi không ghét anh, anh Grand, trước tôi đã nhắm mắt không nhìn thấy khối việc...

- Ồ, tôi với anh như chó với mèo vậy. Cám ơn lòng tốt của anh.

Tôi có khác gì Pyle không? – Tôi tự hỏi. Tôi có cần tự bắt mình dẫm chân vào vũng máu của cuộc đời rồi mới được thấy nỗi đau trên đời không? Grand trở vào phòng, và tôi nghe thấy tiếng hoan nghênh hắn. Tôi tìm một chiếc xíchlô đưa tôi về nhà. Nhà không có ai, tôi ngồi và chờ tới giữa đêm. Tôi đi ra đường, và gặp Phượng.

- Tối nay Vigo có tới thăm anh không? - Phượng hỏi.

- Có. Anh ta vừa về được mười lăm phút. Phim có hay không?

Cô ta đã bày khay ra ở trong buồng và đang thắp đèn.

- Một câu chuyện rất buồn, - cô nói. - Nhưng màu thì thật đẹp đến mê hồn. Ông Vigo muốn cái gì?

- Muốn đặt ra vài câu hỏi.

- Về vấn đề gì?

- Về vấn đề này, vấn đề khác. Tôi tin rằng anh ta không trở lại quấy rầy mình nữa.

- Tôi thích những phim có hậu. - Phượng nói. - Sẵn sàng hút chưa nào?

- Rồi.

Tôi nằm ra giường và Phượng xoay xoay chiếc kim.

- Họ chặt đầu cô con gái, - Phượng nói.

- Làm ăn kiểu gì lạ thế?

- Đó là trong thời Cách mạng Pháp.

- À ra thế là một phim lịch sử. Tôi hiểu rồi.

- Dù sao cũng buồn quá.

- Tôi thì chẳng hơi đâu mà buồn cho những nhân vật lịch sử.

- Còn người yêu của cô kia, anh ta trở về căn phòng tồi tàn của mình... khổ sở lắm, rồi viết một bài ca, vì anh ta, anh biết đấy, là một nhà thơ, và chẳng bao lâu những người chặt đầu cô vợ chưa cưới của anh ta lại đi hát bài hát của anh ta, bài Marceille đấy.

- Chuyện xem chừng không có vẻ đúng lịch sử lắm.

- Anh ta đứng hàng đầu đám đông, và trong khi mọi người hát thì anh ta nghe với một vẻ cay đắng, và khi anh ta cười thì người ta thấy cái cười của anh ta lại càng cay đắng hơn vì anh ta nghĩ đến cô ta. Tôi đã khóc hết bao nhiêu nước mắt, bà chị tôi cũng vậy.

- Bà chị cô à? Khó tin quá.

- Bà ấy thế mà rất dễ bị xúc động. Grand, cái anh khốn kiếp, cũng ở đó. Hắn say rượu và cười luôn miệng. Nhưng câu chuyện có gì là vui đâu, buồn lắm.

- Tôi hiểu Grand. Hắn cần mừng cho một việc: Con của hắn thoát chết rồi. Hôm nay ra khách sạn Côngtinăngtan, tôi nghe nói như vậy. Tôi cũng thích những chuyện có hậu.

Khi tôi đã hút được hai điếu thuốc, tôi ngả người ra đằng sau, gối lên chiếc gối da và đặt tay lên lòng Phượng.

- Cô có sung sướng không?

- Nhất định rồi, - cô thản nhiên trả lời.

Tôi hẳn không đáng cho cô trả lời một cách có suy nghĩ hơn.

- Tất cả mọi việc lại như ngày xưa,- tôi nói một cách giả dối. - Y như trước đây một năm.

- Vâng.

- Lâu nay cô không mua khăn quàng. Tại sao mai không ra cửa hiệu mà mua?

- Mai là ngày lễ.

- Ừ nhỉ. Tôi quên.

- Anh còn quên cả mở bức điện ra xem, - cô nói.

- Chưa mở. Quên cả việc đó nữa. Tối nay không muốn nghĩ đến công việc. Muộn quá rồi, không kịp gửi điện đi nữa. Kể chuyện về cuốn phim nữa đi.

- Thế này nhé, anh chàng định tổ chức cho cô vượt ngục. Người ta đã gửi vào những quần áo đàn ông và một chiếc mũ vải giống như mũ các người coi ngục thường đội; nhưng khi qua hàng rào, tóc cô bỗng sổ ra và mọi người đều kêu to: “Một con mụ quý tộc”. Tôi cho rằng cuốn phim hỏng ở đoạn này. Đáng lẽ phải để cô chốn thoát. Nếu vậy thì cả hai người đều kiếm ra được khối tiền nhờ những bài hát, và họ sẽ đi thật xa, sang Mỹ... hay sang Anh, - cô nói thêm với cái vẻ mà cô cho là láu lỉnh.

- Có lẽ cứ đọc bức điện xem sao. Miễn là, lạy trời, người ta đừng bắt mình phải ra miền Bắc. Tôi chỉ muốn nằm dài, bên cạnh em, Phượng ạ.

Phượng lấy bức điện kẹp giữa các lọ kem và đưa cho tôi.

Tôi mở ra và đọc: “Đã nghĩ kỹ về bức điện của anh stop, đã có một quyết định phi lý như anh hy vọng, stop đã nhờ luật sư tiến hành thủ tục ly hôn với lý do anh bỏ gia đình, stop cầu trời phù hộ anh Hellen”.

- Mai anh phải đi à?

- Không. Tôi không phải đi. Đọc xem này. Có người thích những câu chuyện có hậu.

Cô ta nhảy từ trên giường xuống.

- Thật tuyệt vời! Tôi phải đi báo bà chị biết. Bà sẽ sướng biết bao. Tôi sẽ bảo bà: “Chị có biết tôi là ai không? Là bà Fowler đấy nhé”.

Trước mặt tôi, trên giá sách, cuốn Vai trò phương Tây bật lên, tưởng như đó là bức ảnh, cỡ to như cuốn album, của một người trẻ tuổi tóc cắt kiểu lính thuỷ, sau gót có con chó đen. Từ nay hắn không còn làm hại cho ai nữa.

- Cô có nhớ anh ta lắm không?- Tôi hỏi Phượng.

- Nhớ ai?

- Pyle ấy.

Lạ thật, đến lúc này, ngay cả khi nói với Phượng, tôi cũng không gọi hắn bằng cái tên thánh được.

- Nếu anh bằng lòng thì tôi đến bà chị nhé. Tin vui lớn cho bà ta đấy.

- Cô đã gọi hắn trong khi ngủ.

- Tôi chẳng bao giờ nhớ lại mình mê thấy gì .

- Hai người có thể làm được bao nhiêu việc cùng nhau. Hắn ta còn thanh niên.

- Anh thì đã già đâu.

- Còn nhà chọc trời. Tượng thần Tự do.

Cô ngập ngừng nói với tôi:

- Tôi muốn được xem thung lũng Sedal.

- Đẹp sao bằng thung lũng Colorado được .

Tôi kéo cô xuống giường:

- Tôi cũng tiếc đấy, Phượng ạ.

- Anh chẳng cần tiếc gì cả. Bức điện thật tuyệt vời. Chị tôi...

- Ừ thì đi báo cho bà chị biết đi. Nhưng hôn cái đã...

Trong lúc vội vã, cô chỉ để cặp môi lướt trên mặt tôi và chạy vội đi.

Tôi nhớ tới cái ngày đầu tiên mà Pyle, ngồi cạnh tôi ở khách sạn Côngtinăngtan, đã chăm chăm nhìn sang hiệu sữa bên kia đường. Từ khi hắn chết, tất cả mọi việc đều dễ dàng thuận lợi cho tôi, nhưng tôi vẫn tha thiết mong có một người tôi có thể tâm sự cho biết những nỗi nuối tiếc của tôi.

Hết
Người Mỹ trầm lặng
Mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30(hết)