watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Mỹ trầm lặng-Chương 17 - tác giả Graham Greene Graham Greene

Graham Greene

Chương 17

Tác giả: Graham Greene

- Người ta thết một bữa ở đây, anh có biết không? - Tôi nói.
- Tôi không muốn liều vào ăn. Thịt thà… nóng như thế này phải cẩn thận đấy.
- Chẳng phải lo. Họ ăn chay.
- A, chắc ngon lắm…, nhưng tôi ưng biết trước như những thứ của mình ăn (hắn lại ngoạm một miếng bánh nữa). Anh có tin rằng họ có một thợ cơ khí chữa nổi xe không?
- Thợ đủ giỏi để biến ống xả nòng súng cối. Tôi tin rằng xe Bich làm súng cối thì nhất đấy.
Viên thiếu uý trở lại, giơ tay nhanh nhẹn chào theo kiểu nhà binh và bảo cho biết đã cho người vào trại lính tìm thợ. Pyle mời ăn một miếng bánh sandwich, nhưng anh ta từ chối. Với một vẻ lịch sự, anh ta nói:
- Ở đây, chúng tôi có hẳn một bản danh sách những điều quy định về món được phép ăn (tiếng Anh của hắn khá sõi). Thật là vô lý. Nhưng các anh chắc hiểu sống ở một thủ phủ về tôn giáo là thế nào. Tôi cho rằng ở Roma cũng vậy… cũng như ở Canbri - Hắn vừa nói vừa chào kiểu bốc đồng.
Rồi hắn im lặng. Cả hai đều im lặng. Tôi thấy rõ là cả hai đều muốn cho tôi đi xa nơi này. Tôi không cưỡng nổi ý muốn trêu ghẹo Pyle, suy cho cùng là vũ khí của những người yếu, mà tôi chính là kẻ yếu. So với anh ta, tôi thiếu hẳn sự trẻ trung, chững chạc, sự liêm khiết và một tương lai.
- Có lẽ tôi xin anh một miếng sandwich đấy.
- Được, được chứ!
Nhưng hắn còn ngần ngại trước khi cúi vào hòm xe.
- Này thôi - Tôi nói - đùa chơi một tí thôi, không định xin gì đâu. Chắc các anh muốn tôi rút để hai anh yên.
- Không đâu - Pyle nói (hắn ở trong số những người nói dối một cách vụng về nhất mà tôi được gặp, chắc hẳn hắn chưa từng vận dụng nghệ thuật này). Hắn nói với tên thiếu tá: Tôi chưa có người bạn nào tốt hơn ông Thomas.
- Tôi đã được quen ông Fowler - Gã thiếu tá nói.
- Tôi sẽ gặp lại anh trước khi về, Pyle ạ - Tôi nói và đi về phía nhà thờ, nơi mà tôi tin sẽ được mát dịu hơn.
Đức thánh Victo Hugo trong bộ quần áo viện sĩ hàn lâm, một vành hào quang quanh chiếc mũ hai mũi, giơ ngón tay chỉ vào Tôn Dật Tiên lúc này đang ghi lên phiến đá vài tư tưởng cao cả. Tôi đi vào nhà thờ có hình dáng một con tàu. Ngoài chiếc ngai dành cho Giáo chủ, có con rắn hổ mang bằng thạch cao quấn quanh, không một chiếc ghế ngồi. Nền đá hoa bóng lên như nước và cửa sổ không có kính, chúng ta nhốt không khí vào trong chiếc lồng có lỗ đục, tôi nghĩ như vậy và con người cũng nhốt sự tín ngưỡng của mình vào một chiếc lồng tương tự… cùng với những điều hoài nghi lắm khi có mưa nắng và những sự tin tưởng có thể giải thích bằng muôn nghìn cách khác nhau. Bà vợ của tôi cũng tìm thấy cái lồng đầy lỗ thủng đó và đôi khi tôi cũng ao ước được như bà. Nắng và gió mẫu thuẫn với nhau, tôi đã sống quá lâu dưới ánh mặt trời.
Tôi tản bộ rất lâu trong lòng nhà thờ dài và vắng, tôi không tìm thấy ở đây, xứ Đông Dương mà tôi yêu mến. Những con rồng ở đầu sư tử leo lên bục diễn giảng, trên trần, chúa Crixto trưng ra trái tim ứa máu của mình. Bộ râu của Khổng Phu Tử lơ thơ rủ xuống như thác nước mùa khô. Tất cả những thứ trên đều là hài kịch: quả địa cầu lớn phía trên bàn thờ là biểu tượng của tham vọng, cái làn có nắp di chuyển mà Giáo chủ dùng để ban ra những lời tiên tri chỉ là một ngón kỹ xảo để lừa bịp. Nếu ngôi nhà thờ này có từ 5 thế kỷ, mà không phải 20 năm, thì nó có thêm sức thuyết phục hơn một chút nào không, nhờ những vết chân đã làm mòn nền đá hoa và gió mưa đã ăn lõm những thềm đá? Một con người như bà vợ tôi sẵn sàng để cho mình bị thuyết phục, liệu có tìm thấy ở đây một niềm tin mà con người không đủ sức tạo nên không? Và nếu tôi thành tâm hướng tới một đức tin, thì liệu tôi có tìm thấy nó tại cái nhà thờ theo giáo phái Anh mà bà ta thường lui tới không? Nhưng tôi chưa hề bao giờ đi tìm một đức tin. Công việc của nhà báo là trình bày và tường thuật. Trong sự nghiệp của mình, tôi chưa gặp điều nào là không thể giải thích nổi. Vị Giáo chủ viết những lời sấm truyền bằng một chiếc bút chì cắm vào nắp một cái làn và mọi người đều tin ông ta. Trong tất cả những điều thiên cảm, phải nhìn thấy cả mảnh ván trên đó người ta viết ra những lời sấm truyền. Bởi vậy, lục hết danh mục những ký ức của mình, tôi chưa hề thấy những thiên cảm hay kỳ ảo nào.
Tôi ôn lại những kỷ niệm đó trong trí nhớ của mình một cách hú họa, như lật lại những bức ảnh trong một cuốn album: Một con cáo mà dưới ánh sáng tên lửa của địch, tôi thấy ở ngoại ô London đang từ cái ổ phủ đầy lá khô của nó luồn theo một cái chuồng gà, thi hài một người Mã Lai bị một nhát lê đâm thủng và một đội lính tuần tra Ấn Độ quẳng lên thùng xe mang về tại một khu thợ mỏ Pahang (những người phu Hoa kiều thì cười cợt, chế giễu, còn một người Mã Lai khác lấy chiếc gối kê dưới đầu người chết), một con bồ câu từ trên lò sưởi của khách sạn, như vươn cánh sắp bay, bộ mặt bà vợ tôi ở cửa sổ khi tôi trở về nhà lần chót để chào từ biệt. Những ý nghĩ của tôi bắt đầu từ bà ta rồi lại kết thúc ở bà ta. Bà ta chắc đã nhận được thư của tôi từ hơn một tuần nay, nhưng bức điện trả lời tôi chờ đợi vẫn chưa thấy tới. Nhưng người ta thường cho rằng nếu ban hội thẩm mà bàn lâu thì người bị cáo càng thêm hy vọng. Một tuần chờ không nhận được điện, vậy tôi có thể bắt đầu hy vọng được không? Quanh tôi, những chiếc xe nhà binh của các nhà ngoại giao đã nổ máy ầm ĩ: Tan hội rồi, đến năm sau lại có. Các xe hơi đua nhau chạy về Sài Gòn, nghĩ đến giờ giới nghiêm, ai nấy đều vội vã. Tôi ra tìm Pyle.



- Người ta thết một bữa ở đây, anh có biết không? - Tôi nói.

- Tôi không muốn liều vào ăn. Thịt thà… nóng như thế này phải cẩn thận đấy.

- Chẳng phải lo. Họ ăn chay.

- A, chắc ngon lắm…, nhưng tôi ưng biết trước như những thứ của mình ăn (hắn lại ngoạm một miếng bánh nữa). Anh có tin rằng họ có một thợ cơ khí chữa nổi xe không?

- Thợ đủ giỏi để biến ống xả nòng súng cối. Tôi tin rằng xe Bich làm súng cối thì nhất đấy.

Viên thiếu uý trở lại, giơ tay nhanh nhẹn chào theo kiểu nhà binh và bảo cho biết đã cho người vào trại lính tìm thợ. Pyle mời ăn một miếng bánh sandwich, nhưng anh ta từ chối. Với một vẻ lịch sự, anh ta nói:

- Ở đây, chúng tôi có hẳn một bản danh sách những điều quy định về món được phép ăn (tiếng Anh của hắn khá sõi). Thật là vô lý. Nhưng các anh chắc hiểu sống ở một thủ phủ về tôn giáo là thế nào. Tôi cho rằng ở Roma cũng vậy… cũng như ở Canbri - Hắn vừa nói vừa chào kiểu bốc đồng.

Rồi hắn im lặng. Cả hai đều im lặng. Tôi thấy rõ là cả hai đều muốn cho tôi đi xa nơi này. Tôi không cưỡng nổi ý muốn trêu ghẹo Pyle, suy cho cùng là vũ khí của những người yếu, mà tôi chính là kẻ yếu. So với anh ta, tôi thiếu hẳn sự trẻ trung, chững chạc, sự liêm khiết và một tương lai.

- Có lẽ tôi xin anh một miếng sandwich đấy.

- Được, được chứ!

Nhưng hắn còn ngần ngại trước khi cúi vào hòm xe.

- Này thôi - Tôi nói - đùa chơi một tí thôi, không định xin gì đâu. Chắc các anh muốn tôi rút để hai anh yên.

- Không đâu - Pyle nói (hắn ở trong số những người nói dối một cách vụng về nhất mà tôi được gặp, chắc hẳn hắn chưa từng vận dụng nghệ thuật này). Hắn nói với tên thiếu tá: Tôi chưa có người bạn nào tốt hơn ông Thomas.

- Tôi đã được quen ông Fowler - Gã thiếu tá nói.

- Tôi sẽ gặp lại anh trước khi về, Pyle ạ - Tôi nói và đi về phía nhà thờ, nơi mà tôi tin sẽ được mát dịu hơn.

Đức thánh Victo Hugo trong bộ quần áo viện sĩ hàn lâm, một vành hào quang quanh chiếc mũ hai mũi, giơ ngón tay chỉ vào Tôn Dật Tiên lúc này đang ghi lên phiến đá vài tư tưởng cao cả. Tôi đi vào nhà thờ có hình dáng một con tàu. Ngoài chiếc ngai dành cho Giáo chủ, có con rắn hổ mang bằng thạch cao quấn quanh, không một chiếc ghế ngồi. Nền đá hoa bóng lên như nước và cửa sổ không có kính, chúng ta nhốt không khí vào trong chiếc lồng có lỗ đục, tôi nghĩ như vậy và con người cũng nhốt sự tín ngưỡng của mình vào một chiếc lồng tương tự… cùng với những điều hoài nghi lắm khi có mưa nắng và những sự tin tưởng có thể giải thích bằng muôn nghìn cách khác nhau. Bà vợ của tôi cũng tìm thấy cái lồng đầy lỗ thủng đó và đôi khi tôi cũng ao ước được như bà. Nắng và gió mẫu thuẫn với nhau, tôi đã sống quá lâu dưới ánh mặt trời.

Tôi tản bộ rất lâu trong lòng nhà thờ dài và vắng, tôi không tìm thấy ở đây, xứ Đông Dương mà tôi yêu mến. Những con rồng ở đầu sư tử leo lên bục diễn giảng, trên trần, chúa Crixto trưng ra trái tim ứa máu của mình. Bộ râu của Khổng Phu Tử lơ thơ rủ xuống như thác nước mùa khô. Tất cả những thứ trên đều là hài kịch: quả địa cầu lớn phía trên bàn thờ là biểu tượng của tham vọng, cái làn có nắp di chuyển mà Giáo chủ dùng để ban ra những lời tiên tri chỉ là một ngón kỹ xảo để lừa bịp. Nếu ngôi nhà thờ này có từ 5 thế kỷ, mà không phải 20 năm, thì nó có thêm sức thuyết phục hơn một chút nào không, nhờ những vết chân đã làm mòn nền đá hoa và gió mưa đã ăn lõm những thềm đá? Một con người như bà vợ tôi sẵn sàng để cho mình bị thuyết phục, liệu có tìm thấy ở đây một niềm tin mà con người không đủ sức tạo nên không? Và nếu tôi thành tâm hướng tới một đức tin, thì liệu tôi có tìm thấy nó tại cái nhà thờ theo giáo phái Anh mà bà ta thường lui tới không? Nhưng tôi chưa hề bao giờ đi tìm một đức tin. Công việc của nhà báo là trình bày và tường thuật. Trong sự nghiệp của mình, tôi chưa gặp điều nào là không thể giải thích nổi. Vị Giáo chủ viết những lời sấm truyền bằng một chiếc bút chì cắm vào nắp một cái làn và mọi người đều tin ông ta. Trong tất cả những điều thiên cảm, phải nhìn thấy cả mảnh ván trên đó người ta viết ra những lời sấm truyền. Bởi vậy, lục hết danh mục những ký ức của mình, tôi chưa hề thấy những thiên cảm hay kỳ ảo nào.

Tôi ôn lại những kỷ niệm đó trong trí nhớ của mình một cách hú họa, như lật lại những bức ảnh trong một cuốn album: Một con cáo mà dưới ánh sáng tên lửa của địch, tôi thấy ở ngoại ô London đang từ cái ổ phủ đầy lá khô của nó luồn theo một cái chuồng gà, thi hài một người Mã Lai bị một nhát lê đâm thủng và một đội lính tuần tra Ấn Độ quẳng lên thùng xe mang về tại một khu thợ mỏ Pahang (những người phu Hoa kiều thì cười cợt, chế giễu, còn một người Mã Lai khác lấy chiếc gối kê dưới đầu người chết), một con bồ câu từ trên lò sưởi của khách sạn, như vươn cánh sắp bay, bộ mặt bà vợ tôi ở cửa sổ khi tôi trở về nhà lần chót để chào từ biệt. Những ý nghĩ của tôi bắt đầu từ bà ta rồi lại kết thúc ở bà ta. Bà ta chắc đã nhận được thư của tôi từ hơn một tuần nay, nhưng bức điện trả lời tôi chờ đợi vẫn chưa thấy tới. Nhưng người ta thường cho rằng nếu ban hội thẩm mà bàn lâu thì người bị cáo càng thêm hy vọng. Một tuần chờ không nhận được điện, vậy tôi có thể bắt đầu hy vọng được không? Quanh tôi, những chiếc xe nhà binh của các nhà ngoại giao đã nổ máy ầm ĩ: Tan hội rồi, đến năm sau lại có. Các xe hơi đua nhau chạy về Sài Gòn, nghĩ đến giờ giới nghiêm, ai nấy đều vội vã. Tôi ra tìm Pyle.
Người Mỹ trầm lặng
Mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30(hết)