Chương 15
Tác giả: Graham Greene
Ít nhất mỗi năm một lần, những người theo đạo Cao Đài tổ chức một ngày hội lớn ở Tây Ninh, nơi đặt thánh thất của họ cách Sài Gòn 80 km về phía Tây Bắc, để kỷ niệm một năm giải phóng hay chiến thắng, hoặc ngay cả một ngày lễ về đạo Phật, đạo Khổng hay đạo Gia tô, đạo Cao Đài bao giờ cũng là một mục hứng thú trong các cuộc tóm tắt tình hình của tôi cho các vị khách nghe đạo Cao Đài, do một viên chức Nam Kỳ sáng lập ra, là sự tổng hợp của ba đạo trên. Thánh thất đóng ở Tây Ninh. Một vị giáo chủ và nhiều nữ giám mục. Thánh truyền qua một cái làn có nắp. Đức Christo và Đức Phật từ trên tràn nhà thờ ngắm xuống một đám rước Á Đông kiểu tranh truyện ở Walt Disney rồng rắn vẽ theo kỹ thuật phim màu. Những người mới tới rất mê khi nghe kể như vậy. Làm sao giải nghĩa được tất cả sự thê thảm đó, đội quân gồm 25.000 người được võ trang với súng cối làm ống xả của xe hơi cũ, những đồng minh của quân đội Pháp, khi gặp nguy biến lại tuyên bố đứng trung lập? Trong những ngày hội nói trên, được tổ chức ra để trấn an tinh thần nông dân, giáo chủ mới những thành viên Chính phủ (họ chỉ tới dự vào lúc Cao Đài là thành viên), mời đoàn ngoại giao (họ cử vài người ở cấp thư ký đi cùng với vợ hay con gái) và Tổng tư lệnh Pháp (viên này cử một cấp tướng ở bàn giấy, hai sao, đi thay mặt).
Dọc con đường đi Tây Ninh, xe hơi của Bộ Tham mưu và của đoàn ngoại giao chạy như suối chảy và trên những quãng đường nguy hiểm, đội lê dương rải quân ra cánh đồng để bảo vệ. Đó là một ngày lo ngại đối với Bộ Tổng Tham mưu Pháp và có lẽ cũng là một ngày hy vọng cho phái Cao Đài, vì có bằng chứng nào tốt hơn và cũng không đau đớn gì về sự trung thực của họ hơn là một cuộc tấn công ở ngoài khu vực của họ, khiến cho vài vị khách quan trọng bị bỏ mạng.
Cứ mỗi kilômét là một tháp canh bằng đất nện vươn cao lên trên cánh đồng bằng phẳng như một cái dấu hỏi và cứ 10 km là một đồn lớn hơn với một tiểu đội lính lê dương, người Marốc hay Senegal. Cũng giống như khi sắp tới New York, tất cả xe cộ đều đi theo một tốc độ, và cũng như khi sắp tới New York, người ta có một cảm giác sốt ruột cố giấu kín, người nào cũng nhìn chiếc xe đi trước và qua chiếc gương hậu nhìn chiếc xe đi đằng sau mình. Tất cả mọi người đều muốn tới Tây Ninh xem hội và trở về càng sớm càng tốt vì 7h đã bắt đầu giờ giới nghiêm.
Đoàn xe đi khỏi khu vực của người Pháp, qua khu vực của quân Hòa Hảo, để vào khu vực của quân Cao Đài thường hay xung đột với quân Hòa Hảo, chỉ có lá cờ trên tháp canh là thay đổi thôi. Những đứa trẻ trần truồng cưỡi trên lưng những con trâu lội ở ruộng ngập tới bụng, nơi nào lúa đã chín vàng, những người nông dân đội nón lá sẩy thóc, lưng dựa vào những tấm cót cuốn tròn. Những chiếc xe lăn nhanh trên đường, sát ngay họ, vẫn là thuộc thế giới kỳ lạ.
Sau cùng các nhà thờ Cao Đài mọc lên ở mỗi làng thu hút sự quan tâm của những người khách lạ, những kiến trúc bằng thạch cao màu xanh hay hồng nhạt trên cửa ra vào có vẽ to tướng một con mắt - mắt Trời. Cờ xí ngày càng cắm la liệt, những người nông dân đi trên đường ngày càng đông, chúng tôi sắp đến Tòa Thánh thất. Đằng xa là núi Thánh nom giống một chiếc mũ quả dưa màu xanh, chế ngự thị xã Tây Ninh, đó là bản doanh của tướng Thế, viên tham mưu trưởng ly khai vừa tuyên bố chống lại cả Pháp và Việt Minh. Những người Cao Đài không làm một việc gì để tóm cổ viên tướng này, mặc dầu y vừa bắt cóc một giám mục, nhưng lại có tin đồn rằng y đã làm việc với sự thỏa thuận của Giáo chủ Cao Đài.
Người ta có cảm giác rằng Tây Ninh là nơi nóng bức nhất của đồng bằng miền Nam, có lẽ vì đây hiếm nước cũng có thể vì lễ lạt liên miên làm cho ai cũng phải đổ mồ hôi, từ những người lính bồng súng nghe một diễn văn dài bằng thứ tiếng mà họ chẳng hiểu, tới vị Giáo chủ mặc bộ đồ nỉ dày cộp như phường tuồng Tàu. Duy chỉ có nữ giám mục mặc quần dài bằng lụa trắng chuyện trò với các nữ tu sĩ mang mũ cát thuộc địa gây cho ta một cảm giác mát mẻ dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Dễ có ý nghĩ rằng không bao giờ tới 7h chiều, giờ uống coktail trên sân thượng hãng Magestic, dưới làn gió nhẹ từ sông Sài Gòn đưa lên.
Ít nhất mỗi năm một lần, những người theo đạo Cao Đài tổ chức một ngày hội lớn ở Tây Ninh, nơi đặt thánh thất của họ cách Sài Gòn 80 km về phía Tây Bắc, để kỷ niệm một năm giải phóng hay chiến thắng, hoặc ngay cả một ngày lễ về đạo Phật, đạo Khổng hay đạo Gia tô, đạo Cao Đài bao giờ cũng là một mục hứng thú trong các cuộc tóm tắt tình hình của tôi cho các vị khách nghe đạo Cao Đài, do một viên chức Nam Kỳ sáng lập ra, là sự tổng hợp của ba đạo trên. Thánh thất đóng ở Tây Ninh. Một vị giáo chủ và nhiều nữ giám mục. Thánh truyền qua một cái làn có nắp. Đức Christo và Đức Phật từ trên tràn nhà thờ ngắm xuống một đám rước Á Đông kiểu tranh truyện ở Walt Disney rồng rắn vẽ theo kỹ thuật phim màu. Những người mới tới rất mê khi nghe kể như vậy. Làm sao giải nghĩa được tất cả sự thê thảm đó, đội quân gồm 25.000 người được võ trang với súng cối làm ống xả của xe hơi cũ, những đồng minh của quân đội Pháp, khi gặp nguy biến lại tuyên bố đứng trung lập? Trong những ngày hội nói trên, được tổ chức ra để trấn an tinh thần nông dân, giáo chủ mới những thành viên Chính phủ (họ chỉ tới dự vào lúc Cao Đài là thành viên), mời đoàn ngoại giao (họ cử vài người ở cấp thư ký đi cùng với vợ hay con gái) và Tổng tư lệnh Pháp (viên này cử một cấp tướng ở bàn giấy, hai sao, đi thay mặt).
Dọc con đường đi Tây Ninh, xe hơi của Bộ Tham mưu và của đoàn ngoại giao chạy như suối chảy và trên những quãng đường nguy hiểm, đội lê dương rải quân ra cánh đồng để bảo vệ. Đó là một ngày lo ngại đối với Bộ Tổng Tham mưu Pháp và có lẽ cũng là một ngày hy vọng cho phái Cao Đài, vì có bằng chứng nào tốt hơn và cũng không đau đớn gì về sự trung thực của họ hơn là một cuộc tấn công ở ngoài khu vực của họ, khiến cho vài vị khách quan trọng bị bỏ mạng.
Cứ mỗi kilômét là một tháp canh bằng đất nện vươn cao lên trên cánh đồng bằng phẳng như một cái dấu hỏi và cứ 10 km là một đồn lớn hơn với một tiểu đội lính lê dương, người Marốc hay Senegal. Cũng giống như khi sắp tới New York, tất cả xe cộ đều đi theo một tốc độ, và cũng như khi sắp tới New York, người ta có một cảm giác sốt ruột cố giấu kín, người nào cũng nhìn chiếc xe đi trước và qua chiếc gương hậu nhìn chiếc xe đi đằng sau mình. Tất cả mọi người đều muốn tới Tây Ninh xem hội và trở về càng sớm càng tốt vì 7h đã bắt đầu giờ giới nghiêm.
Đoàn xe đi khỏi khu vực của người Pháp, qua khu vực của quân Hòa Hảo, để vào khu vực của quân Cao Đài thường hay xung đột với quân Hòa Hảo, chỉ có lá cờ trên tháp canh là thay đổi thôi. Những đứa trẻ trần truồng cưỡi trên lưng những con trâu lội ở ruộng ngập tới bụng, nơi nào lúa đã chín vàng, những người nông dân đội nón lá sẩy thóc, lưng dựa vào những tấm cót cuốn tròn. Những chiếc xe lăn nhanh trên đường, sát ngay họ, vẫn là thuộc thế giới kỳ lạ.
Sau cùng các nhà thờ Cao Đài mọc lên ở mỗi làng thu hút sự quan tâm của những người khách lạ, những kiến trúc bằng thạch cao màu xanh hay hồng nhạt trên cửa ra vào có vẽ to tướng một con mắt - mắt Trời. Cờ xí ngày càng cắm la liệt, những người nông dân đi trên đường ngày càng đông, chúng tôi sắp đến Tòa Thánh thất. Đằng xa là núi Thánh nom giống một chiếc mũ quả dưa màu xanh, chế ngự thị xã Tây Ninh, đó là bản doanh của tướng Thế, viên tham mưu trưởng ly khai vừa tuyên bố chống lại cả Pháp và Việt Minh. Những người Cao Đài không làm một việc gì để tóm cổ viên tướng này, mặc dầu y vừa bắt cóc một giám mục, nhưng lại có tin đồn rằng y đã làm việc với sự thỏa thuận của Giáo chủ Cao Đài.
Người ta có cảm giác rằng Tây Ninh là nơi nóng bức nhất của đồng bằng miền Nam, có lẽ vì đây hiếm nước cũng có thể vì lễ lạt liên miên làm cho ai cũng phải đổ mồ hôi, từ những người lính bồng súng nghe một diễn văn dài bằng thứ tiếng mà họ chẳng hiểu, tới vị Giáo chủ mặc bộ đồ nỉ dày cộp như phường tuồng Tàu. Duy chỉ có nữ giám mục mặc quần dài bằng lụa trắng chuyện trò với các nữ tu sĩ mang mũ cát thuộc địa gây cho ta một cảm giác mát mẻ dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Dễ có ý nghĩ rằng không bao giờ tới 7h chiều, giờ uống coktail trên sân thượng hãng Magestic, dưới làn gió nhẹ từ sông Sài Gòn đưa lên.