watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người Mỹ trầm lặng-Chương 8 - tác giả Graham Greene Graham Greene

Graham Greene

Chương 8

Tác giả: Graham Greene

Tôi đã tính phải xa Sài Gòn 8 ngày, nhưng chỉ trở về được sau ba tuần hay gần như vậy. Trước hết, tôi đã gặp nhiều khó khăn để ra khỏi khu Phát Diệm hơn là khi vào đó. Đường bị cắt giữa Hà Nội - Nam Định và người ta chẳng thể dành một chiếc máy bay chở khách cho một phóng viên đúng ra không nên ở đó. Rồi khi tôi về đến Hà Nội, một máy bay vừa chở phóng viên ra ghi nhận cuộc chiến thắng mới, chuyến trở về đã chật ních không sao dành được một chỗ cho tôi. Pyle thì rời Phát Diệm ngay sáng hôm y tới, hắn đã hoàn thành nhiệm vụ của hắn là gặp tôi để nói câu chuyện về Phượng. Không có gì lưu luyến hắn lại nữa. Tôi để yên cho hắn ngủ lúc năm giờ rưỡi sáng. Súng cối ngừng nổ, tôi ra nhà ăn, dùng xong chén cà phê và mấy chiếc bánh quy về thì hắn không còn ở nhà nữa. Tôi tưởng hắn dạo một vòng…, khi người ta đã đẩy được một chiếc mảng từ Nam Định về đây thì người ta chẳng bận tâm gì đến vài tay súng lẻ. Hắn là người không hình dung nổi nỗi đau khổ hắn gây cho người khác. Trong một trường hợp nữa - nhưng phải đến nhiều tháng sau - khi tôi hết cả bình tĩnh và bắt hắn phải nhìn thẳng vào những nỗi đau khổ, thì tôi thấy hắn quay đi, băn khoăn nhìn vào đôi giày bẩn của mình và nói: "Có lẽ tôi phải cho đánh giày trước khi vào gặp ngài bộ trưởng". Lúc đó tôi hiểu hắn đã dùng cách nói học được trong sách của York Hardin. Tuy nhiên, hắn lại thực thà theo kiểu của hắn: Nếu đau khổ chỉ đổ lên đầu kẻ khác thì đó chỉ là do một sự trùng hợp nào đó thôi… cho tới cái đêm chót, dưới chân cầu Đa Kao.
Chỉ khi về tới Sài Gòn, tôi mới biết trong khi tôi đi uống cà phê, hắn đã thuyết phục một sĩ quan thuỷ quân trẻ để anh này cho hắn lên một chiếc xuồng đổ bộ và lén cho lên Nam Định sau một chuyến đi tuần như thường lệ. Hắn đang trong cơn vận đỏ cho nên đã cùng với đội "chống đau mắt hột" về được Hà Nội 24 giờ trước khi đường được chính thức coi như bị cắt đứt. Khi tôi về đến Hà Nội, hắn đã đi vào Nam và để cho tôi một lá thư, nhờ anh chàng phụ trách quầy rượu ở Trại báo chí chuyển giúp.
"Anh Thomas thân - hắn viết - tôi không thể nào nói hết được rằng đêm hôm nọ anh đã tuyệt vời như thế nào. Bây giờ phải thú thật với anh rằng lúc vào nơi anh ngủ tôi rất e ngại" (Thì ra hắn không e ngại gì khi xuôi mảng trong một thời gian dài sao?). Không có mấy người đã chấp nhận tình hình một cách bình tĩnh như anh. Anh thật là tuyệt vời và tôi bây giờ, sau khi đã nói được hết với anh, thấy mình bớt đáng khinh đi một chút" (Tôi giận dữ nghĩ chỉ có hắn là đáng đếm xỉa tới hay sao? Và tuy vậy tôi hiểu không phải hắn định viết như vậy. Đối với hắn tất cả câu chuyện sẽ tốt đẹp khi hắn không thấy mình là có tội nữa. Ta sẽ sung sướng hơn, Phượng sẽ sung sướng hơn, nhân loại sẽ sung sướng hơn, cả tùy viên thương mại và ngài bộ trưởng nữa. Mùa xuân rạng rỡ cả trên đất Đông Dương khi Pyle không thấy là mình có tội).
“Tôi đã chờ anh 24 giờ ở đây, nhưng nếu hôm nay tôi không lên đường thì tôi sẽ không có mặt ở Sài Gòn sớm hơn một tuần lễ, mà công việc chính là của tôi ở miền Nam. Tôi đã nói với anh em ở đội chống đau mắt gặp khi anh tới, chắc anh sẽ vui về bọn họ. Đó là những người dễ chịu đang làm một việc tốt đẹp. Đừng thấy tôi về Sài Gòn trước mà lo. Tôi hứa không tới thăm Phượng từ nay tới khi anh về. Tôi không muốn sau này anh có thể nghĩ rằng tôi xấu chơi đối với anh. Chào thân thiết. Andon".
Một lần nữa, đó là dấu hiệu quả đoán rằng tôi sẽ mất Phượng. Niềm tin đó căn cứ vào giá hối đoái chăng? Đôi khi người ta nói về một người nào đó rằng anh ta có tấm lòng vàng. Bây giờ chúng ta nên đem những chữ vàng ra để đánh giá tình yêu và có một từ kép là ái tình - đôla hay sao? Tất nhiên, khái niệm về ái tình - đôla bao gồm cả sự cưới xin nhau, một đứa con trai, ngày hội của những người mẹ, dù cho tất cả những điều đó sẽ kết thúc tại thành Rono hay đảo Virgin hay đến những đâu, có trời biết. Ái tình - đôla có động cơ tốt, lương tâm trong sạch và mặc xác cho thế giới còn lại có thể tìm nơi nào tan biến đi. Nhưng tình yêu của tôi không có khát vọng gì: Nó đã biết ngày mai của nó. Điều mà tôi có thể làm được là tìm cách làm cho ngày mai đó đỡ vất vả, chuẩn bị cho tương lai một cách từ từ, nó đến đâu chuẩn bị đến đó và trong việc này thì a phiến có tầm quan trọng của nó. Nhưng tôi không thể nào tính trước được cái tương lai mà tôi phải thận trọng chuẩn bị Phượng lại bắt đầu bằng cái chết của Pyle.
Chẳng có việc gì làm, tôi đi dự cuộc họp báo. Lẽ tất nhiên Grand đã có mặt. Một viên đại tá quá đẹp trai chủ trì. Ông ta nói tiếng Pháp và một sĩ quan cấp dưới làm nhiệm vụ phiên dịch. Những nhà báo Pháp cụm lại với nhau như một đội bóng đối thủ của các đội khác. Tôi khó khăn không sao tập trung được tư tưởng về những điều mà viên đại tá nói: Ý nghĩ của tôi luôn quay về với Phượng, với nỗi lo duy nhất: nếu điều Pyle nói là sự thật, nếu tôi mất Phượng, thì mọi việc sẽ đi tới đâu?
Người phiên dịch nói: "Đại tá thông báo rằng quân địch đã chịu một cuộc thất trận lớn và số thiệt hại của chúng ngang với một tiểu đoàn. Những phân đội cuối cùng hiện nay đang dùng những bè mảng vượt qua sông Hồng. Máy bay của chúng tôi liên tiếp đánh vào chúng".
Viên đại tá lấy tay vuốt mái tóc rất đẹp của ông ta, rồi giơ cao chiếc que dài chỉ trỏ những tấm bản đồ treo trên tường như biểu diễn một điệu múa.
- Sự thiệt hại của phía quân Pháp là bao nhiêu? - một phóng viên Mỹ hỏi.
Viên đại tá hiểu rất rõ câu hỏi đó: đó là câu thường được nêu khi cuộc họp báo đã tới bước này, nhưng ông ta đứng yên, chiếc que giơ cao, một nụ cười nở trên môi hệt như một thày giáo vốn được học trò quý yêu, cho tới khi người thông ngôn đã dịch xong. Lúc đó ông ta mới trả lời một cách mở hồ và kiên nhẫn:
- Thiệt hại của chúng tôi không lớn. Chưa rõ con số chính xác.
Bao giờ cũng vậy, những câu nói đó gây ra một sự náo nhiệt. Người ta tin rằng sớm muộn, viên đại tá sẽ tìm ra một công thức để trị được cái lớp học mất trật tự này, hoặc vị giám đốc trường sẽ cử thay ông ta một ông giáo khác có khả năng duy trì trật tự tốt hơn.
- Đại tá có nói một cách nghiêm túc không, khi ông bảo có thì giờ đếm xác chết của phía địch, mà không có thời giờ đếm xác phía mình? - Grand hỏi.
Viên đại tá tìm cách chống chế, tuy biết rằng cách đó sẽ bị đổ nhào bởi một câu hỏi khác. Những nhà báo Pháp thì ủ rũ và im lặng. Nếu những nhà báo Mỹ, bằng cách châm chọc đã bắt viên đại tá phải chấp nhận sự việc - khi đó họ cũng liền ghi chép luôn - thì tuy vậy họ không chịu hỏi thêm người đồng hương của mình.
- Đại tá nói rằng - người phiên dịch tiếp - địch rút lui một cách hỗn loạn. Có thể đếm những tử thi sau tuyến lửa, nhưng trong khi cuộc chiến đang diễn ra thì không thể chờ cho các đơn vị quân Pháp đang tiến công phải gửi những con số báo về.
- Không phải là chúng tôi chờ - Grand nói - mà là việc bộ tham mưu biết hay không biết. Ông thật sự định làm cho chúng tôi tin rằng những đội quân chiến đấu không dùng máy bộ đàm báo cáo về những thiệt hại của mình sao?
Viên đại tá bắt đầu nổi xung. Nếu ông ta ngay từ đầu chấp nhận sự thách thức, thì tốt hơn cứ trả lời thẳng là có biết, nhưng không thể công bố sự thiệt hại. Xét cho cùng, đây là cuộc chiến tranh của người Pháp, không phải của chúng tôi. Chẳng có pháp luật trời ban nào cho chúng tôi cái quyền được biết tin tức. Chúng tôi không phải đấu tranh với quân của cụ Hồ Chí Minh giữa sông Hồng và sông Đà. Chúng tôi không phải những người phải hứng lấy sự chết chóc kia.



Tôi đã tính phải xa Sài Gòn 8 ngày, nhưng chỉ trở về được sau ba tuần hay gần như vậy. Trước hết, tôi đã gặp nhiều khó khăn để ra khỏi khu Phát Diệm hơn là khi vào đó. Đường bị cắt giữa Hà Nội - Nam Định và người ta chẳng thể dành một chiếc máy bay chở khách cho một phóng viên đúng ra không nên ở đó. Rồi khi tôi về đến Hà Nội, một máy bay vừa chở phóng viên ra ghi nhận cuộc chiến thắng mới, chuyến trở về đã chật ních không sao dành được một chỗ cho tôi. Pyle thì rời Phát Diệm ngay sáng hôm y tới, hắn đã hoàn thành nhiệm vụ của hắn là gặp tôi để nói câu chuyện về Phượng. Không có gì lưu luyến hắn lại nữa. Tôi để yên cho hắn ngủ lúc năm giờ rưỡi sáng. Súng cối ngừng nổ, tôi ra nhà ăn, dùng xong chén cà phê và mấy chiếc bánh quy về thì hắn không còn ở nhà nữa. Tôi tưởng hắn dạo một vòng…, khi người ta đã đẩy được một chiếc mảng từ Nam Định về đây thì người ta chẳng bận tâm gì đến vài tay súng lẻ. Hắn là người không hình dung nổi nỗi đau khổ hắn gây cho người khác. Trong một trường hợp nữa - nhưng phải đến nhiều tháng sau - khi tôi hết cả bình tĩnh và bắt hắn phải nhìn thẳng vào những nỗi đau khổ, thì tôi thấy hắn quay đi, băn khoăn nhìn vào đôi giày bẩn của mình và nói: "Có lẽ tôi phải cho đánh giày trước khi vào gặp ngài bộ trưởng". Lúc đó tôi hiểu hắn đã dùng cách nói học được trong sách của York Hardin. Tuy nhiên, hắn lại thực thà theo kiểu của hắn: Nếu đau khổ chỉ đổ lên đầu kẻ khác thì đó chỉ là do một sự trùng hợp nào đó thôi… cho tới cái đêm chót, dưới chân cầu Đa Kao.

Chỉ khi về tới Sài Gòn, tôi mới biết trong khi tôi đi uống cà phê, hắn đã thuyết phục một sĩ quan thuỷ quân trẻ để anh này cho hắn lên một chiếc xuồng đổ bộ và lén cho lên Nam Định sau một chuyến đi tuần như thường lệ. Hắn đang trong cơn vận đỏ cho nên đã cùng với đội "chống đau mắt hột" về được Hà Nội 24 giờ trước khi đường được chính thức coi như bị cắt đứt. Khi tôi về đến Hà Nội, hắn đã đi vào Nam và để cho tôi một lá thư, nhờ anh chàng phụ trách quầy rượu ở Trại báo chí chuyển giúp.

"Anh Thomas thân - hắn viết - tôi không thể nào nói hết được rằng đêm hôm nọ anh đã tuyệt vời như thế nào. Bây giờ phải thú thật với anh rằng lúc vào nơi anh ngủ tôi rất e ngại" (Thì ra hắn không e ngại gì khi xuôi mảng trong một thời gian dài sao?). Không có mấy người đã chấp nhận tình hình một cách bình tĩnh như anh. Anh thật là tuyệt vời và tôi bây giờ, sau khi đã nói được hết với anh, thấy mình bớt đáng khinh đi một chút" (Tôi giận dữ nghĩ chỉ có hắn là đáng đếm xỉa tới hay sao? Và tuy vậy tôi hiểu không phải hắn định viết như vậy. Đối với hắn tất cả câu chuyện sẽ tốt đẹp khi hắn không thấy mình là có tội nữa. Ta sẽ sung sướng hơn, Phượng sẽ sung sướng hơn, nhân loại sẽ sung sướng hơn, cả tùy viên thương mại và ngài bộ trưởng nữa. Mùa xuân rạng rỡ cả trên đất Đông Dương khi Pyle không thấy là mình có tội).

“Tôi đã chờ anh 24 giờ ở đây, nhưng nếu hôm nay tôi không lên đường thì tôi sẽ không có mặt ở Sài Gòn sớm hơn một tuần lễ, mà công việc chính là của tôi ở miền Nam. Tôi đã nói với anh em ở đội chống đau mắt gặp khi anh tới, chắc anh sẽ vui về bọn họ. Đó là những người dễ chịu đang làm một việc tốt đẹp. Đừng thấy tôi về Sài Gòn trước mà lo. Tôi hứa không tới thăm Phượng từ nay tới khi anh về. Tôi không muốn sau này anh có thể nghĩ rằng tôi xấu chơi đối với anh. Chào thân thiết. Andon".

Một lần nữa, đó là dấu hiệu quả đoán rằng tôi sẽ mất Phượng. Niềm tin đó căn cứ vào giá hối đoái chăng? Đôi khi người ta nói về một người nào đó rằng anh ta có tấm lòng vàng. Bây giờ chúng ta nên đem những chữ vàng ra để đánh giá tình yêu và có một từ kép là ái tình - đôla hay sao? Tất nhiên, khái niệm về ái tình - đôla bao gồm cả sự cưới xin nhau, một đứa con trai, ngày hội của những người mẹ, dù cho tất cả những điều đó sẽ kết thúc tại thành Rono hay đảo Virgin hay đến những đâu, có trời biết. Ái tình - đôla có động cơ tốt, lương tâm trong sạch và mặc xác cho thế giới còn lại có thể tìm nơi nào tan biến đi. Nhưng tình yêu của tôi không có khát vọng gì: Nó đã biết ngày mai của nó. Điều mà tôi có thể làm được là tìm cách làm cho ngày mai đó đỡ vất vả, chuẩn bị cho tương lai một cách từ từ, nó đến đâu chuẩn bị đến đó và trong việc này thì a phiến có tầm quan trọng của nó. Nhưng tôi không thể nào tính trước được cái tương lai mà tôi phải thận trọng chuẩn bị Phượng lại bắt đầu bằng cái chết của Pyle.

Chẳng có việc gì làm, tôi đi dự cuộc họp báo. Lẽ tất nhiên Grand đã có mặt. Một viên đại tá quá đẹp trai chủ trì. Ông ta nói tiếng Pháp và một sĩ quan cấp dưới làm nhiệm vụ phiên dịch. Những nhà báo Pháp cụm lại với nhau như một đội bóng đối thủ của các đội khác. Tôi khó khăn không sao tập trung được tư tưởng về những điều mà viên đại tá nói: Ý nghĩ của tôi luôn quay về với Phượng, với nỗi lo duy nhất: nếu điều Pyle nói là sự thật, nếu tôi mất Phượng, thì mọi việc sẽ đi tới đâu?

Người phiên dịch nói: "Đại tá thông báo rằng quân địch đã chịu một cuộc thất trận lớn và số thiệt hại của chúng ngang với một tiểu đoàn. Những phân đội cuối cùng hiện nay đang dùng những bè mảng vượt qua sông Hồng. Máy bay của chúng tôi liên tiếp đánh vào chúng".

Viên đại tá lấy tay vuốt mái tóc rất đẹp của ông ta, rồi giơ cao chiếc que dài chỉ trỏ những tấm bản đồ treo trên tường như biểu diễn một điệu múa.

- Sự thiệt hại của phía quân Pháp là bao nhiêu? - một phóng viên Mỹ hỏi.

Viên đại tá hiểu rất rõ câu hỏi đó: đó là câu thường được nêu khi cuộc họp báo đã tới bước này, nhưng ông ta đứng yên, chiếc que giơ cao, một nụ cười nở trên môi hệt như một thày giáo vốn được học trò quý yêu, cho tới khi người thông ngôn đã dịch xong. Lúc đó ông ta mới trả lời một cách mở hồ và kiên nhẫn:

- Thiệt hại của chúng tôi không lớn. Chưa rõ con số chính xác.

Bao giờ cũng vậy, những câu nói đó gây ra một sự náo nhiệt. Người ta tin rằng sớm muộn, viên đại tá sẽ tìm ra một công thức để trị được cái lớp học mất trật tự này, hoặc vị giám đốc trường sẽ cử thay ông ta một ông giáo khác có khả năng duy trì trật tự tốt hơn.

- Đại tá có nói một cách nghiêm túc không, khi ông bảo có thì giờ đếm xác chết của phía địch, mà không có thời giờ đếm xác phía mình? - Grand hỏi.

Viên đại tá tìm cách chống chế, tuy biết rằng cách đó sẽ bị đổ nhào bởi một câu hỏi khác. Những nhà báo Pháp thì ủ rũ và im lặng. Nếu những nhà báo Mỹ, bằng cách châm chọc đã bắt viên đại tá phải chấp nhận sự việc - khi đó họ cũng liền ghi chép luôn - thì tuy vậy họ không chịu hỏi thêm người đồng hương của mình.

- Đại tá nói rằng - người phiên dịch tiếp - địch rút lui một cách hỗn loạn. Có thể đếm những tử thi sau tuyến lửa, nhưng trong khi cuộc chiến đang diễn ra thì không thể chờ cho các đơn vị quân Pháp đang tiến công phải gửi những con số báo về.

- Không phải là chúng tôi chờ - Grand nói - mà là việc bộ tham mưu biết hay không biết. Ông thật sự định làm cho chúng tôi tin rằng những đội quân chiến đấu không dùng máy bộ đàm báo cáo về những thiệt hại của mình sao?

Viên đại tá bắt đầu nổi xung. Nếu ông ta ngay từ đầu chấp nhận sự thách thức, thì tốt hơn cứ trả lời thẳng là có biết, nhưng không thể công bố sự thiệt hại. Xét cho cùng, đây là cuộc chiến tranh của người Pháp, không phải của chúng tôi. Chẳng có pháp luật trời ban nào cho chúng tôi cái quyền được biết tin tức. Chúng tôi không phải đấu tranh với quân của cụ Hồ Chí Minh giữa sông Hồng và sông Đà. Chúng tôi không phải những người phải hứng lấy sự chết chóc kia.
Người Mỹ trầm lặng
Mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30(hết)