Chương 26
Tác giả: Graham Greene
Anh ngồi trên giường, thẳng lưng, chân xếp vành tròn khiến ta ít có cảm tưởng đang tới thăm người ốm, mà đang được một vương công hay một tu sĩ cho tiếp kiến.
Khi cơn sốt bốc lên, mặt anh nhễ nhại mồ hôi, nhưng không bao giờ anh để mất đi sự tỉnh táo. Có thể nói như căn bệnh đang giầy vò thân thể một người khác. Bà chủ trọ lúc nào cũng để một bình nước chanh lạnh vừa tầm tay anh, nhưng không bao giờ thấy anh uống, hình như làm thế là thú nhận rằng chính cơn khát đó là cơn khát của anh, cái hình hài đang đau đáu kia là hình hài của anh vậy.
Trong tất cả những buổi tới thăm anh, tôi nhớ lại một buổi đặc biệt. Tôi không còn hỏi thăm anh về sức khỏe nữa, vì sợ câu hỏi hình như trách móc anh. Chính anh mới là người quan tâm đến sức khỏe của tôi một cách ân cần, và băn khoăn xin lỗi về mỗi bậc cầu thang mà tôi phải leo lên để tới thăm anh.
- Tôi muốn anh gặp một người bạn thân của tôi - anh nói - anh bạn đó có câu chuyện chắc anh sẽ quan tâm.
- Thật thế à?
- Tôi đã ghi tên anh ta, vì tôi biết anh khó mà nhớ được người Hoa. Tất nhiên không được để lộ ra cái tên đó. Trên bến Mỹ Tho có một cái kho chứa sắt cũ.
- Chuyện quan trọng?
- Có thể.
- Nói qua cho tôi biết là chuyện gì đi?
- Tôi muốn anh ta trực tiếp nói với anh. Trong câu chuyện có điều gì lạ lắm mà tôi không hiểu nổi.
Mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt anh, nhưng anh cứ để mặc cho nó chảy, như mỗi giọt là một vật sống và thiêng liêng.
(Anh vẫn còn giữ được nhiều tính của người Ấn, và đến một con ruồi anh cũng không nỡ giết).
- Đúng ra thì anh hiểu thế nào về ông bạn thân Pyle của anh chứ?
- Không hiểu gì nhiều lắm. Đường đi của chúng tôi cắt ngang nhau, thế thôi. Từ hôm đi Tây Ninh về, tôi không gặp anh ta.
- Hắn làm công việc gì?
- Làm ở phái đoàn thương mại, nhưng đó chỉ là một cái vỏ che đậy cho vô số hành động xấu xa khác. Tôi tin rằng hắn quan tâm đến những công nghiệp địa phương có dính tới người Pháp tiếp tục cuộc chiến, vừa chăm lo nhưng việc riêng của họ.
- Hôm nọ tôi đã nghe hắn nói trong một buổi Lãnh sự quán chiêu đãi các đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ tới thăm. Hắn là người phải báo cáo.
- Nhờ trời phù hộ cho Quốc hội! Tôi nói - Hắn mới đến đây chưa đầy sáu tháng.
- Hắn nói về những nước thực dân già cỗi: Pháp và Anh, về sự bất lực của Pháp cũng như Anh trong việc gây lòng tin cho những người châu Á. Chính vì thế mà người Mỹ phải can thiệp vào, vì họ có đôi bàn tay sạch sẽ hơn.
- Như ở Honolulu, Poocto Rico, chẳng hạn - Tôi nói.
- Và một người nào đó nêu cái câu hỏi kinh điển là liệu chính quyền ở đây có thể thắng đựơc Việt Minh không, thì hắn trả lời rằng một lực lượng thứ ba mới có thể thắng được. Vẫn có thể tìm ra một lực lượng thứ ba, không ảnh hưởng chủ nghĩa cộng sản và cũng không dính tới chủ nghĩa thực dân, hắn gọi đó là một chủ nghĩa dân chủ quốc gia, chỉ cần kiếm một người cầm đầu và bảo vệ cho họ chống lại những thế lực thực dân.
- Tất cả những điều trên đều có trong sách của York Hardin. Hắn đã đọc nớ trước khi rời Hoa Kỳ. Ngay tuần đầu tới đây, hắn đã nói với tôi như thế và từ đó hắn không không hơn ra được chút nào.
- Có lẽ hắn đã tìm được người cầm đầu.
- Việc này có nghiêm trọng không?
- Không rõ. Tôi không biết hắn đang làm những việc gì. Nhưng anh, anh đi gặp và chuyện trò với người bạn của tôi ở bên Mỹ Tho đi!
Tôi tạt về phố Catina để lại vài chữ cho Phượng rồi thuê xe ra bến khi mặt trời đang lặn. Bàn ghế này la liệt trên bến, gần những tầu biển, tàu chiến sơn màu xám và xe lưu động bán thức ăn đang nhả khói sôi sùng sục. Dọc theo đại lộ Som, những người thợ đang cắt tóc dưới bóng cây và những người bói bài tây ngồi xổm dọc chân tường đang trải ra những lá bài nhem bẩn. Đến Chợ Lớn là đến một thành phố khác hẳn, ban đêm, các hoạt động đáng lẽ giảm dần thì lại bắt đầu nhộn nhịp. Người ta có cảm tưởng như đang đi vào một quang cảnh sân khấu, các biển dọc ghi tên cửa hàng, những đèn sáng chói và những người đóng trò lôi cuốn anh đi theo vào hậu trường đột ngột tối và im ắng hơn hẳn. Một ngách đi giữa phông và màn, đưa tôi ra bến sống, nơi thuyền bè đỗ san sát, nơi những kho hàng cửa mở toang hoác trong bóng đêm vắng vẻ. Khó khăn lắm và gần như vì tình cờ, tôi mới tìm ra nơi định đến. Kho hàng vẫn chưa đóng cửa và tôi thấy ngổn ngang những hình thù kỳ lạ - như trong tranh Picasso của một đống đồ sắt cũ dưới anh một ngọn đèn dầu, giường sắt, bồn tắm ngăn tủ, mui xe, với những vệt sơn cũ còn sót lại sáng lên dưới ánh đèn. Tôi lách mình đi theo một lối giữa đống sắt và gọi tên ông Chu, nhưng không ai trả lời. Bên trong kho hàng có một cầu thang mà tôi đoán là để đi lên nhà ông Chu. Tôi đã đi vào lối cửa sau theo sự chỉ dẫn và chắc Domige có cái lẽ của anh. Ngay bên cầu thang cũng là đống sắt và đồ đạc cũ sẽ được việc trong cái nhà giống như tổ chim sáo này. Lên gác một, tôi thấy một phòng rộng lớn, nơi cả một gia đình, người thì nằm, người thì ngồi, tựa như một đội quân trú tạm, khi cần thì bốc ngay đi được. Những chén trà để mỗi nơi một chiếc, giữa vô số những hộp giấy đựng gì không rõ và những chiếc va-li giả da, tất cả đều đóng kín. Trong nhà có một bà cụ ngồi trên một chiếc giường rộng, hai đứa con trai, hai đứa con gái nhỏ, một chú bé lê la trên mặt sàn, ba người đàn bà đứng tuổi quần áo nâu sồng cũ và ở trong một góc, hai ông già áo dài lụa xanh dang đánh mạt chược. Họ thấy tôi vào nhưng vẫn cứ dửng dưng. Họ gieo bài rất nhanh, chỉ cần xoa tay là biết quân gì, và tiếng xoa bài giống như tiếng sỏi khi sóng lui trên bờ biển. Cũng như hai ông già, không có chú ý tới tôi, chỉ cần có con mèo nhảy vọt trên đống hộp giấy và một con chó gầy tới gần ngửi ngửi tôi rồi lại bỏ đi.
- Ông Chu có nhà không? - Tôi hỏi. Hai người đàn bà lắc đầu, lại chẳng có sự quan tâm nào nhưng một người đứng lên, tráng một cái chén, rót cho tôi đầy chén trà chứa sẵn trong một ấm tích ủ trong một giỏ bọc lụa xanh.
Tôi ngồi xuống giường cạnh cụ già, một cháu gái đem chén nước cho tôi, tôi thấy như tôi đã nhập vào cái cộng đồng này, lẫn cả với hai con chó và mèo chắc hôm đầu cũng đến đây một cách bất đắc dĩ như tôi. Đứa con nít bò đến chân tôi nghịch ngợm với dây giầy, nhưng cũng không bị ai rầy la, ở phương Đông, người ta không mắng mỏ trẻ con. Ba tờ lịch quảng cáo treo trên tường trên mỗi một chiếc là hình một cô thiếu nữ môi son má phấn mặc quần áo Tầu rất diêm dúa. Một chiếc gương lớn, không rõ vì lý do bí ẩn nào, lại mang dòng chữ: Hiệu cà phê Hòa Bình, chắc người ta tình cờ đã kiếm được nó cùng với các đồ sắt cũ. Tôi có cảm giác mình cũng là đồ vật tình cờ có mặt ở đây.
Tôi chầm chậm uống thứ chè xanh đắng nghét, đưa cái chén không quai nóng bỏng từ tay này sang tay khác, vừa uống vừa suy nghĩ xem nên kéo dài việc thăm viếng này tới tận bao giờ. Tôi lại thử dùng tiếng Pháp hỏi gia đình xem ông Chu liệu bao giờ về nhưng không ai trả lời tôi. Chắc họ không hiểu tôi nói gì. Khi chén nước đã cạn, có người đến rót cho đầy, rồi ai lại công việc người đó, một bà đứng tuổi thì là quần áo, một cô con gái thì khâu, hai đứa con trai thì học bài, bà cụ ngắm đôi bàn chân của mình, đôi bàn chân bị bó theo lối người Hoa cổ, còn con chó thì chăm chú theo dõi chú mèo nằm trên các hộp giấy.
Tôi hiểu thêm sự vất vả của Domige để đổi lấy một đồng lương ít ỏi của anh.
Một người Hoa, gầy còm hết mức, đi vào trong phòng, hình như anh ta không chiếm một khoảng không gian nào. Người ta tưởng ông ta là cái tờ giấy mỏng đặt giữa các lượt bánh trong chiếc hộp sắt. Bề dày của ông ta chỉ là ở bộ quần áo pigiama mang bằng thứ vải flanen kẻ sọc.
- Ông là ông Chu? - Tôi hỏi.
Ông ta nhìn tôi với cặp mắt dửng dưng của người nghiện ngập, má hõm, cổ tay như của con nít, cánh tay như của một thiếu nữ nhỏ, chắc phải hút mất không hết bao nhiêu điếu thuốc và trong bao nhiêu năm nên người mới tọp đi như vậy.
- Người bạn tôi tên là Dominge cho biết ông có cái gì có thể cho tôi xem. Ông có phải là ông Chu không?
- À đúng, đúng tôi là Chu - Ông ta nói như vậy và bằng một cái vẫy tay lịch sự, mời tôi ngồi vào ghế của mình. Tôi thấy rõ mục đích chuyến đi thăm của tôi đã lạc đâu mất trong những ngách ám khói của bộ óc ông. Ông khách có xơi một chèn trà nữa không? Chủ nhân rất hân hạnh được khách tới thăm. Một chén khác được tráng nước đổ ngay xuống sàn, rồi được rót đầy trà, đặt vào tay tôi một hòn than nóng, thử tài khách xem có biết thưởng thức trà không. Tôi khen gia đình chủ nhà thật đông đúc.
Ông đưa mắt nhìn quanh phòng, hơi ngạc nhiên, y như chưa hề chú ý đến nó.
- Mẹ tôi, vợ tôi, em gái tôi, chú tôi, anh tôi, các con tôi và các cháu họ.
Đứa trẻ nhỏ lăn dưới chân tôi, nằm ngửa tênh hênh, hai chân đạp lung tung, miệng líu lo. Tôi tự hỏi không biết đó là con ai. Hình như không có ai còn trẻ… hoặc chưa đủ lớn, để sinh ra một đứa như vậy.
- Anh Dominge báo cho tôi biết một việc hệ trọng - Tôi nói.
- Anh Dominge à? Tôi mong rằng anh Dominge khỏe mạnh.
- Anh ta vừa bị sốt.
- Trong năm thì mùa này rất độc.
Tôi chưa tin rằng ông ta đã nhớ ra Dominge là ai. Ông ta nổi cơn ho, và dưới chiếc áo đứt mất hai cúc, làn da rung lên như một thứ da trống.
- Ông phải tới bác sĩ khám bệnh.
Một người mới tới nhập bọn với chúng tôi. Anh ta vào lúc nào tôi không nghe thấy. Đó là một thanh niên bận âu phục, ăn mặc chải chuốt. Anh ta nói bằng tiếng Anh:
- Ông Chu chỉ có một bên phổi.
- Cho phép tôi chúc ông mạnh khỏe.
- Ông ta hút một trăm rưỡi điếu một ngày.
- Tôi nghĩ là nhiều quá.
- Bác sĩ nói thế là rất có hại, nhưng ông Chu chỉ sảng khoái khi hút thôi.
Tôi ậm ừ để tỏ vẻ tán thưởng.
- Tôi xin tự giới thiệu, tôi là giám đốc nơi ông Chu làm việc.
- Tên tôi là Fowler. Ông Dominge bảo tôi tới đây. Anh ta nói ông Chu định bàn điều gì đó.
- Ông Chu bây giờ thì chẳng còn nhớ được việc gì nữa. Ông xơi một chén nước nữa.
- Cảm ơn, tôi đã uống ba chén rồi.
Chúng tôi lại chuyện trò với nhau y như theo những câu vấn đáp trong một cuốn sách dạy đối thoại.
Giám đốc của ông Chu lấy chiếc chén từ tay tôi đưa cho một cô gái. Cô ta hắt nước chè xuống sàn và lại rót đầy.
- Chè loãng mất rồi - Anh ta nói.
Rôi anh ta cầm chiếc chén nếm thử, tráng lại rất cẩn thận và rót trà từ một chiếc ấm khác.
- Ngon hơn chứ?
- Hơn nhiều.
Ông Chu hắng giọng, nhưng chỉ là để khạc ra một cục đờm to nhổ xuống đúng vào ống nhổ bằng sắt tráng men vẽ hoa hồng. Đứa con ít vẫn lăn trên chỗ nước tráng chén, con mèo nhảy vọt từ hộp giấy lên chiếc va li.
- Có lẽ ông nên nói chuyện với tôi thì hơn, tên tôi là Heng.
- Nếu ông nói cho tôi nghe…
- Chúng ta đi xuống nhà dưới. Ở đó tĩnh hơn.
Tôi chìa tay cho ông Chu, ông để tay tôi vào lòng hai bàn tay ông với một vẻ ngơ ngác, mắt ông đảo qua gian phòng như để tìm cho tôi một chỗ ngồi. Tiếng xo mà được nghe nhỏ dần khi chúng tôi xuống thang.
- Xin chú ý - Heng nói, - bậc thang cuối bị rơi mất rồi - và anh ta chiếu đèn bấm cho tôi đi.
Chúng tôi lại trở lại nơi có những giường sắt và bồn tắm. Heng đi trước đưa tôi vào một gian nhà. Đi được hai mươi bước, anh ta ngừng lại, lấy đèn dọi vào cái thùng sắt nhỏ nom như một cái trống.
- Ông nom rõ không?
- Rõ, cái gì vậy?
Heng lộn chiếc hộp lại, và chỉ cho tôi nhìn rõ nhãn hiệu Diolacton.
- Chữ này đối với tôi không có nghĩa gì.
- Ở đây có hai hộp như vậy, nhặt được tại nhà nhà để xe hơi của ông Phan Văn Mười, cùng với những đồ bỏ đi khác. Ông biết ông Mười chứ?
- Hình như không.
- Vợ ông ta là họ hàng với tướng Thế.
- Tôi vẫn không hiểu…
- Ông có biết cái này là để làm gì không? - Heng vừa nói, vừa cúi xuống nhặt một vật dài và lõm nom như một dọc cần tây, nước mạ lấp loáng dưới ánh đèn.
- Có thể là một cái ống trong phòng tắm.
- Nó là một cái khuôn - Heng nói. (Chắc hẳn anh ta thuộc về loại người rất thích thú với việc giải thích cho người khác. Anh ta ngừng một lát để tôi một lần nữa phải thú nhận sự dốt nát của mình). Ông hiểu tôi nói cái khuôn là nói cái gì chứ?
- Tất nhiên, nhưng tôi vẫn không thấy.
- Cái khuôn này làm từ Mỹ, Diolacton là tên một hãng sản xuất Mỹ. Ông hiểu rồi chứ?
- Vẫn chưa hiểu gì cả.
- Cái khuôn này có một chỗ sai quy cách, một vết tì. Vì thế người ta bỏ di. Nhưng đáng lẽ không được vứt nó cùng với sắt cũ… cái hộp cũng vậy. Đó là một sự sai sót. Ông chủ của ông Mười đã thân chinh vào tận đây lục tìm. Tôi bảo chỉ có thế, ông ta thì nói tìm hộp để đựng hóa chất để dành. Tất nhiên ông ta không hỏi xem có khuôn không, hỏi vậy sẽ lộ ra hành vi của ông nhưng ông tìm kỹ lắm, ông Mười sau đó đã đến tòa lãnh sự Mỹ xin gặp ông Pyle.
- Hình như ông có một mạng lưới tình báo rất tốt - Tôi nói.
- Nhưng tôi vẫn chưa hiểu câu chuyện sẽ dẫn tới đâu.
- Tôi đã nhờ ông Chu liên lạc với ông Dominge.
- Xem chừng ông phát hiện ra một đường dây giữa Pyle và tướng Thế - Tôi nói.. - Sợi dây có vẻ mỏng manh lắm. Cũng không đáng là một tin tức nữa. Ở đây ai cũng cho mình là một người tình báo.
Heng lấy gót chân đạp vào cái thùng sắt sơn đen, và tiếng động như được các giường sắt tiếp âm cho vang thêm lên.
- Ông Fowler, ông là một người Anh. Ông trung lập. Ông cư xử với chúng tôi không thiên vị bên nào. Ông có thể có cảm tình người nào trong chúng tôi, nếu họ vì niềm tin mà đứng về bên này hay bên khác.
- Nếu ông có dụng ý định nói rằng ông là một người cộng sản hay là một phái viên của Việt Minh thì xin cứ nói thẳng. Tôi không có phản ứng gì đâu. Tôi không có quan điểm chính trị.
- Nếu có điều gì không vui vẻ lắm xảy ra ở Sài Gòn nay, thì chúng tôi sẽ bị lên án. Uỷ ban của chúng tôi mong ông có một sự nhìn nhận đúng vấn đề. Do thế, tôi sẽ đưa ông xem vật này vật khác.
- Diolacton là cái gì? Một thứ sữa đặc ư?
- Cũng không xa lạ với sữa lắm.
Anh Heng chiếu đèn vào trong cái hộp sắt. Một chút bột trắng còn dính lại ở đáy hộp, như một lớp bụi.
- Đây là một loại thuốc nổ Hoa Kỳ - Anh ta nói.
Tôi cầm lấy cái khuôn để xem kỹ và thử đoán xem nó dùng để đúc ra viện gì. Tất nhiên vật đúc từ khuôn ra sẽ hình thù ngược lại khuôn như những hình trong gương vậy.
- Không phải để sản xuất đồ chơi.
- Như một thanh sắt để treo cái gì đó.
- Không rõ để dùng vào việc gì.
Anh Heng quay mặt đi, nói:
- Tôi chỉ mong ông sẽ nhớ lại những cái hôm nay ông đã thấy. Một ngày nào đó có lẽ ông có cơ hội viết một bài về vấn đề này. Nhưng xin đừng bao giờ nói về cái thùng ông đã nom thấy ở đây.
- Cả về cái khuôn?
- Nhất là về cái khuôn.
Thật là không dễ chịu khi lần đầu gặp lại con người đã cứu mình, như người ta nói. Từ khi nằm bệnh viên, tôi không gặp lại Pyle, tôi dễ hiểu sự không lên tiếng, không lại thăm của hắn, vì hắn còn hay dè dặt ngượng ngùng hơn tôi, nhưng tôi vẫn cứ băn khoăn về một điều vô lý. Buổi tối, trước khi những điếu thuốc làm thần kinh tôi đỡ căng thẳng có lúc tôi hình dung ra hắn lên thang gác của tôi, gõ cửa phòng tôi, ngủ trêng giường tôi. Về điều này, tôi thật bất công với hắn, và thấy mình vừa mang ơn vừa có lỗi. Rồi tôi lại thấy ăn năn về bức thư đã viết cho hắn (vài vị tổ tiên xa xôi nào để lại cho tôi cái lương tâm vô lý đó. Chính các cụ xưa cũng không băn khoăn như vậy khi hiếp chóc và giết người trong cái thế giới đồ đá cũ của các cụ).
Tôi có nên thết người đã cứu tôi một bữa cơm không? - Đôi khi tôi tự hỏi như vậy - Hay đơn giản là hẹn nhau tới uống chút ít tại quán rượu cảu tiệm Continetal. Đây là một việc xã giao ít khi gặp, làm thế nào là tuỳ ở việc mình cho tính mạng đáng giá bao nhiêu. Một bữa cơm với một chai rượu vang hay một cốc Whisky lớn? Tôi băn khoăn mất mấy ngày, nhưng việc này lại do Pyle giải quyết hộ, vì hắn đến lớn tiếng gọi tôi qua cánh cửa phòng đang đóng. Một buổi trưa nóng nực, tôi đang ngủ say vì suốt buổi sáng đã mệt nhoài vì cố tập đi đứng với cái chân đau, nên không nghe thấy gì hết.
- Thomas, anh Thomas!
Tiếng gọi rơi vào đúng khi tôi mơ thấy mình đi trên một con đường vắng, tìm mãi không ra chỗ rẽ. Đường cứ trải dài ra một cuốn băng ghi tín hiệu đều đều chạy theo một tốc độ không thay đổi, nếu không có tiếng người gọi đó đến làm nó ngưng lại, trước hết là tiếng rên rỉ từ trong tháp canh, sau đó gọi đích danh tôi.
- Thomas, anh Thomas!
Tôi trả lời nho nhỏ:
- Cút đi, Pyle. Đừng tới gần tôi. Tôi không muốn ai cứu tôi cả.
- Thomas!
Hắn lấy nắm tay đấm cửa, nhưng tôi giả chết, y như tôi đã lộn lại thửa ruộng, và Pyle là kẻ thù địch.
Bỗng nhiên tôi thấy tiếng la ngưng hẳn, ai đó thì thào nói trong hành lang và ai đó trả lời lại. Những tiếng thì thầm bao giờ cũng nguy hiểm. Tôi không nhận ra tiếng nói của ai. Tôi nhẹ nhàng xuống giường, chống gậy đi tới cánh cửa phòng ngoài. Có lẽ vì tôi đi chậm quá, có lẽ họ đã nghe thấy tôi đi, nên ngoài cửa là sự im ắng. Sự im lặng giống như một cây leo có tay bám, thân cây luôn qua cửa, bò dài ra, tỏa lá khắp phòng tôi đang đứng. Đây là một sự im lặng mà tôi không ưa thích. Tôi xé tan sự im lặng đó bằng cách mở tung cửa. Phượng hiện ra ở hành lang, hai tay Pyle đặt trên vai cô, với vẻ như họ vừa buông nhau ra sau một cái hôn.
- Nào, xin mời vào, xin mời - Tôi nói.
- Không sao gọi được anh - Pyle nói.
- Lúc đầu vì tôi đang ngủ, sau đó vì không muốn bị ai quấy rầy. Nhưng bây giờ bị quấy rồi, thì xin mời vào. Tôi dùng tiếng Pháp hỏi Phượng: - Cô kiếm được hắn ở đâu đưa về đây thế?
- Ở ngay đây, tại hành lang này, tôi nghe tiếng đập cửa và chạy lên mở.
- Xin mời ngồi - Tôi nói với Pyle - Uống một ly cà phê nhé?
- Không, Thomas ạ, và tôi cũng chẳng muốn ngồi nữa.
- Tôi thì ngồi, chân chóng mỏi lắm. Anh đã nhận được thư của tôi chưa?
- Rồi. Tôi cho rằng anh không bao giờ nên viết như thế.
- Vì sao?
- Vì nó gồm toàn những điều dối trá. Trước kia tôi rất tin ở anh.
- Anh không nên tin ở bất kỳ người nào khi đứng trước việc được hay mất một người đàn bà.
- Vậy xin kể từ hôm này, anh cũng không nên tin tôi nữa. Tôi sẽ viết những lá thư với bì thư đánh máy. Tôi thấy mình đã trưởng thành lên (Nhưng giọng nói của hắn lại đầy nước mắt, và có vẻ trẻ con hơn bao giờ hết). Anh có thể thắng mà không cần gian lận được không?
- Không. Đây là một thí dụ về lối chơi hai mặt của châu Âu. Chúng tôi phải tìm cách bù đắp lại sự thiếu vũ khí. Nhưng tôi chắc đã hớ hênh thế nào. Sao anh phát hiện ra được lời nói dối?
- Nhờ chị cô ta. Bà ấy làm việc ở sở của Jo. Tôi vừa ở chỗ bà ta về. Bà ta biết anh bị gọi về nước.
- Ra thế! - Tôi thở phào trả lời - Phượng cũng biết rồi?
- Và thư của vợ anh, Phượng chắc cũng biết. Chị cô ta đã xem rồi.
- Sao?
- Hôm qua bà ta đến đây, anh đi vắng, Phượng đã cho bà ta xem. Anh không bịp nổi bà ấy vì bà ấy đọc được tiếng Anh.
- Thế đấy.
Chẳng nên trách móc ai làm gì. Rõ ràng thủ phạm là tôi. Chắc Phượng chỉ vì khoe khoang mà cho xem thư, cô ta không vì hồ nghi mà làm việc đó.
- Cô biết rõ từ tối qua à? - Tôi hỏi Phượng.
- Vâng.
- Thảo nào cô chẳng nói năng gì (Tôi nắm tay cô), đáng lẽ cô phải nổi cơn tam bành lên. Nhưng cô không phải là một con mụ Tam Bành.
- Tôi cũng phải suy nghĩ tính toán chứ.
Lúc này toi mới nhớ là khi chợt thức giấc lúc đêm, tôi thấy cô không thở đều và biết cô không ngủ. Tôi đưa tay sờ cô và hỏi. Em nghĩ gì vậy? Từ khi đến ở đường Catina, cô hay bị mê sảng, nhưng đêm qua cô lắc đầu để trả lời tôi là không phải mê sảng. Cô quay lại tôi, tôi kề đùi vào đùi cô… cử chỉ mở đầu cho quan hệ riêng tư giữa chúng tôi. Nhưng lúc đó tôi cũng chưa nhận ra điều khác thường.
Anh Thomas, anh có thể giải thích là tại sao…
- Điều đó đối với tôi là việc tất nhiên. Tôi muốn giữ cô ta.
- Dù ngược lại lợi ích của cô ta?
- Đúng thế.
- Thế không phải là yêu.
- Có lẽ đó không đúng với kiểu của anh.
- Tôi muốn bảo vệ cho cô ta.
- Tôi thì khác. Cô ta chẳng cần sự bảo vệ nào. Tôi muốn có cô ta bên cạnh tôi. Tôi muốn có cô ta trên giường tôi.
- Dù có không thuận tình và bị ép buộc?
- Pyle này, cô ta chẳng ở nơi nào khi cô ta không đồng tình và bị cưỡng bức đâu.
- Sau những việc làm của anh ta thì cô ta chẳng yêu nổi anh nữa.
Những tư tưởng của Pyle cứ đơn giản như vậy. Tôi quay lại nhìn Phượng. Cô ta đã vào trong buồng, kéo chiếc khăn trải giường, cho phẳng phiu, làm xong cô lấy từ ngăn sách ra một cuốn sách tranh rồi ngồi xuống giường đọc, y như câu chuyện chúng tôi không liên quan gì đến cô. Tôi biết cô đọc cuốn sách gì: Đời bà hoàng hậu nước Anh kể bằng hình ảnh. Tôi nom thấy hình quay ngược của chiếc xe ngựa bốn bánh sang trọng chở bà tới cung điện Westminster.
- Chữ "tình yêu" là một từ ngữ tây phương - Tôi nói - Chúgn ta dùng từ đó vì những lý do tình cảm hay để che đậy cái việc chúng ta bị ám ảnh về ý muốn có một người phụ nữ. Những người ở đây không bị cái gì ám ảnh cả, Pyle ạ, anh sẽ bị khốn khổ nếu anh không tự đề phòng.
- Nếu chân anh không bị gãy thì tôi nện cho anh một trận.
- Anh phải biết ơn tôi, biết ơn cả bà chị cô Phượng. Từ nay, anh có thể cứ tiến thẳng về phía trước, anh vốn hay bị lương tâm cắn rứt trong những việc không dính gì đến chất nổ.
- Chất nổ gì?
- Tôi thành tâm mong anh hiểu anh đang làm những việc gì. Tôi vẫn tin rằng anh có những ý đồ tốt đẹp cả. (Hắn có vẻ tự lự và hồ nghi). Đôi lúc tôi lo rằng anh có những ý đồ xấu, như vậy anh dễ hiểu những con người hơn. Điều tôi nói với anh là nói về cả nước anh. Pyle ạ.
- Tôi muốn đảm bảo cho cô ta một cuộc sống đàng hoàng. Ở đây… khai thối quá.
- Chúng tôi chống lại mùi đó bằng những nén hương. Còn anh, tôi chắc anh sẽ mua cho cô ấy một tủ lạnh, một xe riêng, và chiếc máy thu hình kiểu tối tân nhất, và…
- Và những đứa con.
- Những công dân Hoa Kỳ trẻ tuổi, xuất sắc, sẵn sàng tuyên thệ không có dính dáng gì đến các hoạt động chống nước Mỹ…
- Còn anh, anh biếu cô ta cái gì? Anh định đem cô ấy về Anh à?
- Không, tôi không độc ác đến nỗi thế. Trừ khi đủ tiền mua cho cô ta một tấm vé khứ hồi.
- Vậy anh giữ cô ấy để tùy thích sử dụng cho đến lúc anh ra đi?
- Pyle, cô ta là một con người. Cô ta đủ khả năng tự quyết định đời mình.
- Dựa vào những lời nói dối?
- Cô ấy không phải là một đứa con nít. Cô ấy rắn rỏi hơn anh đấy. Anh có biết có loại sơn bóng không cạo xước được không? Phượng như thế đấy. Cô ta có thể tiếp tục sống sau một tá người như anh và tôi. Cô ta chỉ già đi thôi. Đói khát, rét mướt, tê thấp, đẻ đái sẽ làm cô ta khổ sở, nhưng cô ta không như chúng ta giày vò bởi những cơn ám ảnh hay những nỗi suy tư, không có cái gì cào xước nổi cô ta. Dần dần cô ta sẽ thoát được.
Nhưng vừa nói, tôi vừa nhìn Phượng giở ra xem trang sách khác (bức ảnh công chúa chụp cùng gia đình) và tôi hiểu rằng tôi đã hư cấu ra một nhân vật, y như Pyle đã làm. Người ta không bao giờ hiểu được một con người khác. Theo tôi biết, cô ta có thể có những nỗi sợ như chúng tôi, nhưng không bao giờ biết nói những điều đó ra. Và tôi nhớ lại cái năm đau khổ đầu tiên khi tôi rất nhiệt tình tìm hiểu tâm tư cô, khi tôi van vỉ yêu cầu cô nói cho tôi nghe cô đang nghĩ gì, khi tôi làm cô kinh hãi vì đã nổi giận một cách vô lý trước sự im lặng của cô. Tôi đã sử dụng những cơn dục vọng của tôi như khi đâm mũi gươm vào ruột gan một nạn nhân, giết luôn sự tự chủ của nó và bắt nó phải nói ra.
- Anh nói thế đủ rồi đấy. Pyle ạ. Anh đã biết hết những điều anh cần biết. Bây giờ xin mời anh về.
- Phượng - Pye gọi.
- Ông Pyle bảo gì ạ? - Cô ngước mắt lên trả lời, giữa khi đang mê mải ngắm ảnh lâu dài Wilson và sự lễ độ trịnh trọng của cô lúc này mang một vẻ tức cười và làm tôi yên lòng.
- Anh ta đã lừa dối cô đấy.
- Tôi không hiểu gì cả.
- Ôi, anh cút đi - Tôi nói - Trở về cái lực lượng thứ ba của anh, về với York Hardin và với vai trò của nền dân chủ. Đi mà làm những đồ chơi bằng chất nổ!
Sau này tôi phải thú nhận rằng hắn đã làm đúng như tôi bảo hắn.
Anh ngồi trên giường, thẳng lưng, chân xếp vành tròn khiến ta ít có cảm tưởng đang tới thăm người ốm, mà đang được một vương công hay một tu sĩ cho tiếp kiến.
Khi cơn sốt bốc lên, mặt anh nhễ nhại mồ hôi, nhưng không bao giờ anh để mất đi sự tỉnh táo. Có thể nói như căn bệnh đang giầy vò thân thể một người khác. Bà chủ trọ lúc nào cũng để một bình nước chanh lạnh vừa tầm tay anh, nhưng không bao giờ thấy anh uống, hình như làm thế là thú nhận rằng chính cơn khát đó là cơn khát của anh, cái hình hài đang đau đáu kia là hình hài của anh vậy.
Trong tất cả những buổi tới thăm anh, tôi nhớ lại một buổi đặc biệt. Tôi không còn hỏi thăm anh về sức khỏe nữa, vì sợ câu hỏi hình như trách móc anh. Chính anh mới là người quan tâm đến sức khỏe của tôi một cách ân cần, và băn khoăn xin lỗi về mỗi bậc cầu thang mà tôi phải leo lên để tới thăm anh.
- Tôi muốn anh gặp một người bạn thân của tôi - anh nói - anh bạn đó có câu chuyện chắc anh sẽ quan tâm.
- Thật thế à?
- Tôi đã ghi tên anh ta, vì tôi biết anh khó mà nhớ được người Hoa. Tất nhiên không được để lộ ra cái tên đó. Trên bến Mỹ Tho có một cái kho chứa sắt cũ.
- Chuyện quan trọng?
- Có thể.
- Nói qua cho tôi biết là chuyện gì đi?
- Tôi muốn anh ta trực tiếp nói với anh. Trong câu chuyện có điều gì lạ lắm mà tôi không hiểu nổi.
Mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt anh, nhưng anh cứ để mặc cho nó chảy, như mỗi giọt là một vật sống và thiêng liêng.
(Anh vẫn còn giữ được nhiều tính của người Ấn, và đến một con ruồi anh cũng không nỡ giết).
- Đúng ra thì anh hiểu thế nào về ông bạn thân Pyle của anh chứ?
- Không hiểu gì nhiều lắm. Đường đi của chúng tôi cắt ngang nhau, thế thôi. Từ hôm đi Tây Ninh về, tôi không gặp anh ta.
- Hắn làm công việc gì?
- Làm ở phái đoàn thương mại, nhưng đó chỉ là một cái vỏ che đậy cho vô số hành động xấu xa khác. Tôi tin rằng hắn quan tâm đến những công nghiệp địa phương có dính tới người Pháp tiếp tục cuộc chiến, vừa chăm lo nhưng việc riêng của họ.
- Hôm nọ tôi đã nghe hắn nói trong một buổi Lãnh sự quán chiêu đãi các đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ tới thăm. Hắn là người phải báo cáo.
- Nhờ trời phù hộ cho Quốc hội! Tôi nói - Hắn mới đến đây chưa đầy sáu tháng.
- Hắn nói về những nước thực dân già cỗi: Pháp và Anh, về sự bất lực của Pháp cũng như Anh trong việc gây lòng tin cho những người châu Á. Chính vì thế mà người Mỹ phải can thiệp vào, vì họ có đôi bàn tay sạch sẽ hơn.
- Như ở Honolulu, Poocto Rico, chẳng hạn - Tôi nói.
- Và một người nào đó nêu cái câu hỏi kinh điển là liệu chính quyền ở đây có thể thắng đựơc Việt Minh không, thì hắn trả lời rằng một lực lượng thứ ba mới có thể thắng được. Vẫn có thể tìm ra một lực lượng thứ ba, không ảnh hưởng chủ nghĩa cộng sản và cũng không dính tới chủ nghĩa thực dân, hắn gọi đó là một chủ nghĩa dân chủ quốc gia, chỉ cần kiếm một người cầm đầu và bảo vệ cho họ chống lại những thế lực thực dân.
- Tất cả những điều trên đều có trong sách của York Hardin. Hắn đã đọc nớ trước khi rời Hoa Kỳ. Ngay tuần đầu tới đây, hắn đã nói với tôi như thế và từ đó hắn không không hơn ra được chút nào.
- Có lẽ hắn đã tìm được người cầm đầu.
- Việc này có nghiêm trọng không?
- Không rõ. Tôi không biết hắn đang làm những việc gì. Nhưng anh, anh đi gặp và chuyện trò với người bạn của tôi ở bên Mỹ Tho đi!
Tôi tạt về phố Catina để lại vài chữ cho Phượng rồi thuê xe ra bến khi mặt trời đang lặn. Bàn ghế này la liệt trên bến, gần những tầu biển, tàu chiến sơn màu xám và xe lưu động bán thức ăn đang nhả khói sôi sùng sục. Dọc theo đại lộ Som, những người thợ đang cắt tóc dưới bóng cây và những người bói bài tây ngồi xổm dọc chân tường đang trải ra những lá bài nhem bẩn. Đến Chợ Lớn là đến một thành phố khác hẳn, ban đêm, các hoạt động đáng lẽ giảm dần thì lại bắt đầu nhộn nhịp. Người ta có cảm tưởng như đang đi vào một quang cảnh sân khấu, các biển dọc ghi tên cửa hàng, những đèn sáng chói và những người đóng trò lôi cuốn anh đi theo vào hậu trường đột ngột tối và im ắng hơn hẳn. Một ngách đi giữa phông và màn, đưa tôi ra bến sống, nơi thuyền bè đỗ san sát, nơi những kho hàng cửa mở toang hoác trong bóng đêm vắng vẻ. Khó khăn lắm và gần như vì tình cờ, tôi mới tìm ra nơi định đến. Kho hàng vẫn chưa đóng cửa và tôi thấy ngổn ngang những hình thù kỳ lạ - như trong tranh Picasso của một đống đồ sắt cũ dưới anh một ngọn đèn dầu, giường sắt, bồn tắm ngăn tủ, mui xe, với những vệt sơn cũ còn sót lại sáng lên dưới ánh đèn. Tôi lách mình đi theo một lối giữa đống sắt và gọi tên ông Chu, nhưng không ai trả lời. Bên trong kho hàng có một cầu thang mà tôi đoán là để đi lên nhà ông Chu. Tôi đã đi vào lối cửa sau theo sự chỉ dẫn và chắc Domige có cái lẽ của anh. Ngay bên cầu thang cũng là đống sắt và đồ đạc cũ sẽ được việc trong cái nhà giống như tổ chim sáo này. Lên gác một, tôi thấy một phòng rộng lớn, nơi cả một gia đình, người thì nằm, người thì ngồi, tựa như một đội quân trú tạm, khi cần thì bốc ngay đi được. Những chén trà để mỗi nơi một chiếc, giữa vô số những hộp giấy đựng gì không rõ và những chiếc va-li giả da, tất cả đều đóng kín. Trong nhà có một bà cụ ngồi trên một chiếc giường rộng, hai đứa con trai, hai đứa con gái nhỏ, một chú bé lê la trên mặt sàn, ba người đàn bà đứng tuổi quần áo nâu sồng cũ và ở trong một góc, hai ông già áo dài lụa xanh dang đánh mạt chược. Họ thấy tôi vào nhưng vẫn cứ dửng dưng. Họ gieo bài rất nhanh, chỉ cần xoa tay là biết quân gì, và tiếng xoa bài giống như tiếng sỏi khi sóng lui trên bờ biển. Cũng như hai ông già, không có chú ý tới tôi, chỉ cần có con mèo nhảy vọt trên đống hộp giấy và một con chó gầy tới gần ngửi ngửi tôi rồi lại bỏ đi.
- Ông Chu có nhà không? - Tôi hỏi. Hai người đàn bà lắc đầu, lại chẳng có sự quan tâm nào nhưng một người đứng lên, tráng một cái chén, rót cho tôi đầy chén trà chứa sẵn trong một ấm tích ủ trong một giỏ bọc lụa xanh.
Tôi ngồi xuống giường cạnh cụ già, một cháu gái đem chén nước cho tôi, tôi thấy như tôi đã nhập vào cái cộng đồng này, lẫn cả với hai con chó và mèo chắc hôm đầu cũng đến đây một cách bất đắc dĩ như tôi. Đứa con nít bò đến chân tôi nghịch ngợm với dây giầy, nhưng cũng không bị ai rầy la, ở phương Đông, người ta không mắng mỏ trẻ con. Ba tờ lịch quảng cáo treo trên tường trên mỗi một chiếc là hình một cô thiếu nữ môi son má phấn mặc quần áo Tầu rất diêm dúa. Một chiếc gương lớn, không rõ vì lý do bí ẩn nào, lại mang dòng chữ: Hiệu cà phê Hòa Bình, chắc người ta tình cờ đã kiếm được nó cùng với các đồ sắt cũ. Tôi có cảm giác mình cũng là đồ vật tình cờ có mặt ở đây.
Tôi chầm chậm uống thứ chè xanh đắng nghét, đưa cái chén không quai nóng bỏng từ tay này sang tay khác, vừa uống vừa suy nghĩ xem nên kéo dài việc thăm viếng này tới tận bao giờ. Tôi lại thử dùng tiếng Pháp hỏi gia đình xem ông Chu liệu bao giờ về nhưng không ai trả lời tôi. Chắc họ không hiểu tôi nói gì. Khi chén nước đã cạn, có người đến rót cho đầy, rồi ai lại công việc người đó, một bà đứng tuổi thì là quần áo, một cô con gái thì khâu, hai đứa con trai thì học bài, bà cụ ngắm đôi bàn chân của mình, đôi bàn chân bị bó theo lối người Hoa cổ, còn con chó thì chăm chú theo dõi chú mèo nằm trên các hộp giấy.
Tôi hiểu thêm sự vất vả của Domige để đổi lấy một đồng lương ít ỏi của anh.
Một người Hoa, gầy còm hết mức, đi vào trong phòng, hình như anh ta không chiếm một khoảng không gian nào. Người ta tưởng ông ta là cái tờ giấy mỏng đặt giữa các lượt bánh trong chiếc hộp sắt. Bề dày của ông ta chỉ là ở bộ quần áo pigiama mang bằng thứ vải flanen kẻ sọc.
- Ông là ông Chu? - Tôi hỏi.
Ông ta nhìn tôi với cặp mắt dửng dưng của người nghiện ngập, má hõm, cổ tay như của con nít, cánh tay như của một thiếu nữ nhỏ, chắc phải hút mất không hết bao nhiêu điếu thuốc và trong bao nhiêu năm nên người mới tọp đi như vậy.
- Người bạn tôi tên là Dominge cho biết ông có cái gì có thể cho tôi xem. Ông có phải là ông Chu không?
- À đúng, đúng tôi là Chu - Ông ta nói như vậy và bằng một cái vẫy tay lịch sự, mời tôi ngồi vào ghế của mình. Tôi thấy rõ mục đích chuyến đi thăm của tôi đã lạc đâu mất trong những ngách ám khói của bộ óc ông. Ông khách có xơi một chèn trà nữa không? Chủ nhân rất hân hạnh được khách tới thăm. Một chén khác được tráng nước đổ ngay xuống sàn, rồi được rót đầy trà, đặt vào tay tôi một hòn than nóng, thử tài khách xem có biết thưởng thức trà không. Tôi khen gia đình chủ nhà thật đông đúc.
Ông đưa mắt nhìn quanh phòng, hơi ngạc nhiên, y như chưa hề chú ý đến nó.
- Mẹ tôi, vợ tôi, em gái tôi, chú tôi, anh tôi, các con tôi và các cháu họ.
Đứa trẻ nhỏ lăn dưới chân tôi, nằm ngửa tênh hênh, hai chân đạp lung tung, miệng líu lo. Tôi tự hỏi không biết đó là con ai. Hình như không có ai còn trẻ… hoặc chưa đủ lớn, để sinh ra một đứa như vậy.
- Anh Dominge báo cho tôi biết một việc hệ trọng - Tôi nói.
- Anh Dominge à? Tôi mong rằng anh Dominge khỏe mạnh.
- Anh ta vừa bị sốt.
- Trong năm thì mùa này rất độc.
Tôi chưa tin rằng ông ta đã nhớ ra Dominge là ai. Ông ta nổi cơn ho, và dưới chiếc áo đứt mất hai cúc, làn da rung lên như một thứ da trống.
- Ông phải tới bác sĩ khám bệnh.
Một người mới tới nhập bọn với chúng tôi. Anh ta vào lúc nào tôi không nghe thấy. Đó là một thanh niên bận âu phục, ăn mặc chải chuốt. Anh ta nói bằng tiếng Anh:
- Ông Chu chỉ có một bên phổi.
- Cho phép tôi chúc ông mạnh khỏe.
- Ông ta hút một trăm rưỡi điếu một ngày.
- Tôi nghĩ là nhiều quá.
- Bác sĩ nói thế là rất có hại, nhưng ông Chu chỉ sảng khoái khi hút thôi.
Tôi ậm ừ để tỏ vẻ tán thưởng.
- Tôi xin tự giới thiệu, tôi là giám đốc nơi ông Chu làm việc.
- Tên tôi là Fowler. Ông Dominge bảo tôi tới đây. Anh ta nói ông Chu định bàn điều gì đó.
- Ông Chu bây giờ thì chẳng còn nhớ được việc gì nữa. Ông xơi một chén nước nữa.
- Cảm ơn, tôi đã uống ba chén rồi.
Chúng tôi lại chuyện trò với nhau y như theo những câu vấn đáp trong một cuốn sách dạy đối thoại.
Giám đốc của ông Chu lấy chiếc chén từ tay tôi đưa cho một cô gái. Cô ta hắt nước chè xuống sàn và lại rót đầy.
- Chè loãng mất rồi - Anh ta nói.
Rôi anh ta cầm chiếc chén nếm thử, tráng lại rất cẩn thận và rót trà từ một chiếc ấm khác.
- Ngon hơn chứ?
- Hơn nhiều.
Ông Chu hắng giọng, nhưng chỉ là để khạc ra một cục đờm to nhổ xuống đúng vào ống nhổ bằng sắt tráng men vẽ hoa hồng. Đứa con ít vẫn lăn trên chỗ nước tráng chén, con mèo nhảy vọt từ hộp giấy lên chiếc va li.
- Có lẽ ông nên nói chuyện với tôi thì hơn, tên tôi là Heng.
- Nếu ông nói cho tôi nghe…
- Chúng ta đi xuống nhà dưới. Ở đó tĩnh hơn.
Tôi chìa tay cho ông Chu, ông để tay tôi vào lòng hai bàn tay ông với một vẻ ngơ ngác, mắt ông đảo qua gian phòng như để tìm cho tôi một chỗ ngồi. Tiếng xo mà được nghe nhỏ dần khi chúng tôi xuống thang.
- Xin chú ý - Heng nói, - bậc thang cuối bị rơi mất rồi - và anh ta chiếu đèn bấm cho tôi đi.
Chúng tôi lại trở lại nơi có những giường sắt và bồn tắm. Heng đi trước đưa tôi vào một gian nhà. Đi được hai mươi bước, anh ta ngừng lại, lấy đèn dọi vào cái thùng sắt nhỏ nom như một cái trống.
- Ông nom rõ không?
- Rõ, cái gì vậy?
Heng lộn chiếc hộp lại, và chỉ cho tôi nhìn rõ nhãn hiệu Diolacton.
- Chữ này đối với tôi không có nghĩa gì.
- Ở đây có hai hộp như vậy, nhặt được tại nhà nhà để xe hơi của ông Phan Văn Mười, cùng với những đồ bỏ đi khác. Ông biết ông Mười chứ?
- Hình như không.
- Vợ ông ta là họ hàng với tướng Thế.
- Tôi vẫn không hiểu…
- Ông có biết cái này là để làm gì không? - Heng vừa nói, vừa cúi xuống nhặt một vật dài và lõm nom như một dọc cần tây, nước mạ lấp loáng dưới ánh đèn.
- Có thể là một cái ống trong phòng tắm.
- Nó là một cái khuôn - Heng nói. (Chắc hẳn anh ta thuộc về loại người rất thích thú với việc giải thích cho người khác. Anh ta ngừng một lát để tôi một lần nữa phải thú nhận sự dốt nát của mình). Ông hiểu tôi nói cái khuôn là nói cái gì chứ?
- Tất nhiên, nhưng tôi vẫn không thấy.
- Cái khuôn này làm từ Mỹ, Diolacton là tên một hãng sản xuất Mỹ. Ông hiểu rồi chứ?
- Vẫn chưa hiểu gì cả.
- Cái khuôn này có một chỗ sai quy cách, một vết tì. Vì thế người ta bỏ di. Nhưng đáng lẽ không được vứt nó cùng với sắt cũ… cái hộp cũng vậy. Đó là một sự sai sót. Ông chủ của ông Mười đã thân chinh vào tận đây lục tìm. Tôi bảo chỉ có thế, ông ta thì nói tìm hộp để đựng hóa chất để dành. Tất nhiên ông ta không hỏi xem có khuôn không, hỏi vậy sẽ lộ ra hành vi của ông nhưng ông tìm kỹ lắm, ông Mười sau đó đã đến tòa lãnh sự Mỹ xin gặp ông Pyle.
- Hình như ông có một mạng lưới tình báo rất tốt - Tôi nói.
- Nhưng tôi vẫn chưa hiểu câu chuyện sẽ dẫn tới đâu.
- Tôi đã nhờ ông Chu liên lạc với ông Dominge.
- Xem chừng ông phát hiện ra một đường dây giữa Pyle và tướng Thế - Tôi nói.. - Sợi dây có vẻ mỏng manh lắm. Cũng không đáng là một tin tức nữa. Ở đây ai cũng cho mình là một người tình báo.
Heng lấy gót chân đạp vào cái thùng sắt sơn đen, và tiếng động như được các giường sắt tiếp âm cho vang thêm lên.
- Ông Fowler, ông là một người Anh. Ông trung lập. Ông cư xử với chúng tôi không thiên vị bên nào. Ông có thể có cảm tình người nào trong chúng tôi, nếu họ vì niềm tin mà đứng về bên này hay bên khác.
- Nếu ông có dụng ý định nói rằng ông là một người cộng sản hay là một phái viên của Việt Minh thì xin cứ nói thẳng. Tôi không có phản ứng gì đâu. Tôi không có quan điểm chính trị.
- Nếu có điều gì không vui vẻ lắm xảy ra ở Sài Gòn nay, thì chúng tôi sẽ bị lên án. Uỷ ban của chúng tôi mong ông có một sự nhìn nhận đúng vấn đề. Do thế, tôi sẽ đưa ông xem vật này vật khác.
- Diolacton là cái gì? Một thứ sữa đặc ư?
- Cũng không xa lạ với sữa lắm.
Anh Heng chiếu đèn vào trong cái hộp sắt. Một chút bột trắng còn dính lại ở đáy hộp, như một lớp bụi.
- Đây là một loại thuốc nổ Hoa Kỳ - Anh ta nói.
Tôi cầm lấy cái khuôn để xem kỹ và thử đoán xem nó dùng để đúc ra viện gì. Tất nhiên vật đúc từ khuôn ra sẽ hình thù ngược lại khuôn như những hình trong gương vậy.
- Không phải để sản xuất đồ chơi.
- Như một thanh sắt để treo cái gì đó.
- Không rõ để dùng vào việc gì.
Anh Heng quay mặt đi, nói:
- Tôi chỉ mong ông sẽ nhớ lại những cái hôm nay ông đã thấy. Một ngày nào đó có lẽ ông có cơ hội viết một bài về vấn đề này. Nhưng xin đừng bao giờ nói về cái thùng ông đã nom thấy ở đây.
- Cả về cái khuôn?
- Nhất là về cái khuôn.
Thật là không dễ chịu khi lần đầu gặp lại con người đã cứu mình, như người ta nói. Từ khi nằm bệnh viên, tôi không gặp lại Pyle, tôi dễ hiểu sự không lên tiếng, không lại thăm của hắn, vì hắn còn hay dè dặt ngượng ngùng hơn tôi, nhưng tôi vẫn cứ băn khoăn về một điều vô lý. Buổi tối, trước khi những điếu thuốc làm thần kinh tôi đỡ căng thẳng có lúc tôi hình dung ra hắn lên thang gác của tôi, gõ cửa phòng tôi, ngủ trêng giường tôi. Về điều này, tôi thật bất công với hắn, và thấy mình vừa mang ơn vừa có lỗi. Rồi tôi lại thấy ăn năn về bức thư đã viết cho hắn (vài vị tổ tiên xa xôi nào để lại cho tôi cái lương tâm vô lý đó. Chính các cụ xưa cũng không băn khoăn như vậy khi hiếp chóc và giết người trong cái thế giới đồ đá cũ của các cụ).
Tôi có nên thết người đã cứu tôi một bữa cơm không? - Đôi khi tôi tự hỏi như vậy - Hay đơn giản là hẹn nhau tới uống chút ít tại quán rượu cảu tiệm Continetal. Đây là một việc xã giao ít khi gặp, làm thế nào là tuỳ ở việc mình cho tính mạng đáng giá bao nhiêu. Một bữa cơm với một chai rượu vang hay một cốc Whisky lớn? Tôi băn khoăn mất mấy ngày, nhưng việc này lại do Pyle giải quyết hộ, vì hắn đến lớn tiếng gọi tôi qua cánh cửa phòng đang đóng. Một buổi trưa nóng nực, tôi đang ngủ say vì suốt buổi sáng đã mệt nhoài vì cố tập đi đứng với cái chân đau, nên không nghe thấy gì hết.
- Thomas, anh Thomas!
Tiếng gọi rơi vào đúng khi tôi mơ thấy mình đi trên một con đường vắng, tìm mãi không ra chỗ rẽ. Đường cứ trải dài ra một cuốn băng ghi tín hiệu đều đều chạy theo một tốc độ không thay đổi, nếu không có tiếng người gọi đó đến làm nó ngưng lại, trước hết là tiếng rên rỉ từ trong tháp canh, sau đó gọi đích danh tôi.
- Thomas, anh Thomas!
Tôi trả lời nho nhỏ:
- Cút đi, Pyle. Đừng tới gần tôi. Tôi không muốn ai cứu tôi cả.
- Thomas!
Hắn lấy nắm tay đấm cửa, nhưng tôi giả chết, y như tôi đã lộn lại thửa ruộng, và Pyle là kẻ thù địch.
Bỗng nhiên tôi thấy tiếng la ngưng hẳn, ai đó thì thào nói trong hành lang và ai đó trả lời lại. Những tiếng thì thầm bao giờ cũng nguy hiểm. Tôi không nhận ra tiếng nói của ai. Tôi nhẹ nhàng xuống giường, chống gậy đi tới cánh cửa phòng ngoài. Có lẽ vì tôi đi chậm quá, có lẽ họ đã nghe thấy tôi đi, nên ngoài cửa là sự im ắng. Sự im lặng giống như một cây leo có tay bám, thân cây luôn qua cửa, bò dài ra, tỏa lá khắp phòng tôi đang đứng. Đây là một sự im lặng mà tôi không ưa thích. Tôi xé tan sự im lặng đó bằng cách mở tung cửa. Phượng hiện ra ở hành lang, hai tay Pyle đặt trên vai cô, với vẻ như họ vừa buông nhau ra sau một cái hôn.
- Nào, xin mời vào, xin mời - Tôi nói.
- Không sao gọi được anh - Pyle nói.
- Lúc đầu vì tôi đang ngủ, sau đó vì không muốn bị ai quấy rầy. Nhưng bây giờ bị quấy rồi, thì xin mời vào. Tôi dùng tiếng Pháp hỏi Phượng: - Cô kiếm được hắn ở đâu đưa về đây thế?
- Ở ngay đây, tại hành lang này, tôi nghe tiếng đập cửa và chạy lên mở.
- Xin mời ngồi - Tôi nói với Pyle - Uống một ly cà phê nhé?
- Không, Thomas ạ, và tôi cũng chẳng muốn ngồi nữa.
- Tôi thì ngồi, chân chóng mỏi lắm. Anh đã nhận được thư của tôi chưa?
- Rồi. Tôi cho rằng anh không bao giờ nên viết như thế.
- Vì sao?
- Vì nó gồm toàn những điều dối trá. Trước kia tôi rất tin ở anh.
- Anh không nên tin ở bất kỳ người nào khi đứng trước việc được hay mất một người đàn bà.
- Vậy xin kể từ hôm này, anh cũng không nên tin tôi nữa. Tôi sẽ viết những lá thư với bì thư đánh máy. Tôi thấy mình đã trưởng thành lên (Nhưng giọng nói của hắn lại đầy nước mắt, và có vẻ trẻ con hơn bao giờ hết). Anh có thể thắng mà không cần gian lận được không?
- Không. Đây là một thí dụ về lối chơi hai mặt của châu Âu. Chúng tôi phải tìm cách bù đắp lại sự thiếu vũ khí. Nhưng tôi chắc đã hớ hênh thế nào. Sao anh phát hiện ra được lời nói dối?
- Nhờ chị cô ta. Bà ấy làm việc ở sở của Jo. Tôi vừa ở chỗ bà ta về. Bà ta biết anh bị gọi về nước.
- Ra thế! - Tôi thở phào trả lời - Phượng cũng biết rồi?
- Và thư của vợ anh, Phượng chắc cũng biết. Chị cô ta đã xem rồi.
- Sao?
- Hôm qua bà ta đến đây, anh đi vắng, Phượng đã cho bà ta xem. Anh không bịp nổi bà ấy vì bà ấy đọc được tiếng Anh.
- Thế đấy.
Chẳng nên trách móc ai làm gì. Rõ ràng thủ phạm là tôi. Chắc Phượng chỉ vì khoe khoang mà cho xem thư, cô ta không vì hồ nghi mà làm việc đó.
- Cô biết rõ từ tối qua à? - Tôi hỏi Phượng.
- Vâng.
- Thảo nào cô chẳng nói năng gì (Tôi nắm tay cô), đáng lẽ cô phải nổi cơn tam bành lên. Nhưng cô không phải là một con mụ Tam Bành.
- Tôi cũng phải suy nghĩ tính toán chứ.
Lúc này toi mới nhớ là khi chợt thức giấc lúc đêm, tôi thấy cô không thở đều và biết cô không ngủ. Tôi đưa tay sờ cô và hỏi. Em nghĩ gì vậy? Từ khi đến ở đường Catina, cô hay bị mê sảng, nhưng đêm qua cô lắc đầu để trả lời tôi là không phải mê sảng. Cô quay lại tôi, tôi kề đùi vào đùi cô… cử chỉ mở đầu cho quan hệ riêng tư giữa chúng tôi. Nhưng lúc đó tôi cũng chưa nhận ra điều khác thường.
Anh Thomas, anh có thể giải thích là tại sao…
- Điều đó đối với tôi là việc tất nhiên. Tôi muốn giữ cô ta.
- Dù ngược lại lợi ích của cô ta?
- Đúng thế.
- Thế không phải là yêu.
- Có lẽ đó không đúng với kiểu của anh.
- Tôi muốn bảo vệ cho cô ta.
- Tôi thì khác. Cô ta chẳng cần sự bảo vệ nào. Tôi muốn có cô ta bên cạnh tôi. Tôi muốn có cô ta trên giường tôi.
- Dù có không thuận tình và bị ép buộc?
- Pyle này, cô ta chẳng ở nơi nào khi cô ta không đồng tình và bị cưỡng bức đâu.
- Sau những việc làm của anh ta thì cô ta chẳng yêu nổi anh nữa.
Những tư tưởng của Pyle cứ đơn giản như vậy. Tôi quay lại nhìn Phượng. Cô ta đã vào trong buồng, kéo chiếc khăn trải giường, cho phẳng phiu, làm xong cô lấy từ ngăn sách ra một cuốn sách tranh rồi ngồi xuống giường đọc, y như câu chuyện chúng tôi không liên quan gì đến cô. Tôi biết cô đọc cuốn sách gì: Đời bà hoàng hậu nước Anh kể bằng hình ảnh. Tôi nom thấy hình quay ngược của chiếc xe ngựa bốn bánh sang trọng chở bà tới cung điện Westminster.
- Chữ "tình yêu" là một từ ngữ tây phương - Tôi nói - Chúgn ta dùng từ đó vì những lý do tình cảm hay để che đậy cái việc chúng ta bị ám ảnh về ý muốn có một người phụ nữ. Những người ở đây không bị cái gì ám ảnh cả, Pyle ạ, anh sẽ bị khốn khổ nếu anh không tự đề phòng.
- Nếu chân anh không bị gãy thì tôi nện cho anh một trận.
- Anh phải biết ơn tôi, biết ơn cả bà chị cô Phượng. Từ nay, anh có thể cứ tiến thẳng về phía trước, anh vốn hay bị lương tâm cắn rứt trong những việc không dính gì đến chất nổ.
- Chất nổ gì?
- Tôi thành tâm mong anh hiểu anh đang làm những việc gì. Tôi vẫn tin rằng anh có những ý đồ tốt đẹp cả. (Hắn có vẻ tự lự và hồ nghi). Đôi lúc tôi lo rằng anh có những ý đồ xấu, như vậy anh dễ hiểu những con người hơn. Điều tôi nói với anh là nói về cả nước anh. Pyle ạ.
- Tôi muốn đảm bảo cho cô ta một cuộc sống đàng hoàng. Ở đây… khai thối quá.
- Chúng tôi chống lại mùi đó bằng những nén hương. Còn anh, tôi chắc anh sẽ mua cho cô ấy một tủ lạnh, một xe riêng, và chiếc máy thu hình kiểu tối tân nhất, và…
- Và những đứa con.
- Những công dân Hoa Kỳ trẻ tuổi, xuất sắc, sẵn sàng tuyên thệ không có dính dáng gì đến các hoạt động chống nước Mỹ…
- Còn anh, anh biếu cô ta cái gì? Anh định đem cô ấy về Anh à?
- Không, tôi không độc ác đến nỗi thế. Trừ khi đủ tiền mua cho cô ta một tấm vé khứ hồi.
- Vậy anh giữ cô ấy để tùy thích sử dụng cho đến lúc anh ra đi?
- Pyle, cô ta là một con người. Cô ta đủ khả năng tự quyết định đời mình.
- Dựa vào những lời nói dối?
- Cô ấy không phải là một đứa con nít. Cô ấy rắn rỏi hơn anh đấy. Anh có biết có loại sơn bóng không cạo xước được không? Phượng như thế đấy. Cô ta có thể tiếp tục sống sau một tá người như anh và tôi. Cô ta chỉ già đi thôi. Đói khát, rét mướt, tê thấp, đẻ đái sẽ làm cô ta khổ sở, nhưng cô ta không như chúng ta giày vò bởi những cơn ám ảnh hay những nỗi suy tư, không có cái gì cào xước nổi cô ta. Dần dần cô ta sẽ thoát được.
Nhưng vừa nói, tôi vừa nhìn Phượng giở ra xem trang sách khác (bức ảnh công chúa chụp cùng gia đình) và tôi hiểu rằng tôi đã hư cấu ra một nhân vật, y như Pyle đã làm. Người ta không bao giờ hiểu được một con người khác. Theo tôi biết, cô ta có thể có những nỗi sợ như chúng tôi, nhưng không bao giờ biết nói những điều đó ra. Và tôi nhớ lại cái năm đau khổ đầu tiên khi tôi rất nhiệt tình tìm hiểu tâm tư cô, khi tôi van vỉ yêu cầu cô nói cho tôi nghe cô đang nghĩ gì, khi tôi làm cô kinh hãi vì đã nổi giận một cách vô lý trước sự im lặng của cô. Tôi đã sử dụng những cơn dục vọng của tôi như khi đâm mũi gươm vào ruột gan một nạn nhân, giết luôn sự tự chủ của nó và bắt nó phải nói ra.
- Anh nói thế đủ rồi đấy. Pyle ạ. Anh đã biết hết những điều anh cần biết. Bây giờ xin mời anh về.
- Phượng - Pye gọi.
- Ông Pyle bảo gì ạ? - Cô ngước mắt lên trả lời, giữa khi đang mê mải ngắm ảnh lâu dài Wilson và sự lễ độ trịnh trọng của cô lúc này mang một vẻ tức cười và làm tôi yên lòng.
- Anh ta đã lừa dối cô đấy.
- Tôi không hiểu gì cả.
- Ôi, anh cút đi - Tôi nói - Trở về cái lực lượng thứ ba của anh, về với York Hardin và với vai trò của nền dân chủ. Đi mà làm những đồ chơi bằng chất nổ!
Sau này tôi phải thú nhận rằng hắn đã làm đúng như tôi bảo hắn.