Chương 27
Tác giả: Graham Greene
Gần hai tuần trôi qua, kể từ cái chết của Pyle, tôi gặp lại Vigo. Tôi đang đi dọc đại lộ Sacne lên thì nghe hắn gọi tôi từ "Câu lạc bộ".
Đấy là cái tiệm ăn tôi ưng lui tới nhất, thời gian đó, những nhân viên mật vụ như thách thức những người căm ghét họ thường dùng bữa trưa tối luôn ở từng trệt, trong khi những căm ghét họ thường dùng bữa trưa bữa tối luôn ở từng trệt, trong ki những người khác ăn uống tại tầng trên, ngoài tầm ném lựu đạn của du kích. Tôi lại bàn ông ta và ông ta gọi một cốc Vecmus Casi.
- Làm một vài ván chứ?
- Nếu anh muốn.
- Tôi dốc những con xúc xắc của tôi ra để đánh 4-2-1 theo thường lệ. Ba con số đó, hay những con xúc xắc thoáng trông thấy, sao mà làm tôi nhớ lại những năm chiến tranh ở Đông Dương thế! Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ nhìn thấy hai người gieo những con xúc xắc là tôi như thấy lại mình đang sống trong phố phường Hà Nội, Sài Gòn, hay tại những ngôi nhà đổ nát của Phát Diệm bị oanh tạc, tôi thấy lại những lính dù mặc áo nguỵ trang loang lổ nom tạ những con sâu, đi tuần dọc những con kênh, nghe tiếng súng cối tiến lại gần, đoi khi như thấy lại một đứa bé chết còng queo.
- Không cần bôi vaseline à? - Vigo hỏi.
Ông ta đẩy lại phía tôi que diêm cuối cùng. Kiểu nói lóng tục tĩu này là kiểu nói của tất cả bọn nhân viên Liêm phóng, có lẽ do Vigo sáng tạo ra, được mọi tên tuỳ tùng dùng theo tuy họ không bắt chước ở ông ta sự thích thú Pascan.
- Thiếu uý.
Mỗi lần thắng là được lên một bậc. Ván bài kết thúc khi một bên lên tới đại uý hay thiếu tá. Vigo thắng ván thứ hai cũng như ván trước, rồi vừa đếm những que diêm vừa nói:
- Chúng tôi đã tìm thấy con chó của Pyle.
- Vậy à?
- Tôi đoán nó không chịu rời xác chủ nó. Dù sao họ cũng đã cắt cổ nó rồi. Thấy nó ngập trong bùn, cách Pyle năm mươi bước. Nó đã lết được tới đó.
- Anh vẫn tiếp tục theo dõi việc này?
- Ngài bộ trưởng thúc chúng tôi. Nếu một người Pháp bị giết thì nhờ trời, chúng tôi không bị phiền hà đến thế. Phải thú thật rằng việc này chẳng đến nỗi là một sự kiện hiếm hoi có chút giá trị nào.
Chúng tôi chia lại số que diêm, và lại tiếp tục đánh ăn thua thật sự. Vigo đánh nhanh như làm ảo thuật. Số que diêm của ông ta chỉ còn lại có ba, trong khi số điểm của tôi cứ tụt hoài.
- Vú vê - Vigo vừa nói vừa đẩy sang phía tôi hai que diêm.
Khi đẩy được nốt que diêm cuối cùng, ông ta tuyên bố: Đại uý và toi phải gọi người hầu bàn đến mua rượu phạt.
- Anh có bị ai đánh bại bao giờ không? - Tôi hỏi.
- Ít khi. Anh có muốn phục thù không?
- Xin để lần khác. Đánh như anh thì tài thật, anh Vigo, anh có chơi loại bài bạc may rủi nào khác?
Ông ta mỉm cười chua chát và tôi không hiểu tại sao lại nghĩ tới con người tóc vàng ông ta đã lấy làm vợ, con người mà thiên hạ đồn rằng không chung tình, hay đi lang chạ với người dưới quyền trẻ tuổi của ông ta.
- Ô này, - Ông ta nói - Nhất đấy.
- Nhất?
- "Hãy cân nhắc hơn thiệt - Vigo dẫn Pascan, - Và nên tin rằng có trời. Xét hai trường hợp: nếu được thì được tất cả, nếu mất thì cũng chẳng mất gì".
Tôi dẫn Pascan để đáp lại ngay - Và đây cũng là đoạn duy nhất của Pascan mà tôi còn nhớ được:
- "Cần phải nói rằng kẻ tin và kẻ không tin đều có lỗi. Cái đạo đúng là không nên thách thức".
- "Nhưng phải thách thức. Không phải do tự nguyện mà mọi người bị trói buộc". Anh đã không hành động theo những nguyên tắc sống của anh. Anh cũng đứng về một bên rồi đấy, y như tất cả mọi người.
- Nưng không phải lĩnh vực của sự tín ngưỡng.
- Tôi không nói về vấn đề tín ngưỡng. Thực ra tôi đang nghĩ đến vấn đề con chó của Pyle.
- Ồ!
- Chắc anh còn nhớ anh nói với tôi những điều gì…
anh bảo phải tìm ra dấu vết qua chân của con chó, bằng cách phân chất vết bùn, và vân vân…
- Và anh đã trả lời là anh không phải thuộc loại thám tử như Merge và Le Cok
- Ấy thế mà tôi không đến nỗi uổng công đâu. Khi đi ra ngoài, Pyle bao giờ cũng dắt theo con chó của mình, phải không?
- Hãy cho là như thế đi.
- Con chó đó quý lắm, hắn không bao giờ để chạy rông một mình đâu nhỉ?
- Ai lại dại dội như thế! Ở đây chó nào người ta cũng thịt được (Ông ta định bỏ những con xúc xắc của tôi vào túi) Ấy xúc xắc của tôi!
- Ồ, xin lỗi, tôi đang mải nghĩ.
- Sao anh lại nói tôi đứng về một phe?
- Anh gặp con chó của Pyle lần chót vào hôm nào, anh Fowler?
- Có trời biết được. Tôi không ghi vào sổ tay những cuộc hẹn hò với giống chó.
- Khi nào anh trở về Anh?
- Cũng chưa thật chính xác.
Tôi không muốn cung cấp tin tức cho bọn Liêm phóng. Như vậy lại đỡ rày rà cho họ.
- Tối nay tôi muốn nói chuyện với anh một lát. Vào mười giờ nhé? Trừ phi anh đang bận với ai.
- Tôi sẽ bảo Phượng đi xem chiếu bóng.
- Nối lại quan hệ tốt… với cô ta rồi à?
- Phải.
- Lạ nhỉ. Tôi trước đây tưởng anh đau khổ lắm.
- Có nhiều lý do khiến người ta đau khổ, anh có nghĩ thế không? (và tôi nói thêm một cách tàn nhẫn) Anh có đủ tư cách để hiểu điều đó.
- Tôi ấy à?
- Anh cũng không phải là con người hạnh phúc lắm.
- Ồ, tôi không có lý do gì để than vãn cả. "Một gia đình phá sản không phải là một gia đình tồi tệ".
- Anh nói gì thế?
- Vẫn dẫn Pascan đấy mà. Đấy là một lý lẽ để bảo vệ niềm tự kiêu khi người ta bị đau khổ. "Một cái cây to không tự cho mình là tồi tệ".
- Tại sao anh lại làm cái nghề mật thám này, anh Vigo?
- Vì một loạt yếu tố. Vì cần kiếm sống, vì tò mò muốn biết nhiều kiểu người, và… nói thật là do ảnh hưởng của nhà viết tiểu thuyết trinh thám Gabrio.
- Có lẽ anh phải thành tu sĩ thì đúng hơn.
- Khi xưa tôi không được đọc những tác giả cần phải đọc.
- Anh vẫn còn nghi ngờ tôi phải không?
Ông ta đứng lên, uống cạn cốc rượu.
- Chỉ muốn nói chuyện với anh thôi.
Khi ông ta đi rồi, tôi nhận ra ông ta đã nhìn tôi một cách ái ngại, y như người ta nhìn một tù nhân mà mình sắp bắt, sắp phải chịu cái án tù chung thân.
Tôi đã phải chịu đựng sự trừng phạt. Có thể nói rằng Pyle, khi rời khỏi phòng tôi đã bắt tội tôi phải sống nhiều tuần lễ hoài nghi, lo ngại. Cứ mỗi lần về đến nhà là mỗi lần đón chờ một tai họa.
Đôi khi, Phượng không ở nhà và tôi không sao làm việc được cho tới lúc cô về, vì tôi luôn tự hỏi không biết cô có về nữa hay không. Tôi khéo hỏi xem cô đi về những nơi đâu (và cố để cho sự lo ngại, nghi ngờ không xen vào trong giọng nói của mình). Và cô ta trả lời "đi chợ" hay "ra hiệu", vừa nói vừa giơ một vật để làm bằng (lúc đó, ngay đến việc cô vội vã chứng mình cho lời nói cũng lại càng khiến cô đáng khả nghi hơn) và đôi khi là đi xem chiếu bóng, cái cuống vé sẵn đấy để làm bằng, thảng hoặc đi thăm bà chị thì hẳn là, theo tôi nghĩ, để gặp lại Pyle tại đó. Trong thời gian này, tôi ngủ với cô một cách thô bạo, y như vì ghét cô, nhưng chính ra tôi có ghét là ghét sự lo lắng cho tương lai. Sự trống trải vào tận giường tôi, tôi ôm trong lòng tôi sự trống trải. Phượng thì không có gì khác trước, cô nấu cơm, tiêm thuốc, với sự dịu dàng và vẻ dễ mến, cô hiến tấm thân cô cho sự khoái lạc của tôi (nhưng đâu còn sự khoái lạc). Và giống những ngày đầu, khi tôi muốn hiểu tâm hồn cô, ngày nay tôi muốn biết cô đang có những ý nghĩ gì, nhưng cô giấu những ý nghĩ đó dưới một thứ ngôn ngữ mà trước tôi chưa hề quen biết. Tôi không muốn vặn hỏi cô. Tôi không muốn buộc cô phải nói dối (chừng nào người chưa nói dối trắng trợn với nhau, thì người ta còn nuôi ảo tưởng là giữa hai người chưa có gì thay đổi), nhưng rồi sự lo âu của tôi bỗng bật thành tiếng, và tôi hỏi:
- Cô gặp Pyle lần chót khi nào?
Cô ngập ngừng hoặc cô thực sự tìm nhớ lại, tôi cũng không rõ:
- Đó là lần anh ta tới đây lần cuối cùng.
Gần như một cách không có chủ định, tôi đâm ra phủ định tất cả những cái gì là của Hoa Kỳ. Trong khi trò chuyện, tôi luôn nhấn mạnh về sự tầm thường của văn học Mỹ, những vụ bê bối trong chính cuộc Mỹ, tư cách bỉ ổi của trẻ con Mỹ. Người ta có thể nói là vì Phượng mà tôi không chỉ mất một người bạn, mà mất đi cả một quốc gia. Không có gì Hoa Kỳ làm mà lại có thiện ý. Tôi đi đến chỗ làm người ta nhức đầu về sự ám ảnh bởi nước Mỹ, ngay cả những người bạn Pháp, họ sẵn sàng chia sẻ với tôi sự khinh ghét đó. Y như tôi bị một kẻ phản bội lại. Nhưng người ta chỉ có thể gán chữ phản bội cho một bạn bè thôi chứ, còn đây lại là kẻ thù.
Chính vào lúc xảy ra vụ "bom xe đạp". Một hôm từ quán rượu Hoàng Gia về, tôi thấy căn phòng trống rỗng (Phượng đi xem chiếu bóng hay ở nhà bà chị?). Anh ta xin lỗi vì còn ốm và yêu cầu tôi mời giờ rưỡi sáng mai có mặt trước cửa hiệu lớn tại góc đại lộ Sacne. Anh ta viết thư theo yêu cầu của ông Chu, nhưng tôi cho là của ông Heng thì đúng hơn, ông ta đòi hỏi sự có mặt của tôi ở nơi đó.
Tất cả vụ này thực ra không đáng được kể lại trong một đoạn viết, nhất là một đoạn văn hài hước. Việc sẽ không đáng giá gì nếu so với cuộc chiến đáng buồn và nặng nề đang dai dẳng ở miền Bắc, so với những con sống đào đầy xác chết bị ngâm nước lâu ngày ở Phát Diệm, với tiếng súng cối dập xuống, hay với ánh sáng thê thảm của bom napan bùng cháy. Tôi chờ chừng mười lăm phút cạnh một quầy bán hoa, thì một chiếc cam-nhông chở đầy cảnh binh từ tổng hành dinh cảnh sát phố Catina đỗ xịch trong tiếng phanh nhức óc và tiếng bánh xe kín kít sát mặt đường. Người từ trên xe nhảy xuống và xông tới cửa hàng như để tấn công vào đám đông dân chúng nhưng không có đám đông, chỉ có một dãy xe đạp đổ nghênh ngang. Tất cả những tòa nhà lớn ở Sài Gòn đều có một hàng rào như vậy bao quanh, ở các nước phương Tây chúng ta không có một khu sinh viên nào lại lắm xe đạp như vậy. Trước khi tôi chỉnh được chiếc máy ảnh thì một cảnh tức cười và không hiểu nổi đã diễn ra xong xuôi. Những cảnh binh đã lách tới được cái rừng xe đạp ấy rồi lại nhô lên giơ cao trên đầu ba chiếc, chạy ngang qua mặt đường rồi vứt vào cái bể nước xây làm cảnh. Tôi không túm được một người nào trong bọn, họ đã nhảy lên xe phóng nhanh về phía đại lộ Bona.
- Trận đánh xe đạp - Có tiếng nói, tiếng ông Heng.
- Có việc gì đang diễn ra thế? - Tôi hỏi - Tập à? Để làm gì?
- Xin chờ một lát - Ông Heng nói.
Một vài người đang dạo chơi bắt đầu tiến lại gần bên bồn nước, nơi một bánh xe thò lên như một chiếc phao báo hiệu cho tầu qua lại biết nơi đây còn có những xác tàu bị chìm. Một cảnh binh vừa chạy qua đường vừa xua tay.
- Ta tới gần xem một chút.
- Cứ đứng đây thì hơn - Ông Heng nói, mắt dán vào chiếc đồng hồ đeo tay. Kim chỉ mười một giờ bốn phút.
- Đồng hồ ông nhanh đấy! - Tôi nói.
- Khi nào nó cũng nhanh vài phút.
Đúng lúc đó bể nước nổ tung, và nước tràn ra đường, một tảng gạch bay tới đập vỡ tan một cửa kính, và những mảnh kính vỡ rơi như một dòng nước trút xuống.
Không có ai bị thương. Chúng tôi rũ áo cho sạch nước và mảnh kính vụn. Một chiếc bánh xe quay tít trên mặt đường, kêu vù vù như một con cù, lảo đảo rồi đổ kềnh xuống đất.
- Bây giờ đúng mười một giờ - ông Heng nói.
- Quái quỷ gì thế…
- Tôi đã nghĩ việc này có thể làm ông phải lưu tâm.
- Ông Heng nói - bây giờ chắc hẳn ông đã lưu tâm.
- Đi uống chút gì đi.
- Không, tôi xin lỗi, tôi phải về nhà ông Chu. Nhưng trước hết, tôi chỉ xem ông cái này. (Ông ta dẫn tôi tới nơi để xe đạp, mở chiếc khóa dây xe của ông). Xin ông nhìn cho kỹ.
- Một chiếc xe Raleigh - Tôi nói.
- Không, xin nhìn chiếc bơm xe. Nó không làm ông nhớ lại cái gì à?
Ông ta mỉm cười một cách tự kiêu trước vẻ ngơ ngác của tôi rồi bỏ đi. Tuy nhiên, ông ta vẫn quay lại vẫy tay chào tôi và đạp về phía chợ Lớn, nơi có kho sắt cũ của ông.
Khi tới Sở Liêm phóng để lấy tin, tôi mới hiểu ông đang định nói tới cái gì. Cái khuôn tôi được thấy trong kho nhà ông có hình dáng của một phần nửa một cái bơm xe đạp. Ngay hôm đó trong toàn thành phố Sài Gòn, nhiều cái bơm xe đạp bình thường hóa ra là những quả bom trá hình nổ đúng lúc mười một giờ, trừ những cảnh bình được người báo (tôi đoán là chính người của ông Heng đã báo) đã hành động kịp thời trước khi bom nổ. Việc cũng nhỏ thôi, sáu người bị thương nhẹ, còn không biết bao nhiêu xe bị hư hại. Những đồng nghiệp của tôi - ngoài phóng viên tờ Viễn Đông dám nói đến "mưu sát" - hiểu rằng họ muốn cho báo của họ bán chạy thì chỉ nên đem vụ này làm một câu chuyện hài hước. "Bom trên xe đạp" là một cái đầu đề hấp dẫn. Tất cả đều đổ cho cộng sản. Chỉ có tôi là người đổ việc làm, này cho tướng Thế không còn là vấn đề thời sự. Hoài giấy mà nói về ông ta. Tôi nhờ Dominge chuyển cho ông Heng một thư nói rõ là tôi đã gắng hết sức mình. Ông Heng nhờ trả lời miệng một cách lịch sự. Hình như ông ta hay cái Uỷ ban gì đó của ông ta dễ phật ý lắm. Không có ai oán trách ghê gớm những người cộng sản về vụ này. Ngay dù cho họ có làm như vậy, thì họ chỉ được thêm tiếng là những người thích đùa. Trong các cuộc tiếp tân, người ta thường hỏi nhau: "Liệu họ sẽ nghĩ ra một trò gì ngộ hơn thế nữa không?". Và cái vụ lố bịch này được hình tượng hóa trong óc tôi bằng hình ảnh của chiếc bánh xe quay tít một cách vui vẻ như một con quay ở giữa đường phố. Tôi không nói gì về Pyle về những mối quan hệ của hắn với tướng Thế. Mặc hắn cứ làm những đồ chơi với thuốc nổ, như vậy có lẽ hắn khỏi nhớ đến Phượng. Tuy nhiên, một tối, vì đi ngang qua, và cũng vì không có việc gì làm thú vị hơn, tôi tạt vào garage của ông Mười.
Đó là một nơi trên bờ phố Somer, không rộng và rất lộn xộn, khá giống với một kho chứa đồ sắt cũ. Một chiếc xe đang được kích lên ngay giữa garage, nắp xe há hốc, hình thù xe giống như một con thú tiền sử trưng bày tại một nhà bảo tàng tỉnh lẻ không có ai vào xem. Tôi tin rằng không có ai còn nhớ là chiếc xe nằm đó. Những mẩu sắt cũ vứt rải rác trên mặt đất, những người Việt Nam không bỏ đi một chút gì, giống như một người đầu bếp Tàu, từ một con vịt làm được bảy món, đến cái móng chân cũng không để phí. Tôi lại nghĩ vì một sai sót nào mà người ta đã vứt những hộp Diolacton rỗng và những khuôn đúc hỏng, biết đâu nó chẳng bị một người làm lấy trộm đem bán lấy dăm đồng bạc, hay là ông Heng lắm mưu mẹo đã mua chuộc được một nhân viên nào đó.
Hình như trong nhà không có ai: Tôi cứ việc vào. Tôi nghĩ chắc họ tạm lánh để đề phòng cảnh binh đến tìm bắt.
Có thể ông Heng đã báo mật thám, nhưng dù có thế, cảnh sát chắc cứ khoanh tay. Chúng cho rằng cứ để cho công chúng tin là các vụ nổ do cộng sản gây ra thì vẫn có lợi hơn.
Không có gì ngoài chiếc xe và những mẩu sắt rải rác trên nền xi măng. Khó mà tưởng tượng được rằng những quả bom có thể được chế tạo tại đây. Tôi chỉ có sự hiểu biết mơ hồ về cách chế biến chất bột tôi đã thấy trong các hộp thành mìn nhựa, nhưng rõ rằng đó là một công việc quá phức tạp không thể tiến hành ngay ở đây, nơi mà ngay hai chiếc bơm ét-xăng ngoài cửa xem chừng cũng không được bảo quản tử tế. Tôi đi ra tận cửa và nhìn ra ngoài. Dưới hàng cây, phía giữa phố, những người thợ cạo đang làm việc, một mảnh gương treo trên thân cây phản chiếu lại những tia mặt trời. Một cô thiếu nữ đầu đội nón, quang gánh trên vai, đang chạy. Người bói bài tây, ngồi xổm lưng tựa vào tường hãng Simon, đang có một vị khách: một người già, râu thưa, thản nhiên nhìn ông thầy bói trang và lật những con bài cũ kỹ. Tương lai cụ đáng giá bao nhiêu và bỏ hẳn một đồng bạc ra xem số? Trên đại Somer, người ta sống ngay ở ngoài đường, mọi người đều biết rõ những điều cần biết về ông Mười, nhưng cảnh sát thiếu cái chìa khóa để mở được lòng tin của họ. Sống ở cái mức như thế này thì tất cả đều phơi bày ra, những người ta không thể xuống sống ở mức sống đó như đi xuống phố được. Tôi lại nhớ tới những mụ già ngồi nói phiệu ở cầu thang gác, cạnh những nhà tiêu công cộng, các mụ đó cũng nghe biết hết được mọi tin đồn, nhưng tôi nào có biết được họ đã biết những gì.
Lộn về nhà chứa xe, tôi vào đựơc một phòng giấy nhỏ ở trong cùng, tôi thấy cuốn lịch Tầu quảng cáo như mọi nơi, một bàn viết ngổn ngang, cataloge, lọ cồn, máy tính, kìm kẹp, ấm tích, ba chén uống nước trà, một lô bút chì chưa gọt, và có trời mới hiểu được, cả một bưu ảnh mới mang hình Eiffel nữa. York Hardin có thể viết bằng những công thức trừu tượng về lực lượng thứ ba, nhưng đấy chính là lực lượng thứ ba ấy, ngoài ra không có gì khác! Giữa bức tường hậu có một cái cửa khóa chặt, nhưng chìa khóa lại để giữa đống bút chì. Tôi mở cửa và đi sang bên kia.
Tôi thấy mình đang ở trong một nhà kho rộng ngang tới cái garage. Trong kho chỉ có một cái máy mới nom tưởng là một cái lồng làm bằng ống tuýp và dây thép với vô số những giàn cho chim đậu. Người ta dễ có cảm giác là tất cả những thứ đó đều được buộc vào nhau bằng những mảnh vải cũ, nhưng chắc các miếng vải chỉ được dùng để lau và còn vương ở đó khi ông Mười và đồng bọn vội bỏ chạy. Tôi nom thấy tên hãng sản xuất ra chiếc máy làm tại thành phố Lion và số thứ tự của bằng sáng chế. Tôi cắm cho điện chạy và chiếc máy cổ lỗ sống lại, những thanh sắt có sức mạnh nhất định, chiếc máy quá nhiều tuổi giống như một cụ già thu hết tàn lực, dùng tay đấm, đấm hết sức mình… Đúng là một cái máy nén, cổ lỗ sĩ. Nhưng máy nén này vẫn dùng được tại các nước người ta không bỏ chi phí một vật gì, có thể bất kỳ cái gì một hôm có thể từ chỗ bị quên lãng nhảy ra trút hơi thở tàn của mình. Tôi nhớ lại là đã xem tại một phố nhỏ của thành phố Nam Định, một cuốn phim rất cổ: Con tầu Robery to lớn, chiếu ra, hình chỉ thấy loáng thoáng, nhưng vẫn đôi chút mua vui cho khán giả.
Tôi lại gần xem cho rõ hơn, và còn thấy những vệt bột trắng. Đúng là Dionlacton rồi. Nhưng không tìm đâu ra hộp sắt hay khuôn ép. Tôi quay trở lại phòng giấy, rồi nhà garage. Tôi toan vỗ một cái thân mật lên chắn bùn của chiếc xe cũ kỹ, nó có lẽ còn phải chờ lâu đấy, nhưng chính nó, biết đâu, một ngày nào đó… Trong lúc này, chắc ông Mười đang tìm cách lội qua ruộng để tới khu núi thiêng nơi tướng Thế đặt bản doanh. Khi tôi gọi to: Ông Mười! thì tôi lại tưởng như đã đi xa nhà garage, đại lộ, những người thợ cạo, và tôi đang trở lại những cánh đồng lúa trên đường đi Tây Ninh là nơi tôi đã ẩn núp. "Ông Mười!". Tôi như nhìn thấy một con người ngoảnh đầu lại, ở giữa các cây lúa.
Tôi đi bộ trở về nhà và trên bậc cầu thang những mụ già râm ran trò chuyện như những con chim trên bờ rào, tôi chẳng hiểu nổi họ nói gì như tôi không hiểu tiếng chim kêu trên cành vậy. Phượng không có ở nhà, chỉ có mấy chữ báo cho tôi biết cô đang ở nhà chị của mình. Tôi nằm dài ra giường và thiếp ngủ. Khi tôi thức giấc, nhìn ra chiếc đồng hồ báo thức thấy đã một giờ hai mươi lăm phút, quay đầu lại những tưởng như Phượng ngủ cạnh tôi. Nhưng chiếc gối chưa có ai động đến. Hôm đó chắc Phượng đã thay khăn trải giường, mùi vải mới giặt là còn nguyên. Tôi đứng dậy, mở ngăn kéo nơi Phượng vẫn cất khăn choàng, khăn không còn ở đó nữa. Tôi đi ra tận giá sách, cuốn sách tranh về cuộc đời gia đình hoàng gia đã biến mất. Phượng đi đã mang theo gia sản của cô.
Khi mới bị choáng váng, người ta ít đau, cơn đau đến lúc ba giờ sáng, khi tôi suy nghĩ về cách xếp đặt lại cuộc đời, cuộc đời mà theo cách này hay cách khác, tôi bắt buộc phải tiếp tục sống, và khi tôi nghĩ cách xếp lại những kỷ niệm để quên đi, chưa rõ quên bằng cách nào. Những kỷ niệm, êm ấm làm người ta đau khổ nhất, vì thế lại tệ hại nhất, bởi vậy tôi gắng nhớ lại những kỷ niệm buồn. Tôi đã quen với việc này. Tôi đã sống qua tất cả những cảnh ngộ này. Tôi hiểu rằng tôi đủ sức làm những việc cần làm, dẫu đã già nua… Tôi cảm thấy còn sức để xây dựng lại.
Tôi đến tòa Lãnh sự Mỹ và yêu cầu được gặp Pyle. Phải viết đầy đủ vào một tờ phiếu rồi giao cho một người quân cảnh ngay từ ngoài cửa.
Tên này nói:
- Ông chưa ghi rõ mục đích việc xin gặp.
- Rôi ông ta sẽ biết.
- Thế ông được hẹn trước hay sao?
- Xin cứ coi như vậy cũng được.
- Xem ra cũng phiền toái, nhưng chúng tôi phải hết sức chú ý. Thỉnh thoảng vẫn có những kẻ khả nghi tới đây.
- Người ta nói với tôi như vậy.
Hắn đưa đẩy miếng kẹo cao su sang phía miệng bên kia và đi vào thang máy. Tôi đứng chờ. Tôi cũng chưa rõ mình sẽ nói với Pyle điều gì. Đây là một màn kịch lớn tôi chưa đóng bao giờ. Người cảnh binh trở ra.
- Mời ông lên - Hắn nói một cách không vui vẻ - Phòng số 12A, gác một.
Đến nơi tôi không thấy Pyle, Jo, tuỳ viên thương mại ngồi ở bàn giấy. Tôi vẫn không nhớ ra tên chính của hắn. Bà chị của Phượng chăm chăm theo dõi tôi từ sau chiếc máy chữ. Phải chăng cặp mắt nâu đầy vẻ hám lợi của bà đã lóe lên vẻ chiến thắng. Jo nói lớn với vẻ dễ tính ồn ào:
- Mời vào, mời vào anh Tom. Rất vui sướng được gặp anh. Chân anh ra sao rồi? Chẳng mấy khi anh tới cái sở nhỏ bé củ chúng tôi. Xin kéo một chiếc ghế mà ngồi. Cho tôi nghe ý kiến anh về trận tấn công vừa qua đi. Tối qua tôi gặp anh Grand ở Continetal. Hắn lại sắp ra miền bắc. Hắn ta thật hăng. Đâu có gì mới là có mặt Grand. Hút thuốc nhé? Anh cứ tự nhiên. Anh quen Miss Hải đấy chứ? Người có tuổi như tôi không sao nhớ được đầy đủ tên họ các cô có… dài quá. Tôi cứ gọi: "Hello, cô kia!". Thế mà cô ấy lại thích. Kiểu cách theo lối thực dân cũ là hết thời rồi. Ngoài phố có tin đồn gì mới nhất, Tom? Các anh như lúc nào cũng áp sát tai xuống đất để nghe ngóng. Rất tiếc cho chân anh. Andon, đã kể cho tôi nghe…
- Pyle đâu rồi?
- Sáng nay Andon không tới sở. Tôi thấy anh ta đang ở nhà. Lắm việc ở nhà lắm.
- Tôi biết hắn đang làm cái việc gì ở nhà rồi.
- Say sưa lắm, cái anh chàng. À, anh vừa nói gì nhỉ?
- Dù sao tôi cũng biết chắc hơn anh cái việc anh ta đang làm ở nhà là gì.
- Tôi chẳng hiểu anh định nói gì, anh Tom. Tôi vẫn cứ là anh chàng Jo lơ mơ. Từ xưa, và mãi mãi.
- Nó đang ngủ với người yêu của tôi, em gái cô thư ký đánh máy của anh.
- Tôi chẳng hiểu anh nói gì cả.
- Cứ hỏi cô ta thì biết. Chính cô ta đã bố trí việc này, Pyle đã cướp người yêu của tôi.
- Nghe này, Fowler, tôi cứ tưởng anh đến đây là có việc công. Tôi không thể cho ai tới phòng giấy này gây sự, anh rõ chứ?
- Tôi đến tìm Pyle, nhưng chắc y trốn rồi.
- Này, anh Fowler, đáng lẽ anh là người cuối cùng được phép ăn nói như vậy, sau cái việc mà Andon đã làm cho anh.
- À, phải, phải, tất nhiên. Hắn đã cứu sống tôi phải không? Nhưng tôi có yêu cầu hắn làm việc đó đâu?
- Xả thân ra cứu anh. Anh ta hẳn phải rất tốt bụng.
- Tôi cóc nói đến cái bụng hắn. Lúc này tôi đang nghĩ đến một bộ phận khác của con người hắn.
- Này, này, đừng nói bóng gió như thế trước mặt một phụ nữ.
- Bà này với tôi đã hiểu quá rồi. Bà muốn vòi tôi một khoản tiền mà không được, nhưng bà ta đã làm ăn được với Pyle. Thôi được. Tôi rõ là tôi đã cư xử lỗ mãng, và tôi cứ muốn lỗ mãng như thế. Trong hoàn cảnh này, chẳng ai tử tế với ai cả.
- Chúng tôi đang bận. Cần làm báo cáo về vấn đề sản xuất cao su…
- Anh khỏi lo, tôi đi đây. Nếu Pyle có gọi thì nói hộ là tôi đã đến. Có lẽ anh ta thấy anh ta cần đến đáp lễ tôi, cho phải phép. (Tôi quay lại phía bà chị cô Phượng). Tôi hy vọng bà sẽ đưa ra công chứng viên xác nhận số tiền thưởng, trước mặt ông Lãnh sự Mỹ và những nhà theo chủ nghĩa khoa học gia tô giáo.
- Tôi đi ra ngoài hành lang trước mặt, ở đây có cánh cửa mang biển "Các ông". Tôi vào, cài cửa lại, và ngồi gục đầu vào tượng lạnh ngắt mà khóc. Cho đến bây giờ tôi chưa hề khóc. Chuồng xí của họ đặt máy điều hòa khí hậu, không khí mát mẻ đã làm khô nước mắt của tôi, như đã làm khô nước bọt trong miệng và tinh khí trong cơ thể.
Tôi giao phó công việc dở dang vào tay Domige và đi ra miền Bắc. Ở Hải Phòng, tôi có nhiều người quen thân trong phi đội Gasconer và tôi sống hàng giờ tại phòng bán rượu của sân bay, hay chơi cầu trên con đường trải sỏi ngay trước mặt.
Nói theo cách chính thức thì tôi đang ra tiền tuyến, tôi thi đua với Grand, nhưng báo của tôi cũng chẳng thêm được bài nào, y như khi tôi thăm Phát Diệm báo cũng chẳng được bài nào. Tuy nhiên, khi người ta viết về chiến tranh, thì lòng tự trọng cũng buộc người ta đôi lúc cũng phải chia sẻ nổi gian nguy với người khác.
Gian nguy thật ra cũng khó chia sẻ, dù trong những thời gian hạn chế, vì có lệnh từ Hà Nội ban xuống, cấm không cho tôi được tham gia vào các phi vụ nào không phải là phi vụ "ngang" bay trên tầm súng đại liên. Nhưng những phi vụ ngang cũng chẳng khác một chuyến đi ôtô buýt, chỉ gặp khó khăn nguy hiểm khi xe hỏng máy hay người lái lỗi lầm. Chúng tôi cất cánh theo giờ đã định, về nhà theo giờ đã định: bom thả chênh chếch rơi, những cột khói uốn khúc bay lên, từ một ngã tư hay một cây cầu rồi đúng giờ chúng tôi lại đi uống rượu khai vị hay lăn những quả cầu thép tròn trên con đường rải sỏi.
Một buổi sáng, tôi đang uống Cognac với Soda ở quán ăn sĩ quan trong thành phố với một sĩ quan trẻ, anh này ngày đêm mơ ước được thăm cảnh con đê chắn sóng của một thành phố ở nước Anh, thì lệnh chiến đấu tới, anh ta hỏi tôi có muốn đi không, tôi đồng ý. Dù chỉ được dự một phi vụ ngang cũng là một cách giết thì giờ và giết cả những suy nghĩ của tôi. Trên xe đi ra phi trường, anh ta nói:
- Lần này là một phi vụ "dọc".
- Tôi tưởng họ cấm tôi…
- Nhưng đừng có viết lách gì đấy. Tôi sẽ đưa anh đi xem, gần biên giới Trung Hoa, một góc đất nước mà chắc anh chưa được thấy. Gần Lai Châu.
- Tôi nghĩ mọi việc đang yên ổn ở đó cơ mà?
- Trước thì yên. Hai ngày trước đây họ chiếm mất rồi. Lính dù đang tiến lên, vài giờ nữa thì tới. Chúng tôi muốn quân Việt Minh phải chúi dưới hầm hố cho tới khi chúng tôi lấy lại được đồn. Như thế có nghĩa là phải bổ nhào và bắn. Chúng tôi chỉ có hai chiếc máy bay, một thì đang hoạt động. Anh đã đi ném bom kiểu bổ nhào bao giờ chưa?
- Chưa bao giờ.
- Chưa quen thì cũng khó chịu đấy.
Phi đội gác Gasconer chỉ được trang bị bằng những máy bay ném bom kiểu Maroder B26. Người Pháp gọi chúng là những "con đĩ" vì cánh chúng tôi rất nhỏ, như không biết lấy cớ gì đỡ cho thân. Tôi ngồi co trên mẩu ghế không lớn hơn chiếc yên xe đạp, đầu gối tì vào lưng người lái. Chúng tôi dọc theo sông Hồng đi lên, từ từ lên cao và vào giờ này quả là con sông mang mầu hồng. Tưởng như chúng tôi đã lùi ngược thời gian, như chúng tôi đem con mắt nhà địa lý xưa ra khám phá, đặt cái tên cho con sông đúng vào lúc mặt trời đang lặn, làm từ bờ này sang bờ kia, con sông tràn đầy màu đỏ. Rồi ở độ cao ba nghìn mét, chúng tôi bay ngoặt sang phía sông Chảy, nom thật là đen, đầy bóng tối, mặt trời không dọi tới, và cái cảnh hùng vĩ của rừng rậm, núi cao, khe thẳm bỗng chao đảo và sừng sững dưới chúng tôi. Người ta có thể mang cả một phi đoàn tới ném bom xuống khoảng bao la màu xanh hay xám này mà không để lại dấu vết gì hơn là tung mấy đồng tiền vào một ruộng lúa. Xa xa, trước mặt chúng tôi là một chiếc máy bay lượn như một con mòng. Chúng tôi bay theo nó.
Lượn xong hai vòng bên trên tháp canh và ngôi làng có cây xanh bao bọc, chúng tôi bay vọt lên trong ánh nắng chói chang. Viên phi công (tên là Truan) quay đầu lại phía tôi, nháy mắt: bên trên tay lái là những cần điều khiển khẩu súng máy và bộ phận thả bom. Khi ở vào tư thế sắp lao xuống, tôi cảm thấy bụng thót lại như khi sắp bước vào một cuộc phiêu lưu mới: lần khiêu vũ đầu tiên, bữa chiêu đãi trọng thể đầu tiên, mối tình đầu tiên. Tôi nhớ lại khi dự hội chợ Wembly, chơi trò tụt dốc, khi lên đến đỉnh sắp tụt thì không có cách nào thoát vì bị mắc vào bẫy của trò chơi. Tôi chỉ còn kịp nom thấy kim chỉ ba ngàn mét ở cao kế, thế là bổ xuống. Mắt tôi không nhìn thấy gì nữa, cả người chỉ còn là cảm giác. Tôi bị ép chặt vào lưng người lái, một vật gì nặng ghê gớm như đè chặt vào lồng ngực tôi. Tôi không rõ lúc nào là lúc bom rơi. Sau đó nghe thấy đại liên nổ, mùi thuốc súng đầy khoang máy bay, và càng trở nên cao thì cái sức nặng càng giảm đi trên lồng ngực tôi, bây giờ đến lượt cái dạ dày tụt ra, xoắn trôn ốc mà rơi xuống như một người tự sát lao mình xuống đất. Trong bốn mươi giây, Pyle không tồn tại, ngay nỗi cô đơn cũng không tồn tại. Trong khi lượn một vòng rộng để lên cao, tôi nhìn qua cửa sổ bên, thấy khói đang bay lại phía tôi. Trước lượt bổ nhào lần thứ hai, tôi hoảng sợ, sợ bị nhục, sợ nôn mửa ra lưng người lái, sợ bộ phổi bị lão hóa của tôi không chịu nổi sức ép của không khí. Rồi sau khi bổ nhào lần thứ mười, tôi lại chỉ cảm thấy bực dọc: cuộc thí nghiệm kéo dài quá lâu, đã đến lúc về nhà. Rồi chúng tôi lại vọt lên như một cây nến để tránh luồng đạn đại liên, chúng tôi lại lượn một vòng thật lớn để đánh lạc hướng và cột khói cứ bốc coi. Chung quanh làng đều là núi. Mỗi lần chúc xuống, chúng tôi chỉ có thể theo một con đường, một lối đột phá duy nhất, không có đường khác. Khi bổ lần thứ mười bốn, tôi nghĩ, lúc này hết sợ bị nhục - Nếu bên kia có một khẩu đại bác phòng không thì…". Một lần nữa, chúng tôi lại ngóc lên cao, nơi an toàn, - Có lẽ họ không có đại bác. Bốn mươi phút lượn đối với tôi như một thời gian vô tận, có điều là chúng đã làm cho tôi đỡ khổ vì những nỗi ưu tư của riêng mình. Mặt trời đang lặn khi chúng tôi bay về, thời gian của nhà địa lý đã qua rồi: Sông Đà không còn đen nữa, còn sông Hồng vẫn cho trôi những làn sóng vàng ối.
Gần hai tuần trôi qua, kể từ cái chết của Pyle, tôi gặp lại Vigo. Tôi đang đi dọc đại lộ Sacne lên thì nghe hắn gọi tôi từ "Câu lạc bộ".
Đấy là cái tiệm ăn tôi ưng lui tới nhất, thời gian đó, những nhân viên mật vụ như thách thức những người căm ghét họ thường dùng bữa trưa tối luôn ở từng trệt, trong khi những căm ghét họ thường dùng bữa trưa bữa tối luôn ở từng trệt, trong ki những người khác ăn uống tại tầng trên, ngoài tầm ném lựu đạn của du kích. Tôi lại bàn ông ta và ông ta gọi một cốc Vecmus Casi.
- Làm một vài ván chứ?
- Nếu anh muốn.
- Tôi dốc những con xúc xắc của tôi ra để đánh 4-2-1 theo thường lệ. Ba con số đó, hay những con xúc xắc thoáng trông thấy, sao mà làm tôi nhớ lại những năm chiến tranh ở Đông Dương thế! Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ nhìn thấy hai người gieo những con xúc xắc là tôi như thấy lại mình đang sống trong phố phường Hà Nội, Sài Gòn, hay tại những ngôi nhà đổ nát của Phát Diệm bị oanh tạc, tôi thấy lại những lính dù mặc áo nguỵ trang loang lổ nom tạ những con sâu, đi tuần dọc những con kênh, nghe tiếng súng cối tiến lại gần, đoi khi như thấy lại một đứa bé chết còng queo.
- Không cần bôi vaseline à? - Vigo hỏi.
Ông ta đẩy lại phía tôi que diêm cuối cùng. Kiểu nói lóng tục tĩu này là kiểu nói của tất cả bọn nhân viên Liêm phóng, có lẽ do Vigo sáng tạo ra, được mọi tên tuỳ tùng dùng theo tuy họ không bắt chước ở ông ta sự thích thú Pascan.
- Thiếu uý.
Mỗi lần thắng là được lên một bậc. Ván bài kết thúc khi một bên lên tới đại uý hay thiếu tá. Vigo thắng ván thứ hai cũng như ván trước, rồi vừa đếm những que diêm vừa nói:
- Chúng tôi đã tìm thấy con chó của Pyle.
- Vậy à?
- Tôi đoán nó không chịu rời xác chủ nó. Dù sao họ cũng đã cắt cổ nó rồi. Thấy nó ngập trong bùn, cách Pyle năm mươi bước. Nó đã lết được tới đó.
- Anh vẫn tiếp tục theo dõi việc này?
- Ngài bộ trưởng thúc chúng tôi. Nếu một người Pháp bị giết thì nhờ trời, chúng tôi không bị phiền hà đến thế. Phải thú thật rằng việc này chẳng đến nỗi là một sự kiện hiếm hoi có chút giá trị nào.
Chúng tôi chia lại số que diêm, và lại tiếp tục đánh ăn thua thật sự. Vigo đánh nhanh như làm ảo thuật. Số que diêm của ông ta chỉ còn lại có ba, trong khi số điểm của tôi cứ tụt hoài.
- Vú vê - Vigo vừa nói vừa đẩy sang phía tôi hai que diêm.
Khi đẩy được nốt que diêm cuối cùng, ông ta tuyên bố: Đại uý và toi phải gọi người hầu bàn đến mua rượu phạt.
- Anh có bị ai đánh bại bao giờ không? - Tôi hỏi.
- Ít khi. Anh có muốn phục thù không?
- Xin để lần khác. Đánh như anh thì tài thật, anh Vigo, anh có chơi loại bài bạc may rủi nào khác?
Ông ta mỉm cười chua chát và tôi không hiểu tại sao lại nghĩ tới con người tóc vàng ông ta đã lấy làm vợ, con người mà thiên hạ đồn rằng không chung tình, hay đi lang chạ với người dưới quyền trẻ tuổi của ông ta.
- Ô này, - Ông ta nói - Nhất đấy.
- Nhất?
- "Hãy cân nhắc hơn thiệt - Vigo dẫn Pascan, - Và nên tin rằng có trời. Xét hai trường hợp: nếu được thì được tất cả, nếu mất thì cũng chẳng mất gì".
Tôi dẫn Pascan để đáp lại ngay - Và đây cũng là đoạn duy nhất của Pascan mà tôi còn nhớ được:
- "Cần phải nói rằng kẻ tin và kẻ không tin đều có lỗi. Cái đạo đúng là không nên thách thức".
- "Nhưng phải thách thức. Không phải do tự nguyện mà mọi người bị trói buộc". Anh đã không hành động theo những nguyên tắc sống của anh. Anh cũng đứng về một bên rồi đấy, y như tất cả mọi người.
- Nưng không phải lĩnh vực của sự tín ngưỡng.
- Tôi không nói về vấn đề tín ngưỡng. Thực ra tôi đang nghĩ đến vấn đề con chó của Pyle.
- Ồ!
- Chắc anh còn nhớ anh nói với tôi những điều gì…
anh bảo phải tìm ra dấu vết qua chân của con chó, bằng cách phân chất vết bùn, và vân vân…
- Và anh đã trả lời là anh không phải thuộc loại thám tử như Merge và Le Cok
- Ấy thế mà tôi không đến nỗi uổng công đâu. Khi đi ra ngoài, Pyle bao giờ cũng dắt theo con chó của mình, phải không?
- Hãy cho là như thế đi.
- Con chó đó quý lắm, hắn không bao giờ để chạy rông một mình đâu nhỉ?
- Ai lại dại dội như thế! Ở đây chó nào người ta cũng thịt được (Ông ta định bỏ những con xúc xắc của tôi vào túi) Ấy xúc xắc của tôi!
- Ồ, xin lỗi, tôi đang mải nghĩ.
- Sao anh lại nói tôi đứng về một phe?
- Anh gặp con chó của Pyle lần chót vào hôm nào, anh Fowler?
- Có trời biết được. Tôi không ghi vào sổ tay những cuộc hẹn hò với giống chó.
- Khi nào anh trở về Anh?
- Cũng chưa thật chính xác.
Tôi không muốn cung cấp tin tức cho bọn Liêm phóng. Như vậy lại đỡ rày rà cho họ.
- Tối nay tôi muốn nói chuyện với anh một lát. Vào mười giờ nhé? Trừ phi anh đang bận với ai.
- Tôi sẽ bảo Phượng đi xem chiếu bóng.
- Nối lại quan hệ tốt… với cô ta rồi à?
- Phải.
- Lạ nhỉ. Tôi trước đây tưởng anh đau khổ lắm.
- Có nhiều lý do khiến người ta đau khổ, anh có nghĩ thế không? (và tôi nói thêm một cách tàn nhẫn) Anh có đủ tư cách để hiểu điều đó.
- Tôi ấy à?
- Anh cũng không phải là con người hạnh phúc lắm.
- Ồ, tôi không có lý do gì để than vãn cả. "Một gia đình phá sản không phải là một gia đình tồi tệ".
- Anh nói gì thế?
- Vẫn dẫn Pascan đấy mà. Đấy là một lý lẽ để bảo vệ niềm tự kiêu khi người ta bị đau khổ. "Một cái cây to không tự cho mình là tồi tệ".
- Tại sao anh lại làm cái nghề mật thám này, anh Vigo?
- Vì một loạt yếu tố. Vì cần kiếm sống, vì tò mò muốn biết nhiều kiểu người, và… nói thật là do ảnh hưởng của nhà viết tiểu thuyết trinh thám Gabrio.
- Có lẽ anh phải thành tu sĩ thì đúng hơn.
- Khi xưa tôi không được đọc những tác giả cần phải đọc.
- Anh vẫn còn nghi ngờ tôi phải không?
Ông ta đứng lên, uống cạn cốc rượu.
- Chỉ muốn nói chuyện với anh thôi.
Khi ông ta đi rồi, tôi nhận ra ông ta đã nhìn tôi một cách ái ngại, y như người ta nhìn một tù nhân mà mình sắp bắt, sắp phải chịu cái án tù chung thân.
Tôi đã phải chịu đựng sự trừng phạt. Có thể nói rằng Pyle, khi rời khỏi phòng tôi đã bắt tội tôi phải sống nhiều tuần lễ hoài nghi, lo ngại. Cứ mỗi lần về đến nhà là mỗi lần đón chờ một tai họa.
Đôi khi, Phượng không ở nhà và tôi không sao làm việc được cho tới lúc cô về, vì tôi luôn tự hỏi không biết cô có về nữa hay không. Tôi khéo hỏi xem cô đi về những nơi đâu (và cố để cho sự lo ngại, nghi ngờ không xen vào trong giọng nói của mình). Và cô ta trả lời "đi chợ" hay "ra hiệu", vừa nói vừa giơ một vật để làm bằng (lúc đó, ngay đến việc cô vội vã chứng mình cho lời nói cũng lại càng khiến cô đáng khả nghi hơn) và đôi khi là đi xem chiếu bóng, cái cuống vé sẵn đấy để làm bằng, thảng hoặc đi thăm bà chị thì hẳn là, theo tôi nghĩ, để gặp lại Pyle tại đó. Trong thời gian này, tôi ngủ với cô một cách thô bạo, y như vì ghét cô, nhưng chính ra tôi có ghét là ghét sự lo lắng cho tương lai. Sự trống trải vào tận giường tôi, tôi ôm trong lòng tôi sự trống trải. Phượng thì không có gì khác trước, cô nấu cơm, tiêm thuốc, với sự dịu dàng và vẻ dễ mến, cô hiến tấm thân cô cho sự khoái lạc của tôi (nhưng đâu còn sự khoái lạc). Và giống những ngày đầu, khi tôi muốn hiểu tâm hồn cô, ngày nay tôi muốn biết cô đang có những ý nghĩ gì, nhưng cô giấu những ý nghĩ đó dưới một thứ ngôn ngữ mà trước tôi chưa hề quen biết. Tôi không muốn vặn hỏi cô. Tôi không muốn buộc cô phải nói dối (chừng nào người chưa nói dối trắng trợn với nhau, thì người ta còn nuôi ảo tưởng là giữa hai người chưa có gì thay đổi), nhưng rồi sự lo âu của tôi bỗng bật thành tiếng, và tôi hỏi:
- Cô gặp Pyle lần chót khi nào?
Cô ngập ngừng hoặc cô thực sự tìm nhớ lại, tôi cũng không rõ:
- Đó là lần anh ta tới đây lần cuối cùng.
Gần như một cách không có chủ định, tôi đâm ra phủ định tất cả những cái gì là của Hoa Kỳ. Trong khi trò chuyện, tôi luôn nhấn mạnh về sự tầm thường của văn học Mỹ, những vụ bê bối trong chính cuộc Mỹ, tư cách bỉ ổi của trẻ con Mỹ. Người ta có thể nói là vì Phượng mà tôi không chỉ mất một người bạn, mà mất đi cả một quốc gia. Không có gì Hoa Kỳ làm mà lại có thiện ý. Tôi đi đến chỗ làm người ta nhức đầu về sự ám ảnh bởi nước Mỹ, ngay cả những người bạn Pháp, họ sẵn sàng chia sẻ với tôi sự khinh ghét đó. Y như tôi bị một kẻ phản bội lại. Nhưng người ta chỉ có thể gán chữ phản bội cho một bạn bè thôi chứ, còn đây lại là kẻ thù.
Chính vào lúc xảy ra vụ "bom xe đạp". Một hôm từ quán rượu Hoàng Gia về, tôi thấy căn phòng trống rỗng (Phượng đi xem chiếu bóng hay ở nhà bà chị?). Anh ta xin lỗi vì còn ốm và yêu cầu tôi mời giờ rưỡi sáng mai có mặt trước cửa hiệu lớn tại góc đại lộ Sacne. Anh ta viết thư theo yêu cầu của ông Chu, nhưng tôi cho là của ông Heng thì đúng hơn, ông ta đòi hỏi sự có mặt của tôi ở nơi đó.
Tất cả vụ này thực ra không đáng được kể lại trong một đoạn viết, nhất là một đoạn văn hài hước. Việc sẽ không đáng giá gì nếu so với cuộc chiến đáng buồn và nặng nề đang dai dẳng ở miền Bắc, so với những con sống đào đầy xác chết bị ngâm nước lâu ngày ở Phát Diệm, với tiếng súng cối dập xuống, hay với ánh sáng thê thảm của bom napan bùng cháy. Tôi chờ chừng mười lăm phút cạnh một quầy bán hoa, thì một chiếc cam-nhông chở đầy cảnh binh từ tổng hành dinh cảnh sát phố Catina đỗ xịch trong tiếng phanh nhức óc và tiếng bánh xe kín kít sát mặt đường. Người từ trên xe nhảy xuống và xông tới cửa hàng như để tấn công vào đám đông dân chúng nhưng không có đám đông, chỉ có một dãy xe đạp đổ nghênh ngang. Tất cả những tòa nhà lớn ở Sài Gòn đều có một hàng rào như vậy bao quanh, ở các nước phương Tây chúng ta không có một khu sinh viên nào lại lắm xe đạp như vậy. Trước khi tôi chỉnh được chiếc máy ảnh thì một cảnh tức cười và không hiểu nổi đã diễn ra xong xuôi. Những cảnh binh đã lách tới được cái rừng xe đạp ấy rồi lại nhô lên giơ cao trên đầu ba chiếc, chạy ngang qua mặt đường rồi vứt vào cái bể nước xây làm cảnh. Tôi không túm được một người nào trong bọn, họ đã nhảy lên xe phóng nhanh về phía đại lộ Bona.
- Trận đánh xe đạp - Có tiếng nói, tiếng ông Heng.
- Có việc gì đang diễn ra thế? - Tôi hỏi - Tập à? Để làm gì?
- Xin chờ một lát - Ông Heng nói.
Một vài người đang dạo chơi bắt đầu tiến lại gần bên bồn nước, nơi một bánh xe thò lên như một chiếc phao báo hiệu cho tầu qua lại biết nơi đây còn có những xác tàu bị chìm. Một cảnh binh vừa chạy qua đường vừa xua tay.
- Ta tới gần xem một chút.
- Cứ đứng đây thì hơn - Ông Heng nói, mắt dán vào chiếc đồng hồ đeo tay. Kim chỉ mười một giờ bốn phút.
- Đồng hồ ông nhanh đấy! - Tôi nói.
- Khi nào nó cũng nhanh vài phút.
Đúng lúc đó bể nước nổ tung, và nước tràn ra đường, một tảng gạch bay tới đập vỡ tan một cửa kính, và những mảnh kính vỡ rơi như một dòng nước trút xuống.
Không có ai bị thương. Chúng tôi rũ áo cho sạch nước và mảnh kính vụn. Một chiếc bánh xe quay tít trên mặt đường, kêu vù vù như một con cù, lảo đảo rồi đổ kềnh xuống đất.
- Bây giờ đúng mười một giờ - ông Heng nói.
- Quái quỷ gì thế…
- Tôi đã nghĩ việc này có thể làm ông phải lưu tâm.
- Ông Heng nói - bây giờ chắc hẳn ông đã lưu tâm.
- Đi uống chút gì đi.
- Không, tôi xin lỗi, tôi phải về nhà ông Chu. Nhưng trước hết, tôi chỉ xem ông cái này. (Ông ta dẫn tôi tới nơi để xe đạp, mở chiếc khóa dây xe của ông). Xin ông nhìn cho kỹ.
- Một chiếc xe Raleigh - Tôi nói.
- Không, xin nhìn chiếc bơm xe. Nó không làm ông nhớ lại cái gì à?
Ông ta mỉm cười một cách tự kiêu trước vẻ ngơ ngác của tôi rồi bỏ đi. Tuy nhiên, ông ta vẫn quay lại vẫy tay chào tôi và đạp về phía chợ Lớn, nơi có kho sắt cũ của ông.
Khi tới Sở Liêm phóng để lấy tin, tôi mới hiểu ông đang định nói tới cái gì. Cái khuôn tôi được thấy trong kho nhà ông có hình dáng của một phần nửa một cái bơm xe đạp. Ngay hôm đó trong toàn thành phố Sài Gòn, nhiều cái bơm xe đạp bình thường hóa ra là những quả bom trá hình nổ đúng lúc mười một giờ, trừ những cảnh bình được người báo (tôi đoán là chính người của ông Heng đã báo) đã hành động kịp thời trước khi bom nổ. Việc cũng nhỏ thôi, sáu người bị thương nhẹ, còn không biết bao nhiêu xe bị hư hại. Những đồng nghiệp của tôi - ngoài phóng viên tờ Viễn Đông dám nói đến "mưu sát" - hiểu rằng họ muốn cho báo của họ bán chạy thì chỉ nên đem vụ này làm một câu chuyện hài hước. "Bom trên xe đạp" là một cái đầu đề hấp dẫn. Tất cả đều đổ cho cộng sản. Chỉ có tôi là người đổ việc làm, này cho tướng Thế không còn là vấn đề thời sự. Hoài giấy mà nói về ông ta. Tôi nhờ Dominge chuyển cho ông Heng một thư nói rõ là tôi đã gắng hết sức mình. Ông Heng nhờ trả lời miệng một cách lịch sự. Hình như ông ta hay cái Uỷ ban gì đó của ông ta dễ phật ý lắm. Không có ai oán trách ghê gớm những người cộng sản về vụ này. Ngay dù cho họ có làm như vậy, thì họ chỉ được thêm tiếng là những người thích đùa. Trong các cuộc tiếp tân, người ta thường hỏi nhau: "Liệu họ sẽ nghĩ ra một trò gì ngộ hơn thế nữa không?". Và cái vụ lố bịch này được hình tượng hóa trong óc tôi bằng hình ảnh của chiếc bánh xe quay tít một cách vui vẻ như một con quay ở giữa đường phố. Tôi không nói gì về Pyle về những mối quan hệ của hắn với tướng Thế. Mặc hắn cứ làm những đồ chơi với thuốc nổ, như vậy có lẽ hắn khỏi nhớ đến Phượng. Tuy nhiên, một tối, vì đi ngang qua, và cũng vì không có việc gì làm thú vị hơn, tôi tạt vào garage của ông Mười.
Đó là một nơi trên bờ phố Somer, không rộng và rất lộn xộn, khá giống với một kho chứa đồ sắt cũ. Một chiếc xe đang được kích lên ngay giữa garage, nắp xe há hốc, hình thù xe giống như một con thú tiền sử trưng bày tại một nhà bảo tàng tỉnh lẻ không có ai vào xem. Tôi tin rằng không có ai còn nhớ là chiếc xe nằm đó. Những mẩu sắt cũ vứt rải rác trên mặt đất, những người Việt Nam không bỏ đi một chút gì, giống như một người đầu bếp Tàu, từ một con vịt làm được bảy món, đến cái móng chân cũng không để phí. Tôi lại nghĩ vì một sai sót nào mà người ta đã vứt những hộp Diolacton rỗng và những khuôn đúc hỏng, biết đâu nó chẳng bị một người làm lấy trộm đem bán lấy dăm đồng bạc, hay là ông Heng lắm mưu mẹo đã mua chuộc được một nhân viên nào đó.
Hình như trong nhà không có ai: Tôi cứ việc vào. Tôi nghĩ chắc họ tạm lánh để đề phòng cảnh binh đến tìm bắt.
Có thể ông Heng đã báo mật thám, nhưng dù có thế, cảnh sát chắc cứ khoanh tay. Chúng cho rằng cứ để cho công chúng tin là các vụ nổ do cộng sản gây ra thì vẫn có lợi hơn.
Không có gì ngoài chiếc xe và những mẩu sắt rải rác trên nền xi măng. Khó mà tưởng tượng được rằng những quả bom có thể được chế tạo tại đây. Tôi chỉ có sự hiểu biết mơ hồ về cách chế biến chất bột tôi đã thấy trong các hộp thành mìn nhựa, nhưng rõ rằng đó là một công việc quá phức tạp không thể tiến hành ngay ở đây, nơi mà ngay hai chiếc bơm ét-xăng ngoài cửa xem chừng cũng không được bảo quản tử tế. Tôi đi ra tận cửa và nhìn ra ngoài. Dưới hàng cây, phía giữa phố, những người thợ cạo đang làm việc, một mảnh gương treo trên thân cây phản chiếu lại những tia mặt trời. Một cô thiếu nữ đầu đội nón, quang gánh trên vai, đang chạy. Người bói bài tây, ngồi xổm lưng tựa vào tường hãng Simon, đang có một vị khách: một người già, râu thưa, thản nhiên nhìn ông thầy bói trang và lật những con bài cũ kỹ. Tương lai cụ đáng giá bao nhiêu và bỏ hẳn một đồng bạc ra xem số? Trên đại Somer, người ta sống ngay ở ngoài đường, mọi người đều biết rõ những điều cần biết về ông Mười, nhưng cảnh sát thiếu cái chìa khóa để mở được lòng tin của họ. Sống ở cái mức như thế này thì tất cả đều phơi bày ra, những người ta không thể xuống sống ở mức sống đó như đi xuống phố được. Tôi lại nhớ tới những mụ già ngồi nói phiệu ở cầu thang gác, cạnh những nhà tiêu công cộng, các mụ đó cũng nghe biết hết được mọi tin đồn, nhưng tôi nào có biết được họ đã biết những gì.
Lộn về nhà chứa xe, tôi vào đựơc một phòng giấy nhỏ ở trong cùng, tôi thấy cuốn lịch Tầu quảng cáo như mọi nơi, một bàn viết ngổn ngang, cataloge, lọ cồn, máy tính, kìm kẹp, ấm tích, ba chén uống nước trà, một lô bút chì chưa gọt, và có trời mới hiểu được, cả một bưu ảnh mới mang hình Eiffel nữa. York Hardin có thể viết bằng những công thức trừu tượng về lực lượng thứ ba, nhưng đấy chính là lực lượng thứ ba ấy, ngoài ra không có gì khác! Giữa bức tường hậu có một cái cửa khóa chặt, nhưng chìa khóa lại để giữa đống bút chì. Tôi mở cửa và đi sang bên kia.
Tôi thấy mình đang ở trong một nhà kho rộng ngang tới cái garage. Trong kho chỉ có một cái máy mới nom tưởng là một cái lồng làm bằng ống tuýp và dây thép với vô số những giàn cho chim đậu. Người ta dễ có cảm giác là tất cả những thứ đó đều được buộc vào nhau bằng những mảnh vải cũ, nhưng chắc các miếng vải chỉ được dùng để lau và còn vương ở đó khi ông Mười và đồng bọn vội bỏ chạy. Tôi nom thấy tên hãng sản xuất ra chiếc máy làm tại thành phố Lion và số thứ tự của bằng sáng chế. Tôi cắm cho điện chạy và chiếc máy cổ lỗ sống lại, những thanh sắt có sức mạnh nhất định, chiếc máy quá nhiều tuổi giống như một cụ già thu hết tàn lực, dùng tay đấm, đấm hết sức mình… Đúng là một cái máy nén, cổ lỗ sĩ. Nhưng máy nén này vẫn dùng được tại các nước người ta không bỏ chi phí một vật gì, có thể bất kỳ cái gì một hôm có thể từ chỗ bị quên lãng nhảy ra trút hơi thở tàn của mình. Tôi nhớ lại là đã xem tại một phố nhỏ của thành phố Nam Định, một cuốn phim rất cổ: Con tầu Robery to lớn, chiếu ra, hình chỉ thấy loáng thoáng, nhưng vẫn đôi chút mua vui cho khán giả.
Tôi lại gần xem cho rõ hơn, và còn thấy những vệt bột trắng. Đúng là Dionlacton rồi. Nhưng không tìm đâu ra hộp sắt hay khuôn ép. Tôi quay trở lại phòng giấy, rồi nhà garage. Tôi toan vỗ một cái thân mật lên chắn bùn của chiếc xe cũ kỹ, nó có lẽ còn phải chờ lâu đấy, nhưng chính nó, biết đâu, một ngày nào đó… Trong lúc này, chắc ông Mười đang tìm cách lội qua ruộng để tới khu núi thiêng nơi tướng Thế đặt bản doanh. Khi tôi gọi to: Ông Mười! thì tôi lại tưởng như đã đi xa nhà garage, đại lộ, những người thợ cạo, và tôi đang trở lại những cánh đồng lúa trên đường đi Tây Ninh là nơi tôi đã ẩn núp. "Ông Mười!". Tôi như nhìn thấy một con người ngoảnh đầu lại, ở giữa các cây lúa.
Tôi đi bộ trở về nhà và trên bậc cầu thang những mụ già râm ran trò chuyện như những con chim trên bờ rào, tôi chẳng hiểu nổi họ nói gì như tôi không hiểu tiếng chim kêu trên cành vậy. Phượng không có ở nhà, chỉ có mấy chữ báo cho tôi biết cô đang ở nhà chị của mình. Tôi nằm dài ra giường và thiếp ngủ. Khi tôi thức giấc, nhìn ra chiếc đồng hồ báo thức thấy đã một giờ hai mươi lăm phút, quay đầu lại những tưởng như Phượng ngủ cạnh tôi. Nhưng chiếc gối chưa có ai động đến. Hôm đó chắc Phượng đã thay khăn trải giường, mùi vải mới giặt là còn nguyên. Tôi đứng dậy, mở ngăn kéo nơi Phượng vẫn cất khăn choàng, khăn không còn ở đó nữa. Tôi đi ra tận giá sách, cuốn sách tranh về cuộc đời gia đình hoàng gia đã biến mất. Phượng đi đã mang theo gia sản của cô.
Khi mới bị choáng váng, người ta ít đau, cơn đau đến lúc ba giờ sáng, khi tôi suy nghĩ về cách xếp đặt lại cuộc đời, cuộc đời mà theo cách này hay cách khác, tôi bắt buộc phải tiếp tục sống, và khi tôi nghĩ cách xếp lại những kỷ niệm để quên đi, chưa rõ quên bằng cách nào. Những kỷ niệm, êm ấm làm người ta đau khổ nhất, vì thế lại tệ hại nhất, bởi vậy tôi gắng nhớ lại những kỷ niệm buồn. Tôi đã quen với việc này. Tôi đã sống qua tất cả những cảnh ngộ này. Tôi hiểu rằng tôi đủ sức làm những việc cần làm, dẫu đã già nua… Tôi cảm thấy còn sức để xây dựng lại.
Tôi đến tòa Lãnh sự Mỹ và yêu cầu được gặp Pyle. Phải viết đầy đủ vào một tờ phiếu rồi giao cho một người quân cảnh ngay từ ngoài cửa.
Tên này nói:
- Ông chưa ghi rõ mục đích việc xin gặp.
- Rôi ông ta sẽ biết.
- Thế ông được hẹn trước hay sao?
- Xin cứ coi như vậy cũng được.
- Xem ra cũng phiền toái, nhưng chúng tôi phải hết sức chú ý. Thỉnh thoảng vẫn có những kẻ khả nghi tới đây.
- Người ta nói với tôi như vậy.
Hắn đưa đẩy miếng kẹo cao su sang phía miệng bên kia và đi vào thang máy. Tôi đứng chờ. Tôi cũng chưa rõ mình sẽ nói với Pyle điều gì. Đây là một màn kịch lớn tôi chưa đóng bao giờ. Người cảnh binh trở ra.
- Mời ông lên - Hắn nói một cách không vui vẻ - Phòng số 12A, gác một.
Đến nơi tôi không thấy Pyle, Jo, tuỳ viên thương mại ngồi ở bàn giấy. Tôi vẫn không nhớ ra tên chính của hắn. Bà chị của Phượng chăm chăm theo dõi tôi từ sau chiếc máy chữ. Phải chăng cặp mắt nâu đầy vẻ hám lợi của bà đã lóe lên vẻ chiến thắng. Jo nói lớn với vẻ dễ tính ồn ào:
- Mời vào, mời vào anh Tom. Rất vui sướng được gặp anh. Chân anh ra sao rồi? Chẳng mấy khi anh tới cái sở nhỏ bé củ chúng tôi. Xin kéo một chiếc ghế mà ngồi. Cho tôi nghe ý kiến anh về trận tấn công vừa qua đi. Tối qua tôi gặp anh Grand ở Continetal. Hắn lại sắp ra miền bắc. Hắn ta thật hăng. Đâu có gì mới là có mặt Grand. Hút thuốc nhé? Anh cứ tự nhiên. Anh quen Miss Hải đấy chứ? Người có tuổi như tôi không sao nhớ được đầy đủ tên họ các cô có… dài quá. Tôi cứ gọi: "Hello, cô kia!". Thế mà cô ấy lại thích. Kiểu cách theo lối thực dân cũ là hết thời rồi. Ngoài phố có tin đồn gì mới nhất, Tom? Các anh như lúc nào cũng áp sát tai xuống đất để nghe ngóng. Rất tiếc cho chân anh. Andon, đã kể cho tôi nghe…
- Pyle đâu rồi?
- Sáng nay Andon không tới sở. Tôi thấy anh ta đang ở nhà. Lắm việc ở nhà lắm.
- Tôi biết hắn đang làm cái việc gì ở nhà rồi.
- Say sưa lắm, cái anh chàng. À, anh vừa nói gì nhỉ?
- Dù sao tôi cũng biết chắc hơn anh cái việc anh ta đang làm ở nhà là gì.
- Tôi chẳng hiểu anh định nói gì, anh Tom. Tôi vẫn cứ là anh chàng Jo lơ mơ. Từ xưa, và mãi mãi.
- Nó đang ngủ với người yêu của tôi, em gái cô thư ký đánh máy của anh.
- Tôi chẳng hiểu anh nói gì cả.
- Cứ hỏi cô ta thì biết. Chính cô ta đã bố trí việc này, Pyle đã cướp người yêu của tôi.
- Nghe này, Fowler, tôi cứ tưởng anh đến đây là có việc công. Tôi không thể cho ai tới phòng giấy này gây sự, anh rõ chứ?
- Tôi đến tìm Pyle, nhưng chắc y trốn rồi.
- Này, anh Fowler, đáng lẽ anh là người cuối cùng được phép ăn nói như vậy, sau cái việc mà Andon đã làm cho anh.
- À, phải, phải, tất nhiên. Hắn đã cứu sống tôi phải không? Nhưng tôi có yêu cầu hắn làm việc đó đâu?
- Xả thân ra cứu anh. Anh ta hẳn phải rất tốt bụng.
- Tôi cóc nói đến cái bụng hắn. Lúc này tôi đang nghĩ đến một bộ phận khác của con người hắn.
- Này, này, đừng nói bóng gió như thế trước mặt một phụ nữ.
- Bà này với tôi đã hiểu quá rồi. Bà muốn vòi tôi một khoản tiền mà không được, nhưng bà ta đã làm ăn được với Pyle. Thôi được. Tôi rõ là tôi đã cư xử lỗ mãng, và tôi cứ muốn lỗ mãng như thế. Trong hoàn cảnh này, chẳng ai tử tế với ai cả.
- Chúng tôi đang bận. Cần làm báo cáo về vấn đề sản xuất cao su…
- Anh khỏi lo, tôi đi đây. Nếu Pyle có gọi thì nói hộ là tôi đã đến. Có lẽ anh ta thấy anh ta cần đến đáp lễ tôi, cho phải phép. (Tôi quay lại phía bà chị cô Phượng). Tôi hy vọng bà sẽ đưa ra công chứng viên xác nhận số tiền thưởng, trước mặt ông Lãnh sự Mỹ và những nhà theo chủ nghĩa khoa học gia tô giáo.
- Tôi đi ra ngoài hành lang trước mặt, ở đây có cánh cửa mang biển "Các ông". Tôi vào, cài cửa lại, và ngồi gục đầu vào tượng lạnh ngắt mà khóc. Cho đến bây giờ tôi chưa hề khóc. Chuồng xí của họ đặt máy điều hòa khí hậu, không khí mát mẻ đã làm khô nước mắt của tôi, như đã làm khô nước bọt trong miệng và tinh khí trong cơ thể.
Tôi giao phó công việc dở dang vào tay Domige và đi ra miền Bắc. Ở Hải Phòng, tôi có nhiều người quen thân trong phi đội Gasconer và tôi sống hàng giờ tại phòng bán rượu của sân bay, hay chơi cầu trên con đường trải sỏi ngay trước mặt.
Nói theo cách chính thức thì tôi đang ra tiền tuyến, tôi thi đua với Grand, nhưng báo của tôi cũng chẳng thêm được bài nào, y như khi tôi thăm Phát Diệm báo cũng chẳng được bài nào. Tuy nhiên, khi người ta viết về chiến tranh, thì lòng tự trọng cũng buộc người ta đôi lúc cũng phải chia sẻ nổi gian nguy với người khác.
Gian nguy thật ra cũng khó chia sẻ, dù trong những thời gian hạn chế, vì có lệnh từ Hà Nội ban xuống, cấm không cho tôi được tham gia vào các phi vụ nào không phải là phi vụ "ngang" bay trên tầm súng đại liên. Nhưng những phi vụ ngang cũng chẳng khác một chuyến đi ôtô buýt, chỉ gặp khó khăn nguy hiểm khi xe hỏng máy hay người lái lỗi lầm. Chúng tôi cất cánh theo giờ đã định, về nhà theo giờ đã định: bom thả chênh chếch rơi, những cột khói uốn khúc bay lên, từ một ngã tư hay một cây cầu rồi đúng giờ chúng tôi lại đi uống rượu khai vị hay lăn những quả cầu thép tròn trên con đường rải sỏi.
Một buổi sáng, tôi đang uống Cognac với Soda ở quán ăn sĩ quan trong thành phố với một sĩ quan trẻ, anh này ngày đêm mơ ước được thăm cảnh con đê chắn sóng của một thành phố ở nước Anh, thì lệnh chiến đấu tới, anh ta hỏi tôi có muốn đi không, tôi đồng ý. Dù chỉ được dự một phi vụ ngang cũng là một cách giết thì giờ và giết cả những suy nghĩ của tôi. Trên xe đi ra phi trường, anh ta nói:
- Lần này là một phi vụ "dọc".
- Tôi tưởng họ cấm tôi…
- Nhưng đừng có viết lách gì đấy. Tôi sẽ đưa anh đi xem, gần biên giới Trung Hoa, một góc đất nước mà chắc anh chưa được thấy. Gần Lai Châu.
- Tôi nghĩ mọi việc đang yên ổn ở đó cơ mà?
- Trước thì yên. Hai ngày trước đây họ chiếm mất rồi. Lính dù đang tiến lên, vài giờ nữa thì tới. Chúng tôi muốn quân Việt Minh phải chúi dưới hầm hố cho tới khi chúng tôi lấy lại được đồn. Như thế có nghĩa là phải bổ nhào và bắn. Chúng tôi chỉ có hai chiếc máy bay, một thì đang hoạt động. Anh đã đi ném bom kiểu bổ nhào bao giờ chưa?
- Chưa bao giờ.
- Chưa quen thì cũng khó chịu đấy.
Phi đội gác Gasconer chỉ được trang bị bằng những máy bay ném bom kiểu Maroder B26. Người Pháp gọi chúng là những "con đĩ" vì cánh chúng tôi rất nhỏ, như không biết lấy cớ gì đỡ cho thân. Tôi ngồi co trên mẩu ghế không lớn hơn chiếc yên xe đạp, đầu gối tì vào lưng người lái. Chúng tôi dọc theo sông Hồng đi lên, từ từ lên cao và vào giờ này quả là con sông mang mầu hồng. Tưởng như chúng tôi đã lùi ngược thời gian, như chúng tôi đem con mắt nhà địa lý xưa ra khám phá, đặt cái tên cho con sông đúng vào lúc mặt trời đang lặn, làm từ bờ này sang bờ kia, con sông tràn đầy màu đỏ. Rồi ở độ cao ba nghìn mét, chúng tôi bay ngoặt sang phía sông Chảy, nom thật là đen, đầy bóng tối, mặt trời không dọi tới, và cái cảnh hùng vĩ của rừng rậm, núi cao, khe thẳm bỗng chao đảo và sừng sững dưới chúng tôi. Người ta có thể mang cả một phi đoàn tới ném bom xuống khoảng bao la màu xanh hay xám này mà không để lại dấu vết gì hơn là tung mấy đồng tiền vào một ruộng lúa. Xa xa, trước mặt chúng tôi là một chiếc máy bay lượn như một con mòng. Chúng tôi bay theo nó.
Lượn xong hai vòng bên trên tháp canh và ngôi làng có cây xanh bao bọc, chúng tôi bay vọt lên trong ánh nắng chói chang. Viên phi công (tên là Truan) quay đầu lại phía tôi, nháy mắt: bên trên tay lái là những cần điều khiển khẩu súng máy và bộ phận thả bom. Khi ở vào tư thế sắp lao xuống, tôi cảm thấy bụng thót lại như khi sắp bước vào một cuộc phiêu lưu mới: lần khiêu vũ đầu tiên, bữa chiêu đãi trọng thể đầu tiên, mối tình đầu tiên. Tôi nhớ lại khi dự hội chợ Wembly, chơi trò tụt dốc, khi lên đến đỉnh sắp tụt thì không có cách nào thoát vì bị mắc vào bẫy của trò chơi. Tôi chỉ còn kịp nom thấy kim chỉ ba ngàn mét ở cao kế, thế là bổ xuống. Mắt tôi không nhìn thấy gì nữa, cả người chỉ còn là cảm giác. Tôi bị ép chặt vào lưng người lái, một vật gì nặng ghê gớm như đè chặt vào lồng ngực tôi. Tôi không rõ lúc nào là lúc bom rơi. Sau đó nghe thấy đại liên nổ, mùi thuốc súng đầy khoang máy bay, và càng trở nên cao thì cái sức nặng càng giảm đi trên lồng ngực tôi, bây giờ đến lượt cái dạ dày tụt ra, xoắn trôn ốc mà rơi xuống như một người tự sát lao mình xuống đất. Trong bốn mươi giây, Pyle không tồn tại, ngay nỗi cô đơn cũng không tồn tại. Trong khi lượn một vòng rộng để lên cao, tôi nhìn qua cửa sổ bên, thấy khói đang bay lại phía tôi. Trước lượt bổ nhào lần thứ hai, tôi hoảng sợ, sợ bị nhục, sợ nôn mửa ra lưng người lái, sợ bộ phổi bị lão hóa của tôi không chịu nổi sức ép của không khí. Rồi sau khi bổ nhào lần thứ mười, tôi lại chỉ cảm thấy bực dọc: cuộc thí nghiệm kéo dài quá lâu, đã đến lúc về nhà. Rồi chúng tôi lại vọt lên như một cây nến để tránh luồng đạn đại liên, chúng tôi lại lượn một vòng thật lớn để đánh lạc hướng và cột khói cứ bốc coi. Chung quanh làng đều là núi. Mỗi lần chúc xuống, chúng tôi chỉ có thể theo một con đường, một lối đột phá duy nhất, không có đường khác. Khi bổ lần thứ mười bốn, tôi nghĩ, lúc này hết sợ bị nhục - Nếu bên kia có một khẩu đại bác phòng không thì…". Một lần nữa, chúng tôi lại ngóc lên cao, nơi an toàn, - Có lẽ họ không có đại bác. Bốn mươi phút lượn đối với tôi như một thời gian vô tận, có điều là chúng đã làm cho tôi đỡ khổ vì những nỗi ưu tư của riêng mình. Mặt trời đang lặn khi chúng tôi bay về, thời gian của nhà địa lý đã qua rồi: Sông Đà không còn đen nữa, còn sông Hồng vẫn cho trôi những làn sóng vàng ối.