Mở đầu
Tác giả: Graham Greene
Sau bữa cơm chiều, tôi ngồi trong phòng mình, phố Catina, chờ Pyle. Hắn đã hẹn: "Tôi sẽ tới chỗ anh, 10h là chậm nhất". Khi đồng hồ đã điểm nửa đêm, tôi không ngồi yên được nữa và đi ra ngoài phố. Một đám bà già, quần đen, ngồi tại bậc cầu thang, lúc này đang vào tháng 2 và tôi đoán trời nóng quá nên họ chưa đi ngủ. Một người chậm rãi đạp xích lô đi về phía bến sông và tôi nhìn thấy những ngọn đèn thắp sáng nơi những chiếc máy bay Mỹ vừa được bốc dỡ. Trên con đường phố dài, không thấy bóng dáng Pyle đâu cả.
Rất có thể, tôi tự nhủ, hắn bị giữ lại ở toà Lãnh sự Mỹ vì lý do này hay lý do khác, nhưng trong trường hợp này, thế nào hắn cũng dùng điện thoại báo tới tiệm ăn cho tôi biết, anh chàng tuân thủ một cách tỉ mỉ những lề thói xã giao thông thường. Tôi sắp trở vào nhà thì nhìn thấy một thiếu phụ đang chờ tại cửa ra vào nhà bên. Không nom rõ mặt, chỉ thấy chiếc quần lụa trắng và chiếc áo dài hoa, nhưng tôi biết ngay đó là ai. Cô ta đã bao lần chờ tôi đúng ở nơi này và vào giờ này.
- Phượng - tôi gọi (Tên cô là giống như con chim thần phượng hoàng, nhưng ở vào thời kỳ này có nghĩa là thần kỳ và có cái gì sống lại đám tro tàn của mình nữa?).
Tôi biết, ngay trước khi cô kịp trả lời, là cô đứng chờ Pyle.
- Anh ta không có ở đây.
- Tôi rõ. Tôi đã thấy anh đứng một mình ở cửa sổ.
- Cô lên gác chờ thì hơn. Hắn chắc sắp tới thôi.
- Tôi đứng chờ ở đây cũng được.
- Đừng dại. Cảnh binh có thể tới tóm cô đi đấy.
Cô theo tôi lên tận phòng. Tôi nghĩ ra vô số câu nói đùa mỉa mai cay độc để tặng cô, nhưng trình độ Anh và Pháp ngữ kém cỏi của cô chẳng đủ để cô hiểu được tính châm biếm của câu nói và điều kỳ lạ là tôi chẳng chút nào mong muốn làm cho cả cô lẫn tôi phải đau khổ. Lên đến bậc cầu thang, tất cả những mụ già ngồi đó đều quay lại nhìn, và khi chúng tôi đi qua, tiếng nói của họ cất lên rồi lại rơi trầm xuống, như thể đồng ca.
- Họ nói gì vậy?
- Họ tưởng tôi trở lại với anh.
Trong phòng, cây hoa tôi mua từ mấy tuần trước, nhân dịp Tết Âm lịch, nay đã để rụng hết những cánh hoa vàng. Hoa rơi vào giữa hàng chữ của chiếc máy chữ của tôi. Tôi lấy từng cánh ra.
- Anh có vẻ xúc động - Phượng nói.
- Tôi cũng lấy làm lạ. Thường thì anh ta rất đúng giờ.
Tôi tháo ca-vát ra, bỏ giày và nằm dài ra giường. Phượng đốt bếp ga lên và đun nước để pha trà, y như 6 tháng trước đây cô vẫn làm.
- Pyle nói anh sắp rời đây phải không?
- Có lẽ.
- Hắn yêu anh lắm.
- Xin miễn cho cái lòng yêu đó.
Tôi thấy cô đã để kiểu tóc khác, mái tóc đen và cứng của cô nay đã xoã một cách giản dị trên đôi vai. Tôi nhớ một hôm Pyle chê cô búi tóc một cách cầu kỳ, theo kiểu con nhà quan. Tôi nhắm mắt lại và thấy cô vẫn như xưa: Cô là tiếng nước reo, tiếng chén chạm vào nhau, cô làm một giờ nào đó của ban đêm, là hứa hẹn của sự nghỉ ngơi thư thái.
- Anh ta sắp tới thôi - Cô nói y như tôi cần được yên tâm về việc Pyle vắng mặt.
Tôi tự hỏi, không rõ cặp này chuyện trò với nhau về những vấn đề gì. Đối với Pyle, điều gì cũng là quan trọng và y đã bắt tôi nghe những thuyết trình về cái miền Viễn Đông này mà sự hiểu biết của y tính bằng bao nhiêu tháng thì tôi bằng bấy nhiêu năm. Nền dân chủ là một đề tài quen thuộc khác của y, còn về những việc mà Mỹ đã và sẽ làm cho thế giới thì y có những khái niệm chính xác và làm người khác bực mình. Phượng thì ngược lại, dốt nát một cách kỳ lạ, giả thử có ai trong câu chuyện nói đến tên Hitler thì cô bắt người ta dừng lại để hỏi Hitler là ai. Giải thích được cho cô thật là khó vì cô chưa hề gặp một người Đức hay một người Ba Lan nào và chỉ hiểu rất mơ hồ về địa lý châu Âu; nhưng lẽ tất nhiên cô ta hiểu hơn tôi về công chúa Margarete.
Tôi nghe tiếng cô đặt cái khay ở phía cuối giường.
- Anh ta vẫn mê cô chứ, cô Phượng?
Khi ngủ với một phụ nữ Việt Nam, người ta có cảm giác như có một con chim trên giường mình, họ líu lo và liếp chiếp trên chiếc gối. Tôi nhớ lại mình trong thời gian rất lâu đã cho rằng không có tiếng ai thánh thót như tiếng Phượng. Tôi giơ tay ra nắm tay cô. Xương người phụ nữ Việt Nam cũng mảnh dẻ như xương con chim vậy.
- Trả lời đi Phượng.
Cô cười và tôi nghe thấy cô quẹt một que diêm.
- Mê à?
Có lẽ đó là từ mà cô không hiểu nổi.
- Tiêm cho anh một điếu thuốc nhé? - Cô hỏi.
Khi tôi mở mắt ra thì đèn đã thắp và bàn thuốc đã được chuẩn bị. Ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn hắt những tia màu hổ phách sẫm lên da của cô, trong khi cô cúi xuống ngọn lửa, cái trán nhăn lại vì chú ý xoay tròn mũi kim để nướng viên thuốc nhỏ.
- Pyle vẫn không hút à? - Tôi hỏi.
- Không.
- Cô phải luyện cho hắn hút thôi, hắn sẽ đi mất đấy.
Các cô ấy thường mê tín rằng người yêu mà nghiện thì bao giờ cũng trở lại với mình, dù có về Pháp đi nữa. Có thể họ bớt cường dương đi, nhưng các cô thích một người tình chung thuỷ hơn là một người tình lắm sinh lực. Cô nhuyễn cục thuốc nóng bỏng vào cái nõ điếu và tôi hít một cách khoan khoái mùi nha phiến. Không mùi gì sánh được với mùi thuốc phiện. Chiếc đồng hồ báo thức đặt cạnh giường chỉ 12h20, nhưng tôi hết dần lo ngại. Pyle bắt đầu biến dần khỏi thế giới rồi. Ngọn đèn soi vào bộ mặt Phượng đang chuẩn bị cho tôi hút, chắm chú cúi xuống làm việc như khi chăm sóc con cái. Tôi yêu cái tẩu của tôi, nó làm bằng một ống tre thẳng dài gần một mét, hai đầu bịt ngà. Nơi hai phần ba của điếu, cái nõ giống như bông hoa bìm bìm lộn ngược, mặt được lăn thuốc đã trở nên đen bóng. Nhanh như chớp, Phượng ấn viên thuốc vào miệng tẩu rút mũi tiêm ra, lật tẩu lên ngọn đèn, chìa điếu cho tôi hút. Viên thuốc như hạt ngọc kêu xèo xèo một cách nhẹ nhàng, đều đặn khi tôi hít.
Người nghiện thực thụ thì chỉ hút một hơi, nhưng tôi phải để nhiều bận. Tôi thả mình ngửa ra phía sau, gáy tựa vào gối da, trong khi Phượng sửa soạn tiêm điếu thứ hai.
- Cô rõ, tôi nói, vả lại điều đó tỏ như ban ngày, rằng Pyle biết tôi làm vài điều thuốc trước khi đi ngủ, hắn không muốn phiền tôi. Sáng mai hắn sẽ lại.
Chiếc mũi tiêm một lần nữa đâm vào miệng tẩu và tôi hút điếu thứ hai. Đặt điếu xuống, tôi nói:
- Chẳng có gì phải lo ngại. Chẳng có mảy may lý do nào.
Tôi chiêm một hớp chè và luồn tay vào ngực Phượng.
- Khi cô bỏ tôi, tôi nói tiếp, may sao tôi đã quay sang hút xách. Ở phố Doocmay có một tiệm hút khá lắm. Người Âu châu chúng tôi hơi tý là làm to chuyện. Cô không nên sống với người không nghiện ngập gì.
- Nhưng anh ta sắp cưới tôi. Chẳng bao lâu nữa.
- Chắc vậy, nhưng đó lại là vấn đề khác.
- Tôi tiêm điếu nữa?
Tôi tự hỏi không rõ cô có bằng lòng ngủ với tôi đêm nay khi đoán rằng Pyle không tới không. Tôi cũng hiểu, sau khi hút được bốn điếu thì tôi không thiết gì cô nữa. Nhưng lẽ tất nhiên, thật là thú vị khi thấy đùi cô kề đùi tôi trên chiếc giường; bao giờ cô cũng nằm ngửa khi ngủ và buổi sáng khi tỉnh giấc, tôi có thể mở đầu một ngày mới bằng một điếu thuốc, thay vào việc mình chỉ sống với mình.
- Pyle không tới nữa đâu - tôi nói - Ở lại đây, Phượng ạ.
Cô chìa điếu cho tôi và lắc đầu. Nhưng khi tôi say thuốc rồi thì có cô hay không có cô, cũng chẳng cần lắm.
- Tại sao Pyle không tới đây? - Phượng hỏi.
- Sao mà tôi biết được?
- Anh ta đi thăm tướng, thế à?
- Chẳng rõ nữa.
- Anh ta nói với tôi rằng nếu không đi ăn với anh được thì sẽ tới đây.
- Đừng lo lắng khổ thân nữa. Hắn sẽ tới. Tiêm cho tôi một điếu nữa đi.
Khi cô cúi đầu xuống ngọn đèn, bài thơ của Bordole thoáng qua óc tôi: Con của tôi, cô em của tôi… Gì nữa nhỉ.
Yêu cho thoả thích.
Yêu rồi chết,
Tại đất nước giống như em.
Ngoài kia, dọc theo bến sông, những con tàu đang ngủ, nhưng hồn đi lang thang. Tôi nghĩ rằng nếu tôi ngửi làn da Phượng, tôi sẽ thấy có chút hương của thuốc và màu da nàng sẽ giống như màu ngọn lửa nhỏ kia. Tôi đã thấy những bông hoa y như hoa trên áo nàng nở trên bờ các sông đào ở miền Bắc. Cô là một cây cỏ nhỏ của đất nước cô, còn tôi thì lại chẳng muốn trở về đất nước một chút nào.
- Tôi muốn được ở vào địa vị Pyle - Tôi nói to lên sự suy nghĩ đó.
Nhưng nỗi đau khổ của tôi không phải vô bờ bến và có thể chịu đựng được. Nhờ ở thuốc phiện. Có ai gõ cửa.
- Pyle - Phượng nói.
- Không phải. Anh ta không gõ theo kiểu đó.
Người ta lại gõ cửa, như bị sốt ruột. Phượng vội vàng đứng lên chạm vào cây mai khiến hoa lả tả rơi trên chiếc máy chữ của tôi. Cửa mở.
- Ông Fowler, một tiếng giật giọng gọi.
- Tôi là Fowler đây, tôi nói.
Một tên cảnh binh chẳng đáng cho tôi phải ngồi dậy.
Chẳng cần quay đầu lại, tôi cũng thấy chiếc quần soóc của hắn.
Hắn giải thích bằng một thứ tiếng nửa Pháp nửa Việt, gần như không thể hiểu nổi, rằng người ta tới ngay, tới lập tức, thật cấp tốc tới Sở Liêm phóng.
- Pháp hay Việt?
- Pháp.
Trong miệng hắn tiếng "Pháp" thành tiếng "Phạp".
- Để làm gì?
Hắn không rõ lý do. Hắn chỉ nhận được lệnh là tới kiếm tôi.
- Cả mày nữa, hắn nói với Phượng.
- Hãy nói: Mời bà, khi anh nói với một người phụ nữ, tôi nói, tại sao anh biết bà ta ở đây?
Hắn trả lời một cách đơn giản rằng hắn làm theo mệnh lệnh.
- Đến sáng tôi lại.
- Xin tới ngay, cái nhân vật nhỏ bé, dứt khoát và bướng bỉnh, nói.
Sau bữa cơm chiều, tôi ngồi trong phòng mình, phố Catina, chờ Pyle. Hắn đã hẹn: "Tôi sẽ tới chỗ anh, 10h là chậm nhất". Khi đồng hồ đã điểm nửa đêm, tôi không ngồi yên được nữa và đi ra ngoài phố. Một đám bà già, quần đen, ngồi tại bậc cầu thang, lúc này đang vào tháng 2 và tôi đoán trời nóng quá nên họ chưa đi ngủ. Một người chậm rãi đạp xích lô đi về phía bến sông và tôi nhìn thấy những ngọn đèn thắp sáng nơi những chiếc máy bay Mỹ vừa được bốc dỡ. Trên con đường phố dài, không thấy bóng dáng Pyle đâu cả.
Rất có thể, tôi tự nhủ, hắn bị giữ lại ở toà Lãnh sự Mỹ vì lý do này hay lý do khác, nhưng trong trường hợp này, thế nào hắn cũng dùng điện thoại báo tới tiệm ăn cho tôi biết, anh chàng tuân thủ một cách tỉ mỉ những lề thói xã giao thông thường. Tôi sắp trở vào nhà thì nhìn thấy một thiếu phụ đang chờ tại cửa ra vào nhà bên. Không nom rõ mặt, chỉ thấy chiếc quần lụa trắng và chiếc áo dài hoa, nhưng tôi biết ngay đó là ai. Cô ta đã bao lần chờ tôi đúng ở nơi này và vào giờ này.
- Phượng - tôi gọi (Tên cô là giống như con chim thần phượng hoàng, nhưng ở vào thời kỳ này có nghĩa là thần kỳ và có cái gì sống lại đám tro tàn của mình nữa?).
Tôi biết, ngay trước khi cô kịp trả lời, là cô đứng chờ Pyle.
- Anh ta không có ở đây.
- Tôi rõ. Tôi đã thấy anh đứng một mình ở cửa sổ.
- Cô lên gác chờ thì hơn. Hắn chắc sắp tới thôi.
- Tôi đứng chờ ở đây cũng được.
- Đừng dại. Cảnh binh có thể tới tóm cô đi đấy.
Cô theo tôi lên tận phòng. Tôi nghĩ ra vô số câu nói đùa mỉa mai cay độc để tặng cô, nhưng trình độ Anh và Pháp ngữ kém cỏi của cô chẳng đủ để cô hiểu được tính châm biếm của câu nói và điều kỳ lạ là tôi chẳng chút nào mong muốn làm cho cả cô lẫn tôi phải đau khổ. Lên đến bậc cầu thang, tất cả những mụ già ngồi đó đều quay lại nhìn, và khi chúng tôi đi qua, tiếng nói của họ cất lên rồi lại rơi trầm xuống, như thể đồng ca.
- Họ nói gì vậy?
- Họ tưởng tôi trở lại với anh.
Trong phòng, cây hoa tôi mua từ mấy tuần trước, nhân dịp Tết Âm lịch, nay đã để rụng hết những cánh hoa vàng. Hoa rơi vào giữa hàng chữ của chiếc máy chữ của tôi. Tôi lấy từng cánh ra.
- Anh có vẻ xúc động - Phượng nói.
- Tôi cũng lấy làm lạ. Thường thì anh ta rất đúng giờ.
Tôi tháo ca-vát ra, bỏ giày và nằm dài ra giường. Phượng đốt bếp ga lên và đun nước để pha trà, y như 6 tháng trước đây cô vẫn làm.
- Pyle nói anh sắp rời đây phải không?
- Có lẽ.
- Hắn yêu anh lắm.
- Xin miễn cho cái lòng yêu đó.
Tôi thấy cô đã để kiểu tóc khác, mái tóc đen và cứng của cô nay đã xoã một cách giản dị trên đôi vai. Tôi nhớ một hôm Pyle chê cô búi tóc một cách cầu kỳ, theo kiểu con nhà quan. Tôi nhắm mắt lại và thấy cô vẫn như xưa: Cô là tiếng nước reo, tiếng chén chạm vào nhau, cô làm một giờ nào đó của ban đêm, là hứa hẹn của sự nghỉ ngơi thư thái.
- Anh ta sắp tới thôi - Cô nói y như tôi cần được yên tâm về việc Pyle vắng mặt.
Tôi tự hỏi, không rõ cặp này chuyện trò với nhau về những vấn đề gì. Đối với Pyle, điều gì cũng là quan trọng và y đã bắt tôi nghe những thuyết trình về cái miền Viễn Đông này mà sự hiểu biết của y tính bằng bao nhiêu tháng thì tôi bằng bấy nhiêu năm. Nền dân chủ là một đề tài quen thuộc khác của y, còn về những việc mà Mỹ đã và sẽ làm cho thế giới thì y có những khái niệm chính xác và làm người khác bực mình. Phượng thì ngược lại, dốt nát một cách kỳ lạ, giả thử có ai trong câu chuyện nói đến tên Hitler thì cô bắt người ta dừng lại để hỏi Hitler là ai. Giải thích được cho cô thật là khó vì cô chưa hề gặp một người Đức hay một người Ba Lan nào và chỉ hiểu rất mơ hồ về địa lý châu Âu; nhưng lẽ tất nhiên cô ta hiểu hơn tôi về công chúa Margarete.
Tôi nghe tiếng cô đặt cái khay ở phía cuối giường.
- Anh ta vẫn mê cô chứ, cô Phượng?
Khi ngủ với một phụ nữ Việt Nam, người ta có cảm giác như có một con chim trên giường mình, họ líu lo và liếp chiếp trên chiếc gối. Tôi nhớ lại mình trong thời gian rất lâu đã cho rằng không có tiếng ai thánh thót như tiếng Phượng. Tôi giơ tay ra nắm tay cô. Xương người phụ nữ Việt Nam cũng mảnh dẻ như xương con chim vậy.
- Trả lời đi Phượng.
Cô cười và tôi nghe thấy cô quẹt một que diêm.
- Mê à?
Có lẽ đó là từ mà cô không hiểu nổi.
- Tiêm cho anh một điếu thuốc nhé? - Cô hỏi.
Khi tôi mở mắt ra thì đèn đã thắp và bàn thuốc đã được chuẩn bị. Ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn hắt những tia màu hổ phách sẫm lên da của cô, trong khi cô cúi xuống ngọn lửa, cái trán nhăn lại vì chú ý xoay tròn mũi kim để nướng viên thuốc nhỏ.
- Pyle vẫn không hút à? - Tôi hỏi.
- Không.
- Cô phải luyện cho hắn hút thôi, hắn sẽ đi mất đấy.
Các cô ấy thường mê tín rằng người yêu mà nghiện thì bao giờ cũng trở lại với mình, dù có về Pháp đi nữa. Có thể họ bớt cường dương đi, nhưng các cô thích một người tình chung thuỷ hơn là một người tình lắm sinh lực. Cô nhuyễn cục thuốc nóng bỏng vào cái nõ điếu và tôi hít một cách khoan khoái mùi nha phiến. Không mùi gì sánh được với mùi thuốc phiện. Chiếc đồng hồ báo thức đặt cạnh giường chỉ 12h20, nhưng tôi hết dần lo ngại. Pyle bắt đầu biến dần khỏi thế giới rồi. Ngọn đèn soi vào bộ mặt Phượng đang chuẩn bị cho tôi hút, chắm chú cúi xuống làm việc như khi chăm sóc con cái. Tôi yêu cái tẩu của tôi, nó làm bằng một ống tre thẳng dài gần một mét, hai đầu bịt ngà. Nơi hai phần ba của điếu, cái nõ giống như bông hoa bìm bìm lộn ngược, mặt được lăn thuốc đã trở nên đen bóng. Nhanh như chớp, Phượng ấn viên thuốc vào miệng tẩu rút mũi tiêm ra, lật tẩu lên ngọn đèn, chìa điếu cho tôi hút. Viên thuốc như hạt ngọc kêu xèo xèo một cách nhẹ nhàng, đều đặn khi tôi hít.
Người nghiện thực thụ thì chỉ hút một hơi, nhưng tôi phải để nhiều bận. Tôi thả mình ngửa ra phía sau, gáy tựa vào gối da, trong khi Phượng sửa soạn tiêm điếu thứ hai.
- Cô rõ, tôi nói, vả lại điều đó tỏ như ban ngày, rằng Pyle biết tôi làm vài điều thuốc trước khi đi ngủ, hắn không muốn phiền tôi. Sáng mai hắn sẽ lại.
Chiếc mũi tiêm một lần nữa đâm vào miệng tẩu và tôi hút điếu thứ hai. Đặt điếu xuống, tôi nói:
- Chẳng có gì phải lo ngại. Chẳng có mảy may lý do nào.
Tôi chiêm một hớp chè và luồn tay vào ngực Phượng.
- Khi cô bỏ tôi, tôi nói tiếp, may sao tôi đã quay sang hút xách. Ở phố Doocmay có một tiệm hút khá lắm. Người Âu châu chúng tôi hơi tý là làm to chuyện. Cô không nên sống với người không nghiện ngập gì.
- Nhưng anh ta sắp cưới tôi. Chẳng bao lâu nữa.
- Chắc vậy, nhưng đó lại là vấn đề khác.
- Tôi tiêm điếu nữa?
Tôi tự hỏi không rõ cô có bằng lòng ngủ với tôi đêm nay khi đoán rằng Pyle không tới không. Tôi cũng hiểu, sau khi hút được bốn điếu thì tôi không thiết gì cô nữa. Nhưng lẽ tất nhiên, thật là thú vị khi thấy đùi cô kề đùi tôi trên chiếc giường; bao giờ cô cũng nằm ngửa khi ngủ và buổi sáng khi tỉnh giấc, tôi có thể mở đầu một ngày mới bằng một điếu thuốc, thay vào việc mình chỉ sống với mình.
- Pyle không tới nữa đâu - tôi nói - Ở lại đây, Phượng ạ.
Cô chìa điếu cho tôi và lắc đầu. Nhưng khi tôi say thuốc rồi thì có cô hay không có cô, cũng chẳng cần lắm.
- Tại sao Pyle không tới đây? - Phượng hỏi.
- Sao mà tôi biết được?
- Anh ta đi thăm tướng, thế à?
- Chẳng rõ nữa.
- Anh ta nói với tôi rằng nếu không đi ăn với anh được thì sẽ tới đây.
- Đừng lo lắng khổ thân nữa. Hắn sẽ tới. Tiêm cho tôi một điếu nữa đi.
Khi cô cúi đầu xuống ngọn đèn, bài thơ của Bordole thoáng qua óc tôi: Con của tôi, cô em của tôi… Gì nữa nhỉ.
Yêu cho thoả thích.
Yêu rồi chết,
Tại đất nước giống như em.
Ngoài kia, dọc theo bến sông, những con tàu đang ngủ, nhưng hồn đi lang thang. Tôi nghĩ rằng nếu tôi ngửi làn da Phượng, tôi sẽ thấy có chút hương của thuốc và màu da nàng sẽ giống như màu ngọn lửa nhỏ kia. Tôi đã thấy những bông hoa y như hoa trên áo nàng nở trên bờ các sông đào ở miền Bắc. Cô là một cây cỏ nhỏ của đất nước cô, còn tôi thì lại chẳng muốn trở về đất nước một chút nào.
- Tôi muốn được ở vào địa vị Pyle - Tôi nói to lên sự suy nghĩ đó.
Nhưng nỗi đau khổ của tôi không phải vô bờ bến và có thể chịu đựng được. Nhờ ở thuốc phiện. Có ai gõ cửa.
- Pyle - Phượng nói.
- Không phải. Anh ta không gõ theo kiểu đó.
Người ta lại gõ cửa, như bị sốt ruột. Phượng vội vàng đứng lên chạm vào cây mai khiến hoa lả tả rơi trên chiếc máy chữ của tôi. Cửa mở.
- Ông Fowler, một tiếng giật giọng gọi.
- Tôi là Fowler đây, tôi nói.
Một tên cảnh binh chẳng đáng cho tôi phải ngồi dậy.
Chẳng cần quay đầu lại, tôi cũng thấy chiếc quần soóc của hắn.
Hắn giải thích bằng một thứ tiếng nửa Pháp nửa Việt, gần như không thể hiểu nổi, rằng người ta tới ngay, tới lập tức, thật cấp tốc tới Sở Liêm phóng.
- Pháp hay Việt?
- Pháp.
Trong miệng hắn tiếng "Pháp" thành tiếng "Phạp".
- Để làm gì?
Hắn không rõ lý do. Hắn chỉ nhận được lệnh là tới kiếm tôi.
- Cả mày nữa, hắn nói với Phượng.
- Hãy nói: Mời bà, khi anh nói với một người phụ nữ, tôi nói, tại sao anh biết bà ta ở đây?
Hắn trả lời một cách đơn giản rằng hắn làm theo mệnh lệnh.
- Đến sáng tôi lại.
- Xin tới ngay, cái nhân vật nhỏ bé, dứt khoát và bướng bỉnh, nói.