Joan Aho Ryan
MABEL
Tác giả: Joan Aho Ryan
Điều tốt đẹp nhất bạn có thể làm cho người khác không phải là chia sẻ sự giàu có của mình mà giúp anh ấy nhận ra sự giàu có của bản thân.
Benjamin Disraeli
Đứa con đặc biệt là đứa con đầu tiên. Mẹ đã nói chị là một đứa trẻ đặc biệt trong thế giới. Tôi không biết lúc đó mình nhỏ cỡ nào khi mẹ bảo chị là một người đặc biệt. Chúng tôi học Mười điều răn của Đức Chúa Trời ở trường vào Chủ nhật. Dù thế nào mẹ cũng nhận ra các đứa con của bà biết cách sống để trở thành những đứa trẻ đặc biệt ngay từ khi ra đời.
Những đứa trẻ đặc biệt luôn được phục vụ đầu tiên. Chúng không bao giờ bị trêu chọc và luôn được tha lỗi dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Chúng luôn được yêu thương và tôn trọng hơn những đứa khác trong thế giới bọn nhóc. Mỗi gia đình đều có một đứa như vậy.
Tôi lúc đó là đứa trẻ năm tuổi. Một buổi chiều Chủ nhật, chú Carl và dì Laura đang cùng ngồi với mấy đứa con của mình. Trong khi chơi, tôi chợt để ý không biết đứa nào là đặc biệt trong đám con của cô chú. Tôi ngừng chơi và cẩn thận nhìn qua, không có đứa nào đặc biệt, ngày nào trông bọn chúng cũng bình thường.
Tôi chạy đến với mẹ và bảo có điều quan trọng muốn nói. Tôi nói: “Chú Carl và dì Laura chưa sinh đủ con. Họ thiếu một đứa đặc biệt.” Mẹ ôm tôi nói: “Không phải gia đình nào cũng có một đứa đặc biệt, chỉ những gia đình được Chúa tin tưởng mới có.”
Hồi còn bé, tôi nghĩ Chúa đã làm cho Mabel trở thành một đứa đặc biệt. Bây giờ, tôi biết mẹ yêu chúng tôi nhiều đến độ xem căn bệnh chậm phát triển trí tuệ là có thể chấp nhận chứ không muốn ghét bỏ đứa nào.
Chị Mabel đã được 13 tuổi khi tôi sinh ra. Tôi nhớ mình đã từng dẫn chị ấy đi trên một con đường khi hoa dại còn cao hơn đầu tôi, ong bướm bay khắp nơi. Không có gì lạ khi một đứa bé lại là người bảo vệ, chăm sóc cho một cô gái gần như đến tuổi trưởng thành. Chị có vai trò quan trọng trong cuộc đời tôi, như không khí tôi thở. Chị là người dễ vui vẻ, dễ nổi nóng và cũng dễ buồn.
Đám đông, người lạ, hay bất kỳ nơi đâu đều có thể làm chị lúng túng và òa khóc. Mọi người trên thế giới (trừ giáo viên và cha đạo) đều biết mẹ không thể dự các buổi họp phụ huynh vì bà không thể bỏ cô gái đặc biệt ấy ở nhà một mình. Nếu muốn đi, bà phải dẫn chị ấy theo.
Chúng tôi thường chạy vội về nhà học bài rồi cho mẹ với Mabel xem các tấm thiệp, nói chuyện rôm rả như một đàn ngỗng. Đứa nào cũng cố gắng trở nên quan trọng bằng cách nói lớn hơn. Sau đó, chúng tôi cùng ngồi vào bàn ăn tối.
Tất cả chúng tôi phải chịu đựng hay đã từng xúc phạm nhau vì tính tình thất thường của tuổi mới lớn. Tôi cũng không ngoại lệ. Chỉ trong một giờ, tôi có thể vừa yêu vừa ghét Mabel. Cảm xúc cứ xoay đều, lúc thấy tự hào, lúc lại xấu hổ vì chị. Tôi hạnh phúc vì chị đã được sống, tức giận vì chị sống lâu hơn quãng thời gian 5 năm được dự đoán.
Khi đã lớn, tôi đơn giản chấp nhận con người chị. Hồi nhỏ, tôi hay cố tập cho chị viết tên của mình. Mấy đứa trẻ khác cũng làm vậy nhưng tất cả đều thất bại. Dù sao thì thất bại ấy đã đưa Mabel từ vị trí đặc biệt xuống còn bình thường .
Hai giờ sáng, 16-9-1978, tôi nhận được điện thoại báo Mabel đã mất. Trằn trọc trong giấc ngủ, tôi tự hỏi: “Chị sẽ đi về đâu? Mabel không bao giờ chạy trốn cuộc sống”. Chị không hề chạy trốn. Mabel đã chết. Lúc đó, tôi hiểu ý nghĩa câu: “Khi đã nhìn rõ qua gương, một không gian tối tăm, chúng ta sẽ rõ mặt nhau.”
Theo các chuyên gia y tế, tuổi thọ của Mabel là 5 năm. Với tình yêu và sự chăm sóc của mẹ, chị ấy sống đến 56 năm. Chị sống lâu hơn mẹ tôi chín tháng. Tôi tin Mabel chết vì đau lòng trước cái mất của mẹ.
Mary B.Ledford