Joan Aho Ryan
NGƯỜI LẠ
Tác giả: Joan Aho Ryan
Nếu bạn thức dậy một buổi sáng và phát hiện mọi người cùng một dân tộc, cùng một dòng giống và màu da thì chúng ta sẽ sớm thấy nhiều nguyên nhân gây ra thành kiến lẫn nhau.
Thượng nghị sĩ George Aiken
Họ bắt đầu đến vào năm 1940 sau khi chiến tranh bắt đầu. Lúc đó tôi tám tuổi. Chính tôi đã chứng kiến sự mênh mông của thế giới bên ngoài so với những gì gia đình đã bao bọc tôi ở Brooklyn.
Đầu tiên là trẻ con, sau đó là cả gia đình: họ là nạn nhân của cuộc chiến tranh điên dại. Họ đến từ Hà Lan, Đức, Pháp, đến từ các tổ chức nhân đạo và thường ở với nhau theo họ hàng hay bạn bè.
Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với họ vào mùa xuân năm 1941, khi Mỹ vẫn còn hòa bình. Cơn bão chiến tranh có lẽ sắp vươn đến chúng tôi. Ngày đầu tiên đi học vào tháng Chín, Aaron đã có mặt ở lớp chúng tôi. Em gái của anh ta là Sara học lớp dưới.
Họ là người Do Thái đến từ Đức, không biết nói tiếng Anh ngoại trừ vài từ học được trên chuyến bay đến Đan Mạch, đến Anh rồi đến đường phố và trường học của chúng tôi.
Họ là dân tị nạn Do Thái ở trong các nhóm sắc tộc, chỉ biết nói tiếng địa phương đến từ Ailen, Anh và Scandinavia.
Họ là những đứa trẻ sợ hãi đến từ nơi khác, rất xa và khủng khiếp. Những người này đã chứng kiến một cuộc đời mà chúng tôi, con cháu người Mỹ tổ tiên, không được biết. Họ mặc đồ không vừa vặn, đi giày trông lạ mắt. Đó là tâm điểm để bọn nhóc 10 tuổi trong trường trêu chọc.
Tôi kể mẹ nghe về những kẻ xâm nhập, những người nước ngoài trông không bình thường này. Mẹ nói họ đến từ những nơi gian khổ mà chúng ta không thể tưởng tượng, và hy vọng con trai bà sẽ tôn trọng họ. Mẹ năn nỉ: “Hãy làm bạn với chúng. Chúng rất cô đơn trong một đất nước mới. Thử nghĩ xem con cảm thấy thế nào nếu con ở một nơi không biết nói tiếng người ta.”
Mùa Thu và mùa Xuân trôi qua, Aaron và Sara dần dần hòa nhập với trường học. Đặc biệt, họ học rất nhanh trong khi lớp học toàn sử dụng tiếng Anh và không có một sự trợ giúp nào bất kể họ bị thiếu hụt về ngoại ngữ.
Aaron có thân hình nhỏ bé, nhưng vẫn chống được những trò chế nhạo của mấy đứa lớn hơn. Anh vẫn giữ phẩm giá cao quý bẩm sinh, có lẽ đã tạo ra sức mạnh tiềm ẩn bên trong. Đám nhóc mới lớn hay trêu bằng cái tên không đàng hoàng. Tên anh không còn là Aaron nữa mà là Harry.
Mẹ luôn khuyên tôi: “Hãy cởi mở với người ta. Con có thể học được nhiều thứ từ họ. Việc học không chỉ đến từ những kinh nghiệm của mình trong cuộc sống mà còn phải biết quan sát và gần gũi những người khác biệt với mình.”
Tôi vẫn hơi sợ và chưa muốn xem Aaron là bạn. Sau cùng, anh ấy vẫn là người lạ, là đứa trẻ Do Thái đến từ Đức.
Vào mùa Xuân, bố mẹ Aaron đến tụ họp gia đình sau hai năm xa cách. Rồi một chuyện lạ xảy ra. Aaron mời tôi dự Lễ Vượt Qua tại nhà cậu ấy. Đây là lần đầu tiên họ tổ chức ở Mỹ.
Tôi bối rối. Sao lại tôi? Tôi không biết có ý gì, điều này thật lạ, một nghi thức tôn giáo ngoại quốc. Tôi nói không.
Tôi kể mẹ nghe về lời mời. Bà đã giải thích cho tôi bằng giọng rộng lượng, êm dịu: “Con phải cảm thấy vinh hạnh khi được mời. Đó là một phần của truyền thống Do Thái. Nó đã trải qua nhiều thế kỷ. Đó là lời mời của tình bạn và sự quan tâm.”
Tôi dự buổi lễ hôm đó với gia đình Aaron và Sara. Sau hành động chững chạc ấy, tôi nhận ra nó rất có ý nghĩa với tôi.
“Harry” và tôi đã trở thành bạn, những người bạn thật sự trong những năm sau đó. Chúng tôi tốt nghiệp và cùng nhau vào cấp ba. Dòng đời phức tạp có nhiều biến đổi, nhiều biến cố xảy ra và chúng tôi phải đến những thành phố cách xa. Các lần liên lạc và thư từ thưa dần, sau đó dừng hẳn.
Khi mẹ tôi 55 tuổi, bà bị tra tấn bởi bệnh đau tim. Đó là di chứng về tim của một căn bệnh mà mẹ bị từ bé. Bà phải phẫu thuật động mạch vành trong bệnh viện ở Houston. Đó là lần đầu tiên ca phẫu thuật loại này được thực hiện.
Buổi tối sau ca phẫu thuật, tôi và bố đã cầu nguyện và nói chuyện về sự thành công đó. Một bác sĩ khoa tim đến thăm chúng tôi. Anh chính là người mổ cho mẹ.
Anh ta là bác sĩ Aaron.
Yustin Wallrapp