watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Kiếp Con Lai-Chương 10 - tác giả Kiên Nguyễn Kiên Nguyễn

Kiên Nguyễn

Chương 10

Tác giả: Kiên Nguyễn

Dì O nói đúng. Ngôi trường tư thục nơi tôi theo học hai tháng trước đây bây giờ trở thành trụ sở phường. Cộng sản để cho mấy vị mục sư và dì phước ở trong ngôi nhà nhỏ dành cho mục sư trong thời gian chờ đợi, nhưng nhà thờ thì bị đóng cửa và trường học bị trưng dụng thành cơ sở nhà nước.
Mẹ tôi bước vào văn phòng hiệu trưởng và qua lớp cửa kính mờ mờ chỉ thấy một dáng người ngồi phía sau bàn viết. Gần cửa ra vào, một chiếc bàn nhỏ kê sát vách tường. Một người đàn bà mặc áo quần công an ngồi phía sau chiếc bàn đó chận mẹ tôi không cho đi xa hơn. Phải mất một giây mẹ tôi mới nhận ra chị ta . Chỉ mới mấy tháng trước đây, chị ta còn là một công nhân hốt rác, thường hay tới khu nhà bếp của dì O bằng cửa sau để nhận thức ăn thừa cho các con mình.
Nhìn thấy mẹ tôi, nét mặt chị ta hằn lên một nỗi ganh ghét. Chị nhướng mày nhìn mẹ tôi từ đầu tới chân:
"Tôi tới đây đăng ký hộ khẩu cho gia đình." Mẹ tôi nói.
"Chị trốn ở cái xó nào vậy hả? Ba tuần lễ. Chị cút ở đâu?" Chị ta hỏi.
"Tôi và gia đình bị kẹt trong Sài Gòn. Chúng tôi đã cố gắng để về sớm."
"Láo! Quân phản cách mạng! Chị trốn ở đâu, làm cái gì chúng tôi biết hết." Chị đàn bà công an rút tờ giấy trên bàn ném cho mẹ tôi: " Muốn gặp khóm trưởng thì ngồi chỗ kia điền vào đơn này. Chị làm được không? Có cần tôi nhắc lại không?"
"Tôi hiểu, cảm ơn." Mẹ tôi lầm bầm.
Phía trước bàn công an, đối diện với bức vách có một dãy ghế. Có bảy người đang chờ trình diện khóm trưởng. Ông ta đang ngồi một mình trong phòng không tiếp ai cả.
Lúc mẹ tôi định bỏ cuộc thì một giọng nói vang lên từ phía sau cánh cửa làm mẹ tôi thấy rờn rợn nơi sống lưng. Giọng nói đó nghe rất quen thuộc, vì đó chính là giọng của người làm vườn cho mẹ tôi trước đây "Đồng chí Sáu." Ông ta nói. "Có phải bà chủ Khuôn đó không? Cho bà ta vào. Tôi đợi bà ấy lâu rồi."
Trong phòng, người làm vườn của mẹ tôi, ông Trần ngồi dựa ngữa trên ghế, hai chân trần gát lên mặt bàn. Lòng bàn chân ông ta chai thành từng cục và dơ bẩn, móng chân chỉ còn là những mãng da chai cứng do hậu quả của nhiều năm làm việc trong bùn. Mới không lâu trước đây, công việc của ông ta là trồng và chăm sóc nhiều loại hoa quý trong sân trước nhà tôi. Mặc dù ông ta làm việc rất giỏi, chẳng có người nào trong nhà nhớ được là đã có lần nào tiếp xúc chuyện trò với ông, trừ mẹ tôi, mà việc tiếp xúc của bà cũng chỉ để sai bảo làm cái này cái nọ.
Nói chung, cái ông Trần mới này cũng chẳng khác gì ông Trần mà mẹ tôi đã biết. Mẹ tôi vẫn nhận ra mấy chiếc răng hư của ông ta, vẫn còn hai chiếc răng cửa hàm trên lòi ra đâm thẳng xuống hàm dưới làm khuôn mặt ông trông có vẻ gian xảo láu lỉnh như một con thỏ tinh khôn. Tuy nhiên mẹ tôi cũng nhận ra được hai điều đổi khác nơi ông. Thứ nhất là nụ cười đắc thắng luôn nở trên môi. Thứ hai là ông ta không còn mặc áo rách nữa mà là một bộ đồ đen ủi thẳng nếp.
"Lâu không gặp bà, bà chủ Khuôn." Ông ta nói với mẹ tôi khi bà bước vào. "Vườn hoa của bà ra sao? Vẫn còn trổ bông chớ hả?"
" Ồ... Thưa ông Trần... " Mẹ tôi ngập ngừng tìm lời. "Tôi không... tôi không được biết... Chắc ông cũng biết là tôi rất bất ngờ khi gặp ông ở đây. Tôi xin lỗi... "
Ông ta khoát tay: "Bà không cần phải xin lỗi. Được ngồi đây và chứng kiến sự ngạc nhiên trên mặt bà tôi cũng mãn nguyện rồi. Cái vườn hoa của bà ra sao rồi? Cây kiểng nữa?" Ông ta lập lại câu hỏi lúc nãy, vừa quan sát những biến đổi trên khuôn mặt mẹ tôi với một sự khích động mãnh liệt.
"Tôi không còn một cây kiểng nào cả. Một số bị ăn cắp, một số bị chết. Nhưng như vậy cũng tốt, vì tôi không cần chúng nữa. Nhưng thưa ông, xin ông đừng gọi tôi là bà chủ nữa. Tôi bây giờ chỉ là một người đàn bà bình thường, trong khi ông là người trên trong khóm. Ông nói đùa như thế, chắc ông không biết là tôi rất ái ngại trong lòng."
"Tôi hiểu rất rõ những cảm giác của bà bây giờ. Tuy nhiên, tôi không giởn với bà, thưa bà. Bà có biết tại sao tôi hỏi bà về khu vườn của bà không?"
"Dạ không, thưa ông. Rất tiếc là tôi không biết. Ông Trần, tôi biết cái vườn hoa đó đẹp là nhờ công lao chăm sóc của ông. Nó luôn luôn là vườn hoa kiểu mẫu, là một niềm vui cho nhiều người."
"Ha! ha! Nhưng tôi vui không nổi. Tôi làm việc như một người nô lệ cho cái bọn nhà giàu kiêu căng phách lối của bà trong bao nhiêu năm quạ Tôi không cần biết nó đẹp tới cỡ nào. Tôi chỉ biết là tôi phải đổ mồ hôi và máu của tôi lên cái mảnh đất khốn nạn đó. Tôi hỏi bà là vì tôi muốn nói cho bà biết chính tôi là người đã phá hủy tất cả những cây cối khốn nạn trong cái vườn của bà đó" Giọng ông ta rít lên đầy phẫn nộ. "Bà có biết là tôi chán ghét bà và cái công việc bà bắt tôi phải làm đó tới mức nào không? Tôi thù những buổi tiệc tùng của bà, cái đời sống xa hoa phung phí của bà và cái thái độ ngạo mạn khinh người của bà. Tôi thù ghét cái cảnh ngày ngày bà ngồi trước gương, săm soi chải chuốt tô vẽ mấy cái móng taỵ" Ông ta nhổ một bãi nước miếng xuống mặt đất. "Tôi chỉ tiếc cái là bà không có mặt ở đó để chứng kiến cảnh tôi và những đồng chí của tôi phá sập cái dinh thự của bà. Đã lắm! Nhưng bây giờ tôi phải hỏi bà kẻo quên, hôm nay bà muốn tôi làm gì cho bà đây, thưa bà Khuôn?"
Mẹ tôi ngồi phịch xuống ghế, và rán giữ bình tỉnh nhưng giọng vẫn run run:
"Tôi không ngờ đã làm ông buồn lòng đến như vậy. Tôi cứ tưởng là ông thích công việc đó. Tôi không cố tâm đối xử bất công với bất cứ ai. Thành thật xin lỗi ông."
"Câm miệng lại. Bà nên để dành những giọt nước mắt cá sấu đó cho người khác. Tôi chỉ muốn biết bà đến đây làm gì?"
"Tôi đến đăng ký hộ khẩu cho gia đình."
Ông ta đứng dậy, lấy tập giấy và cây viết ném lên đùi mẹ tôi.
"Tốt lắm. Bà cầm cuốn tập này sang phòng bên cạnh ngồi đó. Bà phải suy nghĩ cho kỹ trước khi viết, và tôi muốn bà thành thật khai báo tất cả những việc bà đã làm trong quá khứ. Tôi muốn tất cả những việc mà tôi biết, tôi từng chứng kiến trong các năm qua tại ngôi biệt thự đó phải được chính cái bàn tay kiêu ngạo phách lối viết ra, hiểu chưa?"
"Vâng, thưa ông."
Mẹ tôi ngồi hai tiếng đồng hồ để kể lại cuộc đời của bà qua mười trang giấy. Sau khi đã đọc kỹ nội dung, mẹ tôi đứng dậy bước đến cửa phòng ông Trần. Bên ngoài đã có thêm hai người nữa vào đợi với bảy người đã có mặt từ sáng. Người đàn bà công an đã bỏ đi. Mẹ tôi gõ cửa và được ông ta cho vào. Vào đến bên trong rồi, mẹ tôi đưa cho ông ta tập giấy.
Không buồn ghé mắt vào đọc lấy một chữ, ông ta xé toẹt xấp giấy. Ông ta lắc đầu, chỉ ngón tay vào mẹ tôi, hai hàm răng rít lại:
"Chưa thành khẩn! Viết lại."
Mẹ tôi phản đối:
"Nhưng ông chưa đọc."
"Chưa thành khẩn! Viết lại." Ông ta lập lại."
Sau ba lần viết đi viết lại như vậy, mẹ tôi bắt đầu hiểu ra đây chỉ là một trò chơi của ông tạ Cứ như vậy, ngồi một mình trong phòng, mẹ tôi kể lại cuộc đời bà, hết trang này đến trang khác, hết lần này đến lần khác. Hết giấy, ông Trần lại thảy cho mẹ tôi tập khác.
Sau tám lần xé những xấp giấy khai báo của mẹ tôi, ông Trần nhận thấy mẹ tôi không còn đáng ngại nữa. Ông nói:
"Bà vẫn chưa thông suốt, đúng không?"
"Tôi thật sự không hiểu ông muốn tôi làm gì, thưa ông?" Mẹ tôi đáp lặng lẽ. "Tôi đã ngồi đây khai báo suốt ngày, không ăn uống gì cả, và lại đang mang thai. Các con tôi đang đợi ở nhà. Nếu ông không muốn thấy mặt tôi nữa, xin ông tha cho tôi được về để săn sóc cho các con; tôi sẽ đi khuất mắt ông ngaỵ"
"Như vậy chẳng hóa ra dễ dãi cho bà quá à, bà Khuôn? Bà muốn tôi làm như vậy à? Hay là bà muốn tôi gởi bà và gia đình bà vào trại cải tạo để cho bà học tập thêm?"
"Thưa ông, tôi không muốn vậy. Tôi chỉ muốn đắng ký cho gia đình, tôi chỉ muốn có hộ khẩu hợp pháp. Những việc tôi làm trong quá khứ đã qua rồi, tôi không còn có thể thay đổi được nữa. Tuy nhiên bất cứ những việc gì ông nghĩ là tôi đã làm sai trong quá khứ, tôi cũng chưa hề làm việc gì chống lại nhà nước. Tôi không giữ chức vụ gì trong chế độ cũ, tôi cũng không cầm súng bắn lại những người cộng sản. Tôi không phải là kẻ thù của ông."
"Ngồi xuống đó." Ông ta ra lệnh và nhìn mẹ tôi như nhìn một con sâu, ông ta nạt:
"Bà là tên tư bản, như vậy là kẻ thù của tôi."
"Tôi từng là một tư bản." Mẹ tôi cãi lại. "Nhưng bây giờ tôi mất hết không còn một đồng. Tôi bây giờ là một người đàn bà nghèo, không một xu dính túi, giống như nhiều người khác. Và tôi cũng không ngại chuyện phải bắt đầu lại từ con số không."
"Còn cái tòa lâu đài nhà Nguyễn thì sao? Bà vẫn còn làm chủ chớ?"
Mẹ tôi không trả lời.
Ông ta dựa ngữa ra trên chiếc ghế da, mĩm cười:
"Bà vẫn còn coi mình là người nghèo, không một đồng xu dính túi không bà Khuôn?"
"Ông muốn tôi làm sao?" Mẹ tôi buông xuôi.
"Tôi muốn bà thấy rằng hễ bà còn tài sản, tư hữu thì bà và chính quyền miền Nam là kẻ thù. Chúng ta đang xây dựng một xã hội mà mọi thứ là của chung của mọi người." Ông ta chồm sát vào mặt mẹ tôi, hơi thở nồng nặc mùi hôi. "Bà là vật cản trên con đường tiến đến tương lai của chúng tôi. Những loại người như bà phải bị tiêu diệt để chúng tôi có thể tiến tới."
"Ông muốn tịch thu căn biệt thự, phải vậy không?" Mẹ tôi hỏi.
"Theo tôi biết, căn biệt thự không phải là tài sản duy nhất của bà. Chúng tôi có lấy một phần tài sản của bà, coi như bà chứng tỏ lòng thành khẩn với chính quyền mới thì có gì sai đâu?"
Ông Trần nói đúng. Căn biệt thự không phải là bất động sản duy nhất mà mẹ tôi đang làm chủ. Trước khi xây ngôi biệt thự, ông bà ngoại và mẹ tôi ở trong một ngôi nhà nhỏ nằm trên miếng đất của dì tôi. Căn nhà có ba phòng. Phía trước, đối diện với đường cái là phòng khách rộng chừng ba chục thước vuông, kế sau đó là phòng ngủ của ông bà ngoại tôi cũng rộng chừng ba chục thước vuông. Cái nhà kho nhỏ phía sau được cải biến thành phòng ngủ cho mẹ tôi. Từ hồi ông bà ngoại tôi dời về khu biệt thự nhà Nguyễn, họ mang theo tất cả bàn ghế giường tủ, căn nhà đó gần như bị bỏ trống. Trên cùng một miếng đất là nhà của dì tôi; bà sống với chồng và mười bốn người con. Cả hai nhà dùng chung một phòng tắm, phòng ăn và giếng nước.
Trên mặt giấy tờ thì mẹ tôi làm chủ căn nhà đó. Căn nhà kế cận do dượng tôi đứng tên. Căn nhà cũ của mẹ tôi cách căn biệt thự nhà Nguyễn chừng 5 cây số, nằm ở một vùng quê chung quanh là những cánh đồng lúa. Tưởng tượng tới cảnh trở về căn nhà cũ đó sống chung với họ hàng và trâu bò, gà vịt, mẹ tôi cảm thấy thật chán nản trong lòng. Không biết làm sao hơn, mẹ tôi đành phải phản đối:
"Căn nhà đó được cất cho ba má tôi. Tôi chỉ đứng tên thôi."
"Nhà bà, nhà cha mẹ bà. Ai thì cũng là người trong gia đình bà cả. Khác nhau cái gì? Chúng tôi cần cái nhà rộng đó của bà để làm trụ sở." Ông ta nói.
"Sao ông không lấy căn nhà nhỏ ?"
Ông Trần đứng dậy, đá chân vào chiếc ghế phía sau. "Nghe đây, cái quân tư bản bóc lột ngoan cố. Tôi muốn dễ cho bà mà bà lại làm khó tôi. Bà không muốn rời căn nhà đó hả? Được. Để coi bà chịu được bao lâu trong tù, bỏ con cái ở nhà. Đồng chí Sáu, vào đây."
Người đàn bà công an xuất hiện ở cửa, hai tay chống nạnh, mặt cau có.
"Có tôi, đồng chí Trần." Bà ta trả lời.
"Đem cái quân phản cách mạng này vào trung tâm cải huấn. Giữ ở đó chờ đưa ra tòa án nhân dân. Tôi phủi tay, để tòa án nhân dân định tội như đối với những tội nhân khác. Chào bà, bà Khuôn. Chúc bà ngủ trong tù vui vẻ."
Mẹ tôi nắm chặt hai tay vào nhau năn nỉ:
"Không phải ý tôi là vậy, xin ông đừng bỏ tù tôi. Ông Trần, tôi năn nỉ ông, chúng ta có thể bàn lại chuyện này."
Người đàn bà công an nắm lấy cánh tay mẹ tôi kéo giật đi. Ông Trần đi vòng qua bàn, đến đứng đối diện với mẹ tôi. Ông ta vung tay, rít lên: "Không bàn gì nữa. Phải tiêu diệt để tiến lên."
Ông ta mỉm cười rồi bước ra khỏi cửa, bỏ mẹ tôi và người đàn bà công an lại phía sau. Ra đến bên ngoài, ông ta nói với đám người đang ngồi chờ:
"Năm giờ rồi, trụ sở đóng cửa. Tất cả ngày mai trở lại."
Người đàn bà công an không có còng nên cột tay mẹ tôi bằng sợi giây dừa. Bà ta kéo mẹ tôi trên đường phố, không để ý gì đến những con mắt sợ hãi của mọi người chung quanh. Đến trung tâm cải huấn, bà nhốt mẹ tôi vào một xà lim, rồi bàn giao lại cho người gác tù. Nằm trong bóng tối, trên nền xi măng lạnh, mẹ tôi lo sợ cho tính mạng mình cũng như cho chúng tôi ở nhà. Đến sáng thì mẹ tôi hoàn toàn kiệt quệ, nhưng trong bụng bà, em bé đang chòi đạp.
Sáng ngày hôm sau, ông Trần đến gặp mẹ tôi cũng với nụ cười như khắc trên môi. Ông ta đứng bên ngoài chấn song nhún vai trước những lời van xin của mẹ tôi:
"Xin thả tôi rạ" Mẹ tôi năn nỉ. "Ông có thể lấy căn nhà. Tôi sẽ ký giấy tờ."
"Tôi không biết là có còn cần ngôi nhà của bà nữa hay không, bà Khuôn." Những lời trêu chọc của ông ta như dao cắt vào lòng mẹ tôi.
"Xin thả tôi ra. Tôi còn có cha mẹ già và con dại phải chăm sóc ở nhà. Họ chưa làm điều gì chống lại ông và nhà nước. Ông Trần, xin ông nghĩ lại. Xin ông nghĩ đến họ, xin ông thương xót cho đứa bé còn ở trong bụng mẹ mà tha cho tôi. Nếu tôi chết thì tất cả sẽ chết theo."
Ông ta thọc tay vào túi áo trước lấy chiếc chìa khóa. Lúc mở cửa xà lim, ông ta thì thầm vào tai mẹ tôi: "Bà quyết định như vậy thật là khôn ngoan. Lấy nhà thế mạng. Bà phải đi ra khỏi khóm này, tránh xa tôi. Đem gia đình bà theo và làm lại cuộc đời ở một nơi không ai biết đến bà, thù ghét bà như chúng tôi ở đây. Phải đi ngay ngày mai để tránh hậu hoạn. Bà có hai mươi bốn giờ để chuẩn bị, bà hiếu chưa?"
Ông ta quay sang đám công an, nói bằng một giọng chỉ huy.
"Các đồng chí nghe đây. Tôi thả bà này ra vì bà ta đã tỏ ra ăn năn hối hận về những lỗi lầm trong quá khứ, và đã hiến ngôi nhà duy nhất của bà cho cách mạng. Bà ta là bằng chứng rõ ràng về chủ trương khoan hồng và nhân đạo của nhà nước ta, trước sau như một. Chúng ta đã thay đổi bà từ một tên tư bản khát máu thành một công dân lương thiện, và một cá nhân vị thạ Chúng ta mong đợi bà ta sẽ khắc phục làm tốt hơn nữa. Xin chúc mừng bà, bà Khuôn."
Mẹ tôi chạy một mạch như bị ma đuổi cho đến khi về đến nhà.
*
Ngày kế đó là sinh nhật tôi, nhưng nó cũng chỉ là một ngày bình thường như mọi ngày vì không có tổ chức gì. Chúng tôi trở lại Nha Trang đã được 72 giờ. Mọi người trong gia đình đang bận rộn thu xếp đồ đạc nên không ai để ý đến tôi. Sài Gòn mất chỉ mới được mười ngày, nhưng tôi có cảm tưởng như mình đang già đi rất nhanh. Chúng tôi biết là phải dọn ra khỏi căn biệt thự trong ngày 12 tháng 5.
Ngay khi mọi thứ được gói ghém, sắp đặt xong và chúng tôi sắp sửa rời nhà thì chuông cửa reo.
"Kiên, công an đến, cháu mở cửa cho họ vào." Ông ngoại tôi nói như đã biết từ trước.
Tôi vội vả chạy đến kéo tấm phên bằng nhựa che ngang cửa ra vào. Trước mặt tôi không phải là toán công an mà là một người đàn ông trông dáng điệu mệt mỏi, lếch thếch. Đầu ông ta cạo trọc, bóng lên dưới ánh sáng mặt trời, râu ria tua tủa, che kín gần hết nửa khuôn mặt. Người đàn ông nhìn tôi mỉm cười:
"Ê, Kiên, Nhớ tao không?" Ông ta hỏi. Tôi nhận ra ông ta ngay nhờ giọng nói. "Tao, Lâm đây, thằng ngốc. Mẹ mày có nhà không?"
Kiếp Con Lai
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
Chương 51
Chương Kết