Chương 49
Tác giả: Kiên Nguyễn
Cậu giải thích cho tôi lần nữa. Mẹ cậu làm chủ căn nhà đó phải không?"
Tôi ngồi sát mép ghế bên kia bàn đối diện với ông trưởng phòng sở nhà đất. Ông ta cuối đầu, đọc lướt qua tập hồ sơ, cây viết chì quay tít giận dữ trong taỵ Bên ngoài khung cửa sổ, thành phố trầm mình trong nắng chiều êm ả. Một con sâu bò từ bệ cửa sổ sang cành chanh, hai cánh đập liên hồi.
"Gia đình tôi làm chủ căn nhà." Tôi giải thích, tay đầy gói thuốc thơm về phía ông tạ "Dượng tôi làm chủ miếng đất."
Ông ta nhíu mày. "Tại sao không có chữ ký của ông ta trong tờ giấy này? Rồi bây giờ ai thừa hưởng căn nhà?"
"Thưa ông, tôi đoán bây giờ nó thuộc quyền sở hữu của dượng tôi. Chúng tôi đã bỏ căn nhà hai ngày rồi."
Ông trưởng phòng lắc đầu, rít qua kẻ răng với vẻ không bằng lòng. Ông ta gấp tập hồ sơ lại rồi đẩy trả cho tôi. "Tôi không thể ký vào tờ giấy này được." Ông ta nói. "Nó vô ích và không hợp lệ. Ra Nha Trang bảo ông dượng của cậu điều chỉnh cái mớ bùi nhùi này rồi trở lại đây gặp tôi."
Tôi phản đối. "Nhưng thưa ông, tôi không thể làm như vậy được. Ngày mai chúng tôi phải đi rồi."
Ông ta phá ra cười. Tôi nhắm mắt lại, chờ nghe những câu khôi hài vô vị.
Ông ta chồm sát vào tôi cho đến khi mũi ông ta chỉ cách mặt tôi chừng vài phân. Những sợi lông mũi của ông ta lỏi ra, rung rung theo từng nhịp thở như cánh con bọ trên bệ cửa sổ. Ông ta thì thầm. "Mày muốn tao ký tên đóng dấu vào tờ giấy này lắm phải không? Mày muốn bán linh hồn mày đổi lấy chữ ký không?" Mắt ông ta ánh lên vẻ diễu cợt.
Tôi quay mặt đi, không trả lời được. Ông ta tiếp tục cười, thảy tập hồ sơ lên đùi tôi rồi vẩy taỵ "Về đi. Mày làm mất thì giờ của tao quá, thằng con lai đần độn."
"Xin ông làm ơn." Tôi năn nỉ. "Xin ông rũ lòng thương giúp tôi. Tôi sẽ đội ơn ông suốt đời."
Tên trưởng phòng ngồi xuống chiếc ghế da, bỏ hai chân lên mặt bàn, hai môi mím chặt, mắt nhìn vào những chiếc móng tay được cắt tỉa cẩn thận. Trong cơn tuyệt vọng, tôi quỳ xuống, lết quanh bàn đến cạnh ông tạ "Xin ông rũ lòng thương xót." Tôi vừa năn nỉ, vừa hôn bàn tay ông tạ "Ông là niềm hy vọng cuối cùng của tôi. Tôi hứa với ông, vĩnh viễn sẽ không để ông nhìn thấy mặt lần nữa."
Ông ta giật tay ra rồi vội vàng rút chiếc khăn trắng chùi taỵ Ông ta đứng dậy, rót một tách trà từ chiếc bình bên cạnh uống chậm rãi. Tôi vẫn quỳ trên mặt đất chờ đợi. Cuối cùng ông ta ném cho tôi một cái nhìn khinh khỉnh. "Ngày mai trở lại. Nhớ mang quà. Tao không làm không công việc gì cả."
Tôi nài nỉ: " Thưa ông, máy bay sẽ cất cánh vào sáng mai"
"Tao nói rồi, tao sẽ ký giấy ngày mai nếu mày mang đến một món quà đáng giá. Nếu không thì chẳng có gì để nói nữa."
Ông ta hướng tầm nhìn ra ngoài cửa sổ nơi có cây chanh đứng tắm mình trong nắng. Tôi cầm lấy xấp hồ sơ ra về.
*
Đêm đó, trừ Bé Tí, không một người nào trong gia đình chúng tôi có thể ngủ được. Mẹ tôi nằm bất động trên sàn nhà, chìm trong suy tưởng. Bên cạnh tôi, Jimmy xoay qua trở lại liên hồi. Tất cả các cửa lớn cửa nhỏ đều để mở cho mát. Gió thổi những cánh hồng bay vào nhà, vương vải khắp nơi như những giọt máu. Trời đầy sương mù, và trên bàn, tiếng tích tắc của chiếc kim đồng hồ nghe rõ mồn một.
Tôi nằm nghiêng, co hai tay ôm lấy hai đầu gối, người trộn lẫn những cảm giác buồn bả, đau đớn, hối hận, ước ao. Bên ngoài, ánh trăng yếu ớt màu bạc chiếu xuyên qua khung cửa sổ. Tôi nằm nhìn bầy bướm đêm bay quanh ánh đèn, húc vào nhau như để tự sát. Tôi tự hỏi không biết tôi còn chịu đựng được bao lâu nữa trước khi kiệt sức.
"Kiên, anh còn thức không?"
Tôi quay lại đối diện với nó.
"Ngày mai chúng ta làm sao?" Nó hỏi.
"Em với mẹ và Bé Tí ra phi trường trước. Anh đem giấy tờ đi ký rồi sẽ tới sau."
Mẹ tôi lên tiếng, giọng đầy lo lắng: "Phi trường đóng cửa lúc 11 giờ sáng. Ký được hay không cũng phải trở lại gặp mẹ trước giờ đó."
"Dạ." Tôi hứa. "Con sẽ đến đó trước 11 giờ."
*
Buổi sáng trời trở lạnh bất ngờ. Mẹ tôi dậy trước hết. Lặng lẽ không gây một tiếng động, mẹ tôi lấy bót đánh răng đi vào phòng tắm, trong khi tôi, Jimmy và Bé Tí mặc quần áo. Hai em tôi mặc những bộ quần áo mới mẹ tôi mới mua gần đây cho chuyến đi trọng đại này. Jimmy diện một chiếc áo sơ mi trắng và chiếc quần ga-batđin màu xanh mới toanh, trông nó bảnh bao, lóng lánh như một đồng tiền mới. Đôi giày săng đan của nó cũng mới. Em gái tôi mặc một chiếc áo đầm màu tím hơi rộng so với thân thể gầy nhom của nó. Nhưng nó vui lắm, cười luôn miệng, phô hai chiếc răng cửa lớn giống nhân vật Bunny nổi tiếng trong phim.
Tôi mặc một chiếc áo sơ mi cũ và chiếc quần ka ki đã bạc màu. Trong lần cuối cùng gặp tên trưởng phòng sở nhà đất này, tôi muốn phô bày ra cái cảnh nghèo khốn của mình. Một cảm giác bất an, lo lắng xâm chiếm lấy tôi, tim đập mạnh, đầu óc quay cuồng như người bị cảm cúm. Quần áo mỏng không đủ để chống lại với khí lạnh, tôi lại chui vào dưới tấm vải trải giường cho đỡ lạnh.
Một lát sau, mẹ tôi từ phòng tắm đi ra. Bà cũng mặc bộ đồ đẹp nhất: áo màu xanh có điểm những đóa hoa nhỏ và chiếc quần ny lông màu đen. Trên bàn, mẹ tôi soạn ra một chai rượu mạnh, hai cây thuốc thơm và mấy gói mực khô bỏ vào chiếc sắc tay trao cho tôi: "Con đem mấy thứ này cho tên trưởng phòng đổi lấy chữ ký của nó."
Bà Hôm xuất hiện ở bếp, tay bưng nồi xôi đậu. Mùi thơm ngọt ngào đánh thức cụ Ông dậy. Ông bước ra khỏi giường, miệng ngáp lớn, lần mò tìm đôi dép trong bóng tối.
"Ăn một chút trước khi đi, các cháu." Cụ già lên tiếng mời.
*
Trong khi gia đình tôi đi về hướng phi trường Tân Sơn Nhất, tôi cuốc bộ đến văn phòng Bộ Gia Cư lần cuối cùng. Mẹ tôi đưa cho tôi bốn trăm đồng và chiếc đồng hồ của bà để tôi theo dõi giờ giấc. Phòng đợi vắng tanh, chìm trong ánh đèn màu xanh bệnh hoạn. Tôi ngồi trên băng ghế gỗ, cũng ngay cái chỗ khó ưa tôi đã ngồi suốt năm ngày trước đây. Bên ngoài, mặt trời đã lên. Ánh sáng mặt trời chiếu xuyên qua song cửa gỗ, rọi lên vách tường những chấm nhỏ li ti.
Khoảng một giờ sau, từng toán nhân viên văn phòng lần lượt kéo đến, bàn cãi om sòm về kết quả cuộc đá bóng vừa quạ Ngay khi trông thấy tên trưởng phòng ở cửa, tôi đứng bật dậy. Ông ta cầm ly cà phê bước ngang qua mặt tôi như không thấy gì cả. Tôi chưa kịp chào thì hắn đã biến mất sau cánh cửa.
Anh thư ký chỉ tôi cười ầm lên với đồng nghiệp: "Coi thằng nhỏ kia kìa. Mày vẫn còn đây hả? Tao tưởng chuyến bay đi Mỹ của mày khởi hành sáng nay rồi. Sao mày vẫn còn xách cái dít con lai của mày đến đây chùi ghế?"
Tôi quay mặt đi, cố nén nỗi hậm hực trong lòng.
Thời gian chậm chạp trôi đi. Người đến, người đi, mang theo những giỏ quà lớn. Có người ra đi sau vài phút, mặt mày hớn hở; có người cũng kém may mắn như tôi, phải ngồi chờ. Cuối cùng, lúc 9 giờ 30, tôi thu hết can đảm bước đến bàn thư ký: "Thưa ông." Tôi chỉ tay vào phòng ông trưởng phòng. "Tôi xin gặp ông trưởng phòng bây giờ được không?"
"Không được." Anh ta trả lời, không buồn ngước lên nhìn tôi.
"Xin ông làm ơn." Tôi quơ cây thuốc trước mặt anh tạ "Chừng vài phút thôi."
Anh ta chụp lấy cây thuốc, miệng lầm bầm. "Vào nhanh lên"
Tôi bước vội qua dãy bàn đến trước phòng tên trưởng phòng, đưa tay gỏ cửa.
"Vào đị" Một giọng nói quen thuộc vang lên.
Tôi bước vào. Tên trưởng phòng ngồi trên chiếc ghế da quay mặt về hướng cửa sổ. Mấy ngón tay quay tít cây viết chì thành một vòng tròn. Ông ta quay lại nhìn tôi.
Tôi thò tay vào bọc lấy mấy món quà để trên bàn. Cặp mắt khép hờ của ông ta nhìn mặt tôi rồi nhìn sang món quà. Nét mặt vẫn giữ nguyên vẻ cau có.
"Xin ông ký giùm." Tôi lắp bắp. "Tôi phải đi cho kịp chuyến baỵ"
Ông ta cầm chai rượu lên quan sát. "Ra ngoài ngồi chờ." Ông ta nói.
"Xin ông ký gấp dùm. Tôi không thể trể chuyến bay được."
Ông ta ngồi xuống ghế, duỗi thẳng hai taỵ "Ê, không tin tao hả? Ra ngoài ngồi chờ."
Tôi miễn cưỡng bước ra ngoài ngồi xuống ghế. Nửa giờ nữa trôi quạ Nỗi thôi thúc muốn hét lên, muốn đập phá một cái gì đó nung nấu trong tôi từng giây từng phút. Cuối cùng, tôi đứng bật dậy tông cửa chạy ra ngoài.
Giọng nói của tên thư ký dội đi dội lại trong tai: "Mai gặp lại, thằng con lai."
Ra tới đường lớn, tôi ngó quanh tìm chiếc taxị Tôi nhìn đồng hồ, chỉ còn 45 phút để đến gặp mẹ tôi ở phi trường. Đầu tôi tràn ngập một nỗi căm giận ngút ngàn đến nỗi gần như không còn nhìn thấy gì trước mặt.
Ở góc đường, một chiếc xe xích lô xề đến. "Anh muốn đi đâu?" Người phu xe hỏi.
Tôi gật đầu rồi nhảy lên xe. "Phi trường Tân Sơn Nhứt." Tôi trả lời.
"Được, xin 48 đồng thôi." Ông ta nhỏ nhẹ nói rồi bắt đầu đạp chiếc xích lô nhập vào giòng xe cộ trên đường.
Tôi ngã người ra trên chiếc nệm da giả, lòng chán nản không buồn nói một lời. Phố xá trôi qua như những chiếc bóng mờ nhạt. Khách đi đường chăm chú nhìn tôi như họ đã chứng kiến tất cả những tình cảnh nhục nhả tôi vừa trải quạ Những ngôi nhà mái ngói đỏ, những dãy hành lang tôi đã đi qua không biết bao nhiêu lần giờ như dán vào mắt tôi. Rồi mọi thứ tan biến đi. Chiếc xích lô mang tôi ra khỏi Sài Gòn và những ngọn gió mát làm dịu bớt nổi bồn chồn trong tôi.
"Tới rồi." Người phu xe nói.
Trước mặt tôi chừng trăm thước, cổng phi trường đặt nghẹt xe taxi, xe buýt, xe gắn máy. Bên kia khoảng đất rộng đầy cỏ dại, hai tòa nhà đứng sát vào nhau, mập mờ sau đám bụi mù. Con đường dẫn đến đó như dài vô tận và bốc hơi dưới sức nóng mặt trời.
Một anh công an chận chúng tôi lại ở cổng phi trường. Sau khi cẩn thận xem xét căn cước của người phu xe, anh ta nói: "Ông không được phép mang xe vào trong phi trường." Anh ta quay sang dò tờ giấy xuất cảnh của tôi, rồi tiếp. "Chú em phải đi bộ, hoặc tìm một cách nào đó để đến phòng đợi."
"Từ đây đến đó bao xả" Tôi vừa hỏi vừa móc túi trả tiền xích lô.
"Khoảng hai cây số." Anh công an đáp. "Sắp đóng cửa rồi, chú em phải nhanh lên mới được."
Đồng hồ trên tay tôi chỉ mười một giờ thiếu mười. "Làm sao tôi đến đó kịp trong mười phút?" Tôi kêu lên.
Tôi để ý thấy một anh thanh niên đứng chen chúc trong đám tài xế gần cổng phi trường. "Hệ" Anh ta la lớn, toét miệng ra cười. "Mướn tôi không? Tôi có thể đưa anh tới đó."
"Được." Tôi vội vàng đáp.
"Anh có bao nhiêu tiền?" Anh ta hỏi.
Tôi thò tay vào túi lôi ra một nắm tiền rồi đếm.
"Tôi chỉ còn ba trăm năm mươi hai đồng." Tôi nói.
Anh ta giật vội những tờ giấy bạc trong tay tôi. "Tốt. Chờ ở đây."
Mặt trời lên cao hơn, tỏa sức nóng như thiêu đốt mọi vật. Đám tài xế chui vào trong xe tránh nắng. Anh thanh niên trở lại, tay dắt chiếc xe gắn máy rĩ sét cũ mèm rề rề trên đường như dắt một con chó trung thành.
"Nó đây." Anh ta vừa nói vừa vỗ vào yên xe với vẻ hãnh diện. "Mọi thứ xong xuôi rồi, chúng mình dọt thôi. Ồ, có chút xíu trở ngại với chiếc xe này. Anh phải giúp tôi đẩy cho nó nổ máy chớ nó không tự nổ một mình được. Sau khi máy nổ rồi anh chỉ việc nhảy lên ngồi phía sau tôi."
Tôi ngồi bệt xuống đất. Sao tôi gặp toàn chuyện khó, càng về sau càng khó. Cái khó lần này thật vượt quá khả năng của tôi. Anh thanh niên nhảy lên xe, quay đầu lại ra dấu cho tôi đẩy. Một luồn điện trong người đẩy tôi đứng dậy.
Tôi chạy dọc theo con đường khô rốc, chiếc xe gắn máy di chuyển chậm chạp trước mặt, ho khúc khắc như một ông già bệnh hoạn. Rồi máy xe phát nổ, phun một đám khói đen vào mặt tôi. Thình lình chiếc xe vuột khỏi tay tôi phóng nhanh về phía trước làm tung lên một đám bụi đỏ. Tôi đứng lại, nhìn chiếc xe phóng đi trước mặt trong ngỡ ngàng. Tôi ngó quanh tìm anh công an, lòng tự nhủ mình thật là một tên ngốc.
Nhưng tôi chưa kịp làm gì thì chiếc xe quay trở lại, chạy qua mặt tôi, bẻ cua thật gắt rồi chậm dần. Anh thanh niên nóng nảy đập tay vào nệm xe, miệng réo. "Ê, Chuyện gì vậy? Sao không chịu nhảy lên? Lẹ lên, không còn nhiều thì giờ nữa."
Tôi phóng lên yên xe. Chiếc quần ka ki rách toạt một đường, nhưng tôi cóc cần. Tôi ôm hông, nép mặt sau lưng anh ta, giữ chặt lấy anh ta như một báu vật. Anh thanh niên chở tôi tới trước cổng tòa nhà rồi thắng gấp lại. Tôi liếc nhìn đồng hồ. Đúng 11 giờ. Còn kịp giờ không? Cách đó chừng trăm thước, hai người gác cửa đang từ từ đóng hai cánh của kính dẫn ra khu vực chờ lên tàu.
Anh thanh niên lượn một vòng. Khuôn mặt anh ta đầy nhiệt tình. "Chúc may mắn. Chạy nhanh lên kẻo trễ."
Tôi vẩy tờ giấy xuất cảnh vừa la lên với người gác cổng: "Xin chờ chút."
Hai người gác cổng dừng lại, đưa mắt nhìn nhau. Tôi lủi nhanh qua kẻ hở của hai cánh cửa, quên cả cảm ơn anh thanh niên. Tiếng chiếc xe gắn máy nổ rộn lên đầy vẻ đắc thắng ở cuối con đường. Sau lưng tôi, cánh cổng vừa khép lại.