Chương 38
Tác giả: Kiên Nguyễn
Chiều hôm đó tôi thức dậy trong phòng giam mới, người run như thằn lằn đứt đuôi. Tấm vải dầu dưới lưng tôi ướt đẫm mồ hôi, nhưng tôi vẫn run lẩy bẩy vì cơn lạnh như toát ra từ xương tủy. Cơn đau nhói lên dọc theo xương sống, lan ra các khớp xương tay và xương chân.
Trại không có điện và phòng giam không có cửa sổ cho thoáng khí. Vì vậy các phòng giam luôn luôn chìm trong một màu tối xanh u ám, rất thuận tiện cho những con chuột đói. Đêm đêm chúng xuất hiện từ máng nước phía sau, nồng nặc mùi hôi thúi. Những con mắt nhỏ đỏ rực lên như lửa rượt đuổi nhau, nhảy lên trên thân thể tù nhân để tìm thức ăn. Một cặp tấn công hai chân tôi, răng chúng khua nên những tiếng tích tích. Tôi không còn sức xua đuổi chúng, chỉ biết ngọ nguậy các ngón chân hy vọng chúng sẽ chán mà bỏ đi. Nhưng tôi không có cái may mắn đó.
Đêm thật yên tỉnh. Mấy đứa trẻ ở cùng phòng với tôi đang ngủ, tiếng ngáy của chúng vang lên nho nhỏ trong khi những con chuột cào vào da, chui vào tóc. Tôi cuộn mình như cái bào thai trong bụng mẹ, rán dằn cơn nôn mữa, để không ói ra những miếng khoai mì tôi ăn hồi chiều ở nhà ăn tập thể. Cơn sốt lên cao, bụng tôi cào lên dữ dội, tôi mữa ra sàn nhà. Lập tức, bầy chuột bu lại. Tôi lết ra chỗ khác và cơn lạnh biến mất.
5 giờ sáng, tiếng nhạc bài quốc ca phát ra từ cái máy ra đi. Bài hát được truyền qua mấy cái loa lớn, rít lên cùng với tiếng còi dài liên tục theo sau kéo mọi người ra khỏi chiếu. Bên ngoài mặt trời vẫn còn khuất sau những dãy núi. Trại giam chìm trong một màng sương mù dày đặc làm chúng tôi có cảm giác như đang đi trong mây. Chúng tôi run lẩy bẩy vì cái lạnh của núi rừng lúc mờ sáng, uể oải tập thể dục theo tiếng nhạc phát ra từ chiếc loa trong sân trại. Sau đó là bữa ăn sáng gồm một ít bún trộn với vài cọng rau. Dán chết nổi lềnh bềnh cùng với gốc rau còn nguyên đất cát làm mùi vị tô hún đắng như mật.
Sau đó người lớn xếp hàng bên ngoài dãy nhà giam. Trẻ con và tôi bị nhốt trong nhà ăn tập thể cho đến 8 giờ sáng. Chúng tôi quan sát những hoạt động của người lớn qua khung cửa sổ có lưới sắt bao bọc. Mỗi người đàn bà nhận một chiếc xe cọc cạch trên chất đầy những bó giây khoai mới cắt, sẳn sàng đem đi trồng. Họ đẩy những chiếc xe đó ngang qua kho vũ khí bỏ hoang, ra ngoài cổng trại tiến về phía bên kia núi. Toán vệ binh cởi xe ngựa theo sau, súng trên tay sẳn sàng nhả đạn.
Đến giờ cắt việc cho trẻ con, một vệ binh bước vào phòng ăn, ngồi trên chiếc ghế, mở cuốn tập ra và gọi từng tên. Một tên vệ binh khác thò đầu vào ra dấu cho tôi và hai đứa nữa đi theo anh ta.
Chúng tôi theo tên vệ binh ra một khoảng đất cách hầm không xạ Anh ta dừng lại trước một đống đá cao bằng tòa nhà hai từng, cách dãy hàng rào đôi chừng ba chục thước.
Không buồn ngước cái đầu sói lên nhìn chúng tôi, anh ta ra lệnh:
"Tụi mày khiêng mấy cục đá này chất dọc theo hàng rào, tiếp theo chỗ làm dở có vạch đen kia. Giống như xây một bức tường vậy, hiểu chưa? Đây là công việc tụi mày phải làm trong ba tuần tới, nhớ làm cho tốt, nếu không sẽ bị trừng trị."
Chúng tôi cùng gật đầu.
Tên vệ binh bỏ đi. Tôi cúi xuống nhấc một cục đá bê đi. Thoạt đầu, công việc có vẻ chẳng khổ cực gì lắm, và tôi mừng là có công việc làm, khỏi suy nghĩ vẩn vợ Tuy nhiên, khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng dần, lưng tôi bắt đầu còng vì nặng. Cơn sốt trở lại, gặm mòn nghị lực tôi như một chất cường toan. Bên cạnh tôi, hai đứa nhỏ kia cũng chẳng khá gì hơn. Áo quấn ngang lưng quần, phơi chiếc ngực lép, vai rùn lại, lưng còng xuống song song với mặt đất. Chúng tôi lê từng bước chậm dưới sức nặng của các tảng đá.
Bên kia dãy rào đôi, ông Lâm đang quỳ gối nhổ cỏ bằng đôi tay trần. Ông ta nhìn chăm chăm vào mặt tôi khiến tôi phải quay đi nơi khác. Ông ta biến đổi nhiều. Gò má nhô cao, đầy những vết bầm cũ, mới. Mũi ông ta, có lẽ đã gẫy một vài lần, xẹp và lệch sang một bên. Ông ta trông phì ra một cách bệnh hoạn, cứ như dưới lớp da vàng ủng của ông chỉ toàn là nước thay vì mỡ.
"Lại đây." Ông thì thầm gọi mỗi lần tôi đến gần hàng rào.
Cuối cùng tôi dừng lại. "Ông muốn gì? Làm sao ông nhận ra tôi?"
Ông Lâm quăng một nắm cỏ vào chiếc rỗ mang bên hông. Ông ta nở nụ cười gian ác như thường lệ: "Mày hỏi tức cười. Ban đầu tao cũng không chắc là mày, nhưng khi tao gọi tên mày thì mày quay lại nên tao mới biết ra. Tóm lại, cũng chẳng khó gì. Mày khác với mọi người, như con chó giữa một bầy cừu." Ông ta liếm môi. "Ngoài ra, trong suốt sáu năm trời ở đây, tao không nghĩ đến gia đình mày thì làm gì? Chuyện gì xảy ra vậy? Hụt chuyến tàu lên thiên đàng nên phải mò vào địa ngục hả? Mẹ mày khỏe không?"
"Mẹ tôi vẫn khỏe, cảm ơn ông hỏi thăm." Tôi bỏ đi khiêng một cục đá khác.
Khi trở lại, tôi chọn một chỗ cách xa ông tạ Nhưng một lát sau, ông Lâm cũng lết lại gần.
"Không, mẹ mày không khỏe đâu." Ông ta nói qua hơi thở. "Mẹ mày đâu? Cái con đĩ thúi đó chắc cũng bị nhốt quanh đây."
"Ông đừng mất công tìm." Tôi trả đủa. "Bả không có ở đây đâu."
Ông ta nhướng mày lên với vẻ vui sướng. Lòng trắng trong mắt ông đã biến thành vàng như màu dạ "Vậy càng tốt. Mày ở đây một mình càng làm cho mẹ mày đau khổ. Cảm ơn thượng đế cho tao sống để thấy ngày hôm naỵ Bây giờ có chết cũng mãn nguyện."
Ông ta dừng lại, chớp mắt nhìn trời. Đột nhiên nụ cười trên môi ông tắt ngúm. "Trừ khi mẹ mày muốn tống mày đi giống như đã tống tao đi sáu năm trước."
Tôi đứng bật dậy, quên cả cơn đau trên lưng. "Ông điên rồi. Mẹ tôi không bao giờ làm vậy đâu. Đừng có nghĩ xấu cho mẹ tôi vì cái xui của ông."
Nét phẩn nộ hiện lên mặt. Ông đứng bật dậy túm lấy cái hàng rào làm như ông ta muốn đánh tôi. Từ phía sau, một tên vệ binh tiến lại. Anh ta dùng chân đá vào một cục đất đỏ để cảnh cáo. Một cục đất văng trúng vào ót ông Lâm. Ông Lâm thụt lại, cắn môi rồi quay sang đối diện tên vệ binh.
Tên vệ binh liếc nhìn vào số tù ghi trên ngực phải của ông Lâm, hỏi:
"Có chuyện gì vậy mười không sáu bảy năm tám?"
"Dạ không có gì, thưa cán bộ." Ông ta vội vàng trả lời. "Có con sâu bò vào trong quần, nhưng tôi bóp nó chết rồi."
"Không được lại gần hàng rào. Đừng để tao trở lại đây lần nữa. Mày có bệnh hay không cũng không tránh khỏi sẽ lãnh một viên đạn vào đầu."
"Dạ rõ, thưa cán bộ." Ông ta trở lại với công việc nhổ cỏ.
Khi bóng tên vệ binh đi khuất, ông Lâm thì thầm."Nhiều việc tưởng vậy mà không phải vậy. Mẹ mày là con đàn bà ác độc, Kiên à. Nó có lý do riêng để đẩy mày vào chỗ chết, giống như nó đã làm cho tao đây. Tóm lại, mày là cái giống mà mẹ mày ghét nhất: giống đàn ông. Cho nên mẹ mày muốn giết mày cũng là chuyện dễ hiểu."
Tôi giận dữ phun một bãi nước miếng vào mặt ông ta rồi bỏ đi.
Ông Lâm phá ra cười. "Mày nhìn tao đây. Nhìn mặt tao cho kỹ. Kiên à, tương lai mày cũng sẽ như vậy đó. Đây là địa ngục, là chỗ ở mới của mày, của những người vượt biên chỉ có vào mà không có rạ"